Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 4
lượt xem 17
download
Văn nghị luận xã hội là thể loại văn đề cập đến những vấn đề rất đời thường xung quan ta. Giúp ta làm rõ và nêu ra ý kiến của riêng mình về vấn đề được đề cập tới. CHúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về văn nghị luận xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 4
- Ngữ văn lớp 10: Những bài ăn nghị luận xã hội – Phần 4
- Nghị luận xã hội: Bác Hồ sáng mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam "Bác Hồ là vị cha chung Là sao bắc đẩu, là vầng thái dương." (Tố Hữu) Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hình ảnh Bác hiện rõ trong lòng chúng ta, niềm xúc động, kính yêu, tự hào về Người. Nhắc đến Bác là nhắc đến con đường cách mạng mà người đã đi để cứu sống một dân tộc, một đất nước thoát khỏi ách nô lệ. Một con người chỉ với hai bàn tay trắng đã đi vào huyền thoại của thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh vào ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Trước sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 Bác đã rời Sài Gòn đi Mác-xây với cái tên là anh Ba, làm phụ bếp cho tàu buôn Pháp. Từ đây, cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã bt đầu với biết bao gian khó và nguy hiểm trên cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Năm 1920, Bác tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tại đại hội Tua. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp và cho ra đời báo "người cùng khổ", xuất bản hai cuốn sách "bản án chế độ thực dân Pháp" và "đường cách mệnh". Bên căn nhà nhỏ bé trong một khu ổ chuột ở Pháp, Bác đã hét lên xung sướng khi đọc được luận cương của lê- nin. Bác đã bí mật gữi tất cả các sách báo, luận cương của Lê-nin về Việt Nam để thúc đẩy phong trào cách mạng. Năm 1925, người thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, từ đây cách mạng Việt Nam đã bước sang một trang lịch sử mới với sự lãnh đạo của Bác, người chiến sĩ tiên
- phong trên các mặt trận đầy gian khổ. Từ năm 1930 đến năm 1940, Bác tiếp tục hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn và gian khổ. Tháng 8 năm 1942, người sang Trung Quốc thì bị Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác đã phải chịu biết bao đau khổ: ăn đói, mặc rét, bệnh tật. "Răng rụng mất một chiếc Tóc bạc thêm mấy phần Gầy đen như quỷ đói Ghẻ lỡ mọc đầy chân." (nhật kí trong tù) Sau khi ra tù, bác tiếp tục hoạt động cách mạng và đánh đuổi thực dân Pháp. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau khi thành lập nước và giải phóng hoàn toàn miền Bắc, thực tâm Pháp với giả tâm muốn bình định ra cả miền Bắc rồi sau đó xâm lược cả nước, Bác đã viết thư và kêu gọi toàn thể nhân dân đấu tranh chống chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai:"Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.....", Bác đã đề ra chủ chương và chính sách: xóa mù chữ, xóa đói giảm nghèo, tết trồng cây,... Năm 1926, phái đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thăm Bác, Bác rất xúc động và nói:"hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi" "Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà, Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha..." (Tố Hữu) Tháng 8 năm 1964, Mĩ đã mở rộng chiến tranh vào miền Bắc. Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên chống đế quốc Mĩ xâm lược khi bom nổ
- bên tai. Vào 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, sau cơn đau tim nặng, chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng chí Hồ Chí Minh đã qua đời trong ngôi nhà sàn đơn sơ của chủ tịch ở Hà Nội. Bác đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân và bạn bè quốc tế. "Suốt mấyb hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa, Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau mấy gốc dừa...." (Tố Hữu) Tuy Người đã ra đi nhưng để lại biết bao tác phẩm nghệ thuật như:"bản án chế độ thực dân Pháp", "nhật kí trong tù" đã được dịch ra trê 10n thứ tiếng, với bao nhiêu tác phẩm viết bằng chữ Hán, Bác là tâm điểm sáng tác của nhiều nhà thơ nổi tiếng. "Vần thơ của Bác là vầng thơ thép, Mà vẫn mênh mông bát ngát tình." (Tố Hữu) Chủ tịch Hồ Chí Minh đả rèn giũa, tạo dựng cho mình một phong cách riêng kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Cốt cách của Bác khiến cho ta hình dung người là một nhà tu hành đắc đạo trong một nhà hiền triết phương đông. Tâm hồn Bác lộng gió thời đại, kết tinh từ văn hóa của mỗi đất nước, của mỗi con người mà Bác đi qua. Đối với hàng trăm dân tộc khác, họ quý mến Bác, một người dân Việt Nam bình dị mà gần gũi, thân thiết. Bác để lại tình cảm đẹp đối với thiếu nhi toàn thế giới, xen kẽ với những câu chuyện như "quả táo vàng và tấm lòng vàng" đã được phát hành ở nhiều tờ bào Pháp khi Bac sang thăm.
- Bác để lại cả một tấm lòng của một bậc vĩ nhân, để lại muôn vàn điều hay ý đẹp cho nhân dân: "Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi khiếp người...." (Tố Hữu) Bác đã đi nhưng sự nghiệp của người còn mãi với non sông đất nước, làm rạng ngời non sông đất nước Việt Nam : "Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.." (Tố Hữu) "Hồ Chí Minh - tên người là cả niềm thơ", "Việt Nam - Hồ Chí Minh" đã trở thành huyền thoại của thế giới, gắn kết thân thiết trong lòng nhân loại. Tên người còn mãi với non sông đất nước Việt Nam. Nói về Bác,cả trăm nghìn lời không nói đủ, thấy được cuộc đời và vô cùng cao đẹp của Bác, tự hào về Bác. Sống - Chiến đấu - Học tập - Lao động theo gương vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, Người là tấm gương sáng cho muôn đời. Nghị luận xã họi: Game online - Vấn nạn học đường TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ - VẤN NẠN CỦA HỌC ĐƯỜNG! Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập vào nền tri thức của thế giới. Như vậy cũng có nghĩa là so với trước đây, vào bây giờ học sinh lại cần phải tiếp thu nhiều kiến thức hơn, bao quát hơn, rộng lớn hơn, cũng đồng nghiã với việc áp lực học tấp ngày càng tăng. Và như vậy, họ tìm đến những thú vui, những trò chơi giải trí để bớt căng thẳng mà trò chơi điện tử chính là lựa chọn đầu tiên, đề rồi trò chơi điện tử đã trở thành vấn nạn của học đường.
- Nhớ ngày xưa, từ trẻ con cho đến người lớn có ai không quen với trò chơi đá dế chọi gà… thế mà bây giờ khi hỏi đến những thanh thiếu niên mới lớn, những cụm từ này lại trở nên quá xa lạ với họ. Vậy thử hỏi họ biết về cái gì? Xin thưa, trong đầu họ đầy ắp những trò chơi điện tử, nào là: đua xe tốc độ, võ lâm truyền kỳ, đá bóng, đột kích… và hàng ngàn trò chơi khác. Cũng phải thôi vì nếu không đến với trò chơi điện tử thì liệu họ có còn cách nào để giải toả căng thẳng không khi mà những trò chơi dân gian ngày nào đang dần mất đi, những toà nhà cao tầng, các khu công nghiệp mọc lên dần lấy hết đi những mảnh đất trống mà ngày trước họ còn đá banh vào mỗi buổi chiều và thế là buộc lòng họ phải đến với những trận banh trong trò chơi điện tử. Như vậy có nghĩa trò chơi điện tử đã đem lại lợi ích cho con người nhưng có ai đã nhìn thấy mặt trái của nó chưa? Dạo một vòng quanh cái thị trấn Vĩnh Điện nhỏ bé này thôi, ta đã đập vào mắt biết bao nhiêu những quán Internet và trò chơi điện tử mọc ra. Con số đó thậm chí lớn hơn cảcon số những nhà sách trên thị trấn này. Thử nhìn vào trong đó xem, làm gì có bàn máy nào trống? Từng tốp học sinh cứ vào ra nườm nượp mà thậm chí, nếu không có cái biển hiệu , hẳn những người khách qua đường sẽ nghĩ nơi ấy là một lớp học thêm. Đó là chưa kể đến việc họ còn dành máy tính của nhau để chơi game, thi “ cày” để được lên cấp, không thém đếm xỉa gì đến thời gian mà chỉ muốn hơn bạn mình. Chẳng phải trên truyền hình đã có nhiều lần nhắc đến vấn đề chơi điện tử của giới học sinh hay sao? Có người ngồi tại quán để ăn uống qua trưa, suốt từ sáng đến tối không màng đến việc người nhà tìm kiếm. Đó là chưa kể nhiều người vì muốn mau lên cấp mà ngồi suốt máy chục tiếng đồng hồ bên bàn máy để rồi phải ngất xỉu và còn biết bao nhiêu những tác hại mà trò chơi điện tử đêm lại cho con người mà ta chưa nói đến. Ở trường học, nhiều bạn vì suốt đêm ngồi chơi điện tử mà lên lớp lại ngủ gà
- ngủ gật.Tình trạng ấy thật đáng báo động biết bao.Không tỉnh táo cũng có nghĩa là các bạn sẽ không thể tiếp thu được hết những kiến thức mà thấy cô giảng trên lớp. Không tỉnh táo, các bạn không thểđuổi kịp bài học trên lớp để mau tiến bộ. Có biết bao trường hợp, từ những học sinh giỏi mà các bạn dần tụt xuống khá hoặc thậm chí là cả trung bình chỉ vì mải chơi các trò chơi điện tử. Các ban không chỉ không nghe giảng trên lớp mà còn không ôn lại bài khi về nhà. Thử hỏi như vậy thì làm sao các bạn có thể theo kịp những kiến thức cơ bản được, đó là chưa nói gì đến những bài học nâng cao. Thế nhưng tấc hại của các trò chơi điện tử đâu chỉ dừng ở đó. Nhiều bạn vì mê chơi mà cãi lại cha mẹ khi bị mắng hoặc bị buộ phải ở nhà, nhiều bạn vì không có tiền đi vào quán Internet mà đi trộm cướp để lấy tiền. Bêm cạnh đó không ít bạn lại bỏ nhà đi bụi chỉ vì bố mẹ không chịu nổi cảnh con mình suốt ngày ngồi bên bàn máy tính vì còn nhiều những tai hoạ khôn lường mà ta chưa kể đến. Vậy thì tại sao đẫ biết những tác hại của trò chơi điện tử mà bạn còn tiếp tục dấn thân vào? Dẫu biết rằng trò chơi điện tử là móntiêu khiển hấp dẫn nhưng nếu sa đoạ thì đó lại là một con dao hai lưỡi. Hãy biết dừng lại ở đúng giới hạn, đừng để một ngày mình phải hói hận chỉ vì một trò chơi tiêu khển tầm thường bạn nhé!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn nghị luận xã hội
49 p | 4527 | 2269
-
40 Bài văn nghị luận xã hội về các chủ đề hay nhất
2 p | 3281 | 750
-
Tuyển tập gợi ý các bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn 9
11 p | 1202 | 212
-
Luyện thi Ngữ văn - Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội: Phần 2
53 p | 549 | 84
-
Ngữ văn lớp 10: Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 2
7 p | 591 | 42
-
Cẩm nang hướng dẫn luyện thi Đại học Ngữ văn (Tập 2: Nghị luận xã hội): Phần 1
72 p | 214 | 42
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 7
9 p | 439 | 33
-
10 bài văn nghị luận xã hội hay
14 p | 242 | 30
-
SKKN: Giúp học sinh nắm vững kiến thức xã hội – nhân văn để làm tốt bài văn nghị luận xã hội
11 p | 164 | 27
-
Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất
46 p | 188 | 25
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 8
7 p | 241 | 25
-
Tuyển chọn các bài văn nghị luận xã hội
40 p | 191 | 18
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 3
7 p | 189 | 16
-
Những bài văn nghị luận xã hội - Phần 5
7 p | 180 | 15
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 5 bài: Trả bài viết số 1 và ra đề bài số 2 (Nghị luận xã hội)
5 p | 238 | 14
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 6
8 p | 215 | 11
-
Nghị luận xã hội chủ đề: Tình phụ tử
5 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn