Nhãn Tiêu Da Bò
lượt xem 65
download
Nhãn tiêu da bò (nhãn quế) được trồng chủ yếu ở các huyện cù lao như: An Bình. Hoà Ninh, Đồng Phú, Bình Hoà Phước Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống), giống nhãn tiêu da bò có thời gian chín lâu hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhãn Tiêu Da Bò
- Nhãn Tiêu Da Bò Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Nhãn tiêu da bò (nhãn quế) được trồng chủ yếu ở các huyện cù lao như: An Bình. Hoà Ninh, Đồng Phú, Bình Hoà Phước Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống), giống nhãn tiêu da bò có thời gian chín lâu hơn. Chỉ thu hoạch quả khi vỏ chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng vàng, vỏ trái từ xù xì hơi dày chuyển sang mỏng và nhẵn, trái mềm hơn (do đã có nước nhiều), cùi có vị thơm, hạt chuyển sang màu đen hoàn toàn. Nhãn tiêu da bò là loại nhãn được phát triển tại miền Nam trên 20 năm, có nguồn gốc từ Huế, cũng chính vì vậy còn được gọi là nhãn Tiêu Huế, được trồng nhiều ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Ðồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Bệnh hại Thán thư, thối trái Tuổi cây 15 năm Số v ụ 90kg/cây/năm Trọng lượng quả >15g trung bình Lá: Số lá chét/lá kép 8-10 Bề mặt lá chét Láng Ðỉnh lá chét Bầu Quả: Màu vỏ quả Vàng da bò Màu cơm Hanh vàng Ðộ dày cơm Dày cơm Cấu trúc cơm Ráo Tỷ lệ cơm >60%
- Ðộ Brix >22% Hương vị Thơm ngọt Nứt vỏ hột Không III. Nhãn xuồng cơm vàng Giống có nguồn gốc ở thành phố Vũng Tàu, được trồng bằng hạt, thịt quả dày, màu hanh vàng, ráo, dòn, rất ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đặc điểm dễ nhận diện là quả có dạng hình xuồng. Quả chưa chín gần cuống có màu đỏ, quả chín vỏ quả có màu vàng da bò. Xuồng cơm vàng thích hợp trên vùng đất cát; nếu trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ nên ghép qua gốc ghép là giống tiêu da bò. Tuổi cây 15-20 Năng suất (kg/cây/năm) 100-140 Số vụ thu hoạch/năm 1 vụ/năm Khả năng sinh trưởng khá Thời gian từ ra hoa đến thu 4-4,5 hoạch (tháng) Tập tính ra hoa tự nhiên Khả năng đậu trái trung bình Trọng lượng trái (g) 16-25 Bề dày thịt (mm) 5,5-6,2 Màu sắc thịt trắng, hơi vàng Cấu trúc thịt ráo, dai, giòn Tỷ lệ thịt (%) 21-24 Mùi vị ngọt, khá thơm IV. Nhãn đường phèn Nhãn đường phèn có quả nhỏ , mẫu mã không đẹp, năng suất không cao nhưng lại kiêu hãnh xếp ngôi đầu bảng về chất lượng bởi cùi giòn lồng vào nhau, ráo nước, hạt nhỏ, vị ngọt sắc, hương thơm khó quên. Vì vậy, người Phố Hiến – quê hương của nhãn gọi đây là "chúa" của nhãn Hưng Yên. Tại các vườn nhãn ở xã Hồng Nam (thị xã Hưng Yên), Phương Chiểu, Thiện Phiến (Tiên Lữ), khách sành ăn muốn mua được nhãn đường phèn phải mất công tìm kiếm. Trong số hàng nghìn cây chỉ có thể bói được 5 đến 10 cây, giá mua cũng cao hơn nhãn chiết Hương Chi từ 20 -30%. Nhãn tươi có đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng với các
- loại vitamin, độ đường đạt trên 20%, tỉ lệ cùi trên 60%, trọng lượng trên dưới 90 quả/kg. Tuy nhiên, nhãn đường phèn đang dần hiếm đi ngay cả trên quê hương nhãn. Hiện nay, lãnh đạo và hội nông dân tỉnh Hưng Yên đang có dự án khôi phục giống nhãn đặc sản này. V. Long nhãn Long nhãn chính là quả nhãn tươi ngon được bóc vỏ, bỏ hột và lấy cùi.Nghề làm long nhãn có ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở xã Hồng Nam thị xã Hưng Yên. Hồng Nam có gần 180 hộ sản xuất long nhãn.Thời vụ thu hoạch nhãn thường chỉ kéo dài 35 đến 50 ngày, đây là thời kỳ bận rộn nhất của nghề làm long nhãn. Thời điểm này, Hồng Nam thu hút khoảng 1.200 lao động, phần đông là người làng, song cũng có người ở các xã lân cận, có cả bà con ở thị xã Hưng Yên. Sản lượng long nhãn thành phẩm mỗi năm khoảng 200 tấn, doanh thu bán long nhãn của Hồng Nam mỗi năm đạt hơn 12 tỷ đồng, thu nhập của người làm công đạt 300 - 400.000 đồng/tháng. Long nhãn được tiêu thụ phần lớn ở thị trườngTrung Quốc, Hồng Kông qua các chợ biên giới. VI. Kỹ thuật trồng nhãn Cây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễ trồng thích ứng rộng. Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao, quả nhãn dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn... Để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây nhãn cần phải có những biện pháp chăm sóc thích hợp để nhãn cho năng suất cao và chất lượng tốt. Dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc để cho năng suất cao và khắc phục hiện tượng quả cách năm đối với các giống nhãn ở miền Bắc. Hàng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Vì vậy việc bổ sung dinh
- dưỡng hàng năm cho cây nhãn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sở sau: - Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây. - Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng. - Mục đích sử dụng phân bón. Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Số cành xuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vì vậy cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chế độ chăm bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tùy tuổi cây. 1. Đối với các cây đã ra hoa quả bình thường a/ Bón thúc lần 1 sau khi thu quả Lưu ý: Khi thu hoạch không nên hái cành quá sâu, sau khi thu cần đốn, tỉa những cành quá già cỗi, cành nhỏ mọc phía trong tán. Tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu. Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2 - 3 kg phân lân + 0,5 - 0,7 kg urê + 0,5 kg kali. Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần. Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50 cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng. b/ Bón thúc lần 2:
- Vào tháng 2 chủ yếu bằng phân lân và Kali, mỗi cây 0,5 kg Kali + 2 kg lân Supe nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa). c/ Bón thúc lần 3: Mục đích để thúc quả nhanh lớn. Bón vào tháng 4, lượng bón: 0,5 kg urê + 0,5 - 0,7 kg Kali + 2 kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon. 2. Một số biện pháp xử lý đối với cây ra quả cách năm: Cây ra quả cách năm có nhiều lý do: Do chế độ dinh dưỡng, thời tiết, một số ít do đặc tính giống. Những cây này thường xuyên không ra hoa, hoặc ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả, nên chặt bỏ thay bằng nhãn ghép hoặc cải tạo bằng những giống đã được chọn lọc. Với những cây do chế độ dinh dưỡng sẽ có hai trường hợp xảy ra hoặc thừa hoặc thiếu. Cần quan sát kỹ mức độ sinh trưởng để có biện pháp chăm sóc hợp lý. a/ Cây quá xanh tốt: Lá to xanh mềm, mỏng. Đây là hiện tượng cây bị lốp. - Cách xử lý: + Biện pháp 1: Từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm ngắt tất cả các đầu cành khoảng 2 - 3 lá búp để triệt tiêu chồi dinh dưỡng gây tức nhựa, đồng thời kích thích cây ra kích tố sinh sản và nếu thời tiết thuận lợi năm sau cây ra hoa, quả tốt. + Biện pháp thứ 2: Khi quan sát thấy cây ra lộc đông vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 mới nhú ra 1 cm tiến hành đào rãnh xung quanh gốc cây theo chiều rộng tán sâu 30 - 40 cm, rộng 15 cm, để phơi 1 tuần không tưới nước lộc sẽ tự thui đi. b/ Trường hợp thiếu dinh dưỡng: Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán
- lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn. Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 - 3 cm. Trên đây là một số biện pháp chăm bón để cây nhãn có khả năng ra hoa kết quả, song muốn cây có năng suất cao đến khi thu hoạch cần giữ an toàn cho cây tránh khỏi các đối tượng sâu bệnh hại. 3. Các đối tượng sâu bệnh hại nhãn và cách phòng trừ: + Bọ xít cần lưu ý ngay từ đầu vụ. Bắt bọ xít qua đông từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Ngắt các ổ trứng trên lá, diệt bọ xít vào tháng 4 khi cây có quả non bằng các loại thuốc hoá học như Dipterex; Sherpa; Fastax; Bestox. + Sâu tiện thân nhãn: Thường gây hại vào mùa xuân và mùa thu. Phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu có thể dùng gai mây hoặc sợi dây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Politrin hay Sumicidin (0,2%) vào trong lỗ sâu, dùng nước vôi đặc quét lên thân cây không cho sâu trưởng thành đẻ trứng. + Rệp hại hoa, quả non: Xuất hiện từ khi nhãn ra hoa đến khi có quả non, gây dụng hoa và quả hàng loạt. Khi thấy rệp xuất hiện nên dùng Sherpa; Trebon hoặc Actara phun đều lên tán chủ yếu vào các chùm hoa, quả. + Bệnh sương mai, bệnh thán thư hại hoa quả là loại bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ngay từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi đậu quả non. Bệnh lan truyền nhanh, phát triển mạnh khi có mưa phùn, ẩm độ không khí cao, trời âm u (từ tháng 1 - tháng 3) dùng Boócđô 1%, Ridomil 0,2%, Score 0,05% nên phun hai lần. Lần một trước khi hoa nở, lần 2 khi hoa đã nở một tuần. + Bệnh vàng lá chết đứng do các nguyên nhân:
- - Do nấm hại rễ. - Do trồng quá sâu. - Do mất cân bằng dinh dưỡng vì bón quá nhiều đạm. Với trường hợp này cần phải bón cân đối đạm, lân, kali. + Xỉ than. Nếu trồng sâu cần cào bới đất ra. Nếu do nấm thì cần dùng BenlatC hoặc Rizocid lượng dùng 8 - 10 lít thuốc đã pha tưới vào gốc cây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhãn
6 p | 377 | 83
-
Phương pháp thu hoạch và bảo quản nhãn
3 p | 221 | 39
-
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò Đồng Tháp - Lê Văn Trung Trực
32 p | 196 | 35
-
Sa Nhân Tím
5 p | 185 | 33
-
Kinh nghiệm trồng cây nhãn có nhiều quả
11 p | 154 | 26
-
Diệt nhện lông nhung để trị được bệnh chổi rồng trên cây nhãn
2 p | 199 | 23
-
c tính và phương pháp ghép cây nhãn xuồng cơm vàng
3 p | 175 | 19
-
Nâng cao các kỹ năng về di truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới- chương 16
4 p | 97 | 12
-
Đậu Trái & Nuôi Trái Nhản Tiêu Da Bò
5 p | 168 | 11
-
Ghép nhãn xuồng cơm vàng (XCV) lên nhãn tiêu da bò (TDB)
3 p | 342 | 11
-
Các Giống Nhãn Và Phương Pháp Chăm Sóc Cây Giống
13 p | 87 | 9
-
Lai Ghép Nhãn Xuồng Cơm Vàng
3 p | 124 | 9
-
Nhà Nông Trị Bệnh Chổi Rồng
4 p | 63 | 9
-
Tình hình chăn nuôi dê ở Lào và mối quan hệ tiêu thụ sản phẩm thịt dê với Việt Nam
5 p | 65 | 6
-
Trồng nhãn tiêu da bò chú ý đạm và kali(Dân Việt)
3 p | 90 | 5
-
Khi Dân Nuôi Ong Ký Sinh Bảo Vệ Dừa
3 p | 89 | 5
-
Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam
5 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn