intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng P1

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

167
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

-Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được chia thành ba nhóm như sau: ▪ Dinh dưỡng đa lượng hoặc dinh dưỡng chính: Gồm các chất thực vật cần một lượng lớn để phát triển, nhóm này có 3 nguyên tố: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). ▪ Dinh dưỡng trung lượng: Thực vật cần một lượng vừa phải, nhóm này gồm: Calci (Ca), Ma nhê (Mg) và Lưu huỳnh (S).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng P1

  1. Những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng P1
  2. -Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được chia thành ba nhóm như sau: ▪ Dinh dưỡng đa lượng hoặc dinh dưỡng chính: Gồm các chất thực vật cần một lượng lớn để phát triển, nhóm này có 3 nguyên tố: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). ▪ Dinh dưỡng trung lượng: Thực vật cần một lượng vừa phải, nhóm này gồm: Calci (Ca), Ma nhê (Mg) và Lưu huỳnh (S). ▪ Dinh dưỡng vi lượng: Gồm những nguyên tố thực vật cần một lượng nhỏ, nhóm này gồm: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Măng gan (Mn), Bor (B), Molypden (Mo)… I - NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG:
  3. 1. Nitrogen (Đạm): N cần được cung cấp lượng lớn vì N có mối quan hệ trong tất cả quá trình phát triển của cây, N là thành phần cấu tạo chủ yếu của protein thực vật, cũng như diệp lục tố, diệp lục tố có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp, đó là sự kết hợp CO2 từ không khí với nước để tạo đường, sau đó chuyển thành tinh bột và những cơ quan thực vật. Do đó khi cây thiếu N lá sẽ có màu vàng vì thiếu diệp lục, sự tăng trưởng sẽ bi chặn đứng. N có tác dụng rõ ràng trong kích hoạt cây phát triển tươi tốt và khỏe mạnh. Nguồn N chủ yếu là sulphate
  4. ammonia, urea, calcium nitrate, calcium ammonium nitrate, sodium nitrate, potassium nitrate, ammonium phosphate. 2. Lân (Phosphorus): Giống như Nitrogen, Phosphorus cũng liên quan đến quá trình phát triển của cây, và là thành phần của nhân tế bào, phosphorus cần thiết trong quá trình tăng trưởng rễ cây, quá trình nảy mầm của hạt giống. Điểm khác biệt giữa N và P là P ảnh hưởng đến sự trưởng thành của cây, sự tạo thành và chín của quả trong khi N ảnh hưởng mạnh ở cơ quan dinh duỡng (gồm rễ, thân, lá). Trong thực tế bón thêm P có thể ngăn bớt sự tăng trưởng quá mức ở
  5. các cơ quan dinh dưỡng do thừa N. Thiếu P cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh nhiều hơn vàng. Hoa hồng thiếu lân thường xuất hiện những vệt tím thẫm dưới lá làm lá rụng sớm, khi đó cây sẽ yếu và ngừng tăng trưởng. Bắp cải và bông cải thiếu lân thường có những đốm tím trên lá. Cần lưu ý rằng hiện tượng này có thể do nguyên nhân khác như ảnh hưởng của thời tiết lạnh chứ không hoàn toàn là do thiếu lân. Triệu chứng thiếu lân có thể được khắc phục bằng cách bón khoảng một nắm tay superphosphate/m2 diện tích vườn. Superphosphate là dạng lân được sử dụng rộng rãi
  6. nhất. Những dạng lân tan hoàn toàn trong nước gồm mono-ammonium phosphate, di-ammonium phosphate, potassium phosphate. Bột xương cung cấp lân nhưng đó là dạng lân chậm tan. Phân gia cầm chứa lượng lân hợp lý. 3. Potassium (Kali): K không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng K lớn cho tất cả mọi bộ phận. K ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật, K cũng hoạt động như chất xúc tác trong quá trình thành lập hoặc dự trữ tinh bột, protein... Những cây thiếu K thường rất yếu ớt, nhất là
  7. phần rễ. Triệu chứng khác của hiện tượng thiếu K là mép lá trở nên nâu và co quắt lại, thường được cho là hiện tượng cháy lá, sau đó dẫn đến một hiệu ứng dây chuyền là cây không thể hấp thu đủ nước để bù đắp lượng nước thoát hơi qua lá. Nguồn K thương mại chủ yếu là KCl vì hàm lượng K cao và giá rẻ. Mặt hạn chế chủ yếu là taị những vùng đất có hàm lượng clor cao KCl thường dẫn đến hiện tượng ngộ độc clor, hiện tượng này đôi khi thấy rõ ở cây hoa hồng và một số loại rau khi sử dung KCl lượng cao. Sử dụng Potassium Sulphate không dẫn đến hiện tượng này. Nitrate potassium là nguồn cung
  8. cấp K rất tốt và có những thuận lợi vì cùng lúc cung cấp cả lượng N dễ tan. Dạng K tự nhiên có trong các loại mùn hữu cơ, phân ngựa, trâu, cừu và nhất là phân gia cầm, tuy nhiên những nguyên liệu này không được để dưới mưa quá lâu vì K có thể bị rửa trôi dễ dàng. Nếu đất trồng có độ acid cao thì K có thể trở thành dạng không tan làm cây không hấp thu được, khi đó có thể dẫn đến hiện tượng thiếu K. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách thêm vôi để tăng lựơng K dễ tan. Cần lưu ý rằng K dễ tan dễ rửa trôi trong thời gian mưa nhiều và ngập nước, vì thế ở những vùng nhiệt đới với lượng
  9. mưa cao người ta thường bón nhiều K. 4. Vôi (Calcium): Calci chiếm phần lớn trong cấu tạo vách tế bào thực vật giống như cấu trúc xương ở động vật, thiếu Calci dẫn đến hiện tượng gãy những phần chóp hoặc chồi non. Triệu chứng thiếu Calci thường thấy qua hình dạng xiêu vẹo của tán lá với đầu lá cuốn lại, mép lá cuộn cong. Những đốm nâu hoặc đốm thâm cũng biểu hiện triệu chứng thiếu Calci. Ở cây cà chua, triệu chứng thiếu Ca làm cuống hoa hoặc cuống trái có màu nâu và nhũn, sau đó nơi này sẽ bị nấm tấn công. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là nước không
  10. được cung cấp đầy đủ cho việc vận chuyển Calci đến tất cả các bộ phận nhất là ở những phần chóp, ngọn của cây. Hiện tượng thiếu Calci thường xảy ra dưới những điều kiện đất rất acid, thường đó là những nơi thừa Mg, Al. Tất cả các dạng đá vôi thường chứa lượng Calci cao, Calci cũng hiện diện trong hầu hết các loại mùn hữu cơ đã ủ hoai mục. 5. Ma nhê (Magnesium): Trong thành phần cấu tạo diệp lục tố có một nguyên tử Mg. Nếu di chuyển hay ngăn chặn việc cung cấp Mg cho cây trồng thì những hợp chất như carotin hoặc xanthophyl được hình thành và
  11. những phần xanh của thực vật sẽ có màu cam hoặc vàng thay vì màu xanh. Cây thiếu Mg thì lá thường có màu vàng, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ gân chính của lá và lan dần. Những vệt màu cam sáng xuất hiện trên lá cũng có thể là biểu hiện của triệu chứng thiếu Mg, những lá bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu Mg thường là lá chưa trưởng thành.Trường hợp đặc biệt trên cây khoai tây là triệu chứng thiếu Mg xuất hiện giữa gân lá nhưng phần còn lại của lá vẫn xanh. Mg được cung cấp bởi hóa chất vô cơ như magnesium sulphate hoặc dolomite là một dạng hoạt động chậm của magnesium
  12. limestone. Hầu hết các loại mùn hữu cơ, nhất là những mùn hữu cơ làm từ lá xanh và thân có màu xanh, chứa lượng magnesium đáng kể. Hiện tượng thiếu Mg thường xảy ra trong những đất rất acid hoặc nơi lượng lớn K được sử dụng nhất là sulphate kali. 6. Lưu huỳnh (Sulphur): Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo trong protein và dầu thực vật. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh tương tự như những lá đã phát triển có triệu chứng thiếu N, tình trạng thiếu lưu huỳnh xảy ra làm ngăn cản sự phát triển kích thước của lá hoặc mép lá cuộn tròn lại. Tuy nhiên tình trạng thiếu lưu huỳnh hiếm khi xảy ra vì
  13. lượng lưu huỳnh chiếm nhiều ở thành phần muối sulphur hay sulphate trong phân bón hỗn hợp, trong nguyên liệu hữu cơ, trong không khí...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2