intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe - Phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bệnh Ung thư do ở Hóa chất gây ô-nhiễm môi sinh: Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những nồng độ OCCs cao trong tế bào mỡ của những bệnh nhân ung thư vú (so sánh với những ngưới bình thường) Các hóa chất tìm thấy, với nồng độ cao, nơi người bị ung thư gồm: DDT, DDE, PCBs và Hexachlorocyclohexane (HCH , còn được gọi là lindane,Kwell @ hay BHCthường dùng làm thuốc trị chấy rận) Nồng độ những hóa chất này không chỉ cao ở trong mô mỡ mà thật ra còn cao hơn ở trong các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe - Phần 2

  1. NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe Phần 2 Những bệnh Ung thư do ở Hóa chất gây ô-nhiễm môi sinh: Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những nồng độ OCCs cao trong tế bào mỡ của những bệnh nhân ung thư vú (so sánh với những ngưới bình thường) Các hóa chất tìm thấy, với nồng độ cao, nơi người bị ung thư gồm: DDT, DDE, PCBs và Hexachlorocyclohexane (HCH , còn được gọi là lindane,Kwell @ hay BHCthường dùng làm thuốc trị chấy rận) Nồng độ những hóa chất này không chỉ cao ở trong mô mỡ mà thật ra còn cao hơn ở trong các tế bào ung thư, so với các tế bào lành mạnh ngay bên cạnh. Các nghiên cứu này cũng cho thấy nồng độ OCCs tồn trữ cao nhất tại mô tế bào vú, hơn là tại các mô tế bào mỡ khác.
  2. Nồng độ OCCs trong máu cũng liên hệ mật thiết đến nguy cơ bị ung thư vú. Nồng độ cao của DDE và PCB trong máu gây nguy cơ ung thư vú tăng lên gấp 4 lần (Journal of National Cancer Institute No 85-1993). Các liên hệ giữa việc tiếp xúc với hóa chất và ung thư nơi trẻ em cũng đã được nghiên cứu (Arch Environ Contam Toxicol No 24-1993): 45 trường hợp ung thư óc nơi trẻ em đã được so sánh với 85 trường hợp đối chứng: một sự liên hệ khá rõ rệt đã được ghi nhận giữa ung thư óc và sự tiếp xúc với No-Pest Strips, thuốc trừ mối, Kwell Shampoo, dây đeo cổ trừ bọ chó, diazinon dùng trong vườn. Một số nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan giữa hóa chất diệt cỏ dại 2,4 D (thường dùng trong vườn) và ung thư mô tế bào mềm loại sarcoma.(Am J Public Health No 85-1995). Ngoài ra cũng có sự liên quan giữa ung thư máu leukemia và các hóa chất trừ sâu. Những người trưởng thành tiếp xúc với những hóa chất diệt cỏ dại loại chlorophenoxy như 2-4 D, có thể có nguy cơ bị ung thư phổi, ung thư bao tử, ung thư máu, lymphoma loại Hodgkin, sarcoma nơi mô mềm. Hóa chất 2,4 D còn nổi tiếng về tác hại hơn nữa khi phối hợp với 2,4,5- T để thành một hợp chất gây nhiều tranh cãi gọi là Tác nhân da cam (Agent Orange). 2,4 D thường được các Chính quyền địa phương, Tiểu bang
  3. phun trên đường, góc quanh để trừ cây, cỏ dại. Chất này cũng thường được dùng để chăm sóc vườn cỏ tại tư gia. Dùng 2,4 D lâu ngày có thể bị tăng nguy cơ ung thư lymphoma loại không thuộc dạng Hodgkin.. Rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận có sự tương quan giữa tiếp xúc với các dung môi hữu cơ và bịnh ung thư máu các dạng myelogenous leukemia, myeloma đa dạng. Một nghiên cứu xét lại vể trường hợp của 14,457 công nhân tiếp xúc với trichloroethylen vào thời gian 1952-53 cho thấy có sự gia tăng về tử vong do myeloma và lymphoma không thuộc dạng Hodgkin nơi các nữ công nhân da trắng (British Journal of Industrial Medicine No 48-1991). Trong một nghiên cứu tại Thụy Điển: các nữ công nhân tiếp xúc với 1,1,1 trichloroethylene, có sự gia tăng ung thư cổ tử cung và các tế bào lympho- máu, và tiếp tục theo dõi 10 năm sau đó thì thấy tỷ lệ ung thư tụy tạng và lymphoma gia tăng. Khi theo dõi 20 năm sau đó các trường hợp ung thư myeloma đa dạng và ung thư hệ thần kinh được ghi nhận. Các công nhân tiếp xúc với trichloroethylen (sau 20 năm) có thể có sự gia tăng tỷ lệ ung thư bao tử, gan, tuyến nhiếp hộ và mô lympho-máu (Journal of Occupational Medicine No 35-1993).
  4. Báo chí Y-học đã ghi nhận được 280 trường hợp hư hại máu (aplastic anemia) do ở tiếp xúc với thuốc trừ sâu: đa số nạn nhân thuốc lứa tuổi trung bình 34 và thời gian ủ bệnh chỉ khoảng 5 tháng. Thợ sơn có thể bị nguy cơ ung thư myeloma (tỷ lệ 1.95), ung bướu bàng quang (1.52) cùng các bệnh về thận và đường tiểu (1.45)..(Br J Ind Med No 47-1990). Vấn đề Độc-hại Thần-kinh: Đa số các thuốc trừ sâu, từ bản chất, đã là các chất gây độc hại thần kinh: những chất này diệt sâu bọ bằng cách tác động vào Hệ thần kinh. Các OCCs ảnh hưởng trên thần kinh bằng cách gây rối loạn sự di chuyển các ion dọc theo thân tế bào thần kinh (axon). Các thuốc trừ sâu loại phosphate hữu cơ, được phát triển từ các nghiên cứu về hơi độc và các carbamate, ảnh hưởng trên phân hóa tố acetylcholinesterase đưa đến sự thừa acetylcholine nơi các điểm tiếp nối (synapse) thần kinh. Các dung môi hữu cơ, một số được dùng lúc ban đàu làm thuốc gây mê, gây trở ngại cho sự dẫn truyền luồng thần kinh dọc theo thân tế bào thần kinh. Các chất này gây một số độc hại cho não bộ (cấp tính hoặc kinh niên). Các bệnh về tế bào thần kinh (neuronopathies) có thể lan tỏa hay tập trung vào một điểm, tùy theo loại neuron bị ảnh hưởng hay khi sự hư hại phát triển đến toàn hệ thần kinh. Mục tiêu gây hại của độc chất nhắm vào
  5. toàn tế bào thần kinh nên đưa đến hậu quả là sư hư hại có thể ở axon hay ở phần dendritic! Một trong những ví dụ điển hình về tác động gây hư hại tế ào thần kinh có tính cách lan rộng là tác hại của methylmercury, đã được ghi nhận là gây hại cho các tế bào hạt ở lớp thứ 4 của vỏ não phần điều hành thị giác (visual cortex), các tế bào hạt trong lớp hạt của não bộ và các tế bào thần kinh cảm xúc (sensory neurons) của phần hạch gốc. Các tác ại này đưa đến một sự thoái biến thần kinh, dẫn đến hoại tử, teo axon và mất myelin. Một ví dụ khác là trường hợp của nhôm, đã gây ra tử vong do s ưng não phải dùng đến lọc thẩm áp (dialysis encephalopathy), xẩy ra sau từ 3-7 năm lọc thẩm áp không liên tục. Tuy nồng độ nhôm trong óc tăng cao, nhưng không tìm được các nút rối (tangles) chứng tỏ rằng nếu chỉ riêng nhôm thì không đủ gây ra những bệnh chứng lú lẫn kiểu Alzheimer. Tác dụng độc hại thần kinh cũng có thể có tính cách chuyên biệt, chỉ ảnh hưởng trên một vài neuron. Một số các hóa chất độc hại loại này như doxorubicin (Adriamycin@) chỉ tác động vào phần lưng của gốc hạch (dorsal root ganglia); cisplatin chỉ ảnh hưởng đến neuron cảm giác; và manganese gây hội chứng loại Parkinson. Các hư hại do Manganese gây ra tập trung tại sustantia nigra, globus pallidus và caudate nucleus (các điểm trong óc) cùng với sự sụt giảm mức độ dopamine và serotonin. Các triệu
  6. chứng khởi đầu bằng các thay đổi về tâm thần, rồi tiếp theo là rối loạn vậ n động cùng cứng bắp thịt và run tay. Hội chứng Parkinson cũng gây ra bởi MPTP ( 1-methyl-4-phenyl- 1,2,5,6-tetrahydro pyridine), một ma túy tổng hợp rất nguy hiểm, khi vào cơ thể được chuyển biến tại các tế bào chứa monoamine-oxydase thành MPP+ gây độc hại cho tế bào substantia nigra, ức chế hoàn toàn sự sản xuất dopamine (Nature No 317-1985). Sự khác biệt của các bệnh hư axone thần kinh (axonopathies) là do ở ví trí mà chất độc gây hư hại: Các hư hại ở vị trí gần giữa axon (proximal axon) gây rối loạn cho các tiến trình tổng hợp protein: Tiêu biểu cho sự hư hại này hay Proximal axonopathies là hội chứng amyotrophic lateral sclerosis (ALS). Các dung môi hữu cơ như Halomethane, Methy lene chloride, Carbon tetrachlorine và Butane..là những chất thường gây ra ALS. Các hư hại ở phần ngoại biên (distal axon), có thể do nhiều loại hóa chất gây ra như Acrylamide (tác nhân polymer hóa dùng trong kỹ nghệ giấy), ảnh hưởng đến các sợi thần kinh cảm giác. Carbon disulfide (một dung môi cho các chất bếo, dầu lacque; dùng để ly trích dầu từ olives, dừa) ảnh hưởng đến các sợi thần kinh cảm giác và vận động. Các dung môi loại
  7. hexacarbon gây hư hại một cách tiến triển dần các thần kinh cảm giác: làm sưng phù axon và sau đó mất dần myelin. Các thuốc trừ sâu organophosphate (parathion, malathion, diazinon) hủy hoại phân hóa tố acetylcholinesterase bằng các phản ứng phosphoryl hóa không nghịch đảo (nếu không dùng ngay một chất kháng độc trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc). Nếu tiếp tục tiếp xúc với hóa chất gây độc thì sự độc hại tăng theo lũy tiến và các triệu chứng ngộ độc tiếp diễn cho đến khi cơ thể tổng hợp được thêm acetylcholinesterase. Các sự hư hại về myelin (myelinopathies) thường gây ra bởi nhóm chất 'organotins' thường dùng để ổn định hóa các polymers plastic và làm chất xúc tác trong kỹ nghệ silicon và epoxy. Organotins cũng được dùng trong kỹ nghệ gỗ và dệt để bảo tồn chống nấm, diệt trùng và diệt sâu bọ. Các organotins điển hình như TET (Tri Ethylen Tetramine) , TMT (Tetra Methyl Thiuram). Hexachlorophen (HCP) thường được thêm vào sa-phòng để sát trùng cũng gây hư hại myelin. HCP được hấp thuqua da, và màng nhày, và cũng như TET, TMT có thể gây ra mờ mắt, suy yếu bắp thịt đưa dần đến tê liệt. Thần kinh thị giác là bộ phận khá mẫn cảm với HCP và các dung môi đặc biệt như uống methanol, ethanol ngửi hơi trichloroethylene, toluene, CS2 và benzene.
  8. Các dung môi khác cũng gây những bệnh về myelin chuyên biệt: Thần kinh trigeminal rất mẫn cảm với trichloroethylene (trong các dung dịch tẩy rửa). Toluene, styrene, xylene và trichloroethylene, gây hư hại myeline của thần kinh vestibulocochlear (tai) nên thường gây lãng, điếc tai. Tác dụng độc hại trên Hệ nội tiết: Các chất độc trong môi sinh cũng gây nhiều tai hại cho Hệ nội tiết, những triệu chứng ngộ độc thường xẩy ra cho Hệ nội tiết gồm: Rối loạn về giấc ngủ; Thay đổi tâm tính, năng lực hoạt động. Thay đổi cân nặng; Mất cảm giác thèm ăn. Thay đổi sự ham thích, hứng thú trong việc yêu-đương; Rối loạn kinh nguyệt. Cảm giác về nhiệt bị rối loạn; Đổ mồ hôi. Rối loạn về tóc, hư hại nơi da. Các dung môi hữu cơ, dây thẳng (aliphatic) như n-hexane gây hoại tử loại zona fasciculata và zona reticularis nơi nang thượng thận, nơi chế tạo các glucocorticoids. Cadmium và Carbon tetrachloride đều ức chế một cách không chuyên biệt sự sinh tổng hợp steroids.
  9. Những công nhân làm công việc tiếp xúc với chì, bị suy giảm tiết glucocorticoids (17- hydroxy) và steroids nam tính (17-keto): những người này còn bị thương tổn nớI tuyến hypothalamus và pituitary. Dioxins gây ra sự ức chế trực tiếp cơ năng tổng hợp glucocorticoids, đưa đến bệnh tiểu đường. Tuyến giáp trạng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các độc chất trong môi sinh, nhiều hóa chất gây ra sụt giảm T4 và T3. Các chất ảnh hưởng đến Cytochrome P450 nơi gan như phenobarbital, benzodiazepines, hydrocarbon có chlor, biphenyl có nhiều halogen đều gây ra sụt giảm T4. Phenobarbital và PCB (tìm thấy trong 83% mẫu thử, nồng độ lên đến 1,700 ng/g), gây ra sự tăng hoạt của UDP-glucuronyl transferase trong gan, đưa đến tăng lưu lượng mật, và bài tiết tyrosine-glucoronide theo mật. Khi cho chuột ăn PCB, nồng độ T4 trong máu giảm, và các tế bào nang giáp tạng phì trướng. Chuột tiếp xúc với mẫu đất bị nhiễm TCDD, PCDD và PCB đều bị sụt giảm T4 trong máu. Sự suy giảm hoạt động của Tuyến giáp trạng cũng tương quan với sự tiếp xúc với chì, carbon disulfide và PBB. Ngoài những ảnh hưởng trên chức năng của tuyến giáp trạng, một số hợp chất như hydrocarbon đa vòng, nitrosamines có thể gây khởi phát ung thư tuyến giáp trạng. Một hóa chất thông dụng dùng trong thuốc nhuộm tóc 2,4-diaminoanisole sulfate (2,4 DAAS), khi cho chuột thử nghiệm ăn gây
  10. ung thư tuyến giáp trạng nơi 58% chuột đực, 42 % chuột cái (Arch Environ Health No 48-1993). Tác dụng độc hại của các OCCs (hợp chất hữu cơ chứa Chlor) trên chức năng sinh-sản cũng rất đáng ngại: Nồng độ OCCs cao trong máu có thể gây hiếm muộn, vô sinh, hư thai..(Ecotoxicol Environ Saf No 17-1989). Sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong môi sinh có thể tạo ra tình trạng số tinh trùng trong tinh khí sụt giảm: tiếp xúc với Dibromochloropropane sẽ bị thiếu tinh trùng và tinh trùng bất thường trong tinh khí đưa đến trạng thái hiếm muộn.(Endocrine Toxicity -Raven Press 1985). Nhân loại hiện nay đang phải đương đầu một cách khó khăn với tai họa gây ra bởi quá nhiều hóa chất thải ra từ kỹ nghệ, đưa vào môi trường sinh sống chung quanh. Với nhiều người thì có thể là những hóa chất phải tiếp xúc khi làm việc, nhưng cũng có thể chỉ vì sống tại nơi môi-sinh bị ô nhiễm. Cơ thể chúng ta cũng khác biệt nên có thể có người ít khả năng tống thải chất độc hơn, đưa đến sự tồn đọng độc chất vượt quá sức chịu đựng của cơ thể . Khi lượng chất độc đạt đến một mức độ nào đó, sẽ gây ra sự tổn hại cho cơ thể. Các bộ phận quan trọng nhất bị hư hại là các Hệ miễn-nhiễm, thần-kinh và nội-tiết. Nhiễm độc nơi Hệ miễn nhiễm có thể là yếu tố quan trọng gây những bệnh như Suyễn, Dị ứng, Ung thư và nhiễm siêu vi trùng. Nhiễm độc thần
  11. kinh có thể đưa đến hư hại trong nhận thức, tâm tính thay đổi và những bệnh kinh niên về thần kinh. Nhiễm độc nội tiết gây những rối loạn về sinh dục, kinh nguyệt, cảm hứng tình-dục, biến dưỡng... Một số biện pháp giúp phòng ngừa cũng như làm giảm thiểu tác hại củacác chất độc trong môi trường sẽ được trình bày trong những bài kế tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2