intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 8)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

160
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BẠCH HOA THẢO (CỎ CỨT HEO) Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ cúc Asteraceae. Tên gọi khác: Cỏ cứt lợn, cỏ hôi, cỏ cứt heo, bạch hoa xú thảo, thắng hồng kế . Phân bố: Mọc hoang khắp nơi. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hay phơi khô. Tính năng: Vị hơi đắng tính mát, có tác dụng khu phong thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng chỉ dưỡng. Liều dùng: 15 - 30 g. Dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa nấm ở tay: - Bài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 8)

  1. Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 8) 16 - BẠCH HOA THẢO (CỎ CỨT HEO)
  2. Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ cúc Asteraceae. Tên gọi khác: Cỏ cứt lợn, cỏ hôi, cỏ cứt heo, bạch hoa xú thảo, thắng hồng kế . Phân bố: Mọc hoang khắp nơi. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hay phơi khô. Tính năng: Vị hơi đắng tính mát, có tác dụng khu phong thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng chỉ dưỡng. Liều dùng: 15 - 30 g. Dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa nấm ở tay: - Bài 1: Bạch hoa thảo 1/2 kg, phác tiêu 30g, phèn trắng 15 g. Trước tiên nấu bạch hoa thảo lấy nước đặc, lược bỏ bã rồi cho phác tiêu và phèn chua vào, rửa tại chỗ. - Bài 2: Bạch hoa thảo 30 g, lá ngũ trảo, đởm phàn đều 100 g, phác tiêu 30 g, thương truật 15 g. Sắc lấy nước đặc rửa tại chỗ. Chữa nước ăn chân (sa trùng cước):
  3. - Bài 1: Bạch hoa thảo tươi vừa đủ, muối ăn một ít. Tất cả giã nát đắp chỗ đau. - Bài 2: Bạch hoa thảo tươi vừa đủ, vắt lấy nước thoa chỗ đau. Chữa chàm: - Bài 1: Bạch hoa thảo, trâm ổi, cúc bạc leo, bạch đàn đỏ, niệt gió, bòn bọt, cỏ sữa lá lớn tất cả đều 150 g. Sắc lấy nước đặc rửa, mỗi ngày 2 - 3 lần. Lấy riêng cỏ cứt heo, bạch đàn đỏ, trâm ổi, cúc lục lăng đều 30 g. Sắc uống. - Bài 2: Bạch hoa thảo vừa đủ, giã nhỏ đắp hoặc sắc lấy nước đặc rửa chỗ đau. Chữa chàm cấp: Bạch hoa thảo tươi, lá bạch đàn đỏ tươi, lá sòi tươi, cửu lý hương tươi, tất cả đều 1/2 kg. Sắc lấy nước đặc ngâm chỗ lở. Ngày làm 3 - 4 lần. Sau 1 - 2 ngày ngâm thuốc, lấy trâm ổi, cửu lý hương đều bằng nhau tán bột trộn với dầu trà thành dung dịch sệt như hồ thoa vào chỗ đau. Mỗi ngày 2 lần. Chữa chàm mạn: Bạch hoa thảo vừa đủ, sắc lấy nước đặc rửa chỗ đau. Lấy riêng bạch hoa thảo, trâm ổi, lá sòi, lá bạch đàn đỏ các vị đều bằng nhau. Tán thành bột dùng dầu trà trộn sền sệt như hồ thoa chỗ lở. Mỗi ngày 2 lần. 17 - BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (CỎ LƯỠI RẮN)
  4. Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd. Họ cà phê Rubiaceae. Tên gọi khác: Xà thiệt thảo , xà lợi thảo , cỏ lưỡi rắn. Phân bố: Mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, bờ ruộng, bãi cỏ, ven ao hồ. Thu hái và chế biến: Hái vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hoặc phơi khô. Tính năng: Vị ngọt nhạt tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, kháng khuẩn tiêu viêm, lương huyết giải độc. Liều dùng: 30 - 60 g. Dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa trẻ em mụn nhọt, chảy nước vàng: - Bài 1: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi (hoặc khô) vừa đủ. Dùng nước nấu đặc, rửa tại chỗ, ngày 2 lần. - Bài 2: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g. Giã nhỏ thêm nước vo gạo trộn đều thoa tại chỗ, ngày 2 lần. - Bài 3: Bạch hoa xà thiệt thảo, cỏ bạc leo đều 30 g, khổ lý căn (rễ mận rừng) 50 g. Sắc lấy nước đặc rửa mỗi ngày 2 - 3 lần.
  5. - Bài 4: Bạch hoa xà thiệt thảo khô (tán bột) 15 g, hùng hoàng (tán bột) 10 g, long não 3 g. Tất cả đều tán mịn, trộn với nước vo gạo thoa chỗ lở. Chữa lang ben: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi 100 g, dầu hôi 60 ml. Giã nát lá lưỡi rắn, trộn với dầu hôi thoa tại chỗ ngày 2 lần. Chữa thấp chẩn (chàm): Bạch hoa xà thiệt thảo, lá ngũ trảo đều bằng nhau, nấu lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Bạch phàn, phác tiêu đều 15 g tán bột cho vào trộn đều. Dùng rửa mỗi ngày 2 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2