Những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng P2
lượt xem 12
download
Mặc dù thực vật cần các nguyên tố này với hàm lượng rất ít nhưng những nguyên tố này giúp cây phát triển mạnh mẽ. Chúng không phải là những nguyên tố có trong cấu tạo thực vật nhưng hoạt động của chúng giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và sau đó thành lập những chất khác nhau trong thực vật. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng P2
- Những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng P2 II- CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG: Mặc dù thực vật cần các nguyên tố này với hàm lượng rất ít nhưng những nguyên tố này giúp cây phát triển mạnh mẽ. Chúng không phải là những nguyên tố có trong cấu tạo thực vật nhưng hoạt động của
- chúng giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và sau đó thành lập những chất khác nhau trong thực vật. 1. Sắt (Fe): Mặc dù sắt không có trong thành phần diệp lục tố, nhưng nó hỗ trợ cho quá trình thành lập diệp lục tố. Do đó tình trạng thiếu sắt thường dẫn đến hiện tượng lá vàng, tương tự như thiếu Mg hay N. Điểm khác nhau chủ yếu là Mg và N vận chuyển liên quan nhau và đáp ứng cho quá trình tăng trưởng và sinh trưởng, vì thế triệu chứng thiếu Mg
- và N xuất hiện chủ yếu ở những lá đã trưởng thành do Mg, N đã rút ra khỏi những lá này. Trong khi đó sắt là nguyên tố không di chuyển trong thực vật vì thế hiện tượng vàng lá sẽ xảy ra trước tiên ở cơ quan còn non. Sắt có trong hầu hết các loại đất nhưng ở dạng không tan do sự hiện diện của đá vôi. Do đó tình trạng thiếu sắt xảy ra chủ yếu ở thực vật trồng trên vùng đất quá vôi hoặc đất quá kiềm. Phương pháp khắc phục tình trạng thiếu sắt là acid hóa đất bằng cách sử dụng sulphur, than bùn, sulphate aluminum, sulphate sắt. Ngoài ra sắt có khuynh hướng biến thành dạng hợp chất không tan
- khi tiếp xúc với cac chất hóa học khác do đó phương pháp hiệu quả hơn là sử dụng sắt dạng chelate bón vào đất hoặc phun qua lá để cung cấp trực tiếp cho thực vật. Dạng chelate không kết hợp dễ dàng với những chất khác và có khả năng vận chuyển linh động trong thực vật. 2. Manganese (Măng gan): Mn được biết đến như một chất oxy hóa của thực vật. Thiếu Mn lá có thể xuất hiện những đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Cũng giống như Fe, triệu chứng thiếu Mn thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mn thì Mn trở thành dạng không tan. Thực hiện
- việc acid hóa đất như đã đề cập ở phần Fe sẽ cải thiện tình trạng này đáng kể, hoặc sử dụng manganese sulphate là dạng dễ tan để bón vào đất. Ngược lại, ngộ độc Mn thường xảy ra trên những đất quá acid do Mn trở thành dạng hòa tan nhanh nên cây sẽ bị thừa Mn. 3. Zinc (Kẽm): Triệu chứng thiếu Zn đôi khi xảy ra ở cây thuộc họ cam chanh làm xuất hiện những đốm vàng trên lá Có thể khắc phục triệu chứng thiếu Zn bằng cách bón zinc sulphate vào đất. 4. Copper (Đồng):
- Thiếu đồng cũng dễ xảy ra ở cây thuộc họ cam chanh, thiếu đồng dẫn đến hiện tượng chết rễ non, đôi khi cháy bìa lá cùng với hiện tượng tạo nhiều mầm nhưng không mạnh, hiện tượng tiết nhựa, xì mủ cây cũng xảy ra.Tình trạng thiếu đồng được khắc phục bằng cách bón copper sulphat hoặc phun copper oxychloride. 5. Boron (Bo): B là nguyên tố điều hòa N trong thực vật. Tình trạng thiếu B làm xuất hiện những phần thối nhũn và những hốc rỗng trên cây củ cải cùng với đốm vàng trên lá và thường gây chết phần ngọn. Tình trạng thiếu B ở cây bông cải làm rễ
- trống rỗng và có những khối u màu nâu đậm, sau đó cây không phát triển được nữa. Thiếu B cũng gây ra những khối u nhỏ trên da của cây thuộc họ cam chanh, nhất là ở cây chanh trong quả có những lỗ chứa đầy dịch nhựa, đôi khi đó là những đốm nâu gần hạt. B, cũng giống như K, rất dễ bị rửa trôi, vì thế đất có thể trải qua tình trạng thiếu B tạm thời sau thời gian mưa kéo dài, đặc biệt là đối với vùng đất trở nên khô một cách bất thường. Có thể khắc phục triệu chứng thiếu B bằng cách thêm sodium borate hoặc borax nhưng phải cẩn thận khi sử dụng vì mặc dù borax có thể là
- yếu tố điều hòa và hỗ trợ cho việc hấp thụ N, nó có thể trở thành thuốc diệt cỏ nếu tích tụ một lượng quá lớn. Đối với cây chanh cỡ trung bình không nên sử dụng quá 1 muỗng borax, lượng borax này nên được hòa tan với nước và tưới xuống đất vùng tán lá. Thực hiện cách này 12 tháng 1 lần. 6. Molybdenum: Mo cần một lượng rất ít, chỉ vài gram trên 1000m2 nhưng thiếu Mo gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như làm biến dạng sinh trưởng ở cây bông cải… Thiếu Mo lá bị xoắn và rụng cuống. Trong giai
- đoạn cây non, lá bông cải và bắp cải cuộn lại vào trong với những đốm nhỏ. Những cây dạng bụi thiếu Mo thường sẽ bị chết rễ non. Khi đất quá chua (độ acid cao) sẽ cản trở cây trồng hấp thu Mo gây nên tình trạng thiếu Mo, tình trạng thiếu Mo cũng xảy ra khi bón phân có hàm lượng N và P cao. Khắc phục tình trạng thiếu Mo bằng cách phun sodium molypdate với liều lượng 1 muỗng canh hòa tan với 4.5 lít nước. 7. Hiện tượng ngộ độc (Toxicity): Hiện tượng ngộ độc có thể xảy ra do việc sử dụng quá dư thừa các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, B,
- Mn. Hiện tượng thường xảy ra trên đất acid vì khả năng hòa tan của các chất trên ở đất acid là rất lớn. Biểu hiện của triệu chứng này là xuất hiện những đốm chấm nhỏ về phía rìa lá, trong nhiều trường hợp toàn bộ ría lá héo quăn lại như triệu chứng thiếu K. ở cây đậu (bean) thường xuất hiện màu vàng giữa gân lá với những đốm nâu hoặc tím sẫm. Ơû cây cà chua xuất hiện những đốm nâu dọc theo rễ,ø lá héo rũ và cây thường chết. Cần phân biệt một số nấm gây bệnh với các biệu hiện tương tự như trên. CHẨN ĐOÁN CHUNG: Trên đây chỉ là vài triệu chứng thiếu dinh dưỡng được liệt kê, quan
- sát để chẩn đoán triệu chứng thiếu dinh dưỡng rất khó và phức tạp vì thực tế cây có thể thiếu nhiều hơn một nguyên tố hoặc có thể xảy ra hiện tượng thiếu một nguyên tố và có mặt một nguyên tố gây độc, cũng có khả năng những nguyên tố khác nhau hiện diện trong đất nhưng cây không thể hấp thu được bởi vì chúng không tan do đất quá acid hay quá kiềm hoặc quá thừa nguyên tố khác. Tuy nhiên đừng lo lắng quá về triệu chứng thiếu dinh dưỡng. Hãy ý thức rõ về khả năng có thể xảy ra khi hơi nặng tay trong việc xử lý độ kiềm, độ acid, sử dụng phân đơn thay vì dùng phân hỗn hợp.
- Không sử dụng lượng phân quá mức hoặc không cần thiết. Đôi khi cây có biều hiện không phát triển chỉ vì đang trong giai đọan nghỉ ngơi của nó, hoặc do các yếu tố vật lý của đất, nước quá nhiều hay quá ít. Cũng có khi cây đang trong tình trạng nguy hại rễ do quá thừa lượng phân trong đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thí nghiệm vi sinh vật học
73 p | 1048 | 481
-
Sách: Thí nghiệm vi sinh vật học
145 p | 405 | 214
-
Thí nghiệm công nghệ thực phẩm 1 - Bài 3: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN QUẢ NƯỚC ĐƯỜNG
21 p | 423 | 123
-
Hợp chất Flavonoid trong thực vật có hoa
10 p | 417 | 97
-
BÀI TẬP 5: MÔN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI THIẾT KẾ BỂ ĐIỀU LƯU
8 p | 371 | 82
-
Bài giảng: CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM
130 p | 149 | 56
-
Thí nghiệm vi sinh vật học - BÀI 1 : THỰC HÀNH LÀM MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG
4 p | 181 | 56
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Chương VI: Giá TRị dINH DUỡNG Và ĐặC ĐIểM Vệ SINH CủA THựC PHẩM
21 p | 200 | 54
-
Tài liệu: Dinh dưỡng của vi sinh vật (tt)
14 p | 192 | 40
-
Những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng P1
13 p | 164 | 37
-
Sinh hóa: Vitamin
29 p | 153 | 29
-
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học : THIẾT BỊ TIỆT TRÙNG CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG part 1
5 p | 136 | 19
-
Các nguyên lý của dòng chảy chất lỏng và sóng mặt trong sông, cửa sông, biển và đại dương - Chương 5
29 p | 120 | 19
-
Những điều chưa biết về nước uống
5 p | 94 | 13
-
Dinh dưỡng của vi sinh vật: Yêu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật
13 p | 123 | 6
-
Bài giảng Sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
8 p | 104 | 3
-
Sự tích luỹ nitơ, phopho và kali trong cây lúa trồng trên đất phù sa sông Hồng dưới tác động của chế độ phân bón khác nhau
7 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn