intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 12)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

158
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SAM MỘC BÌ (TÙNG LÁ KIM) Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata (Lamb) Hook. Tên gọi khác: Sam bì , tùng lá kim. Phân bố: Cây được trồng khắp nơi để làm cảnh. Thu hái và chế biến: Vỏ cây: Hái quanh năm lấy loại khô dày, dài khoảng 60 cm cạo lấy vỏ. Thường dùng tươi. Lá: thường dùng tươi hái quanh năm khi dùng rửa sạch giã nhỏ. Tính năng: Vị đắng chát tính bình có tác dụng thanh lương thoái nhiệt, khu phong chỉ dưỡng. Liều dùng: Dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa mề đay: -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 12)

  1. Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 12) 24 - SAM MỘC BÌ (TÙNG LÁ KIM)
  2. Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata (Lamb) Hook. Tên gọi khác: Sam bì , tùng lá kim. Phân bố: Cây được trồng khắp nơi để làm cảnh. Thu hái và chế biến: Vỏ cây: Hái quanh năm lấy loại khô dày, dài khoảng 60 cm cạo lấy vỏ. Thường dùng tươi. Lá: thường dùng tươi hái quanh năm khi dùng rửa sạch giã nhỏ. Tính năng: Vị đắng chát tính bình có tác dụng thanh lương thoái nhiệt, khu phong chỉ dưỡng. Liều dùng: Dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa mề đay: - Bài 1: Sam mộc bì tươi 250 g, lông gà 30 g. Sắc lấy nước rửa hoặc tắm toàn thân. - Bài 2: Sam mộc bì tươi vừa đủ sắc lấy nước đặc rửa. Chữa mề đay: Sam mộc diệp vừa đủ sắc lấy nước đặc rửa chỗ ngứa. Chữa tất sang (dị ứng cây sơn): - Bài 1: Vỏ tùng lá kim tươi vừa đủ sắc lấy nước rửa.
  3. - Bài 2: Vỏ tùng lá kim tươi 1/2 kg, vỏ cua 4 cái. Tất cả giã nhỏ nấu lấy nước rửa chỗ ngứa nhiều lần. - Bài 3: Vỏ tươi bên trong tùng lá kim, tử tô đều bằng nhau nấu lấy nước rửa chỗ ngứa. - Bài 4: Lá tươi cây tùng, tía tô các vị đều bằng nhau nấu lấy nước rửa. Chữa nhọt mủ: - Bài 1: Tùng lá kim tươi, lá xoan tươi, lá bạch đàn tươi, tầm phỏng đều bằng nhau nấu lấy nước đặc rửa. - Bài 2: Lá tùng tươi vừa đủ giã vắt lấy nước thoa chỗ nhọt mỗi ngày thoa nhiều lần. Chữa dị ứng cây sơn, viêm da: Vỏ tùng tươi, trắc bá diệp tươi các vị đều bằng nhau nấu lấy nước đặc rửa chỗ ngứa, mỗi ngày vài lần. 25 - KHỔ SÂM (CÂY KHỔ SÂM CHO RỄ) Tên khoa học: Sophora flavescens Ait. Họ đậu Fabaceae. Tên gọi khác: Khổ cốt, khổ hòe.
  4. Phân bố: Cây mọc thành bụi ở bãi cỏ, ven lộ, bờ kênh, đồi núi nơi trảng nắng. Thu hái và chế biến: Hái vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, phơi khô. Tính năng: Vị đắng tính hàn có độc ít. Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, sát trùng chỉ dưỡng. Liều dùng: 5 - 10 g. Dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa chàm mạn tính (Thấp chẩn): - Bài 1: Khổ sâm 30 g, xà xàng tử 30 g. Sắc lấy nước rửa. - Bài 2: Khổ sâm, thạch xương bồ đều 30 g sắc lấy nước rửa tại chỗ. Chữa ngứa ngoài da: - Bài 1: Khổ sâm 30 g, hoa tiêu 10 g, sắc lấy nước rửa tại chỗ. - Bài 2: Khổ sâm 20 g, bạch tiễn bì 15 g, sắc uống. Lấy riêng khổ sâm, bạch tiễn bì đều bằng nhau sắc lấy nước rửa chỗ ngứa. Chữa lở ngứa vùng âm bộ: - Bài 1: Khổ sâm, xà xàng tử, đều 15 g, phù bình 12 g, bạch phàn 6 g. Lấy 3 vị thuốc đầu sắc lấy nước đặc lọc bỏ bã, cho bạch phàn vào trộn đều rửa chỗ ngứa lở.
  5. - Bài 2: Khổ sâm, xà xàng tử, hoàng bá đều 15 g, trần trà diệp (lá trà lâu năm) 10 g. Sắc lấy nước đặc ngồi ngâm. Chữa bìu dái ngứa lở chảy nước (tú cầu phong): Khổ sâm 20 g, hoàng bá, xà xàng tử đều 15 g. Sắc lấy nước đầu uống, nước nhì thì dùng để rửa chỗ ngứa. Chữa mẩn ngứa: Khổ sâm 30 g, minh phàn 15 g, hoa tiêu 10 g, muối ăn 3 g. Sắc lấy nước xông rửa chỗ ngứa. Chữa các chứng ngoài da nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, mụn mủ: Khổ sâm, phòng phong đều 10 g, cam thảo 6 g. Sắc uống. Lấy riêng khổ sâm, xà xàng tử, thương truật, bạch chỉ đều 15 g. Sắc lấy nước đặc rửa ngoài da, mỗi ngày 2 lần. Chữa bạch biến: Khổ sâm, lưu hoàng, hùng hoàng, mật đà tăng, bạch chỉ đều 6 g. Xà xàng tử 10 g, khinh phấn 5 g. Tất cả tán thành bột mịn trộn với giấm thoa ngoài da ngày 2 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0