intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh ở trẻ cần lưu ý trong tháng 3

Chia sẻ: Tran Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bác sĩ có thể cho biết cần lưu ý những bệnh gì trong tháng 3? Cách phòng ngừa và phát hiện bệnh thế nào thưa bác sĩ. Những điều cần lưu ý Sốt xuất huyết và tay chân miệng là hai bệnh mà phụ huynh phải hết sức cảnh giác. Tuy đang ở cuối mùa nhưng vẫn có vài trường hợp sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng, điều trị khó khăn. Bệnh tay chân miệng năm đang ở đỉnh thấp của chu kỳ. Tuy nhiên, theo diễn biến thường niên bệnh này có thể bắt đầu tăng trở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh ở trẻ cần lưu ý trong tháng 3

  1. Những bệnh ở trẻ cần lưu ý trong tháng 3
  2. Bác sĩ có thể cho biết cần lưu ý những bệnh gì trong tháng 3? Cách phòng ngừa và phát hiện bệnh thế nào thưa bác sĩ. Những điều cần lưu ý Sốt xuất huyết và tay chân miệng là hai bệnh mà phụ huynh phải hết sức cảnh giác. Tuy đang ở cuối mùa nhưng vẫn có vài trường hợp sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng, điều trị khó khăn. Bệnh tay chân miệng năm đang ở đỉnh thấp của chu kỳ. Tuy nhiên, theo diễn biến thường niên bệnh này có thể bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý hai bệnh này. Một nhóm bệnh nữa mà phụ huynh cũng cần lưu ý là trái rạ (thuỷ đậu). Bệnh này ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ lây lan cho những người trong gia đình và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và học hành của các cháu. May mắn là chúng ta đã có vắc xin phòng ngừa. Cách phòng ngừa Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên để phòng ngừa bệnh sốt xuất
  3. huyết, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau đây: diệt muỗi, diệt lăng quăng bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy kín lu, vại, dẹp bỏ các vật chứa nước khác như vỏ xe cũ, gáo dừa, lọ hoa, và ngừa không cho trẻ bị muỗi đốt bằng cách mặc áo dài tay, ngủ mùng, thoa kem chống muỗi. Để phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết cần đưa các cháu đến cơ sở y tế khám khi thấy bé sốt cao liên tục từ hai ngày trở lên mà chưa tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Đối với các cháu đã mắc bệnh, cần cho ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, cho các cháu uống paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ cho đến khi hạ sốt. Tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết nguy hiểm cho bé. Một điều mà các bậc phụ huynh cần nhớ nữa là phải theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng nhằm đưa đến bệnh viện kịp thời như: đau bụng, nôn ói, chân tay lạnh, lừ đừ, chảy máu mũi, lợi, ói ra máu hoặc đi cầu phân đen. Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cần giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà bông, cho các cháu ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cách ly các cháu khỏe với các cháu đang mắc bệnh. Để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa khám
  4. ngay khi thấy có một trong những biểu hiện sau đây: có một hoặc vài bóng nước hoặc mụn đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, cùi trỏ, đầu gối hoặc loét họng (thường biểu hiện bằng khó ăn, khó uống và chảy nước miếng nhiều). Đối với các cháu đang mắc bệnh, phụ huynh cần theo dõi sát nếu thấy có một trong những dấu hiệu sau thì mang đến bệnh viện chuyên khoa ngay: giật mình, hốt hoảng, run hoặc yếu tay chân, sốt cao hoặc ói nhiều. Để phòng bệnh trái rạ, phụ huynh cần đưa con em đến bệnh viện tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2