Những bài văn nghị luận xã hội - Phần 5
lượt xem 15
download
Văn nghị luận xã hội là thể loại văn đề cập đến những vấn đề rất đời thường xung quan ta.Chín vì thế nó là một thể loại tuy lạ mà quen, tuy quen mà lạ. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu về văn nghị luận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những bài văn nghị luận xã hội - Phần 5
- Ngữ văn lớp 10: Những bài ăn nghị luận xã hội – Phần 5
- Nghị luận xã hội: Uống nước nhớ nguồn Sống trong xã hội,con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình ? Trước mắt ta,không thiếu những kẻ trâng tráo vô ơn làm nên những hiên tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng cực lực phê phán.Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế,một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là : “Uống nước nhớ nguồn”.Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao ? Trong cuộc sống hiện nay,ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào ? Trước tiên ta cần hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”.Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể,dễ thấy và dễ hiểu đó là “uống nước”.”Uống nước” là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại.Nguồn là nơi xuất phát dòng nước.Nói rộng hơn,là nguyên nhân dẫn đến,là con người : cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó.”Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ,nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau,đối với tất cả những ai,đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước. Có điều là vì sao “uống nước” phải “nhớ nguồn” cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây ? Điều này thật là dễ hiểu ! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội,không có bất cứ một sự vật nào,một thành quả nào mà không có nguồn gốc,không do công sức lao động làm nên cả.Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây đổ biết bao mồ hôi công sức đôi khi cả xương máu của mình nữa để cây xanh non tươi tốt.Của cải vật chất trong xã hội
- cũng vậy,cũng đều cần đến bàn tay khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra. Ngay cả đến một dải đất nước giàu đẹp của chúng ta hiện nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ ông cha đã đổ máu xương công sức ra gầy dựng và tiếp truyền cho.Trong phạm vi hạn hẹp hơn là gia đình thì con cái là “thành quả” do các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục.Người thừa hưởng sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng.Vì thế “nhớ nguồn” là đạo lí tất yếu.Ân nghĩa,thủy chung,không quên công lao của tổ tiên từ đó đã là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của con người Việt Nam.Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao,tiếng nói tâm tình của dân tộc ta : Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương,muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”.Nói cách khác,được thừa hưởng cuộc sống thanh bình,no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máy mồ hôi và nước mắt. Do đó,”Uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người.Ai chẳng biết là lòng vô ơn,bội bạc,thái độ “ăn cháo đá bát” sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen,ích kỉ ăn bám gia đình và xã hội.
- Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì ? Là người Việt Nam,tự hào với lịch sử anh hùng,và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc,chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước,tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn. Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc,tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình mà chúng ta chứ không phải ai khác – phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà. Ngoài ra,để “nhớ nguồn” chúng ta phải có ý thức tiết kiệm,chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông. Tóm lại,câu tục ngữ trên là lời khuyên,lời nhắc nhở ngắn gọn,súc tích,hình tượng rõ ràng đơn giản dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc.Từ bao đời nay,cha ông chúng ta vẫn dùng câu tục ngữ để giáo dục chúng ta đạo lí làm người Việt Nam. Là học sinh,hơn ai hết,chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo.Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại,và đồng thời cũng biết kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất,tinh thần của những thành quả đó. nhân cách nhà nho trong "bài ca ngắn đi trên bãi cát" Cao Bá Quát – 1 nhà nho chân chính, nhà thơ có tài năng và bản lĩnh , các
- sáng tác của ông thường bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế đồ phong kiến trì trệ , bảo thủ , đồng thời chứa đựng tư tưởng khai sáng có t/c tự phát , phản ánh 1 nhu cầu đổi mới của xã hội lúc bấy giờ . Và “BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT” chính là 1 thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho những suy nghĩ ấy . Thông qua tác phẩm này , Cao Bá Quát thực sự đã cho độc giả những nhận định đúng đắn về nhân cách nhà nho chân chính từ chính con người ông . Thật vậy, cũng như bao sĩ tử khác , ông chọn cho mình con đường hành đạo của của người trí thức xưa , đó là học hành – khoa cử - làm quan để phò vua giúp nước. Thế nhưng trong bối cảnh nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp , thối nát, bảo thủ , lạc hậu, ông đã nhận ra cái con đường ấy là con đường gian nan , đường cùng thể hiện chính bằng hình ảnh “bãi cát dài” trong tác phẩm và ông đang rơi vào sự bế tắc của con đường tiến thân như người “ lữ khách đi trên bãi cát” trong tác phẩm . “ Bãi cát dài , lại bãi cát dài/ Đi một bước lùi một bước” Ông bắt đầu có cái nhìn mới về con đường khoa cử . Ông đưa ra hiện thực luôn tồn tại nhan nhản trong xã hội : “ Cổ lai danh lợi nhân Bôn tẩu lộ đồ trung. Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu, Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng” (Xưa nay phường danh lơi Tất tả trên đường đời Đầu gió hơi men thơm quán rượu, Người say vô số , tỉnh bao người ?) Sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong phán xét , thi sĩ họ Cao đã cho
- người đọc thấy được bức tranh đời thực . Đó là phần đông con người – tầm thường, hám danh hám lợi, phải khốn khổ , phải vội vã, chạy ngược, chạy xuôi , xô bồ trên con đường danh lợi “ Xưa nay phường danh lợi/ Tất tả trên đường đời” . Cũng chính vì cái hám danh hám lợi ấy mà họ dễ bị dũ dỗ , mê hoặc bởi bao nhiêu thứ “mĩ tửu” dậy hương đưa , họ như người đời thấy quán rượu ngon thì đổ xô tới “Đầu gió hơi men thơm quán rượu/ Người say vô số , tỉnh bao người ?” Những câu thơ của Cao Bá Quát như chiếu 1 góc nhìn trong tâm hồn vừa cô đơn , vừa kiêu hãnh . Một con người không muốn và không thể hòa cùng đám người hám danh lợi , luôn muốn bon chen mưu cầu danh lợi . Ta thấy được sự đối lập giữa cái tầm thường với cái thanh cao , giữa cái ồn ã sục sôi từ thiên hạ với cái bình lặng , cao ngạo từ con người . Ông thể hiện thái độ bất hợp tác, nỗi chán trường , thất vọng trước sự xuống cấp của khoa cử nhà Nguyễn. Vậy Cao Bá Quát đã chán ghét cái danh lợi tầm thường ấy , đã nhận ra sự vô nghĩa trong lối khoa học cử , con đường danh lợi đã cũ nát,. Phải chăng đó chính là biểu hiện cho nhân cách của nhà nho chân chính ? Hơn thế , bầu cảm xúc dần được nâng lên : “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi ! Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?” Nỗi trăn trở , băn khoăn trước hiện trạng như bế tắc, bần cùng khi con người đi đường mà chưa tìm ra đường. Chỉ thấy trước mắt là đường thật nhiều ám ảnh, ghê sợ mà bước đường bằng phẳng thì mờ mịt , không biết nên đi đâu , về đâu ? Rồi “Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng , Phái nam núi Nam , sóng dào dạt”
- là cảnh tượng điệp trùng vây bủa của núi, của sóng, của cát ….phải biết đi tìm sự giải thoát cho số phận: “Quân hồ vi hồ sa thượng lập? (Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ?) một con người đã mất hết ý niệm về thời gian, mất luôn cả ý niệm về phương hướng. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình. Câu thơ hay câu hỏi ấy với bao nhiêu băn khoăn, u uất. Nhưng, cũng chính từ câu chữ ấy, lại đánh thức sự tung phá và giải thoát cho con người và cảnh ngộ : Ta không thể đi trên bãi cát như vậy nữa , mà phải tìm ra 1 con đường khác , 1 lối đi khác . Vậy là Cao Bá Quát luôn có một niềm khao khát được đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh nhà Nguyễn bảo thủ , trì trệ . Và đây cũng phải chăng là biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính ? Qua Thi phẩm “Bài ca ngắn trên bãi cát” ta thấy được Cao Bá Quát là nhà nho chân chính, ông nhận thức được việc mình phải làm, con đường mình phải đi, khát vọng thực hiện công việc đi tìm chân lí, khinh bỉ cái "vinh hoa" hão huỳên. Nhưng trong ông đầy mâu thuẫn nên ông đứng chôn chân trên bãi cát dài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn nghị luận xã hội
49 p | 4527 | 2269
-
40 Bài văn nghị luận xã hội về các chủ đề hay nhất
2 p | 3281 | 750
-
Tuyển tập gợi ý các bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn 9
11 p | 1202 | 212
-
Luyện thi Ngữ văn - Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội: Phần 2
53 p | 549 | 84
-
Cẩm nang hướng dẫn luyện thi Đại học Ngữ văn (Tập 2: Nghị luận xã hội): Phần 1
72 p | 214 | 42
-
Ngữ văn lớp 10: Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 2
7 p | 591 | 42
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 7
9 p | 439 | 33
-
10 bài văn nghị luận xã hội hay
14 p | 242 | 30
-
SKKN: Giúp học sinh nắm vững kiến thức xã hội – nhân văn để làm tốt bài văn nghị luận xã hội
11 p | 164 | 27
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 8
7 p | 241 | 25
-
Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất
46 p | 188 | 25
-
Tuyển chọn các bài văn nghị luận xã hội
40 p | 191 | 18
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 4
7 p | 167 | 17
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 3
7 p | 189 | 16
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 5 bài: Trả bài viết số 1 và ra đề bài số 2 (Nghị luận xã hội)
5 p | 238 | 14
-
Những bài văn nghị luận xã hội – Phần 6
8 p | 215 | 11
-
Nghị luận xã hội chủ đề: Tình phụ tử
5 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn