intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bước cơ bản để làm chủ hệ thống Linux

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

173
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi người khi bắt đầu sử dụng Linux đều có những điểm chung nhất định, trừ khi bạn đã từng tiếp xúc và kiến thức về hệ điều hành Unix trước đó. Nhiều người đã lựa chọn phương pháp tham khảo qua Google hoặc StackExchange để dần tiếp cận với những kiến thức cơ bản nhất, nhưng lại gặp nhiều bất cập khi không được thực hành đầy đủ. Trong bài viết dưới đây, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn một số cách cơ bản để vượt qua ngưỡng “người bắt đầu sử dụng Linux” một cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bước cơ bản để làm chủ hệ thống Linux

  1. Những bước cơ bản để làm chủ hệ thống Linux Mỗi người khi bắt đầu sử dụng Linux đều có những điểm chung nhất định, trừ khi bạn đã từng tiếp xúc và kiến thức về hệ điều hành Unix trước đó. Nhiều người đã lựa chọn phương pháp tham khảo qua Google hoặc StackExchange để dần tiếp cận với những kiến thức cơ bản nhất, nhưng lại gặp nhiều bất cập khi không được thực hành đầy đủ. Trong bài viết dưới đây, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn một số cách cơ bản để vượt qua ngưỡng “người bắt đầu sử dụng Linux” một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Bước 1: bắt đầu bằng việc cài Linux trên phân vùng ổ cứng: Nếu bạn đang đọc bài viết này, hãy cố gắng bắt đầu bằng việc cài và tìm hiểu về Linux qua Ubuntu hoặc Fedora. Những hệ thống Linux desktop này được thiết kế và phát triển để phù hợp với tất cả mọi người, rất đơn giản và dễ sử dụng. Điều quan trọng ở đây là bạn phải làm trên thực tế, phân vùng ổ cứng vật lý (trái ngược với việc sử dụng Wubi), quá trình này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách định dạng phân vùng và sự quan trọng của swap:
  2. Bước 2: tìm hiểu về cấu trúc file hệ thống: Bước này đặc biệt vô cùng quan trọng nếu bạn bắt đầu chuyển sang từ Windows. 2 hệ điều hành này áp dụng phương pháp lưu trữ dữ liệu hoàn toàn khác nhau, với Windows, tất cả mặc định được cài đặt vào thư mục hệ thống Program Files, còn trong Linux, cách thức đó có đôi chút khác biệt và phức tạp, nhưng đã mang lại khá nhiều lợi thế dành cho người sử dụng:
  3. 1 gói cài đặt của Linux thông thường sẽ thay thế file thực thi của ứng dụng trong thư mục như /usr/bin, file tùy chỉnh /etc và toàn bộ file log /var. Tại sao lại chia ra như vậy? Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn
  4. như sau, hệ thống được thiết lập như vậy để cho phép mỗi người dùng hoặc quản trị nào đều có thể làm việc với toàn bộ các file có liên quan. Ví dụ, nếu muốn cài lại hệ điều hành đã có quá nhiều ứng dụng và thiết lập riêng, bạn chỉ cần sao lưu thư mục /etc, sau đó copy đè vào thư mục tương ứng trên hệ điều hành mới cài là được. Bước 3: biên dịch kernel: Khi tới bước này, rất nhiều người đã ngần ngại và dừng bước. Sự thật khá đơn giản là quá trình biên dịch kernel này không quá phức tạp như mọi người vẫn thường nghĩ. Chỉ cần sử dụng vài dòng lệnh, tìm hiểu bản chất của vấn đề, và kiên nhẫn trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thông thường, việc chỉnh lại những kernel đã được xây dựng sẵn chỉ đơn giản như duyệt web với danh sách các tùy chọn, bạn chỉ việc chọn lấy những thành phần phù hợp nhất. Nhiều sự lựa chọn đi kèm với thiết lập được yêu cầu sẽ giúp người sử dụng không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ:
  5. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này tại đây. Bước 4: cài đặt Gentoo: Ngoài ra, có khá nhiều bản phân phối dựa trên mã nguồn chính đã được công bố, và Gentoo là ứng dụng phổ biến nhất. Trong khi những sản phẩm khác của Linux như Ubuntu và Fedora thường sử dụng các gói cài đặt có sẵn, Gentoo chỉ lấy mã nguồn, và tiến hành biên dịch từ mã nguồn đó thành chương trình ứng dụng. Và tất nhiên, cách áp dụng nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, với Gentoo là tốc độ và sự ổn định. Mặt khác, người sử dụng Gentoo có thể thiết lập các flag riêng biệt của hệ thống, bên cạnh những thành phần khác. Ví dụ
  6. như Firefox, khi người dùng yêu cầu những gói hoặc thông tin có liên quan, chức năng quản lý phần mềm của Gentoo sẽ tiến hành tìm kiếm các gói mã nguồn của Firefox và tải về hệ thống. Đồng thời, kiểm tra các thông tin flag của người dùng và xây dựng, biên dịch gói riêng biệt đã được tối ưu hóa cho hệ thống đó: Quá trình cài đặt ứng dụng trên Gentoo không đơn giản, hầu hết được thực hiện qua dòng lệnh, các bạn nên tham khảo bài viết hướng dẫn cơ bản sau để nắm được kiến thức cơ bản. Bước 5: học các ngôn ngữ lập trình: Trong khi C là ngôn ngữ được lựa chọn dành cho hệ thống dựa trên
  7. Linux, các chương trình, ứng dụng khác được gắn chặt với nhau sử dụng cac ngôn ngữ nâng cao khác như Python... Việc tìm hiểu cặn kẽ về những ngôn ngữ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quản lý và tối ưu hóa hệ thống. Bước 6: cài Linux từ những bản “nháp”: Tại mục trên, chúng tôi đã đề cập đến việc cài đặt ứng dụng trong Gentoo gần như phải làm bằng phương pháp thủ công. Để chắc chắn, các bạn hãy tham khảo dự án Linux From Scratch (LFS), đây thực chất là chuỗi các bài hướng dẫn, ví dụ... cụ thể về việc cài đặt Linux trực tiếp từ mã nguồn. Tại đây không hề có ứng dụng quản lý phần mềm, không có trình cài đặt cụ thể, không công cụ hỗ trợ... các bạn chỉ việc tiến hành làm theo mẫu có sẵn, và tìm hiểu cặn kẽ về bản chất, làm sao để tạo ra 1 hệ thống hoạt động hoàn chỉnh. Chúng tôi cần lưu ý 1 điều rằng các khuôn mẫu của LSF không phù hợp với những người thiếu kiên trì hoặc nóng vội, bởi vì những bước tiếp cận ban đầu với Linux không hề đơn giản, nhưng cũng không quá phức tạp. Trên đây là những ý kiến đóng góp, tổng hợp được cộng đồng người sử dụng chia sẻ. Chúng tôi mong nhận được thông tin hữu ích từ phía bạn đọc để xây dựng nguồn vốn kiến thức đối với hệ điều hành Linux
  8. ngày càng đầy đủ và đa dạng hơn. Chúc các bạn thành công! T.Anh (theo Make Tech Easier)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2