intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu về đào tạo và rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: ViOlympus ViOlympus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên định hướng và xây dựng hình mẫu sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, sống có lí tưởng, giỏi nghiệp vụ, vững chuyên môn, trở thành công dân toàn cầu. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống giáo dục kiến thức về kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ thì việc đào tạo “kĩ năng mềm” cho sinh viên là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Bài viết trình bày một số kết quả về nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu về đào tạo và rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 59-62<br /> <br /> NHU CẦU VỀ ĐÀO TẠO VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Đỗ Hương Giang - Cao Đức Minh - Lèng Thị Lan<br /> Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên<br /> Ngày nhận bài: 10/10/2018; ngày sửa chữa: 20/10/2018; ngày duyệt đăng: 25/10/2018.<br /> Abstract: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry orients and builds up a model for<br /> students with good political and ethical qualities, ideal, professional and professional manner,<br /> becoming a global citizen.In addition to building a career and career education system, soft skills<br /> training for students is very important in the current period. However, this work still faces many<br /> difficulties and challenges. The article presents results of the demand of soft skills training for<br /> students in Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry.<br /> Keywords: Demand, soft skills, students, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry.<br /> 1. Mở đầu<br /> Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên được thành<br /> lập năm 1970, hiện nay là một đơn vị thành viên của Đại<br /> học Thái Nguyên. Trải qua 48 năm xây dựng và phát<br /> triển, nhà trường đã trở thành một trung tâm đào tạo và<br /> chuyển giao khoa học - công nghệ hàng đầu Việt Nam<br /> về nông, lâm nghiệp, quản lí tài nguyên và môi trường<br /> cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Theo<br /> bảng xếp hạng mới nhất của Webometrics, Trường Đại<br /> học Nông lâm Thái Nguyên được xếp hạng thứ 13 ở Việt<br /> Nam và hạng 4.103 trên thế giới. Hàng năm, trường<br /> tuyển hơn 3.000 sinh viên (SV) cho 18 ngành, 24 chuyên<br /> ngành bậc đại học các hệ chính quy và hệ vừa làm vừa<br /> học, khoảng 500 học viên vào học 9 ngành đào tạo thạc<br /> sĩ và 8 ngành đào tạo tiến sĩ.<br /> Năm học 2010-2011, nhà trường đã tổ chức đào tạo<br /> ngành Khoa học & Quản lí môi trường theo chương trình<br /> tiên tiến từ Đại học California Davis (Hoa Kì). Nhà trường<br /> luôn duy trì số lượng SV khoảng 14.000 SV các hệ bậc đại<br /> học; hơn 100 SV quốc tế; hơn 1.000 học viên cao học và<br /> nghiên cứu sinh. Báo cáo phát triển Việt Nam 2014 của<br /> Ngân hàng thế giới đã chỉ ra rằng: “việc trang bị cho người<br /> lao động những kĩ năng cần thiết sẽ là một phần quan<br /> trọng trong những nỗ lực của Việt Nam để tăng tốc độ tăng<br /> trưởng kinh tế và tiếp tục tiến trình hiện đại hóa nền kinh<br /> tế trong thập kỉ tới và xa hơn nữa” [1; tr 3].<br /> Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để SV sau khi<br /> ra trường thích ứng nhanh với môi trường công việc và<br /> có thể vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành đã được<br /> học, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng? Đây là<br /> điều mà không những chính bản thân SV cần phải quan<br /> tâm khi đang ngồi trên giảng đường mà còn đòi hỏi sự<br /> quan tâm của các cơ sở đào tạo, trong đó có Ban Giám<br /> hiệu và các khoa của nhà trường. Bởi lẽ, việc làm cho SV<br /> sau khi tốt nghiệp là một trong những mục tiêu quan<br /> <br /> 59<br /> <br /> trọng để đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo của các<br /> trường đại học. Tuy nhiên, Trường Đại học Nông lâm<br /> còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình<br /> triển khai đào tạo chính thức kĩ năng mềm (KNM) cho<br /> SV các khoa, ngành trong trường.<br /> Bài viết trình bày một số kết quả về nhu cầu đào tạo<br /> KNM cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm - Đại học<br /> Thái Nguyên.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Khái niệm về kĩ năng mềm<br /> Xét về góc độ thuật ngữ, có khá nhiều quan niệm hay<br /> định nghĩa khác nhau về KNM.<br /> Tác giả Forland, Jeremy “KNM là một thuật ngữ thiên<br /> về mặt xã hội để chỉ những KN có liên quan đến việc sử<br /> dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái<br /> độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người<br /> với người. Nói khác đi, đó là KN liên quan đến việc con<br /> người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân<br /> khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng” [2].<br /> Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa “KNM là<br /> khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với<br /> môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ<br /> chuyên môn và kiến thức. KNM không phải là yếu tố<br /> bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu<br /> biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường<br /> và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình<br /> diện cá nhân và cả công việc” [3].<br /> Như vậy, có thể hiểu KNM là những biểu hiện cụ thể<br /> của năng lực hành vi và trí tuệ mà con người tích lũy<br /> được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc<br /> thuận lợi và đạt được hiệu quả.<br /> 2.2. Kết quả nghiên cứu<br /> Năm học 2017-2018, chúng tôi tiến hành điều tra 200<br /> bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục<br /> Email: nguyendohuonggiang@tuaf.edu.vn<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 59-62<br /> <br /> vụ cho việc phân tích và đánh giá nhu cầu học KNM của<br /> SV Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Ngoài ra,<br /> còn thực hiện 15 phỏng vấn sâu SV, 05 giảng viên (GV)<br /> nhằm tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến nhu cầu và<br /> đánh giá thực trạng của người học đối với học tập KNM<br /> đó là nhu cầu về đào tạo, nhận thức của SV về KNM,<br /> sự cần thiết của môn học đối với SV Trường Đại học<br /> Nông lâm.<br /> Đối với SV Trường Đại học Nông lâm, khi được hỏi<br /> Bạn đánh giá tầm quan trọng của KNM trong công việc<br /> và học tập như thế nào?, có 51,0% cho rằng hoạt động<br /> giảng dạy KNM là “Cần thiết”, 16,5% lựa chọn phương<br /> án “Rất cần thiết”. Như vậy, có thể thấy rằng có số đông<br /> SV đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động giảng<br /> dạy KNM. Điều này đã thể hiện SV hiểu đúng đắn về<br /> tầm quan trọng của giảng dạy KNM đối với mình, từ sự<br /> nhận thức này nó sẽ dẫn tới sự tham gia học tập, hoạt<br /> động ngoại khóa của SV để nâng cao năng lực chính trị<br /> tư tưởng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 25,0% số<br /> người được hỏi thờ ơ với hoạt động giảng dạy KNM khi<br /> lựa chọn phương án “bình thường”. Đặc biệt, 7,0% cho<br /> rằng hoạt động giảng dạy KNM là “không cần thiết”, có<br /> 1 SV (0,5%) cho rằng “rất không cần thiết”. Như vậy,<br /> bên cạnh số lượng lớn SV nhận thức sự cần thiết, tầm<br /> quan trọng của hoạt động giảng dạy KNM thì vẫn còn số<br /> ít SV, vẫn nhận thức chưa đúng đắn về vai trò của hoạt<br /> động giảng dạy KNM (bảng 1).<br /> Bảng 1. Sự cần thiết của KNM với SV Trường Đại học<br /> Nông lâm Thái Nguyên<br /> Tần số (người)<br /> <br /> Tần suất<br /> (%)<br /> <br /> 1. Rất cần thiết<br /> <br /> 33<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> 2. Cần thiết<br /> <br /> 102<br /> <br /> 51,0<br /> <br /> 3. Bình thường<br /> <br /> 50<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> 4. Không cần thiết<br /> <br /> 14<br /> <br /> 7,0<br /> <br /> 5. Rất không cần thiết<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Mức độ<br /> <br /> dạy của GV tại lớp học là hoạt động đa dạng, phức tạp;<br /> là tác động có mục đích và tích cực vào toàn bộ quá trình<br /> nhận thức của người học. Luật Giáo dục ban hành năm<br /> 2005 cũng đề cập đến yêu cầu về phương pháp trong hệ<br /> thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay: “phải phát<br /> huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của<br /> người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,<br /> khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn<br /> lên”. Bởi vậy, mỗi GV giảng dạy bậc đại học phải là quá<br /> trình đánh thức, phát huy tiềm năng vốn có của SV, khơi<br /> dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở họ bằng các<br /> phương pháp giảng dạy tích cực. Phương pháp tích cực<br /> trong giảng dạy đại học là cách thức làm việc của người<br /> GV chuyển từ địa vị người dạy chuyển sang địa vị người<br /> thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập<br /> sáng tạo cho SV.<br /> “Các phương pháp giảng dạy tích cực tôi đã áp dụng<br /> như: phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu vấn đề,<br /> phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai,<br /> phương pháp trực quan (sử dụng các phương tiện như:<br /> máy vi tính, bảng điện tử, máy chiếu đa năng Projector,<br /> giấy khổ to, bút dạ…)” (PVS, nữ, GV, môn Toán).<br /> “Tôi luôn cố gắng tạo cảm giác thoải mái nhất khi<br /> lên lớp với SV, tôn trọng bản sắc cá nhân của các em,<br /> không quá yêu cầu cao với các em SV năm nhất, đặt địa<br /> vị của mình vào nhiệm vụ người hướng dẫn, định hướng<br /> kiến thức cho các em nên môn học của tôi là môn Vật lí,<br /> tuy khô khan nhưng các em vẫn ủng hộ rất tích cực”<br /> (PVS, nam, GV, môn Vật lí).<br /> “Học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, các em vẫn kêu<br /> ca có quá nhiều ngày và mốc thời gian phải nhớ, bộ môn<br /> chúng tôi thay đổi và tổ chức các hình thức dạy học đa<br /> dạng phong phú giúp SV nắm vững nội dung tri thức và<br /> KN, chú trọng việc nhận xét, động viên, góp ý SV trong<br /> quá trình học tập. Kết quả học tập của SV được đánh giá<br /> dựa trên mục tiêu giáo dục và các mức năng lực đạt được<br /> như thế nào sau khi kết thúc một môn học” (PVS, Nữ,<br /> Trưởng bộ môn Lí luận chính trị).<br /> <br /> (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)<br /> Khi được hỏi thêm: KNM quyết định bao nhiêu phần<br /> trăm trong sự thành công của bạn sau này? thì câu trả lời<br /> là chiếm trung bình 43,3%.<br /> Khi được hỏi về KNM có cần thiết với SV không, có<br /> 1 GV đã cho rằng: “Ý thức của SV vẫn là điều chủ yếu để<br /> họ có thể trang bị KN hiệu quả nhất. Nếu họ tự giác nhận<br /> thấy rằng, những KNM là rất quan trọng để bước vào<br /> đời thì sẽ tự tìm ra cách trau dồi thiết thực nhất”. Học kì<br /> 2 năm học 2017-2018, nhà trường đưa chương trình<br /> giảng dạy môn KNM cho SV khóa 49. Tuy nhiên, năm<br /> học 2018-2019 lại không thực hiện nữa. Hoạt động giảng<br /> <br /> 60<br /> <br /> Việc thay đổi, điều chỉnh thời lượng giảng dạy và<br /> những thách thức đặt ra cho đội ngũ GV hiện nay, đòi<br /> hỏi trước hết phải thay đổi chính mình, nâng cao trình độ<br /> chuyên môn, cập nhật thông tin, kiến thức mới và linh<br /> hoạt sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, “lấy người<br /> học - SV làm trung tâm”, để dạy cách học trở thành một<br /> trong những mục tiêu đào tạo chứ không chỉ là một trong<br /> những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.<br /> Những phương pháp thường xuyên được các GV nhà<br /> trường thực hiện: Tổ chức các câu lạc bộ, đội, nhóm<br /> trong nhà trường thường xuyên hoạt động, sinh hoạt<br /> trong và ngoài giờ lên lớp (67,0%); giao bài tập cho SV<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 59-62<br /> <br /> Bảng 2. Mức độ thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực cho SV (%)<br /> (Kí hiệu: RTX: Rất thường xuyên; TX: Thường xuyên; ITX: Ít thường xuyên; KTH: Không thực hiện)<br /> Mức độ thực hiện (%)<br /> <br /> Các phương pháp giảng dạy tích cực cho SV<br /> RTX<br /> Tổ chức các câu lạc bộ, đội, nhóm trong nhà trường thường xuyên hoạt<br /> 20,5<br /> động, sinh hoạt trong và ngoài giờ lên lớp<br /> Giao bài tập cho SV chuẩn bị trước và tìm kiếm tài liệu tại thư viện<br /> nhà trường, phòng đọc, phòng tra cứu; trang bị tủ sách pháp luật tại<br /> 15,5<br /> các lớp học, sách, báo, tạp chí và trên các phương tiện thông tin, truyền<br /> thông khác<br /> Tổ chức lồng ghép các hoạt động giảng dạy với hoạt động ngoại khóa,<br /> giao lưu, trao đổi thông tin gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày<br /> 23,5<br /> truyền thống của nhà trường<br /> Yêu cầu SV cập nhật các thông tin thời sự trong nước và thế giới qua<br /> các bài học trên lớp qua điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nối<br /> 5,5<br /> mạng<br /> Lấy người học là trung tâm, tôn trọng bản sắc của SV<br /> 5,5<br /> (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)<br /> chuẩn bị trước và tìm kiếm tài liệu tại thư viện nhà<br /> trường, phòng đọc, phòng tra cứu; trang bị tủ sách pháp<br /> luật tại các lớp học, sách, báo, tạp chí và trên các phương<br /> tiện thông tin, truyền thông khác (73,0%), Tổ chức lồng<br /> ghép các hoạt động giảng dạy với hoạt động ngoại khóa,<br /> giao lưu, trao đổi thông tin gắn với các sự kiện, ngày hội,<br /> ngày lễ, ngày truyền thống của nhà trường (53,0%). Bên<br /> cạnh đó, các GV thực hiện cũng cần tăng cường Lấy<br /> người học là trung tâm, tôn trọng bản sắc của SV vì theo<br /> khuôn mẫu giảng dạy truyền thống nên còn ít thực hiện<br /> thường xuyên (51%); thậm chí hoạt động: Yêu cầu SV<br /> cập nhật các thông tin thời sự trong nước và thế giới qua<br /> các bài học trên lớp qua điện thoại thông minh hoặc máy<br /> tính kết nối mạng (45,5%) chưa được thực hiện phổ biến<br /> ở tất cả các môn học.<br /> Tại Trường Đại học Nông lâm, chương trình đào tạo<br /> trình độ đại học được áp dụng là đào tạo theo tín chỉ<br /> không tổ chức theo năm học mà theo học kì. Một năm<br /> học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kì, mỗi chương<br /> trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính<br /> theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của SV, SV<br /> tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì<br /> được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.<br /> Với hình thức đào tạo theo tín chỉ, SV phải tự đăng<br /> kí lịch học, SV không đăng kí sẽ không có lịch học. Vì<br /> vậy mà đào tạo theo tín chỉ yêu cầu SV phải nắm rõ<br /> chương trình học, nội dung đào tạo. Ngoài ra, SV được<br /> chủ động sắp xếp lịch học cho phù hợp với bản thân. Việc<br /> đó giúp ích rất nhiều cho các bạn SV trong rèn luyện kĩ<br /> <br /> 61<br /> <br /> TX<br /> <br /> Ít TX<br /> <br /> KTH<br /> <br /> 67,0<br /> <br /> 9,5<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 73,0<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 8,5<br /> <br /> 53,0<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 13,5<br /> <br /> 35,5<br /> <br /> 45,5<br /> <br /> 25,5<br /> <br /> 51,0<br /> <br /> 18,0<br /> <br /> năng lập kế hoạch và tổ chức công việc và bắt đầu bằng<br /> chính việc lên kế hoạch học tập cho chính bản thân. Việc<br /> nâng cao sự chủ động của SV trong giờ học được đặt lên<br /> hàng đầu. Có thể nói trong đào tạo theo tín chỉ, đối với<br /> SV tự học là vấn đề quan trọng nhất, SV phải tự học ngay<br /> trên lớp, lên lớp là làm việc và học tập để đạt hiệu quả<br /> cao nhất. Yêu cầu đối với các KNM là hết sức cần thiết.<br /> Tuy nhiên, vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.<br /> Việc thực hiện KNM ở mức độ cao chỉ đạt 7%: SV<br /> biết lập kế hoạch, tổ chức công việc của bản thân một cách<br /> hợp lí, thường xuyên thực hiện đúng các nội dung công<br /> việc đã được xây dựng trong kế hoạch, biết cách ghi chép<br /> bài giảng của thầy cô một cách khoa học, biết cách tự học,<br /> tự nghiên cứu thông qua việc tìm kiếm và đọc tài liệu tham<br /> khảo để mở rộng, cập nhật các thông tin phục vụ cho việc<br /> học tập. Hầu hết, SV còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức<br /> học tập bản thân, thậm chí việc ghi chép bài vẫn còn nhiều<br /> sai sót do khả năng ngôn ngữ tiếng Việt của các em còn<br /> hạn chế. Các KNM của SV thực hiện ở mức độ trung bình<br /> đạt 48,7%: SV có thể lập kế hoạch học tập nhưng chưa<br /> thường xuyên thực hiện đúng các nội dung trong kế hoạch,<br /> ghi chép bài đầy đủ nhưng chưa khoa học, chưa tích cực,<br /> chưa thường xuyên tìm kiếm và đọc sách, tài liệu tham<br /> khảo liên quan đến môn học. Theo kết quả điều tra có SV<br /> cho rằng họ chỉ đạt được KN học tập ở mức độ trung bình.<br /> Các KNM thực hiện ở mức độ thấp. SV không lập kế<br /> hoạch học tập hoặc chưa lập kế hoạch học tập sát với thực<br /> tế nên thường xuyên không thực hiện được, không ghi bài<br /> hoặc không biết cách ghi bài; thường xuyên không tìm<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 59-62<br /> <br /> kiếm và tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn học<br /> (chiếm đến 45%). Vậy một vấn đề đặt ra là tại sao nhu<br /> cầu học tập KNM của SV hình thành ở mức độ cao<br /> nhưng việc được huấn luyện và đào tạo KN một cách bài<br /> bản cho SV chỉ đạt được ở mức độ thấp, trung bình là<br /> chủ yếu? (xem biểu đồ).<br /> <br /> đội; rèn luyện sự nhạy bén, sự tự tin, vững vàng trong<br /> giao tiếp; suy nghĩ lạc quan, tư duy tích cực và sáng tạo<br /> trong học tập cũng như công việc; phát huy tối đa điểm<br /> mạnh của bản thân từ đó có thể phát triển bản thân một<br /> cách nhanh nhất và tốt nhất; định hướng công việc của<br /> mình, biết cách soạn hồ sơ xin việc và trả lời<br /> các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, từ<br /> đó SV có đủ khả năng và tự tin khi đi xin việc<br /> làm; tăng cường khả năng giao tiếp và thích<br /> nghi; lập kế hoạch trong tổ chức công việc...<br /> Mức độ cao<br /> Đây là mục tiêu phát triển tương lai của<br /> 7%<br /> Trường Đại học Nông lâm nói riêng và cũng<br /> 48%<br /> Mức độ thấp<br /> là của các trường đại học trên cả nước nói<br /> 45%<br /> chung, góp phần đưa nhà trường từng bước<br /> trở thành một trong những trung tâm hàng đầu<br /> Mức độ trung<br /> của Việt Nam và có uy tín trong khu vực<br /> bình<br /> Đông Nam Á trong đào tạo, nghiên cứu và<br /> chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực<br /> nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển nông<br /> thôn, quản lí tài nguyên và môi trường, chủ<br /> Biểu đồ. Đánh giá mức độ thực hiện KNM của SV<br /> Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (đơn vị tính %)<br /> động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.<br /> (Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm tác giả)<br /> Mỗi SV cần dựa trên những khả năng của bản thân, Tài liệu tham khảo<br /> mục tiêu nghề nghiệp cụ thể trong tương lai để xây dựng<br /> [1] Ngân hàng thế giới (2014). Báo cáo phát triển Việt<br /> kế hoạch, lộ trình rèn luyện qua mỗi học kì và mỗi năm<br /> Nam 2014, Phát triển kĩ năng: Xây dựng lực lượng<br /> học. Để khi ra trường, sẽ tự tin với năng lực của mình<br /> lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở<br /> cùng với bộ hồ sơ tìm việc hoàn hảo, đặc biệt là các KNM<br /> Việt Nam. Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam,<br /> đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. SV cũng cần đa<br /> Hà Nội.<br /> dạng hóa các hình thức học hỏi, phương pháp rèn luyện [2] Đại học Quốc gia Hà Nội (2010). Hướng dẫn số<br /> KNM: cách tốt nhất để trau dồi KNM là phải luyện tập,<br /> 3109/HD-ĐHQGHN ngày 29/10/2010 về Xây dựng<br /> học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời<br /> và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu<br /> mỗi khi gặp các tình huống cần thiết. SV có thể tham gia<br /> ra ở Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> các khóa học KNM tại các trung tâm phát triển kĩ năng [3] Forland - Jeremy (2006). Managing Teams and<br /> của các trường đại học, hoặc cũng có thể tham gia học tại<br /> Technology. UC Davis, Graduate School of<br /> cổng đào tạo trực tuyến... SV không thể thành thạo các<br /> Management.<br /> KNM này chỉ sau một vài khóa học mà cần được trau dồi [4] Bộ môn Tiếng Việt - Xã hội học, Khoa Khoa học<br /> hàng ngày qua quá trình làm việc và đúc kết kinh nghiệm<br /> Cơ bản (2017). Bài giảng Kĩ năng mềm (tài liệu lưu<br /> thực tế của chính bản thân mình. Mỗi SV cần dựa trên<br /> hành nội bộ). Trường Đại học Nông lâm Thái<br /> Nguyên.<br /> những khả năng của bản thân, mục tiêu nghề nghiệp cụ<br /> thể trong tương lai để xây dựng kế hoạch, lộ trình rèn [5] Nancy J. Pattrick (2008). Social skills for teenagers<br /> and adults with esperger syndrome. Jessica<br /> luyện qua mỗi học kì và mỗi năm học. Để khi ra trường,<br /> Kingsley Publisher.<br /> SV sẽ tự tin với năng lực của mình, đặc biệt là các KNM<br /> [6] Nguyễn Thanh Bình (2011). Giáo trình chuyên đề<br /> đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.<br /> Giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm.<br /> 3. Kết luận<br /> [7] Huỳnh Văn Sơn (2013). Thử nghiệm một vài biện<br /> Qua việc học tập và rèn luyện KNM, SV sẽ hình<br /> pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên đại học<br /> thành nên những kiến thức, KN và thái độ như: biết cách<br /> sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư<br /> làm việc nhóm, hòa nhập vào tập thể và có tinh thần đồng<br /> phạm TP. Hồ Chí Minh, số 50, tr 68-77.<br /> <br /> 62<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2