intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn dù không tiếp xúc nguồn bệnh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tháng 9 này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng, bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn gây ra. Trong số những bệnh nhân nhập viện trong tháng 9 này, không ít trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bệnh lí rất nặng như: hôn mê sâu, rối loạn ý thức, hoại tử toàn thân, phát ban toàn thân, suy thận nặng, giảm thính lực, liệt thần kinh sọ, suy hô hấp phải thở bằng máy… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm liên cầu khuẩn lợn dù không tiếp xúc nguồn bệnh

  1. Nhiễm liên cầu khuẩn lợn dù không tiếp xúc nguồn bệnh Trong tháng 9 này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng, bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn gây ra. Trong số những bệnh nhân nhập viện trong tháng 9 này, không ít trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bệnh lí rất nặng như: hôn mê sâu, rối loạn ý thức, hoại tử toàn thân, phát ban toàn thân, suy thận nặng, giảm thính lực, liệt thần kinh sọ, suy hô hấp phải thở bằng máy… Hầu hết những bệnh nhân nhập viện đều có tiếp xúc với lợn, thực phẩm chế biến từ thịt lợn và phần lớn trong số đó có ăn tiết canh lợn. Sáng ăn tiết canh, chiều hôn mê li bì Mới đây nhất Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 38 tuổi, ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, hôn mê sâu, hoại tử da, suy thận… sau khi ăn tiết canh lợn.
  2. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn là do ăn tiết canh được chế biến từ lợn bệnh. Theo thông tin ghi nhận được từ phía người nhà bệnh nhân, sau khi bệnh nhân này ăn tiết canh và lòng lợn ở chợ về thì bị đau đầu, sốt cao, buồn nôn… Tưởng anh bị cảm mạo thông thường, người nhà đã đi mua thuốc cảm, rồi đánh gió nhưng tình trạng không hề được cải thiện. Vài giờ sau đó, bệnh nhân dần rơi vào tình trạng hôn mê sâu, người nhà mới tá hỏa vội vàng đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để khám và điều trị. Tại đây, các bác sỹ kết luận, bệnh nhân bị mắc bệnh liên cầu lợn do ăn phải thực phẩm chế biến từ lợn bệnh và ngay lập tức được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị. Một bệnh nhân bị hôn mê sâu và hoại tử chi dưới do mắc liên cầu lợn đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
  3. Theo kết quả nuôi cấy phân lập, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn. Sau gần 1 tháng điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng diễn biến bệnh vẫn còn rất phức tạp và cần được theo dõi sát sao. “Đã qua giai đoạn nguy hiểm, nhưng diễn biến bệnh vẫn chưa thể nói trước được điều gì. Bệnh nhân bị hoại tử nhiều ở chân có khả năng sẽ phải cắt bỏ một phần chi…”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết về tình trạng của bệnh nhân nam này. Bỗng dưng nhiễm khuẩn liên cầu lợn Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn là do bị lây lan khi tiếp xúc với lợn bệnh, ăn tiết canh lợn, thực phẩm chế biến từ lợn… Tuy nhiên, một số bệnh nhân chưa bao giờ tiếp xúc với mầm bệnh cũng bỗng dưng bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay đã có gần 50 bệnh nhân nhập viện do liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh không tìm thấy mối liên quan với các thực phẩm có nghi ngờ. Trường hợp bệnh nhân Trần Thu Thủy, 22 tuổi, ở Hà Nội, đang điều trị bệnh liên cầu lợn tại viện là một ví dụ. Trước và sau thời điểm có những biểu hiện lâm sàng, đau đầu, sốt cao, ù tai, buồn nôn, rối loạn ý thức, hôn mê… Thủy không hề tiếp xúc với bất cứ môi trường mầm bệnh nào hay với bất cứ một thực phẩm nào có nghi ngờ ủ bệnh. Qua điều tra dịch tễ và nuôi cấy, các bác sỹ cũng không tìm thấy mối liên quan trực tiếp như hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh trước đây. “Thông thường bệnh nhân bị mắc liên cầu lợn đều có tiếp xúc với lợn mắc bệnh hoặc
  4. ăn tiết canh, lục phủ ngũ tạng làm từ lợn bệnh, nhưng trường hợp bệnh nhân Thủy và một số bệnh nhân nhập viện gần đây không có mối liên hệ đó…”, bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết. Bác sĩ Hà nhận định: Vi khuẩn liên cầu lợn cũng như các vi khuẩn khác là có thế tồn tại ở môi trường tự nhiên lâu hơn virus. Nhưng để nói con đường lây lan của liên cầu khuẩn đã thay đổi như thế nào cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá mới có câu trả lời chính xác. Không loại trừ vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác. Cần cẩn trọng và biết tự báo vệ khi tiếp xúc với môi trường dễ ủ và lây bệnh liên cầu lợn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2