Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO CHUYỂN TIẾP DI CĂN<br />
VÀO LÒNG RUỘT NON TƯỜNG THUẬT TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP<br />
Nguyễn Tuấn Vinh*, La Chí Hải**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (Transitional cell carcinoma - TCC) của ung thư niệu mạc<br />
thường di căn đến hạch bạch huyết, gan, phổi và xương. Tuy nhiên, di căn đến đường tiêu hóa thì rất hiếm.<br />
Trong y văn, chúng tôi thấy có một báo cáo của các giả Nhật Bản ghi nhận có 2 trường hợp ung thư biểu mô tế<br />
bào chuyển tiếp của ung thư niệu mạc di căn ruột non. Tại Khoa Nội Tổng hợp BVBD, chúng tôi ghi nhận một<br />
trường hợp ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp của ung thư niệu mạc di căn đến hồi tràng.<br />
Mục đích: Trình bày trường hợp hiếm gặp này vì bệnh nhân thường vào viện với bệnh cảnh bệnh lý đường<br />
tiêu hóa như tắc ruột, viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng hoặc xuất huyết tiêu hóa. Hầu hết các trường hợp<br />
thường không thể chẩn đoán trước mổ và chỉ chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm GPB sau mổ hoặc nhờ vào làm<br />
phẫu nghiệm tử thi.<br />
Kết luận: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (Transitional cell carcinoma - TCC) của niệu mạc thường di<br />
căn đến hạch bạch huyết, gan, phổi và xương. Tuy nhiên vẫn có thể di căn đến đường tiêu hóa, hầu hết chẩn đoán<br />
được nhờ vào xét nghiệm sinh thiết sau mổ hoặc phát hiện tình cờ do làm xét nghiệm tử thiết (autopsy); vì thế<br />
cần theo dõi sát diễn tiến của các trường hợp bướu ác niệu mạc và lưu ý khả năng di căn đến những vị trí hiếm<br />
gặp như đường tiêu hóa nêu trên.<br />
Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ung thư niệu mạc, di căn ruột non, di căn hồi tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
METASTATIC ILEAL TUMOR ASSOCIATED WITH TRANSITIONAL CELL CARCINOMA: A CASE<br />
REPORT<br />
Nguyen Tuan Vinh, La Chi Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 343 – 348<br />
Background: Transitional cell carcinoma (TCC) frequently metastasizes to lymph nodes, liver, lungs and<br />
bones. However, metastasis to the gastrointestinal tract is rare. In the medical literature, we find a report of two<br />
cases of bladder tumor which metastasized to the small intestine in Japan. In our hospital, we report one case of<br />
TCC of urothelial cancer which metastasized to the ileum. Intestinal metastases of TCC of the urothelial cancer are<br />
rarely of clinical significance. We report a rare case of the metastatic ileal tumor associated with transitional cell<br />
carcinoma of the urothelial cancer. The patients are admitted with the conditions: occlusion, peritonitis due to<br />
perforation of gastrointestinal tract, or acute gastrointestinal bleeding. Most of these metastases were not<br />
diagnosed clinically and most of them are autopsy or postoperative findings.<br />
Purpose: Here we report a rare case of the metastatic small intestinal tumor associated with transitional cell<br />
carcinoma of the urothelial cancer.<br />
Conclusion: Transitional cell carcinoma (TCC) of the urothelial cancer commonly metastasizes to the pelvic<br />
lymph nodes, lungs, liver, bones. However, metastasis to the gastrointestinal tract can occur even though it is<br />
** Khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh Viện Bình Dân<br />
Khoa Nội Tổng Hợp – Bệnh Viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: BS.La Chí Hải<br />
ĐT: 0909400111<br />
Email: lachihaihuy@yahoo.com<br />
<br />
*<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
343<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
rare. Most of these metastases were not diagnosed clinically. Most of them are autopsy or postoperative findings.<br />
Consequently, we need to observe the progression of TCC of the urothelial cancer especially unusually site of<br />
metastasis of TCC have also been reported.<br />
Key Words: Transitional cell carcinoma (TCC), urothelial cancer, intestinal metastasis, ileal metastasis.<br />
thường.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp<br />
(Transitional cell carcinoma - TCC) của ung<br />
thư niệu mạc thường di căn đến hạch bạch<br />
huyết, gan, phổi và xương. Di căn đến đường<br />
tiêu hóa thì rất hiếm. Trong y văn, chúng tôi<br />
thấy có một báo cáo của các giả Nhật Bản ghi<br />
nhận có 2 trường hợp ung thư biểu mô tế bào<br />
chuyển tiếp của ung thư niệu mạc di căn ruột<br />
non.<br />
<br />
- CT Scan (28/07/2010): u niệu mạc ở đài bể<br />
thận, cực trên thận (T).<br />
BN được mổ ngày 20/9/2010: mổ nội soi<br />
hông lưng, cắt bỏ thận – niệu quản (T) + mổ hở<br />
cắt chóp bàng quang.<br />
Kết quả GPB (23/9/2010): Ung thư biểu mô tế<br />
bào chuyển tiếp biệt hóa cao ở bể thận & niệu<br />
quản. Mô quanh thận còn nguyên (tiêu bản số<br />
2010-8290) (hình 1).<br />
<br />
Tại Khoa Nội Tổng hợp BVBD, chúng tôi<br />
ghi nhận một trường hợp ung thư biểu mô tế<br />
bào chuyển tiếp của ung thư niệu mạc di căn<br />
đến hồi tràng.<br />
<br />
Mục đích<br />
Chúng tôi trình bày trường hợp hiếm gặp<br />
này vì bệnh nhân thường vào viện với bệnh<br />
cảnh bệnh lý đường tiêu hóa như tắc ruột, viêm<br />
phúc mạc do thủng tạng rỗng hoặc xuất huyết<br />
tiêu hóa. Hầu hết các trường hợp thường không<br />
thể chẩn đoán trước mổ và chỉ chẩn đoán xác<br />
định bằng xét nghiệm GPB sau mổ hoặc nhờ<br />
vào làm phẫu nghiệm tử thi.<br />
<br />
Phần trình bệnh án<br />
Họ tên bệnh nhân: Vương Quan H. SHS:<br />
210-18201<br />
Sinh năm: 1943<br />
Địa chỉ: 222 đường Bùi Minh Trực P.5, Q.8,<br />
TP. HCM<br />
Nghề nghiệp:<br />
<br />
Nhập viện lần 1 ngày: 15/09/2010<br />
Lý do nhập viện: tiểu máu tái đi tái lại nhiều<br />
lần.<br />
Các xét nghiệm CLS:<br />
- Huyết học: trong giới hạn bình thường.<br />
- Sinh hóa: trong giới hạn bình thường.<br />
- Nội soi bàng quang (29/07/2010): bình<br />
<br />
344<br />
<br />
Hình 1: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp biệt<br />
hóa cao ở bể thận (HE x200)<br />
BN được xuất viện ngày 30/09/2010.<br />
<br />
Nhập viện lần 2 ngày: 14/10/2010<br />
BN được hóa trị chu kỳ 1, phác đồ: Paclitaxel<br />
(100 mg x 3 lọ truyền tĩnh mạch) + Carboplatine<br />
(150 mg x 2 lọ truyền tĩnh mạch).<br />
Nhập viện lần 3 ngày: 04/11/2010<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BN được hóa trị chu kỳ 2, phác đồ: Paclitaxel<br />
(100 mg x 3 lọ truyền tĩnh mạch) + Carboplatine<br />
(150 mg x 3 lọ truyền tĩnh mạch).<br />
<br />
Nhập viện lần 4 ngày: 24/01/2011<br />
Lý do nhập viện: sốt, lạnh run nhập<br />
HSCC1.<br />
Các xét nghiệm CLS:<br />
Huyết học:<br />
- WBC: 3.38 K/UL<br />
- Neu: 51 %<br />
- RBC: 2.59 M/UL<br />
- HGB: 8.4 g/dl<br />
- Hct: 24.8 %<br />
- Tiểu cầu: 100 K/L<br />
- Sinh hóa:<br />
- US: 8.4 mmol/l<br />
- Creatinine: 155 umol/l<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
BN được điều trị nội khoa bằng kháng sinh,<br />
dịch truyền.<br />
Xuất viện ngày 26/01/2011.<br />
<br />
Nhập viện lần 5 ngày: 28/03/2011<br />
Lý do nhập viện: tiểu máu tái phát.<br />
Các xét nghiệm CLS:<br />
- Huyết học: trong giới hạn bình thường.<br />
<br />
Hình 2: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp biệt<br />
hóa vừa, xâm lấn lớp dưới niêm. (HE x 200)<br />
BN được xuất viện ngày 31/03/2011.<br />
<br />
Nhập viện lần 6 ngày: 23/07/2011<br />
Lý do nhập viện: đau khắp bụng + bụng<br />
chướng, táo bón.<br />
Các xét nghiệm CLS:<br />
<br />
- Sinh hóa: trong giới hạn bình thường.<br />
<br />
- Huyết học: trong giới hạn bình thường.<br />
<br />
- Nội soi bàng quang kiểm tra (19/03/2011):<br />
bướu bàng quang.<br />
- CT Scan vùng bụng - chậu (21/03/2011): vài<br />
u niệu mạc bàng quang d = 10 mm, chưa thấy<br />
dấu xâm lấn xung quanh.<br />
BN được mổ ngày 29/03/2011: mổ cắt đốt nội<br />
soi bướu bàng quang.<br />
Kết quả GPB (01/04/2011): Ung thư biểu mô<br />
tế bào chuyển tiếp biệt hóa vừa, xâm lấn lớp<br />
dưới niêm (tiêu bản số 2011-2395) (hình 2).<br />
<br />
- Sinh hóa: trong giới hạn bình thường.<br />
- Nội soi dạ dày (09/07/2011- MEDIC): viêm<br />
sung huyết phù nề hang vị.<br />
- Siêu âm vùng bụng-chậu (23/07/2011): các<br />
quai ruột dãn, chướng nhiều dịch.<br />
- X Quang bụng đứng không sửa soạn<br />
(24/07/2011): mức nước hơi (+).<br />
- CT Scan vùng bụng - chậu (24/07/2011): tắc<br />
ruột do dính ruột vùng hạ vị hơi thiên sang (P).<br />
BN được mổ ngày 24/07/2011với Δ (+): tắc<br />
hồi tràng do ung thư di căn; mổ cắt đoạn hồi<br />
tràng có khối u d = 4 cm do K di căn; nối tận tận.<br />
Kết quả GPB (27/07/2011): Ung thư biểu mô<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
345<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
tế bào chuyển tiếp biệt hóa vừa, di căn ruột non<br />
(tiêu bản số 2011-6043) (hình 3) .<br />
<br />
bàng quang, với kết quả Δ GPB là TCC. Sau<br />
đó tiến hành hóa trị với phác đồ Paclitaxel +<br />
Carboplatin, được 2 chu kỳ thì 4 tháng sau BN<br />
nhập viện mổ lại với bệnh cảnh tiểu máu tái<br />
phát do bướu bàng quang dạng TCC xâm lấn<br />
lớp dưới niêm. BN mổ lần thứ ba sau lần mổ<br />
thứ hai 4 tháng vì khối u hồi tràng gây tắc<br />
ruột, được xác định bằng X quang bụng đứng<br />
không sửa soạn, siêu âm và CT scan vùng<br />
bụng – chậu. Δ (+) sau mổ bằng xét nghiệm<br />
GPB là TCC biệt hóa vừa di căn ruột non.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh sử tự nhiên của ung thư niệu mạc(3,7)<br />
Bệnh nhân khám bệnh vì các dấu hiệu sau:<br />
- Tiểu máu.<br />
- Đau lưng.<br />
- Mệt mỏi.<br />
- Sụt cân không rõ lý do.<br />
- Tiểu khó hoặc đau khi đi tiểu.<br />
Các phương tiện định bệnh bao gồm:<br />
- Khám thực thể.<br />
- Tổng phân tích nước tiểu.<br />
- Nội soi bàng quang – niệu quản – bể thận,<br />
kết hợp làm sinh thiết.<br />
- Xét nghiệm tế bào học nước tiểu.<br />
- UIV.<br />
- CT scan vùng bụng - chậu.<br />
- Siêu âm bụng - chậu.<br />
<br />
Hình 3: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp biệt<br />
hóa vừa, di căn ruột non. (HE x 200)<br />
BN được xuất viện ngày 01/08/2011.<br />
<br />
- TCC chiếm 5 - 10% các loại bướu ác<br />
nguyên phát ở thận.<br />
- Giới tính: nam nhiều gấp 2 lần nữ, tỷ lệ 5:2.<br />
<br />
Tóm tắt bệnh án<br />
Bệnh nhân nam, 68 tuổi. Nhập viện vì tiểu<br />
máu kéo dài, các xét nghiệm sinh hóa, huyết<br />
học bình thường. CT can là u niệu mạc đài bể<br />
thận & cực trên thận (T). Được phẫu thuật nội<br />
soi cắt bỏ toàn bộ thận & niệu quản (T) + chóp<br />
<br />
346<br />
<br />
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC)<br />
chiếm 90 - 95 % ung thư ở niệu mạc, 5-10% là<br />
Ung thư biểu mô tế bào gai (SCC) & 1- 2 % Ung<br />
thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma)(3,7).<br />
<br />
- Tuổi: hiếm gặp trước 40 tuổi, đỉnh cao là<br />
lứa tuổi từ 60 – 70.<br />
- Phân giai đoạn:<br />
+ Stage 0: tế bào ung thư khu trú ở niêm<br />
mạc.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
+ Stage I: tế bào ung thư xâm nhập lớp mô<br />
liên kết (connective tissue).<br />
+ Stage II: tế bào ung thư xâm lấn tới lớp cơ<br />
của bồn đài thận & niệu quản (muscle layer of<br />
the renal pelvis and/or ureter).<br />
+ Stage III: tế bào ung thư xâm lấn tới lớp<br />
mỡ bên ngoài bồn đài thận và niệu quản (the<br />
layer of fat outside the renal pelvis and/or<br />
ureter; or into the wall of the kidney)<br />
+ Stage IV: tế bào ung thư xâm lấn đến:<br />
- Một tạng lân cận (A nearby organ).<br />
- Lớp mỡ quanh thận (The layer of fat<br />
surrounding the kidney).<br />
- Một hoặc nhiều hạch bạch huyết (One or<br />
more lymph nodes).<br />
- Những cơ quan khác của cơ thể (Other<br />
parts of the body).<br />
Các vị trí di căn thường gặp là hạch vùng,<br />
các tạng thường bị di căn là: phổi, gan & xương.<br />
Những tạng khác có thể bị di căn là não, lách,<br />
tụy, màng não, tử cung, buồng trứng, TLT &<br />
tinh hoàn với xuất độ hiếm hơn.<br />
Bệnh nhân trong trường hợp báo cáo này<br />
cũng có bệnh sử tương tự.<br />
<br />
Xuất độ di căn<br />
Có ba con đường để ung thư di căn(3,7):<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
+ Trường hợp 1: BN nam, 87 tuổi, bị ung thư<br />
bàng quang loại TCC grade 3, pT2bNoMo, đã<br />
cắt đốt nội soi 3 lần. Hai tháng sau mổ nhập<br />
viện vì viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng. BN<br />
được phẫu thuật cắt đoạn hồi tràng thủng. GPB<br />
sau mổ là TCC di căn hồi tràng.<br />
+ Trường hợp 2: BN nam 53 tuổi, nhập viện<br />
vì tiểu máu. Nội soi bàng quang thấy bướu ở<br />
vách (P) bàng quang. CT Scan thấy ăn lan TLT,<br />
pT4aN1Mo. BN được mổ cắt bàng quang toàn<br />
phần; trong lúc mổ thấy có u ruột non 2 cm.<br />
GPB là TCC di căn.<br />
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC)<br />
của niệu mạc di căn ruột rất hiếm gặp. Hầu hết<br />
các trường hợp TCC di căn ruột nói riêng<br />
(đường tiêu hóa nói chung) thường chỉ được<br />
chẩn đoán sau mổ hoặc tình cờ nhờ làm<br />
autopsy(6).<br />
Theo Lehmann & cộng sự(5), chỉ phát hiện<br />
2.3% BN bị ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp<br />
di căn ruột trong khi phẫu thuật.<br />
Hoshi & cộng sự(4) báo cáo một trường hợp<br />
thủng hồi tràng do ung thư biểu mô tế bào<br />
chuyển tiếp di căn.<br />
Bệnh nhân của chúng tôi cũng bị di căn ruột<br />
non như các tác giả đã báo cáo.<br />
<br />
- Tại chỗ: ung thư xâm nhập vào các tạng<br />
xung quanh.<br />
<br />
Phẫu trị(3,7)<br />
Cắt bỏ toàn bộ thận và niệu quản<br />
(Nephroureterectomy).<br />
<br />
- Thông qua hệ bạch huyết, ung thư di<br />
chuyển đến các nơi khác của cơ thể.<br />
<br />
Cắt đoạn niệu quản (Segmental resection of<br />
the ureter).<br />
<br />
- Thông qua hệ tuần hoàn, ung thư xâm<br />
nhập vào hệ tĩnh mạch để đến các tạng khác của<br />
cơ thể.<br />
<br />
Cắt đốt nội soi bướu bàng quang<br />
(transurethral resection of bladder tumor).<br />
<br />
Khảo sát 107 trường hợp của các tác giả<br />
Babaian RJ, Johnson DE, Llamas L, Ayala AG(2),<br />
cho thấy di căn hạch vùng là 78 %, gan 38 %,<br />
phổi 36 %, xương 27 %, tuyến thượng thận 21 %,<br />
và ruột non 13 %.<br />
<br />
- Cắt đốt bướu bằng tia điện (fulguration).<br />
- Cắt bán phần thận (segmental resection of<br />
the renal pelvis).<br />
<br />
Trong y văn, chúng tôi thấy có một báo cáo<br />
của các giả Nhật Bản ghi nhận có 2 trường hợp<br />
Ung thư biểu mô chuyển tiếp của niệu mạc di<br />
căn ruột non(4):<br />
<br />
Bệnh nhân này của chúng tôi cũng được cắt<br />
bỏ toàn bộ thận, niệu quản & chóp bàng quang.<br />
Sau đó được cắt đốt nội soi bướu bọng đái do<br />
<br />
Các phương pháp phẫu trị khác:<br />
<br />
- Cắt đốt bướu bằng tia Laser (Laser<br />
surgery).<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
347<br />
<br />