intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức – thái độ – hành vi của học sinh THPT về vấn đề bạo lực học đường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

140
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn sâu 05 nữ học sinh đã từng trực tiếp chứng kiến, tham gia và từng là nạn nhân của BLHĐ. Phần phân tích gồm: (1) Thực trạng nhận thức của học sinh THPT đối với vấn đề BLHĐ; (2) Thái độ của học sinh THPT khi chứng kiến BLHĐ; (3) Hành vi của học sinh THPT khi chứng kiến BLHĐ; (4) Mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi khi chứng kiến BLHĐ của học sinh THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức – thái độ – hành vi của học sinh THPT về vấn đề bạo lực học đường

  1. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học NHẬN THỨC – THÁI ĐỘ – HÀNH VI CỦA HỌC SINH THPT VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Đoàn Mỹ Duyên* Trường Đại học Văn Hiến *Tác giả liên lạc: myduyencrv@gmail.com TÓM TẮT Hiện nay đối với học sinh THPT, cụm từ “Bạo lực học đường” (BLHĐ) đã trở nên khá quen thuộc và đang có xu hướng lan sang cả nữ sinh. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng có kết hợp định tính cùng dung lượng mẫu 300 được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn sâu 05 nữ học sinh đã từng trực tiếp chứng kiến, tham gia và từng là nạn nhân của BLHĐ. Phần phân tích gồm: (1) Thực trạng nhận thức của học sinh THPT đối với vấn đề BLHĐ; (2) Thái độ của học sinh THPT khi chứng kiến BLHĐ; (3) Hành vi của học sinh THPT khi chứng kiến BLHĐ; (4) Mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi khi chứng kiến BLHĐ của học sinh THPT. Sau cùng từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần ngăn chặn BLHĐ. Từ khóa: Bạo lực học đường, nhận thức, thái độ, hành vi, học sinh trung học phổ thông. AWARENESS - ATTITUDE - THE STUDENT'S ACTIVITY ON SCHOOL VIOLENCE Doan My Duyen* Van Hien University *Corresponding author: myduyencrv@gmail.com ABSTRACT Currently for high school students School Violence phrase has become quite familiar and tends to spread to all female students. Topic being studied by research methodology combines quantitative and qualitative capacity of 300 samples were processed by SPSS for Windows software. Also study also conducted in-depth interviews five female students have ever directly witnessed the participation and been victims of school violence. The analysis consists of (1) Situation awareness of high school students to the problem of school violence; (2) The attitude of high school students having witnessed violence at school; (3) The behavior of high school students as evidence school violence as; (4) the relationship between cognitive and behavioral attitude when witnessing violence of high school student. Finally from the results of research topics give some recommendations to help prevent school violence. Keywords: School violence, awareness, attitude, behaviour, high school student. TỔNG QUAN bạo lực ngoài việc trải nghiệm bạo lực mà Nghiên cứu về vấn đề BLHĐ, một số nghiên còn có nhiều khả năng tham gia vào bạo lực cứu của các học giả ngoài nước cho thấy và có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nam mức độ phổ biến, hệ quả của BLHĐ dường và nữ về sự trải nghiệm bạo lực. Một nghiên như là vấn đề xã hội chung ở tất cả các quốc cứu khác của tổ chức Centers for Disease gia. Việc đề ra những biện pháp ngăn ngừa Control and Prevention-CDC twenty four BLHĐ là khá phức tạp và không phải lúc nào seven-Saving Lives đã phân loại các hậu quả cũng đem lại hiệu quả. Burton P. và Leoschut của BLHĐ ở các khía cạnh thể xác, tinh thần, L. đã chứng minh rằng BLHĐ dù không gia tình dục như: (1) Hệ quả thể chất: vết cắt, tăng nhưng vẫn xảy ra tương đối liên tục và thâm tím, vết xương gãy, chấn thương đầu và trong thực tế số vụ BHLĐ nhiều hơn so với nghiêm trọng hơn là khuyết tật vĩnh viễn. (2) báo cáo của các trường học. Về hình thức Hệ quả tâm lý như: trầm cảm, lo lắng, nỗi sợ bạo lực, bên cạnh các hành vi bạo lực truyền hãi… (3) Hệ quả của sự xâm phạm tình dục: thống, hình thức bạo lực qua mạng trực tuyến thể chất, tình cảm, hành vi và những thách khá phổ biến ở các trường học. Nạn nhân bị thức xã hội, cũng như chịu đựng sự lạm dụng 599
  2. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học trong tương lai hoặc tiếp tục chu trình ở tuổi BLHĐ. Tóm lại, BLHĐ là một vấn đề nghiên trưởng thành bằng cách lạm dụng người cứu khá phổ biến nhưng luôn nhận được sự khác. Nghiên cứu của Altuna S.A. và Baker quan tâm của các nhà khoa học quốc tế lẫn O.E sử dụng phương pháp nghiên cứu định trong nước do tính chất và ảnh hưởng xã hội tính, các tác giả đã xác định các nguyên nhân của nó. Các nghiên cứu trước đây hoặc có của bạo lực và đưa ra các gợi ý giúp hạn chế phạm vi nghiên cứu khá rộng khi phân tích vấn nạn này. Cụ thể: (1) Học sinh có xu thực trạng, nguyên nhân, hệ quả của BLHĐ hướng nghiêng về bạo lực sau khi xảy ra mâu hoặc chỉ khai thác khía cạnh nhận thức về thuẫn với nhau và không thể ngăn chặn được. BLHĐ. Mặt khác, khi xét về mối liên hệ giữa Điều này cho thấy sự bất lực của hầu hết học nhận thức, thái độ và hành vi khi chứng kiến sinh khi giải quyết các xung đột. (2) Học sinh BLHĐ của học sinh vẫn chưa được quan tâm cho rằng bạo lực không tồn tại trong một nhiều. Chính vì vậy, nhóm tác giả thực hiện khoảng thời gian nhất định mà bất biến. đề tài là thật sự phù hợp. BLHĐ xảy ra trong toàn phạm vi trường học, đặc biệt là ở những nơi không có giáo viên PHƯƠNG PHÁP quản lý xung quanh. (3) Mục đích của những Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có: Đề học sinh “lớp trên” là để “bảo vệ”, “chăm tài sử dụng một số thông tin có sẵn từ các sóc” anh/em của họ ở những lớp dưới. Đây công trình nghiên cứu khoa học đi trước hoặc còn được xem là hành vi rủ rê, lôi kéo người đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học, khác tham gia BLHĐ. (4) Nghiên cứu đã chỉ báo chí, mạng Internet. Căn cứ vào đó để mở ra rằng những người hay sử dụng bạo lực rộng phân tích, so sánh với kết quả nghiên thường thiếu tính kiên nhẫn và hay lo lắng. cứu của đề tài. Các công trình nghiên cứu về chủ đề BLHĐ Phương pháp thu thập thông tin bằng ở Việt Nam thường tập trung nghiên cứu ở bảng hỏi An-két: Dung lượng mẫu gồm có hai nhóm vấn đề: (1) Thực trạng BLHĐ và 300 đơn vị được phát đều cho những học (2) Nhận thức của học sinh về BLHĐ. Đoàn sinh đang học tại trường THPT Nguyễn Huệ Nam Hương trong khi nghiên cứu về thực và Trung tâm GDTX & HN huyện Cam trạng và giải pháp phòng, chống BLHĐ tại Lâm, tỉnh Khánh Hòa. tỉnh Bến Tre đã cho thấy tỷ lệ BLHĐ ở tỉnh Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Để này khá cao (37,2%) và đặc biệt phổ biến ở tìm hiểu rõ hơn về nhận thức, thái độ và hành học sinh phổ thông. Tác giả đánh giá rằng vi của học sinh THPT đối với vấn đề BLHĐ. trong khi các vụ BLHĐ gây “bức xúc trong Đề tài thực hiện phỏng vấn sâu 05 trường xã hội” thì các giáo viên, cán bộ quản lý giáo hợp là học sinh THPT. Trong đó, 01 trường dục lại “không hề hay biết”. Bên cạnh đó, tác hợp được tiến hành phỏng vấn đối với học giả Nguyễn Thị Thùy Dung chọn cách tiếp sinh đã từng là nạn nhân của BLHĐ; 02 cận tâm lý học để nghiên cứu về Nhận thức trường hợp học sinh đã từng chứng kiến trực của học sinh trường THPT Nguyễn Trường tiếp BLHĐ; 02 trường hợp học sinh đã từng Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề BLHĐ cho tham gia BLHĐ. thấy: (1) Nhận thức của học sinh THPT về Phương pháp xử lý dữ liệu: Các thông tin BLHĐ được đặt trong mối quan hệ biện định lượng thu thập được từ bảng hỏi An-két chứng với các yếu tố xã hội khác. (2) Phần xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows lớn học sinh đều biết đến BLHĐ, biết BLHĐ 16.0. Nội dung xử lý gồm có thống kê mô tả, đang diễn ra trong thực tế nhưng vẫn chưa bảng tổng hợp đa biến. Các thông tin định hiểu đúng đắn về bản chất của BLHĐ. (3) tính được xử lý bằng cách mã hóa và cô đọng Hầu hết học sinh THPT đều nhận biết được thông tin. hậu quả trực tiếp, tuy nhiên những hậu quả mang tính lâu dài hơn thì lại ít được học sinh KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN đánh giá cao. (4) Nhiều học sinh đã định hình Nhận thức của học sinh THPT đối với vấn cho bản thân những thái độ và hành vi cần có đề BLHĐ hiện nay nhưng vẫn chưa dám đứng ra tố cáo hành vi 600
  3. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học Bảng 1. Tỷ lệ phần trăm đồng ý của học sinh THPT đối với các phát biểu về BLHĐ Các phát biểu về BLHĐ Tỷ lệ phần trăm đồng ý Là hành vi gây tổn hại đến tinh thần (chửi, đe dọa...) giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với giáo viên trong và ngoài 37,55% khuôn viên nhà trường. Là hành vi gây tổn hại đến vật chất (trấn lột, chiếm đoạt đồ dùng học tập, xin tiền...) giữa học sinh với học sinh trong và 39,275% ngoài khuôn viên nhà trường. Là hành vi gây tổn hại đến thân thể (đánh nhau, túm tóc, cào cấu...) giữa học sinh với học sinh trong và ngoài khuôn viên 40,925% nhà trường. Là hành vi bạo lực liên quan đến vấn đề tình dục (sờ bộ phận nhạy cảm, ép quan hệ tình dục...) giữa học sinh với học sinh 36,325% trong khuôn và ngoài viên nhà trường. (Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh THPT về vấn đề BLHĐ tháng 5/2017) Từ bảng 1, hầu hết học sinh THPT hiện nay và giữa giáo viên với giáo viên trong và đều có nhận thức về các khái niệm BLHĐ ở ngoài khuôn viên nhà trường với 37,55% học mức trung bình. Cụ thể, xếp theo thứ tự giảm sinh đồng ý; cuối cùng là 36,325% đồng ý dần, phát biểu BLHĐ là hành vi gây tổn hại với phát biểu BLHĐ là hành vi bạo lực liên đến thân thể giữa học sinh với học sinh trong quan đến vấn đề tình dục giữa học sinh với và ngoài khuôn viên nhà trường có 40,925% học sinh trong khuôn và ngoài viên nhà học sinh đồng ý; kế đến có 39,275% đồng ý trường. Như vậy, phần lớn học sinh THPT với phát biểu BLHĐ là hành vi gây tổn hại hiện nay đã biết về khái niệm BLHĐ nhưng đến vật chất giữa học sinh với học sinh trong chưa thực sự hiểu đúng về khái niệm này. và ngoài khuôn viên nhà trường; xếp vị trí Thái độ của học sinh THPT đối với vấn đề thứ ba là phát biểu BLHĐ là hành vi gây tổn BLHĐ hiện nay hại đến tinh thần giữa học sinh với học sinh Bảng 2. Thái độ khi chứng kiến BLHĐ Gián tiếp Trực tiếp Thái độ Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Phẫn nộ, khó chịu 137 45,7 140 46,7 Bình thường 93 31,0 59 19,7 Lo sợ 63 21,0 95 31,7 Thích thú 15 5,0 15 5,0 Khác 2 0,7 2 0,7 (Nguồn: Câu hỏi có nhiều ý trả lời; Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh THPT về vấn đề BLHĐ tháng 5/2017) Ở bảng 2, đa số học sinh THPT khi chứng không còn thái độ bình thường nữa mà thay kiến BLHĐ một cách gián tiếp và trực tiếp vào đó là sự lo sợ (31,7%). Chia sẻ của một thì các em đều tỏ thái độ phẫn nộ, khó chịu bạn nữ sinh: “Mình thì mình không có đồng (45,7% và 46,7%). Một bạn nữ sinh cho biết: tình với việc đó. Nói chung thì mình cũng “Em nghĩ là quá đáng. Kiểu như là mình có thấy hơi lo sợ chứ không có cảm giác thích thể nói chuyện mà mình đâu phải nhất thiết thú như các bạn khác”. Như vậy, chưa có sự là cứ phải đánh nhau đâu...”. Bên cạnh đó, nhất quán giữa việc chứng kiến BLHĐ gián khi học sinh chứng kiến BLHĐ gián tiếp, tiếp và trực tiếp ở một số học sinh. Hành vi thái độ bình thường được xếp ở vị trí ngay của học sinh THPT đối với vấn đề BLHĐ sau thái độ khó chịu (31%). Nhưng khi hiện nay chứng kiến một cách trực tiếp, nhiều học sinh Bảng 3. Hành vi khi chứng kiến BLHĐ Hành vi Tần số Phần trăm (%) Nhanh chóng tìm cách đi báo cho thầy cô, cán bộ trong trường 233 77,7 601
  4. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học Nhanh chóng tìm các bạn khác đến khuyên, ngăn cản 194 64,7 Một mình nhanh chóng đến khuyên, ngăn cản 63 21,0 Đứng nhìn và không làm gì cả 69 23,0 Xem và cổ vũ 24 8,0 Chụp hình, quay phim 20 6,7 Đăng tải lên mạng xã hội Facebook, kênh Youtobe… 25 8,3 Khác 7 2,3 (Nguồn: Câu hỏi có nhiều ý trả lời; Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh THPT về vấn đề BLHĐ tháng 5/2017) Có thể thấy tại bảng 3, hầu hết các bạn đều xem cùng....Mình xem thì xem thôi chứ không có hành vi phản đối rõ rệt đối với BLHĐ có ý nghĩ tới can ngăn hay chạy đi báo cho (77,7% học sinh THPT chọn cách nhanh thầy cô biết về vụ đánh nhau đó. Vì nếu mình chóng tìm cách đi báo cho thầy cô, cán bộ can thì có thể bạn đó sẽ đánh mình luôn, nên trong trường đến để giải quyết vụ BLHĐ). mình chỉ đứng xem thôi”. Có thể thấy học Tuy nhiên, khi chứng kiến BLHĐ trực tiếp, sinh THPT đang còn gặp khó khăn đối với hành vi của một số học sinh có xu hướng đi cách xử lý tình huống khi có BLHĐ xảy ra. ngược lại khá nhiều so với nhận thức và thái Mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và độ của các bạn. Một nữ sinh cho biết: “Lúc hành vi của học sinh THPT đối với vấn đề xem đánh nhau thì mình xem theo số đông, BLHĐ thấy các bạn khác đến xem thì mình cũng tới Bảng 4. Mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi khi chứng kiến BLHĐ Nhận Thái độ Hành vi thức Phần Thái độ Phẫn nộ, Bình Thích Phẫn nộ, khó chịu Lo sợ trăm Hành vi khó chịu thường thú trung Gián Trực Bản thân hành 22,1% 25,4% 14,3% 26,7% bình tiếp tiếp động đồng ý Cùng bạn bè đến 62,9% 52,5% 78,6% 53,3% với các khuyên phát biểu Báo cho thầy cô 90,0% 47,5% 85,7% 40,0% 45,7% 46,7% về Đứng xem, BLHĐ: 17,1% 40,7% 11,9% 73,3% không làm gì 38,5% (Nguồn: Câu hỏi có nhiều ý trả lời; Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh THPT về vấn đề BLHĐ tháng 5/2017) Từ bảng 4 cho thấy, giữa nhận thức, thái độ thái độ thích thú khi chứng kiến BLHĐ đa số và hành vi của học sinh THPT có mối liên hệ chọn hành vi chỉ đứng xem và không làm gì với nhau. Cụ thể, với mức trung bình đối với (73,3%). nhận thức về BLHĐ ở hầu hết học sinh THPT (38,5%) cùng với đa số tỏ thái độ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ không đồng tình với BLHĐ (45,7% gián tiếp Từ kết quả phân tích của đề tài, chúng tôi xin và 46,7% trực tiếp), có sự thuận chiều giữa đưa ra một số kết luận sau: nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Thực trạng nhận thức của học sinh THPT khi chứng kiến BLHĐ. Với những học sinh về vấn đề BLHĐ tỏ thái độ khó chịu và lo sợ, đa số đều chọn Hiện nay học sinh THPT cũng đã có nhận cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô (lần lượt thức về vấn đề BLHĐ nhưng chỉ ở mức trung là 90% và 85,7%). Những học sinh có thái độ bình và tiếp nhận các thông tin về BLHĐ chủ bình thường, bản thân hành động lại được yếu qua việc sử dụng mạng xã hội Facebook. đánh giá cao hơn so với việc đi báo cho thầy Thái độ của học sinh THPT về vấn đề cô biết (52,5%). Trái lại, những học sinh tỏ BLHĐ 602
  5. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học Đa số học sinh THPT tỏ thái độ khó chịu khi chơi giải trí, các tiết mục văn nghệ, kịch… chứng kiến BLHĐ. Tuy nhiên, vẫn còn có hướng dẫn cách để học sinh xử lý tình huống một số học sinh THPT cảm thấy bình thường khi có BLHĐ xảy ra, học cách kiểm soát và thậm chí là hưởng ứng một cách thích thú hành vi bản thân. Thường xuyên kiểm soát khi chứng kiến BLHĐ và chưa có sự tỷ lệ các khu vực có nguy cơ xảy ra BLHĐ cao thuận khi chứng kiến BLHĐ trực tiếp và gián như: nhà vệ sinh, sau sân trường, căn – tin, tiếp. trước cổng trường học. Bồi dưỡng các Hành vi của học sinh THPT về vấn đề phương pháp xử lý tình huống đối với giáo BLHĐ viên, cán bộ nhân viên trường học. Nên tổ Đa số học sinh THPT chọn cách đi báo cho chức mô hình tham vấn học đường và cần có thầy cô và cán bộ trong trường biết hoặc tìm một cán bộ là chuyên viên giám sát hoặc là cách tìm các bạn khác đến ngăn cản khi các công an nhằm đảm bảo cho sự an toàn của em thấy BLHĐ xảy ra. Tuy nhiên vẫn có một học sinh. Thay đổi cách thức hoạt động, số học sinh chỉ đứng đó xem và không làm phong trào phòng chống BLHĐ theo hướng gì, có em chụp hình, quay phim rồi đăng tải thiết thực hơn. lên mạng xã hội, thậm chí là đến xem và cổ Đối với ban quản lý các phương tiện vũ. Lý giải cho hành vi này là các em sợ bị truyền thông đại chúng vạ lây, sợ sẽ bị trả thù và thậm chí là các em Cần có sự giám sát, quản lý chặt chẽ về hoạt không muốn can thiệp vì đó không phải là động đăng tải văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực chuyện của các em. và có sự cảnh báo về độ tuổi được xem phù Mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và hợp. Khuyến cáo việc phụ huynh cho con trẻ hành vi của học sinh THPT về vấn đề tiếp xúc với mạng xã hội quá sớm, khuyến BLHĐ khích con trẻ tham gia các hoạt động cộng Có mối liên hệ thuận chiều giữa nhận thức, đồng. thái độ và hành vi của học sinh THPT khi Đối với bản thân mỗi học sinh chứng kiến BLHĐ. Theo đó, những học sinh Nên tự trau dồi thêm những kiến thức cần THPT có thái độ khó chịu và lo sợ khi chứng thiết về vấn đề BLHĐ như: BLHĐ là gì, bao kiến BLHĐ có xu hướng hành vi tích cực gồm những hình thức nào, nguyên nhân và hơn so với những học sinh tỏ ra bình thường, hậu quả là gì…từ đó hình thành nên nhận thích thú. thức rõ ràng và có lối hành động, thái độ Một số khuyến nghị đúng đắn hơn. Cần có thái độ tích cực hơn Đối với gia đình, phụ huynh học sinh trong các hoạt động, phong trào phòng, Dành thời gian trao đổi, khuyến khích con chống BLHĐ tại trường và tại địa phương. em chia sẻ những khó khăn với cho phụ Nên có cái nhìn nhận tích cực, phân biệt giữa huynh. Nên cho trẻ nhận biết về những hậu thực tế và “cái ảo” khi tiếp cận các hình ảnh, quả kéo theo thay vì đánh, mắng các em. Giữ video clip về BLHĐ cũng như các trò chơi, mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đặc biệt phim mang tính chất bạo lực. Khi gặp khó là giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ kiểm khăn về các vấn đề liên quan đến BLHĐ, học soát trường học. sinh nên chia sẻ với thầy cô, gia đình và các Đối với nhà trường cán bộ chuyên trách nhằm có cách giải quyết Tổ chức sinh hoạt, lồng ghép nội dung vào phù hợp, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy các bài học đạo đức hay các hoạt động vui ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO ALTUNA S.A. AND BAKER O.E. 2010. School Violence: a qualitative case study. Elsevier Ltd: Turkey. BURTON P. AND LEOSCHUT L. 2012. School Violence in South Africa. Centre for Justice and Crime Prevention, Cape Town: South Africa. CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION – CDC twenty four seven – Saving Lives, Protecting People. 2016. Prevent Violence & Sexual violence in young. 1600 Clifton Road Atlanta: GA 30329-4027 USA. PHẠM TẤT DONG VÀ LÊ NGỌC HÙNG. 2010. Xã hội học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại 603
  6. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học học Quốc gia Hà Nội. ĐOÀN VĂN ĐỊNH. 2012. Bạo lực học đường qua báo chí. Hà Nội: Đại học Quốc Gia Hà Nội. ĐOÀN NAM HƯƠNG – Phó Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam Bộ. 2016. Thực trạng và giải pháp phòng chống bạo lực học đường tại tỉnh Bến Tre. Bến Tre: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam Bộ. HỒ THỊ HƯỜNG. 2006. Thực trạng, nguyên nhân tội phạm chưa thành niên ở thành phố Vinh hiện nay (Điển cứu: phường Hồng Sơn, phường Cửa Nam, xã Nghi Phú – thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An). Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Văn Hiến. HOÀNG TRỌNG & CHU NGUYỄN MỘNG NGỌC. 2008. Phân tích dữ liệu SPSS. Tr 118- 122. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức. 604
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0