intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

606
lượt xem
240
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cây thuốc và vị thuốc được giới thiệu trong chuyên đề này là những cây thuốc và vị thuốc Bắc đã được ghi trong dược điển Trung Quốc và sử dụng rất lâu đời. Điều khá thú vị là những cây thuốc này cũng có ở Việt Nam, được nhân dân ta sử dụng rộng rãi và gọi là thuốc Nam. Dựa vào kết quả điều trị, phần nào đánh giá được giá trị của một số cây thuốc Nam, bài thuốc Nam. Thêm vào đó việc xác định hoạt chất trong cây cỏ làm thuốc, xác định về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 1)

  1. Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 1) Những cây thuốc và vị thuốc được giới thiệu trong chuyên đề này là những cây thuốc và vị thuốc Bắc đã được ghi trong dược điển Trung Quốc và sử dụng rất lâu đời. Điều khá thú vị là những cây thuốc này cũng có ở Việt Nam, được nhân dân ta sử dụng rộng rãi và gọi là thuốc Nam. Dựa vào kết
  2. quả điều trị, phần nào đánh giá được giá trị của một số cây thuốc Nam, bài thuốc Nam. Thêm vào đó việc xác định hoạt chất trong cây cỏ làm thuốc, xác định về mặt thực vật học, hóa học, dược lý… đã được các nhà khoa học Việt Nam (Viện Dược liệu, GS.TS. Đỗ Tất Lợi, TS. Võ Văn Chi…) nghiên cứu, phổ biến; rất tiện cho việc tra cứu, càng thêm củng cố sự tin dùng thuốc Nam. Phần lớn các cây thuốc trong chuyên đề này sử dụng bộ phận lá. Độc giả nên đối chiếu tên thuốc Bắc với tên thường gọi của thuốc Nam để tiện việc ứng dụng, tránh nhầm lẫn. 1 - LIỆU CA VƯƠNG DIỆP (NIỆT GIÓ) Tên khoa học: Wikhs troemia indica (L.) C. A. Mey. Họ trầm Thymeleaceae. Tên gọi khác: niệt gió, gió niệt, gió chuột. Phân bố: Cây mọc hoang ở bờ bụi khắp nơi vùng rừng núi, gò đống, ven lộ, ven làng, bãi cỏ. Thu hái và chế biến: Lá: Hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô. Rễ: Thu hái vào mùa xuân, loại bỏ tạp chất, cạo bỏ vỏ ngoài phơi khô.
  3. Tính năng: Vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc. Có tác dụng tiêu viêm giải độc, tán ứ chỉ thống, sát khuẩn. Liều dùng: Dùng ngoài với liều lượng thích hợp. Cấm kỵ: Có thai cấm dùng. Thuốc nấu lâu sẽ làm giảm độc tính. PHƯƠNG THUỐC KINH NGHIỆM: (Nghiệm phương) Chữa nấm chân: - Bài 1: Niệt gió tươi lượng vừa đủ. Giã nhỏ đắp tại chỗ đau. - Bài 2: Niệt gió tươi, phi dương thảo (cỏ sữa lá lớn), khổ lý căn (rễ mận rừng) tất cả đều bằng nhau, sắc lấy nước đặc rửa hoặc ngâm chân. Chữa viêm da thần kinh (ngưu bì tiễn): Rễ tươi niệt gió (lấy lớp vỏ thứ 2) 30 g, dầu hôi 100 ml. Lấy rễ niệt gió tươi ngâm trong dầu hôi sau 15 ngày thì dùng dung dịch này bôi vào chỗ đau. 2 - TAM GIÁC BAO (TẦM PHỎNG) Tên khoa học: Cardiospermum halicacabum L. Họ bồ hòn sapindaceae. Tên gọi khác: Tầm phỏng.
  4. Phân bố: Mọc hoang trên các nương rẫy, bờ bụi; hoặc mọc khắp nơi ở vùng rừng núi, bờ kinh, ven lộ, trên bãi cỏ. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hoặc phơi khô. Tính năng: Vị hơi đắng tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hóa thấp giải độc, tiêu thũng. Liều dùng: Dùng ngoài liều lượng vừa đủ. PHƯƠNG THUỐC KINH NGHIỆM: Chữa zona (giời leo): Tầm phỏng, rau dừa nước (quá đường xà) bằng nhau. Nấu lấy nước rửa tại chỗ. Vùng bìu dái hăm lở chảy nước: Tầm phỏng 100 g, xà xàng tử 30 g. Sắc lấy nước rửa tại chỗ. Chữa trẻ em bìu dái sưng nóng: Tầm phỏng lượng vừa đủ, nấu lấy nước rửa tại chỗ. Chữa mụn bọc có mủ lở loét chảy nước vàng: - Bài 1: Tầm phỏng, giang bản quy (rau má ngọ) các vị bằng nhau. Sắc lấy nước rửa tại chỗ.
  5. - Bài 2: Tầm phỏng, rau má ngọ các vị bằng nhau. Sắc lấy nước đặc rửa tại chỗ. Lại lấy riêng các vị thuốc trên tán bột bôi tại chỗ. Mỗi ngày 2 lần. Chữa ghẻ phỏng (bạch bào sang): Tầm phỏng vừa đủ nấu lấy nước rửa tại chỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2