NHIỄM KHUẨN DO PSEUDOMONAS
lượt xem 23
download
Trực khuẩn mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa) là trực khuẩn gram âm,di động,thường không có vỏ và không sinh nha bào.Vi khuẩn mọc dễ dàng ở tất cả môi trường nuôi cấy thông thường và ở trên thạch vi khuẩn tạo thành các khuẩn lạc óng ánh,mềm,không đều ,thường có mầu xanh-vàng óng ánh vì có hai sắc tố khuếch tán vào trong môi trường : pyocyanin và fluorescin.Pseudomonas sinh acid nhưng không sinh hơi khi lên men glucoza và thuỷ phân protein.Vi khuẩn có phản ứng oxydaza dương tính và sinh ammoniac từ agrinin.Người ta xác định một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHIỄM KHUẨN DO PSEUDOMONAS
- NHIỄM KHUẨN DO PSEUDOMONAS 1.BỆNH CĂN. Trực khuẩn mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa) là trực khuẩn gram âm,di động,thường không có vỏ và không sinh nha bào.Vi khu ẩn mọc dễ dàng ở tất cả môi trường nuôi cấy thông thường và ở trên thạch vi khuẩn tạo thành các khuẩn lạc óng ánh,mềm,không đều ,thường có mầu xanh-vàng óng ánh vì có hai sắc tố khuếch tán vào trong môi trường : pyocyanin và fluorescin.Pseudomonas sinh acid nhưng không sinh hơi khi lên men glucoza và thu ỷ phân protein.Vi khuẩn có phản ứng oxydaza dương tính và sinh ammoniac từ agrinin.Người ta xác định một số chủng khác nhau bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang hoặc định typ theo phagiơ.Không có bằng chứng về các chủng này thay đổi độc tính đối với người.Các chủng Pseudomonas khác : có thể gây nhiễm khuẩn ở người - P.maltophilia, - P.cepacia, - P.fluorescens, - P.testoteroni và 1
- - P.putida ) . Phần lớn các vi khuẩn này gây ra trong bệnh viện,hơn nữa,người ta cho rằng vi khuẩn gây nên nhiễm khuẩn huyết ,viêm màng trong tim,viêm xương tu ỷ ở những người nghiện ma tuý. 2.DỊCH TỄ HỌC . Vi khuẩn Pseudomonas có ở trên da của một số người bình thường,nhất là ở vùng nách và vùng hậu môn sinh dục.Vi khuẩn ít có trong phân người lớn không dùng kháng sinh.Trong đa số các trường hợp,vi khuẩn Pseudomonas như là nguồn lây thứ phát không độc hại,ở trên các vết thương nông hoặc ở đờm của bệnh nhân được điều trị kháng sinh.Thường ít gây tác hại bởi vì khi các vi khuẩn có nhiều nhạy cảm với kháng sinh bị tiêu diệt và các vi khuẩn Pseudomonas chỉ đơn thuần lấp đầy khoảng trống vi khuẩn đó.Tuy nhiên,đôi khi Pseudomonas gây nhiễm khuẩn ở tai,phổi,da hoặc ở đường tiết niệu của bệnh nhân,xảy ra sau khi vi khuẩn gây bệnh đầu tiên bị tiêu diệt bởi kháng sinh.Nhiễm khuẩn nặng xảy ra khi luôn có phối hợp với tổn thương các mô tại chỗ hoặc khi sức đề kháng của vật chủ bị giảm sút.Mặc dù các chủng Pseudomonas có nhiều yếu tố độc lực mạnh,nh ưng vi khuẩn ít khi gây bệnh ở người khoẻ mạnh.Bệnh nhân bị bệnh nhầy nhớt (cystic fibrosis ) hoặc giảm bạch cầu đa nhân dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn mủ xanh.Trẻ sơ sinh bị đẻ non,trẻ có dị dạng bẩm sinh,bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (thường điều trị kháng sinh ,các loại glucocorticoid hoặc thuốc chống ung th ư) 2
- bệnh nhân bỏng,những người già bị những bệnh làm cơ thể suy kiệt đều dễ bị nhiễm khuẩn do Pseudomonas. Phần lớn nhiễm khuẩn này thường hay xảy ra ở môi trường bệnh viện nhiễm khuẩn ngoại sinh do mắc phải vi khuẩn từ nguồn lây khác.Trong các bệnh viện,vi khuẩn được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau,thường có môi trường nước chung,như nước rửa bát,các dung dịch sát trùng và các loại thuốc nước.Vi khuẩn thường xuyên tìm thấy ở trong các bô đựng nước tiểu,ở trên các ống thông và trên bàn tay của nhân viên bệnh viện.Trong một số vụ dịch ,nhiễm khuẩn đ ường tiết niệu do Pseudomonas là do người lành mang vi khuẩn làm lây truyền từ bệnh nhân này đến bệnh nhân khác.Người ta đã thông báo những vụ dịch tương tự xảy ra trong số trẻ sơ sinh đẻ non ở các nhà sơ sinh,và phổ biến là nhiễm khuẩn chéo trong phòng điều trị bị bỏng.Dù rằng ở người lớn khoẻ mạnh người ta tìm thấy trực khuẩn mủ xanh ở đường tiêu hoá chỉ có khoảng 5%,nhưng tỷ lệ mang khuẩn gia tăng ở bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện. 3.SINH BỆNH HỌC. Cửa vào của vi khuẩn Pseudomonas thay đổi tuỳ theo lứa tuổi của bệnh nhân và tiền sử bệnh mắc sẵn. Trẻ sơ sinh và trẻ lớn thì da,cuống rốn,đường tiêu hoá là chủ yếu,ở người già thì đường tiết niệu thường là ổ tiên phát nhiều hơn.Nhiễm khuẩn thường khu trú ở da và các mô dưới da. Người bị bỏng,vùng dưới nơi loét có thể trở nên thâm nhiễm lan rộng,có các tế bào viêm và vi khuẩn,thường là ổ nhiễm 3
- khuẩn để gây nhiễm khuẩn huyết,một biến chứng có tỷ lệ tử vong cao nhất.Lan toả theo đường máu có đặc trưng bởi xuất hiện những nốt xuất huyết ở nhiều n ơi như da,tim,phổi,thận và màng não.Hình ảnh về mô học là hình ảnh của hoại tử và xuất huyết.Điển hình là các thành của tiểu động mạch bị thẩm lậu nặng bởi vi khuẩn và các mạch máu bị huyết khối một phần hoặc to àn bộ.Phần lớn các chủng trực khuẩn mủ xanh sinh ra một lớp nhớt giầu hydrat-carbon và cùng với thành của tế bào vi khuẩn tham gia vào tính chất kháng nguyên thân chịu nhiệt.Kháng thể đặc thù của typ huyết thanh kháng nguyên nhớt có tác dụng bảo vệ chống các mẫu gây bệnh thực nghiệm.Phần lớn các chủng được phân lập cũng sinh ra một số ngoại độc tố.Ngoại độc tố A,có nhiều tính chất gần giống tính chất của độc tố bạch hầu,l à độc tố mạnh nhất của trực khuẩn mủ xanh.Trong nhiễm khuẩn rất nặng do trực khuẩn mủ xanh, nồng độ cao kháng thể chống ngoại độc tố A tương quan với sự gia tăng tỷ lệ bệnh nhân sống. 4.BIỂU HIỆN LÂM SÀNG. Nhiễm khuẩn do Pseudomonas xuất hiện ở nhiều nơi,bao gồm da,các mô dưới da,xương và khớp,mắt,tai,xương chũm và các xoang hàm,màng não và các van tim.Cũng có thể nhiễm khuẩn huyết mà không phát hiện ra ổ nhiễm khuẩn tiên phát và cần đặt vấn đề lây do các thuốc tiêm tĩnh mạch,các dịch truyền tĩnh mạch hoặc các thuốc sát trùng dùng để sát trùng nơi chuẩn bị tiêm tĩnh mạch,nhất là khi phân lập được các chủng Pseudomonas khác ngo ài trực khuẩn mủ xanh. 4
- 4.1.Nhiễm khuẩn ở da và các mô dưới da : Các vi khuẩn Pseudomonas thường cấy được ở các vết thương ngoại khoa,loét do phình tĩnh mạch,loét nằm,các vết bỏng,nhất là sau khi điều trị kháng sinh.Các lô dò do lao hoặc do viêm xương tu ỷ có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát.Sự có mặt đơn thuần của Pseudomonas ở những n ơi này ít có ý nghĩa với điều kiện là vi khuẩn không nhân lên ở phần sâu của các mô dưới da và không xảy ra nhiễm khuẩn huyết.Nhiễm khuẩn ở da thường khỏi sau khi các mô chết được lấy đi hoặc bong ra.Pseudomonas có th ể làm móng tay xanh nhợt ở những người ngâm tay quá lâu trong nước ,trong xà phòng và các chất tẩy,khi tay họ có nấm móng hoặc bị chấn thương,Vi khuẩn thường cấy được ở dưới móng tay.Pseudomonas có thể gây viêm da khi tắm ở chỗ nước nóng.Nhiễm khuẩn này nhẹ và khỏi tự nhiên. 4.2.Viêm xương tu ỷ : Viêm xương tu ỷ do Pseudomonas thường ít gặp,trừ phi có biến chứng của nhiễm khuẩn huyết ,trích thuốc ma tuý vào tĩnh mạch hoặc vết thương .Nếu có vết thương ,nhất là ở trẻ em bị vết thương ở chân do dẫm phải đinh,nếu không đáp ứng với điều trị trong vòng 3-4 ngày thì nên cẩn thận xem với biến chứng viêm xương tu ỷ do Pseudomonas. 4.3.Nhiễm khuẩn ở tai,xương chũm và các xoang hàm : 5
- Viêm tai ngoài là thể phổ biến nhất của nhiễm khuẩn do Pseudomonas gây tổn thương ở tai.Bệnh đặc biệt gây khó chịu ở những vùng khí hậu nhiệt đới và có đặc tính là chẩy mủ và dịch thanh huyết mạn tính ở ống tai ngo ài.Nhiễm khuẩn ở tai nặng,nhất là ở những người bị đái tháo đường,tiến triển nhanh chính do Pseudomonas gọi là viêm tai ngoài ác tính.Trái với viêm tai ngoài thông thường,nhiễm khuẩn này cần phải xử trí khẩn trương gồm phẫu thuật ổ nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh.Viêm tai giữa và viêm xương chũm do bội nhiễm Pseudomonas thường xảy ra sau khi dùng kháng sinh diệt các vi khuẩn gram dương. 4.3.Nhiễm khuẩn mắt : Loét giác mạc là thể nặng nhất của nhiễm khuẩn mắt do Pseudomonas.Bệnh thường xảy ra sau chấn thương bị sầy da và có thể tiến triển đến viêm mủ toàn bộ mắt và phá hu ỷ nhãn cầu.Viêm kết mạc có mủ là biểu hiện của nhiễm khuẩn do Pseudomonas ở trẻ đẻ non.Lây do tiếp xúc với thấu kính hoặc nước rửa thấu kính có thể là nguyên nhân quan trọng của nhiễm khuẩn mắt do Pseudomonas. 4.4.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Pseudomonas là những vi khuẩn gây bệnh thông thường ở đường tiết niệu và thường phân lập được ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn đ ường tiết niệu bị thông niệu quản nhiều lần hoặc phẫu thuật về tiết niệu.Có vi khuẩn pseudomonas trong 6
- nước tiểu không phải là cách thức duy nhất và không thể phân biệt với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác về bệnh cảnh lâm sàng. 4.5.Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá : Người ta cho rằng Pseudomonas là nguyên nhân gây dịch ỉa chẩy ở trẻ sơ sinh.Hơn nữa một số trẻ sơ sinh chết do nhiễm khuẩn huyết ,khi mổ xác người ta thấy có những chỗ loét vô mạch,hoại tử cổ điển ở ruột của nhiễm khuẩn huyết do pseudomonas.Thể “ giống thương hàn” của nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas có đặc tính là sốt,đau cơ và ỉa lỏng xảy ra chủ yếu ở vùng nhiệt đới .Bệnh này cũng được gọi là sốt 13 ngày hoặc sốt Thượng Hải,khỏi tự nhiên và tiên lượng tốt. 4.6.Nhiễm khuẩn đường hô hấp : Viêm phổi nguyên phát do Pseudomonas ít gặp và cấy có vi khuẩn này ở đờm là do bội nhiễm khi hút các chất ở hầu-họng hoặc bội nhiễm sau khi các tạp khuẩn có nhậy cảm nhiều bị diệt do kháng sinh.Tạp khuẩn b ình thường ở hầu họng của bệnh nhân nằm viện thường được thay thế rất sớm bằng các trực khuẩn gram âm bao gồm cả pseudomonas.Nhiều trường hợp xaỷ ra trong bệnh viện,nhất là khi dùng thuốc an thần, có can thiệp đường hô hấp :đặt nội khí quản,hô hấp nhân tạo áp lực từng đợt,có thể làm thuận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp do cao Pseudomonas.Nhiễm khuẩn phổi thường kết hợp với nhiều ổ áp xe nhỏ.Người ta thường phân lập vi khuẩn ở đờm của bệnh nhân bị giãn phế quản,viêm phế quản mạn tính hoặc bệnh nhầy nhớt mà nhiễm khuẩn dai dẳng có nhiều đợt điều trị 7
- kháng sinh và vi khuẩn cũng thường phân lập được ở nơi mổ khí quản.Viêm phế quản hoặc viêm tiểu phế quản do Pseudomonas có thể là giai đoạn cuối cùng của bệnh nhầy nhớt và vi khuẩn phân lập được ở đờm của những bệnh nhân n ày thường có hình thể khuẩn lạc dạng nhầy đặc trưng khi cấy trên thạch. 4.7.Viêm màng não : Viêm màng não tự nhiên do Pseudomonas ít gặp,nhưng vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoảng dưới màng nhện do chọc dò tu ỷ sống,gây tê tu ỷ sống,đưa thuốc vào tu ỷ sống hoặc chấn thương ở đầu .Tạo rẽ tắt dòng ( shunt) trong não úng thu ỷ có thể bị lây nhiễm Pseudomonas và nếu thay thế hoặc loại bỏ rẽ tắt d òng là hy vọng tốt nhất để chữa khỏi. 4.8.Nhiễm khuẩn huyết : Khuynh hướng xâm nhập vào máu xảy ra ở bệnh nhân bị suy kiệt,trẻ đẻ non,trẻ có khuyết tật bẩm sinh ,bệnh nhân bị u lympho b ào,bệnh bạch cầu có các khối u ác tính khác và bệnh nhân cao tuổi bị phẫu thuật hoặc đặt dụng cụ ở đường mật,đường tiết niệu.Nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở bệnh nhân bị bỏng nặng.ở người lớn,nhiễm khuẩn huýêt do pseudomonas khó phân biệt với nhiễm khuẩn huyết do các chủng vi khuẩn khác,trừ phi có hai dấu hiệu : 8
- *Loét hoại tử ,tổn thương ngoài da cổ điển ,thường khu trú ở vùng hậu môn sinh dục hoặc vùng nách dưới dạng vùng tổn thương mầu đen đỏ tía,tròn,cứng,đường kính khoảng 1cm,ở giữa bị loét,chung quanh đỏ. *Hiếm hơn,xuất hiện nước tiểu màu xanh lục có lẽ do chất Verdoglobin sắc tố của hemoglobin.Người ta thường cấy được vi khuẩn ở tổn thương ngoài da và có thể là đầu mối để chẩn đoán sớm. 4.9.Viêm màng trong tim do vi khu ẩn : Một số trường hợp viêm màng trong tim bán cấp do Pseudomonas xảy ra sau khi phẫu thuật tim.Thường thường do chỉ khâu hoặc miếng vá bằng chất tổng hợp dùng đóng kín vách thông bị nhiễm vi khuẩn.Hy vọng tốt nhất để chữa khỏi là mổ lại,cắt bỏ mảng sùi và vật lạ.Viêm màng trong tim trên van tim bình th ường do Pseudomonas thường thấy ở bệnh nhân bị bỏng và ở những người nghiện ma tuý.Các áp-xe di căn vào xương,khớp,não,tuyến thượng thận và phổi là hậu quả thường gặp của viêm màng trong tim do Pseudomonas. 5.ĐIỀU TRỊ : 5.1.Nhiễm khuẩn khu trú, nông : -có thể rửa bằng acid acetic 1% hoặc điều trị tại chỗ bằng colistin hoặc polymyxin B. 9
- 5.2. Nhiễm khuẩn các mô sâu: -Mở thông và dẫn lưu mủ là chủ yếu kèm thêm dùng kháng sinh. -Đối với nhiễm khuẩn ở các mô nằm sâu và nhiễm khuẩn rất nặng như viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết thì phải điều trị bằng đường tiêm. + Những kháng sinh thuộc nhóm aminosid như tobramycin và gentamycin ức chế phần lớn các chủng Pseudomonas: Người ta thông báo vài trường hợp Pseudomonas kháng với Amikacin. +Ticarcillin và mezlocillin có tác dụng với phần lớn các chủng Pseudomonas,liều lượng 16g đến 20g một ngày. +Sự phối hợp aminosid với penicillin chống Pseudomonas thường được sử dụng để ngăn cản sự xuất hiện kháng thuốc trong điều trị v à làm tăng cường hoạt tính thuốc,nhất là ở bệnh nhân bị giảm bạch cầu hạt. + Ceftazidim kết hợp với một aminozid là điều trị có hiệu quả,nhất là đối với nhiễm khuẩn nặng. + Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon như là norfloxacin hoặc ciprofloxacin ,đạt nồng ở nước tiểu rất có tác dụng với trực khuẩn mủ xanh.Ciprofloxacin dùng uống kéo dài cũng có lợi trong điều trị viêm xương tu ỷ hoặc nhiễm khuẩn phổi do P.aeruginosa. 10
- *Sự nhậy cảm của Pseudomonas đối với kháng sinh có thay đổi,không kể P.aeruginosa : -Và một số chủng có thể kháng với aminosid.Một vài loại cephalosporin mới như cefoperazon và ceftazidim cũng có tác dụng ở in vitro đối với nhiều chủng của pseudomonas. -Lựa chọn cấp bách để sử dụng kháng sinh Imipenem –cilastatin nhưng nờn phối hợp với aminosid cú hiệu lực để trỏnh xuất hiện khỏng thuốc với bệnh nhân bỏng hoặc khoa săn sóc tích cực đôi khi có kết quả đối với những chủng Pseudomonas kháng lại nhóm õ-lactam thường dựng. 6.Dự phũng : Cẩn thận chỳ ý đến kỹ thuật vụ trựng và thực hành kiểm soỏt tốt nhiễm khuẩn cú thể làm giảm nhiễm khuẩn chộo trong bệnh viện.Dự phũng bằng khỏng sinh theo đường toàn thể để đề phũng sự xõm nhập và nhiễm khuẩn Pseudomonas đó bị thất bại rừ ràng và cần loại bỏ. Đó cú vaccin đa giỏ phũng Pseudomonas,cũng nh ư gamma globulin tăng kh ả năng miễn dịch.Thuốc sau đang trải qua việc đỏnh giỏ mạnh mẽ trong phũng bệnh và điờự trị nhiễm khuẩn Pseudomonas nặng. 7.Tiên lượng : thường là nặng 11
- Tỷ lệ tử vong trong nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas là 75 % và tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhõn cú sốc hoặc bệnh nặng kết hợp như là bỏng độ 3 lan rộng,bệnh bạch cầu hoặc đẻ non.Khi nhiễm khuẩn huyết cú đường vào từ đường tiết niệu và khụng cú sốc,tiờn lượng tốt .Nhiễm khuẩn khu trỳ đơn thuần không gõy tử vong. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh viêm màng não mủ
9 p | 246 | 34
-
Viêm màng não do vi khuẩn
7 p | 223 | 28
-
Thuốc điều trị viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh
5 p | 231 | 19
-
Viêm nang lông bệnh hay gặp trong mùa nóng
5 p | 167 | 16
-
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của loài gai ma vương (Tribulus terrestris L.) ở vùng đất cát tỉnh Bình Thuận
12 p | 89 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn