Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHẬN XÉT CÁC TRƯỜNG HỢP TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT<br />
KÈM HÔN MÊ VÀO CẤP CỨU<br />
Lê Bảo Huy*, Trần Hữu Tuân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm của hôn mê do tăng đường huyết và<br />
đánh giá các yếu tố thúc đẩy tăng đường huyết không kiểm soát ở các bệnh nhân cao tuổi vào cấp cứu.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: từ tháng 2/2013- 12/2013, có 43 bệnh nhân vào cấp cứu có tình<br />
trạng tăng đường huyết kèm hôn mê.<br />
Kết quả: Nam nhiều hơn nữ (29ca/14ca), tuổi trung bình (72,4 ± 16,65); 88,4% bệnh nhân trên 65 tuổi, 31<br />
ca (86,1%) dùng thuốc viên hạ đường huyết, 17 ca (39,5%) có Glasgow < 12 điểm, 30 ca (69,8%) có tình trạng<br />
nhiễm khuẩn, áp lực thẩm thấu ở nhóm có hôn mê là 339,1 ± 38,9 so với 306,35 ± 19,67 ở nhóm không có hôn mê,<br />
p < 0,05; creatinin máu trung bình lần lượt 225,65 ± 179,59 và 116,81 ± 54,53, p < 0,05; CRP-hs là 60,9 ± 75,2<br />
và 17,7 ± 4,9 với p < 0,05. Các yếu tố nguy cơ bao gồm hôn mê, không tuân thủ điều trị, có tình trạng nhiễm<br />
khuẩn, suy đa tạng. Sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng làm tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần (OR = 2,15; 95% CI =<br />
3,7-8,7; p = 0,001 và OR = 2,04; 95% CI = 4,2-6,9 ; p = 0,001), trong khi hôn mê là 1, 65 lần (OR = 1,46; 95% CI<br />
=4,2-6,9 ; p = 0,001), không tuân thủ điều trị là 1,46 lần (OR = 1,46; 95% CI =4,2-6,9 ; p = 0,001).<br />
Kết luận: Tổng kết 43 ca tăng đường huyết kèm hôn mê tại khoa Cấp cứu, hôn mê, không tuân thủ điều trị,<br />
sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tử vong.<br />
Từ khóa: hôn mê, tăng đường huyết, bệnh nhân cao tuổi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
HYPERGLYCEMIA ASSOCIATED WITH COMA ON ELDERLY PATIENTS<br />
AT EMERGENCY DEPARTMENT<br />
Le Bao Huy, Tran Huu Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 227-231<br />
Object: We conducted this study to assess the characteristics of hyperglycemia associated with coma and its<br />
affects on mortality of elderly patients coming emergency department.<br />
Materials and methods: Observational, cross-sectional study on 43 hyperglycemic patients were<br />
hospitalized at ED of Thong Nhat hospital from February to December 2013.<br />
Results: 29 male patients (67.4%), mean age 72.4 ± 16.65 years; 31 (86.1%) using oral antihyperglycemic<br />
medications; 17 (39.5%) with Glasgow score is 12 or less; 30 (69.8%) patients with infection. By comparison<br />
coma group with non coma group, hyperglycermic hyperosmolarity 339.1 ± 38.9 vs 306.35 ± 19.67; mean of<br />
serum creatinin 225.65 ± 179.59 vs 116.81 ± 54.53 μmol/L, p