NHÂN TỐ BỒ ĐÀO NHA TRONG THƯƠNG MẠI BIỂN<br />
CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (THẾ KỶ XVI –<br />
THẾ KỶ XVII)<br />
Nguyễn Thị Vĩnh Linh1<br />
Tóm tắt: Là một trong những thế lực phương Tây đầu tiên đến Đông Nam Á, Bồ<br />
Đào Nha đã xác lập ảnh hưởng của mình trong khu vực bằng nhiều cách thức khác<br />
nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, chúng tôi bước đầu hệ thống hóa quá<br />
trình bành trướng quyền lực của Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á từ sự kiện xâm chiếm<br />
Goa (1510). Trên cơ sở đó, phân tích tác động của quá trình này đến thương mại biển<br />
của khu vực trong thế kỷ XVI và thế kỷ XVII trên cả hai phương diện tích cực và tiêu<br />
cực.<br />
Từ khóa: Bồ Đào Nha, Đông Nam Á, thương mại biển.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Từ khi Vasco da Gama khai mở thành công tuyến đường hàng hải mới đến Ấn<br />
Độ, Bồ Đào Nha nhanh chóng bành trướng quyền lực trên toàn Ấn Độ dương. Cho<br />
đến đầu thế kỷ XVI, họ đã xác lập được 2 thương điếm có vị trí chiến lược cực kỳ<br />
quan trọng (Diu và Goa), bước đầu hiện thực hóa mục tiêu độc chiếm việc phân phối<br />
hương liệu sang châu Âu. Với sức mạnh hải quân vượt trội, Bồ Đào Nha mở rộng<br />
quyền lực đến Đông Nam Á, khu vực đóng vai trò quan trọng trong kết nối giao thương<br />
giữa Ấn Độ và Viễn Đông.<br />
2.<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
2.1 . Bồ Đào Nha thiết lập quyền lực tại Đông Nam Á<br />
Sau khi chiếm Goa (1510), Bồ Đào Nha đã phóng tầm mắt đến Đông Nam Á một trong những khu vực có mối quan hệ thương mại thường xuyên với Ấn Độ. Với<br />
chiến lược: “để giành được ưu thế về thương mại ở Ấn Độ Dương thì điều nhất thiết<br />
là phải chiếm và kiểm soát được các vị trí chiến lược chủ yếu và thúc đẩy hoạt động<br />
buôn bán có thể cung cấp thu nhập đủ để duy trì sức mạnh không gì cưỡng lại được”<br />
[1; 277], Afonso de Albuquerque (1453 – 1515) quyết định xâm chiếm Malacca (lúc<br />
này đang nằm dưới quyền thống trị của Sultan Mohamed). Dựa vào ưu thế của lực<br />
lượng hải quân và chiến lược quân sự nhạy bén, đội quân viễn chinh Bồ Đào Nha đã<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
. TS, Khoa Văn hóa-Du lịch, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
nGuyễn thỊ Vĩnh Linh<br />
<br />
đánh chiếm thành công Malacca vào năm 1511 như B. W. Diffie and G. D. Winius<br />
trong cuốn “Foundations of the Portuguese Empire 1415-1580” ca ngợi: “Việc chiếm<br />
đóng một thành phố thương mại lớn nhất của châu Á với lực lượng gần 900 người Bồ<br />
Đào Nha và 200 binh lính người Ấn Độ như là một sự kiện trong lịch sử các cuộc viễn<br />
chinh của người châu Âu và có thể sánh với việc xâm chiếm Tenochtitlan của<br />
Hernando Cortés” [7; 256]. Cũng như nhiều cứ điểm ven biển Ấn Độ dương,<br />
Albuquerque lập tức cho xây dựng pháo đài A Famosa do Ruy de Brito Patalim làm<br />
tổng chỉ huy, thực thi chế độ độc quyền thương mại trên tuyến hàng hải từ Malacca<br />
đến Ấn Độ. Thế nhưng, quân đội Bồ Đào Nha luôn vấp phải sự phản kháng mãnh liệt<br />
của Sultan Mohamed từ căn cứ Johore trong những năm 1517, 1520, 1521 vào 1525.<br />
Năm 1526, người Bồ Đào Nha mở thương điếm ở vương quốc Brunei và đem quân<br />
tấn công phá hủy thủ đô Johore trên đảo Bintan. Người Johore phải xây dựng thủ đô<br />
mới ở Batu Sawar. Cuối cùng vào năm 1583, hiệp ước hoà bình được ký kết tạo điều<br />
kiện cho việc xây dựng trường học, bệnh viện và thiết lập “Camara” - Hội đồng thành<br />
phố.<br />
Từ bán đảo Malay, Bồ Đào Nha bành trướng quyền lực đến duyên hải Indonesia<br />
với điểm trọng tâm là quần đảo hương hiệu (Spice Island). Cuộc thám hiểm đầu tiên<br />
của Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Antonio de Abreu đến Moluccas. Mất hai trong<br />
số ba chiếc tàu nên ông không thể đến Ternate và Tidore. Một cách ngẫu nhiên, do va<br />
phải tảng đá ngầm ở ngoài khơi đảo Lucopin (Nusa Penju) Francisco Serrao và những<br />
thành viên khác trong đội tàu đã tìm ra Ambon và sau đó là Ternate. Tại đây tiểu vương<br />
ban tước hiệu quý tộc và cho phép Serrao được hưởng mọi đặc quyền hoàng gia. Trong<br />
khi quyền lực của Bồ Đào Nha ngày càng được mở rộng trên khắp quần đảo Hương<br />
liệu thì Tây Ban Nha cũng không từ bỏ tham vọng của mình sau chuyến thám hiểm<br />
vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan (1480-1521). Điều này ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đến lợi ích của Bồ Đào Nha. Vậy là hai bên phải ngồi vào bàn đàm phán.<br />
Hiệp ước Saragossa được ký giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1529 vạch một<br />
đường ở 17 độ Đông Molucca làm tranh giới phân chia giữa các khu vực lợi ích của<br />
hai nước. Thế là Bồ Đào Nha tạm thời yên tâm để thực hiện công cuộc chinh phục của<br />
mình. Dựa trên mối quan hệ hữu hảo với Hồi vương, tháng 5 năm 1522, Antonio de<br />
Brito đã tiến hành xây dựng pháo đài Sao Joao Baptista de Ternate ngay sau khi ông<br />
trở về từ quần đảo Banda (2/1522). Vào 25/10/1536, thống đốc Bồ Đào Nha Antonio<br />
Galvao thiết lập khu định cư của người Bồ Đào Nha tại Ternate, cùng với một ngôi<br />
trường, một bệnh viện và một vòng thành bằng đá quanh thị trấn này.<br />
Cùng với việc lấy Malacca làm trung tâm, đến khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, Bồ<br />
Đào Nha đã xây dựng hệ thống các hải cảng xuyên suốt, trong đó Sumbawa, Gresik,<br />
và Panarukan là quan trọng nhất. Cách thức của họ, ban đầu là hoạt động thương mại<br />
của nhà vua, dần dần được tư nhân hóa, như chúng ta đã thấy những trường hợp tại<br />
châu Á hay xuyên Á - Âu vào thế kỷ XVI.<br />
2<br />
<br />
nGuyễn thỊ Vĩnh Linh<br />
<br />
Một trong những địch thủ đáng gờm nhất của Bồ Đào Nha là Aceh - một trong<br />
những tiếu quốc Hồi giáo đang trong thời kỳ hưng thịnh. Với vị trí địa lý đắc địa, Aceh<br />
đã nhận gạo và thực phẩm từ những hải cảng ở Bengal, Orissa, và phía nam<br />
Coromandel, và thậm chí của cả tư thương Bồ Đào Nha từ những hải cảng như<br />
Nagapattinam cũng thu hút vào hoạt động thương mại này. Với sự thiết lập Roteiro<br />
das cousas do achem vào năm 1588, Bồ Đào Nha chính thức nắm quyền quản lý hoạt<br />
động thương mại của thương điếm này.<br />
Cách thức chủ yếu mà Bồ Đào Nha sử dụng để thiết lập quyền lực của mình tại<br />
Đông Nam Á là sự kết hợp không tách rời giữa sức mạnh hải quân và sức mạnh tôn<br />
giáo. Sự phối hợp giữa hoạt động quân sự và hoạt động truyền giáo càng được thể hiện<br />
rõ tại một số tiểu quốc trong quần đảo hương liệu khi người Bồ Đào Nha do thiếu nhân<br />
lực không thể xâm chiếm hoàn toàn mà chỉ có thể thiết lập các trạm thương mại tạm<br />
thời và dựa vào những linh mục Thiên Chúa giáo để nắm lấy những vị trí cần thiết mà<br />
thôi. Ví dụ như tại Solor, Flores, Ende Minor, từ năm 1520, người Bồ Đào Nha đến<br />
đây chủ yếu để thu mua gỗ đàn hương và thiết lập kho chứa hàng tạm thời. Họ không<br />
xây dựng những trạm buôn bán thường trực, nông trại hay các pháo đài, mãi đến năm<br />
1561, khi những giáo sĩ dòng Đa minh (Dominicians) theo lệnh của Antonio da Cruz<br />
anh tiến hành truyền bá Thiên Chúa giáo lên những quốc đảo này. Để bảo vệ cho công<br />
cuộc truyền đạo, những giáo sĩ đã tiến hành xây dựng một pháo đài vào năm 1600 gồm<br />
một phòng ngủ, một phòng học chứa được 50 người và nhà thờ Nossa Senhora da<br />
Piedade. Trên đảo Ende Minor, các linh mục cũng thiết lập pháo đài (1595) và nhà thờ<br />
São Domingos. Do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động truyền bá đạo Thiên Chúa<br />
nên dòng Đa Minh, từ năm 1613 đã dời trụ sở của họ đến Larantuka (Flores). Đây là<br />
trung tâm của người Bồ trên đảo Lesser Sunda cho đến năm 1662, khi trụ sở của họ<br />
chuyển đến Lifau (ngày nay là Ocussi ở Timor). Cùng với Lifau, trên đảo Timor, người<br />
Bồ Đào Nha lần lượt xây dựng những pháo đài: Kupang (1646), Manatuto, Dilly (Dili)<br />
(1668)…<br />
Thương nhân Bồ Đào Nha thường lui tới Makasar một cách không thường xuyên<br />
vào thế kỷ XVI và trong suốt thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha sử dụng Makasar như<br />
một trung tâm thương mại giao dịch lụa, hàng dệt, đinh hương, đàn hương, kim cương.<br />
Vào những năm 1620, thường xuyên có khoảng 500 thương nhân Bồ Đào Nha ở pháo<br />
đài Makasar. Mối quan hệ thân thiện giữa Makasar và Bồ Đào Nha ngày càng trở nên<br />
thắm thiết bởi khuyng hướng chung muốn ngăn chặn quyền lực của Hà Lan tại<br />
Moluccas và đảo Sunda.<br />
Các thương thuyền của Bồ Đào Nha qua lại tấp nập trên con đường biển từ châu<br />
Âu đến Viễn Đông. Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Malacca, Bồ Đào Nha<br />
quyết định thiết lập quan hệ hòa bình với những quốc gia láng giềng trong đó có Siam<br />
- vương quốc có mối quan hệ và ảnh hưởng nhất định đến Malacca trước khi Bồ Đào<br />
Nha xuất hiện. Từ Goa, Phó vương Bồ Đào Nha cùng với Duerter Fesnaldes đã đến<br />
3<br />
<br />
nGuyễn thỊ Vĩnh Linh<br />
<br />
Siam. Sau một thời gian gián đoạn đến năm 1511, sứ thần đầu tiên của người Bồ đã<br />
có mặt tại Ayuthaya và thiết lập những giao dịch đầu tiên. Một điểm cần chú ý trong<br />
chính sách của Bồ Đào Nha với Siam và các quốc gia trên bán đảo Đông Dương là<br />
duy trì mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với việc xin phép lập các thương điếm buôn<br />
bán. Điều này khác hẳn với chính sách sử dụng thương thuyền và pháo hạm chiếm<br />
đóng như tại quần đảo hương liệu hay ở Malacca. Đối với Siam, họ đã có một đường<br />
lối ngoại giao nhạy bén, cho phép các giáo sĩ Bồ tự do truyền đạo thông qua việc dựng<br />
một cây thánh giá trên đồi cao tại thủ đô Ayuthaya và ký kết các hiệp ước buôn bán.<br />
Theo cách đó, thương nhân Bồ Đào Nha được phép buôn bán ở kinh đô Ayuthaya,<br />
Mergui và Tenarserim ở vịnh Bengal, ở Patani và Nakon Srit Ammarat trên bờ biển<br />
phía Tây của bán đảo Malay. Các thương nhân Ayuthaya và Patani đều buôn bán<br />
thường xuyên với Trung Quốc nên thương mại của Bồ Đào Nha ở hai nơi đó đều làm<br />
ăn phát đạt. Các hải cảng ở Siam cũng đồng thời là nơi trú ẩn thường xuyên của tàu bè<br />
Bồ Đào Nha đi Trung Quốc trong điều kiện thời tiết khó khăn. Bồ Đào Nha đã đặt lãnh<br />
sự quán đầu tiên tại Siam và thiết lập khu định cư tại vùng đất phía tây bờ sông<br />
Chaophraya.<br />
Trên bán đảo Đông Dương, Cửa Hàn là thương cảng đầu tiên mà người Bồ Đào<br />
Nha đặt chân đến. Năm 1523, người Bồ Đào Nha đầu tiên đi đến vùng đất<br />
“Cauchinchynam” (tức Đàng Trong) là nhà hàng hải Duarte Coelho, tàu ông đi qua<br />
Cửa Hàn và ghé vào Cù Lao Chàm. Phát hiện này đã đưa các thương phân Bồ Đào<br />
Nha đến Hội An và Đà Nẵng buôn bán từ năm 1557. Họ gọi Cửa Hàn là Tu rão hoặc<br />
Tu ram. Với tư duy thông thoáng, mở cửa giao thương với nước ngoài của chúa<br />
Nguyễn mà cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn, ở phương Tây, Đông Nam<br />
Á và Viễn Đông đến Cửa Hàn và cảng thị Hội An buôn bán càng đông. Về vấn đề này,<br />
giáo sĩ người Ý Cristoforo Borri đã viết trong nhật ký năm 1631 rằng: “Chúa Đàng<br />
Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa đối với<br />
tất cả những người ngoại quốc. Phương châm của người Đàng Trong là không bao<br />
giờ tỏ ra sợ hãi một quốc gia nào trên thế giới...” [10]. Cùng với hoạt động thương<br />
mại, giáo đoàn Dòng Tên (gồm các giáo sĩ : Francisco Buzomi, Diego Carvalho,<br />
Manuel Fernandez và thầy giảng Bồ Đào Nha Antonio Dias) cập bến Cửa Hàn ngày<br />
15/01/1615. Dưới sự cho phép của chúa Nguyễn, thương thân Bồ Đào Nha xây dựng<br />
một khu phố trên Đất Hàn với nhiều nhà ở, kho hàng, hiệu buôn thông qua mạng lưới<br />
“mại biện” để thu mua hàng hóa. Khi tàu Bồ Đào Nha chở hàng đến Hội An (thường<br />
là diêm tiêu, lưu huỳnh, dạ nỉ và súng đạn...) và sau khi bán xong hàng thì chất hàng<br />
mới mua xuống tàu (tơ lụa, gốm sư, trầm hương, ngà voi, đường, yến sào...) chở về<br />
Cửa Hàn nhập kho hoặc chở thẳng về Goa (thuộc địa ở Ấn Độ) hay về nước. Đặc biệt,<br />
“người Bồ giúp chúa Nguyễn mở xưởng đúc súng ở Thuận Hóa (phục vụ cho nhu cầu<br />
của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn) khiến họ được trọng vọng trong buôn bán bảo<br />
vệ được các nhà truyền đạo… Mặt khác, các chúa Nguyễn vẫn tỏ ra thích người Bồ<br />
đến buôn bán lạ lùng. Và đã mấy lần ngài cho họ ba hay bốn địa điểm ở nơi phì nhiêu<br />
4<br />
<br />
nGuyễn thỊ Vĩnh Linh<br />
<br />
nhất và phong phú nhất trong vùng để họ xây cất một thành phố với tất cả những gì<br />
cần thiết cũng như người Tàu và người Nhật đã làm ở Hội An” [5; 99]. Tận dụng<br />
những thuận lợi có được, người Bồ tìm mọi cách tranh cướp thị trường với các thương<br />
nhân khác và mở rộng ảnh hưởng ra những vương quốc còn lại trên bán đảo Đông<br />
Dương<br />
Từ năm 1540, một sứ giả Bồ Đào Nha tên là Mendez Pinto đã ghé qua Côn Đảo<br />
để đi Nam Kỳ, rồi sau đó ngược sông tới Campuchia. Các vua Khơme trong thời kỳ<br />
này luôn lo lắng trước hoạ xâm lăng của phong kiến Xiêm (Siam), nhưng chưa thấy ý<br />
đồ đen tối của thực dân châu Âu nên đã có ý định nhờ họ giúp đỡ về quân sự để chống<br />
lại sự uy hiếp của Xiêm. Vua Satha (1567 - 1594) đã trọng dụng một số người Bồ Đào<br />
Nha có mặt tại đây để mong thiết lập quan hệ hữu hảo với vua Bồ. Tuy nhiên, lúc này<br />
những hoạt động của các chính khách Bồ tỏ ra yếu thế trước chính sách khôn ngoan<br />
cuả Tây Ban Nha nên dần dần Campuchia bị biến thành vương quốc chịu ảnh hưởng<br />
chính của Tây Ban Nha.<br />
Vậy là bằng các cách khác nhau trong thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đã lần lượt xác<br />
lập quyền lực của mình ở Đông Nam Á. Đây được xem là giai đoạn phát triển thịnh<br />
đạt của đế chế Bồ Đào Nha ở phương Đông.<br />
2.2. Tác động của Bồ Đào Nha đến thương mại biển Đông Nam Á<br />
Là thế lực thương mại châu Âu đầu tiên đến Đông Nam Á, Bồ Đào Nha đã có<br />
những tác động khá sâu sắc đến hoạt động giao thương của khu vực này.<br />
Thứ nhất, với đặc điểm của một đế quốc mậu dịch hàng hải ven biển đầu tiên<br />
trong lịch sử, sự xuất hiện của Bồ Đào Nha đã thúc đẩy hoạt động giao thương biển<br />
của Đông Nam Á trở nên sầm uất, sôi động và nhộn nhịp với phạm vi mở rộng hơn<br />
trước đây nhiều lần (trong đó Malacca là một ví dụ điển hình). Nếu nhìn nhận một<br />
cách khách quan, trước khi thế lực phương Tây đầu tiên đến Đông Nam Á thì Malacca<br />
đã đóng một vai trò quan trọng trong giao thương hàng hải ở châu Á. Cảng Malacca là<br />
vị trí tất yếu phải qua của “con đường hương liệu trên biển”, những thương nhân buôn<br />
hương liệu lợi dụng gió Tây Nam vượt qua Ấn Độ Dương đi thẳng đến bán đảo Hương<br />
Liệu sau đó chờ khi gió Đông Bắc sẽ quay về. Sự giàu có của Malacca làm cho quân<br />
đội viễn chinh choáng ngợp, theo giáo sư Lương Ninh: “Malacca được xem là nơi duy<br />
nhất trên thế giới mà người ta có thể mua rất dễ dàng hàng hóa Trung Quốc (đồ sứ,<br />
tơ lụa, gương Tàu), Ấn Độ (ngọc trai, vải bông mịn). Giava và Xumatơra (thóc, lúa,<br />
hành, tỏi, vàng, hồ tiêu, trâu, bò, vũ khí), Tây Á và châu Âu (hàng len) cùng các sản<br />
phẩm địa phương Đông Nam Á lục địa…” [4; 229]. Cho nên, đối với Bồ Đào Nha<br />
Malacca có vị trí cực kỳ lợi hại để họ thực hiện chiến lược toàn diện của mình: “Các<br />
con tàu của những người Hồi giáo vẫn còn có thể thu mua các sản phẩm của Bengal,<br />
Miến Điện, Sumatra, quần đảo Spice, Xiêm, Trung Quốc tại trung tâm thương mại lớn<br />
ở Malacca. Albuquerque dự định ngăn chặn việc buôn bán này bằng cách, chiếm biển<br />
5<br />
<br />