intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội

Chia sẻ: Xuân Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

98
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết có nội dung tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông, nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông nhằm đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở. Mời các bạn tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong<br /> một số trường trung học phổ thông huyện Đan<br /> Phượng – Hà Nội<br /> Bùi Thị Thoa<br /> Trường Đại học Giáo dục<br /> Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên<br /> Người hướng dẫn: TS. Ngô Thu Dung, TS. Bùi Thị Thúy Hằng<br /> Năm bảo vệ: 2012<br /> Abstract: Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học<br /> sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường<br /> của học sinh trung học phổ thông. Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các<br /> hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở.<br /> Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học đường; Phổ thông trung học; Trợ giúp tâm lý<br /> Content<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tình trạng<br /> nghèo nàn, lạc hậu dần dần được khắc phục. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người, mọi<br /> nhà đang từng bước được cải thiện. Song xã hội (XH) càng phát triển thì những vấn đề của<br /> đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Các hoạt<br /> động tham vấn tâm lý (TVTL) xuất hiện và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của<br /> xã hội, nhất là ở những đô thị đông dân. Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình<br /> tham vấn khác nhau, trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành một nhu cầu cấp<br /> bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ<br /> đóng vai trò quan trọng đối với học sinh (HS), sinh viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo<br /> viên, phụ huynh HS – những người có liên quan đến sự nghiệp “trồng người”.<br /> Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu<br /> ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào<br /> đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng<br /> thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu<br /> <br /> biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước<br /> những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS trong nhà trường phổ thông có thể có những rối<br /> loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính<br /> toán…), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như<br /> vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo…). Hậu quả là ngày càng có nhiều HS gặp<br /> không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng<br /> như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy,<br /> những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ.<br /> Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm lý học<br /> đường cho HS. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS trong nhà trường sẽ<br /> giúp cho giáo viên và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và<br /> phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng<br /> đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các<br /> hoạt động trợ giúp tâm lý trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến; một<br /> số trường phổ thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM)<br /> có lập các phòng tư vấn nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao. Riêng ở huyện Đan Phượng<br /> – thành phố Hà Nội, hiện nay chưa có trường phổ thông nào trên địa bàn huyện thành lập<br /> phòng tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho HS; tổ chức hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS tại các<br /> trường phổ thông còn rất ít. Các em chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt<br /> động trợ giúp tâm lý. Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý trong trường học của của<br /> HS là rất cần thiết, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các mức độ khác nhau<br /> để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu<br /> cầu của các em.<br /> Từ lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của<br /> học sinh một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội” để<br /> nghiên cứu.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT nhằm đề<br /> xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường<br /> học.<br /> 3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> -Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT<br /> <br /> -Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT<br /> -Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ<br /> sở.<br /> 4. Khách thể nghiên cứu<br /> Tổng số lượng khách thể nghiên cứu: 516 học sinh<br /> Trong đó:<br /> <br /> 248 học sinh trường THPT Đan Phượng<br /> 268 học sinh trường THPT Hồng Thái<br /> <br /> (Số khách thể này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên)<br /> Tại các trường, chúng tôi lựa chọn khách thể ngẫu nhiên ở cả 3 khối: khối 10, khối 11, khối<br /> 12 để làm tăng tính khách quan và đa dạng của kết quả nghiên cứu.<br /> 5. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh một số trường trung học phổ thông<br /> huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội.<br /> 6. Giả thuyết nghiên cứu<br /> - Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng<br /> rất đa dạng và phong phú. Có sự khác nhau nhưng không nhiều về mức độ và sự biểu hiện<br /> nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường giữa các nhóm khách thể.<br /> - Học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng hầu như chưa được tiếp cận với các hoạt<br /> động trợ giúp tâm lý học đường vì nhiều lý do khác nhau.<br /> - Phần lớn khách thể vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường.<br /> 7. Phạm vi nghiên cứu<br /> -Về địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Đan Phượng – thành phố Hà Nội<br /> Trường THPT Hồng Thái – thành phố Hà Nội<br /> -Về thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 04/2011 đến<br /> 05/2012<br /> 8. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Để nghiên cứu và thực hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn những phương pháp nghiên cứu<br /> sau:<br /> -<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp quan sát<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp phỏng vấn sâu<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học<br /> <br /> 9. Cấu trúc luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính<br /> của luận văn được trình bày trong 3 chương.<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận<br /> Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br /> CHƢƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN<br /> 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu tâm lý học đƣờng<br /> 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại nước ngoài<br /> Tâm lý học đường là một nhánh của nghành Tâm lý học được ra đời vào những năm<br /> đầu thế kỷ XX tại Mỹ.<br /> Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này<br /> khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” và Frank<br /> Parsons, được xem như là cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi là Khải đạo), khi ông giới<br /> thiệu cuốn sách “Lựa chọn một nghề” (Choosing a Vocation) (1909), trong đó ông trình bày<br /> những phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân với một nghề nghiệp.<br /> Năm 1927, chuyên nghành Tâm lý học đường đầu tiên được đào tạo tại trường Đại<br /> học New York bao gồm đào tạo đại học và sau đại học.<br /> Sau những năm 30 của thế kỷ XX, Hiệp hội các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ được thành<br /> lập nhưng loại trừ các nhà tâm lý học đường vì không có bằng tiến sĩ – một yêu cầu đối với<br /> những thành viên.<br /> Đến năm 1997, tiêu chuẩn quốc gia dành cho các hoạt động tham vấn, hỗ trợ tâm lý<br /> học đường xuất hiện. Kể từ đó, nghành Tâm lý học đường được xem như là đã ra đời.<br /> Hiện nay, Hiệp hội các nhà Tâm lý học đường Hoa Kỳ được xem như là nguồn tham<br /> khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường của hầu hết các<br /> nước trên thế giới. Ngày nay, các dịch vụ tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường đã trở nên phổ<br /> biến và không thể thiếu được trong các trường học, các cơ sở đào tạo ở Anh, Pháp, Nga,<br /> Đức…. và nhiều quốc gia khác trên thế giới.<br /> <br /> Ở Nga, hoạt động trợ giúp tâm lý xuất hiện muộn hơn vào khoảng những năm 80 của<br /> thế kỷ XX cùng với những thực nghiệm tâm lý nhằm ứng dụng Tâm lý học vào các trường<br /> học của thành phố Mátxcơva. Tại đây, chính sự xuất hiện nhiều chương trình, nhiều phương<br /> pháp dạy học khác nhau, các cơ sở đào tạo mới ra đời và sự xuất hiện của các giá trị mới như<br /> tự do tư duy, tính tích cực…. đã thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ vừa ra đời này.<br /> 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại Việt Nam<br /> Hiện nay, Tâm lý học đường trên thế giới đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tuy<br /> nhiên, ở nước ta, Tâm lý học đường vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các hoạt động<br /> tham vấn, trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên còn chưa được đầu tư và quan<br /> tâm đúng mức.<br /> Trước đây, trong thời gian chiếm đóng miền Nam Việt Nam, Mỹ đã cho triển khai các<br /> hoạt động Khải đạo trong các trường học. Đến năm 1975, khi miền Nam được giải phóng,<br /> cách thức tiếp cận với giáo dục đã thay đổi làm cho hoạt động này không còn tồn tại trong<br /> các trường học với đúng nghĩa của nó nữa.<br /> Năm 1984, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ và tâm bệnh N-T do bác sĩ Nguyễn Khắc<br /> Viện thành lập đã trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát triển nghề tham vấn trong đó có lĩnh<br /> vực tâm lý trẻ em và gia đình. Phương châm nghiên cứu của trung tâm là chiết trung, không suy<br /> tôn một trường phái nào, không lấy một học thuyết nào làm chính thống. Phương pháp nghiên<br /> cứu chủ yếu là nghiên cứu sâu từng trường hợp.<br /> Ngoài ra phải kể đến các công trình nghiên cứu của Viện tâm lý học, khoa Tâm lý –<br /> giáo dục của trường Đại học Sư Phạm, khoa Tâm lý học – trường Đại học khoa học xã hội và<br /> nhân văn, các tổ bộ môn tâm lý - giáo dục các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả<br /> nước. Đó là những cơ sở không chỉ đào tạo nghảnh tâm lý, giáo dục mà còn là những cơ sở<br /> nghiên cứu về tâm lý học đường ở nước ta.<br /> Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh, sinh viên có điều kiện phát<br /> triển về thể lực, trí lực về kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi quan trọng do<br /> sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Những áp lực này đã<br /> tạo nên những khó khăn tâm lý rất nhiều và các em cần tới sự trợ giúp.<br /> Những nghiên cứu đã phần nào cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học sinh<br /> hay gặp phải là rất đa dạng. Học sinh ở bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những<br /> rối nhiễu này. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết. Với<br /> những hiệu quả mà dịch vụ mang lại, chắc chắn sẽ góp phần giúp các em giải quyết các khó<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2