NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN CÁC CỬA SÔNG ĐIỂN HÌNH<br />
MIỀN TRUNG, CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT<br />
<br />
<br />
PGS.TS Lê Đình Thành, PGS.TS Nguyễn Bá Quỳ, Trường Đại học Thủy lợi<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ven biển miền Trung là khu vực có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế xã hội bởi vì đây là<br />
khu vực có nhiều thế mạnh về các nguồn tài nguyên và nguồn lực con người. Tuy nhiên đây<br />
cũng là môt trong những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất nước, đó là bão lũ, hạn<br />
hán,… Đặc biệt xói lở, bồi tụ các cửa sông là một khó khăn rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội<br />
và bảo vệ môi trường. Báo cáo này là một trong những kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài<br />
cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ổn định các cửa sông ven biển miền Trung”,<br />
với nội dung chủ yếu đánh giá những đặc điểm diễn biến chính của các cửa sông điển hình ven<br />
biển miền Trung, từ đó xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết phục vụ việc đề xuất các giải<br />
pháp nhằm ổn định các cửa sông trong khu vực nghiên cứu.<br />
1. ĐẶC ĐIỂM CÁC CỬA SÔNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG<br />
1.1 Mạng lưới sông ngòi và tài nguyên nước mặt vùng cửa sông<br />
Khu vực ven biển miền Trung có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mỗi tỉnh đều có ít<br />
nhất một lưu vực sông đáng kể, mật độ trung bình khoảng 10 km có một cửa sông. Hướng dòng<br />
chảy vùng cửa sông chủ yếu theo hướng tây – đông, hoặc dọc theo bờ biển hướng bắc – nam.<br />
Các sông ven biển thường đan nối với nhau hình thành hệ thống phức tạp bao gồm mạng lưới<br />
các sông, kênh rạch và đầm phá. Ví dụ ở Thừa Thiên Huế, sông Ô Lâu nối với sông Hương,<br />
sông Đại Giang, sông Truồi và phá Tam Giang – Cầu Hai tạo thành một hệ thống nước vùng<br />
cửa sông phức tạp; hay sông Vu Gia nối với Thu Bồn, Trường Giang và sông Tam Kỳ. Mạng<br />
lưới sông vùng cửa sông phối hợp với các điều kiện tự nhiên khác đã tạo nên các điều kiện môi<br />
trường và sinh thái hết sức đặc biệt và phong phú.<br />
Về tài nguyên nước mặt, các sông ven biển miền Trung có một mùa lũ khá ngắn nhưng rất<br />
ác liệt do điều kiện mưa tập trung, chiều dài sông ngắn, địa hình dốc và thảm phủ kém nên khả<br />
năng tập trung dòng chảy rất nhanh. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến diễn biến<br />
vùng cửa sông, thường trong mùa lũ với lưu lượng và tốc độ dòng chảy rất lớn thoát ra vùng cửa<br />
sông đã làm cho các cửa sông bị phá vỡ, xói lở và diễn biến mạnh. Ngược lại trong mùa kiệt do<br />
khả năng giữ nước trên lưu vực kém nên suốt trong một mùa kiệt nước mặt đến vùng cửa sông<br />
rất nhỏ, do đó không có tác dụng giữ được vùng cửa sông được mở rộng trong mùa lũ, mà dần<br />
bị bồi lấp trở lại nhanh chóng và gây khó khăn cho thuyền bè của ngư dân.<br />
Các số liệu thống kê lưu lượng trên các sông cho thấy lưu lượng lớn nhất trong mùa lũ<br />
(Qmax) lớn gấp hàng trăm lần lưu lượng nước nhỏ nhất trung bình (QTBmin), ví dụ ngay những<br />
sông lớn như sông Ba tỷ số này lên đến trên 700 lần. Trong khi đó yếu tố bùn cát lở lửng trung<br />
bình nhiều năm của các sông ven biển miền Trung không lớn, lớn nhất là sông Mã, thấp nhất là<br />
sông Đại Giang. Hệ số xâm thực các lưu vực sông khoảng 224,5 tấn/km2.năm, trong đó lớn nhất<br />
là sông Thu Bồn và Trà Khúc với hệ số xâm thực lên đến trên 410 tấn/km2-năm.<br />
Bảng 1: Đặc trương dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất một số sông ven biển miền Trung<br />
<br />
Bùn cát lở Hệ số xâm<br />
2 3<br />
TT Sông Tuyến đo F (km ) Qmax QTBmin lửng (g/m ) thực<br />
(m3/s) (m3/s) (tấn/km2.năm)<br />
1 Mã Cẩm Thủy 17500 7900 72,1 402 248<br />
2 Cả Yên Thượng 23000 9140 97,3 223 163<br />
3 Gianh Đồng Tâm 1150 6560 7,27 97,8 166<br />
4 Đại Giang Tám Lu 1130 6710 5,86 67,4 128<br />
5 Thu Bồn Nông Sơn 3155 10600 33,0 154 425<br />
6 Trà Khúc Sơn Giang 2440 18300 29,3 163 410<br />
7 Kone Bình Tường 1510 6340 7,39 144 212<br />
8 Ba Củng Sơn 12800 20700 29,2 244 165<br />
9 Cái Nhatrang Đồng Trăng 1244 3320 14,8 75,3 159<br />
10 Lũy Sông Lũy 964 1180 0,35 262 169<br />
<br />
1.2 Đặc điểm thiên tai khắc nghiệt<br />
<br />
Ven biển miền Trung có thể nói là khu vực hứng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt nhất nước,<br />
trong đó chủ yếu là bão, lũ, nước dâng. Chỉ riêng về bão theo số liệu thống kê từ 1951 đến 2007<br />
đã có 111 trận bão đổ bộ vào khu vực ven biển miền Trung, có nghĩa trung bình mỗi năm có tới<br />
1,95 trận. Trong đó nhiều nhất là năm 1964 có tới 8 trận bão từ 23/9 đến 16/11, những năm<br />
1952, 1971 và 1984 mỗi năm có tới 5 trận bão. Những trận bão lớn đổ bộ vào ven biển thường<br />
gây ra mưa rất lớn, ví dụ như trận bão tháng 9/1978 gây mưa và lũ lịch sử trên sông Cả, hay trận<br />
bão tháng 11/1999 gây mưa lớn tạo nên trận lũ lịch sử trên các sông Thừa Thiên Huế đến Quảng<br />
Ngãi,… Kết quả của những trận lũ lớn đã làm cho các cửa sông biến đổi đột ngột, thậm chí còn<br />
mở ra các cửa mới, ví dụ cửa Hòa Duân của sông Hương trong lũ tháng 11/1999, tất cả các trận<br />
lũ do bão gây ra đều tạo ra những diễn biến rất lớn của các cửa sông miền Trung.<br />
Hạn hán và thiếu nước trong mùa khô cũng là thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt là các tỉnh ven<br />
biển Nam Trung Bộ. Do thiếu nước trong mùa khô, dòng chảy trong sông cạn kiệt là điều kiện<br />
rất thuận lợi để các dòng dọc bờ biển chuyển tải bùn cát và bồi lấp các cửa sông. Điều này đặc<br />
biệt nghiêm trọng đối với các cửa sông có nhiều tàu thuyền của ngư dân như cửa Mỹ Á (Quảng<br />
Ngãi), hay cửa Đà Rằng (Phú Yên).<br />
Sóng và dòng triều trong khu vực cũng là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến diễn<br />
biến các cửa sông, các tài liệu thống kê cho thấy độ cao sóng trung bình phía bắc (đến Đà Nẵng)<br />
là khoảng 1,0 m và phía nam (đến Bình Thuận) là khoảng 2,0 m. Sóng lớn nhất vùng xa bờ có<br />
thể lên 6,0 – 9,0 m. Dòng ven biển có hướng chủ yếu theo hướng gió thịnh hành, tốc độ không<br />
lớn, cực đại chỉ đạt 0,7 – 0,9 m/s.<br />
Hình 1: Bồi lấp cửa Mỹ Á (trái) và Đà Rằng (phải)<br />
1.3 Hoạt động kinh tế, xã hội sôi động ở các vùng cửa sông miền Trung<br />
Với lợi thế có tiềm năng tài nguyên để phát triển kinh tế biển và ven biển, có điều kiện địa<br />
hình thuận lợi phát triển các cảng biển nước sâu như Chơn Mây, Dung Quất, Văn Phong,..; có<br />
nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch với những thắng cảnh đẹp mê hồn như các bãi biển<br />
Cửa Lò, Thiên Cầm, Nha Trang, Mũi Né; và những di tích, những di sản quốc gia, quốc tế như<br />
cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Ngoài ra đây còn là nơi tập trung dân cư đông đúc, khai thác tài<br />
nguyên rất mạnh như cát, titan, nuôi trồng thủy sản,… và ngay cả việc quản lý vùng ven biển<br />
chưa tốt. Tất cả những hoạt động này đã góp phần ảnh hưởng đến diễn biến các cửa sông.<br />
2. ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN CÁC CỬA SÔNG ĐIỂN HÌNH<br />
Đặc điểm chung nhất của các cửa sông miền Trung là di chuyển vị trí và có đóng mở theo<br />
từng thời kỳ khá rõ rệt. Diễn biến của một số cửa sông điển hình đã được nghiên cứu có thể tóm<br />
tắt như sau:<br />
2.1 Cửa Tư Hiền – Lộc Thủy (Thừa Thiên Huế)<br />
Diễn biến của Tư Hiền – Lộc Thủy liên quan mật thiết với các điều kiện tự nhiên của hệ<br />
thống sông Hương – đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai<br />
hiện nay bao gồm 2 cửa chính chảy ra biển là cửa Thuận An ở phía bắc và cửa Tư Hiền ở phía<br />
nam. Cửa Tư Hiền là cửa nối toàn bộ phần đầm phá phía nam (Cầu Hai) với biển Đông. Cửa<br />
nằm tại vị trí giáp ranh giữa hai xã Vinh Hiền và Lộc Bình thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế. Theo tài liệu lịch sử từ năm 1404 đến nay (2008), cửa Tư Hiền 7 giai đoạn mở và 6<br />
giai đoạn đóng và cửa Lộc Thủy 6 giai đoạn mở và 7 giai đoạn đóng, có nghĩa gần như khi cửa<br />
Tư Hiền mở thì cửa Lộc Thủy bị đóng.<br />
Nguyên nhân lâu dài và sâu xa của hiện tượng bồi lấp cửa Tư Hiền là kết quả quá trình tiến<br />
hoá địa chất của đầm phá từ giai đoạn trẻ sang trưởng thành theo xu thế hẹp dần, cạn dần và vai<br />
trò chủ đạo của nó được thay thế bằng cửa Thuận An. Tuy nhiên khoảng 15 năm gần đây còn có<br />
các nguyên nhân hoạt động của con người làm “nông dần đầm Cầu Hai” và gần đây nhất là xây<br />
cầu Tư Hiền. Hiện tượng bồi lấp cửa đột ngột thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 11<br />
đến tháng 4 năm sau khi còn gió đông bắc thịnh hành vào mùa kiệt. Chu trình hình thành, phát<br />
triển, bồi lấp và mở cửa mới của cửa Tư Hiền có thể khái quát như hình 2 và hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Lịch sử diễn biến cửa Tư Hiền, Lộc Thủy ( Nguyễn Hữu Cử)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Cơ chế hình thành, bồi lấp và phát triển cửa Tư Hiền (Trần Thanh Tùng, 2006)<br />
2.2 Cửa sông Trà Khúc (Quảng Ngãi)<br />
<br />
Theo tài liệu từ 1991 đến 2006, cho thấy cửa sông Trà Khúc diễn biến khá phức tạp, nó phụ<br />
thuộc rất lớn vào chế độ dòng chảy trong sông và điều kiện thủy hải văn vùng cửa sông. Trong<br />
thời gian này này cửa Trà Khúc có những diễn biến cụ thể sau:<br />
<br />
- Từ 1991 đến 1995 là nhóm năm ít nước trong sông nên cửa bị thu hẹp dần do dòng chảy dọc<br />
bờ và dòng triều bồi lấp thu hẹp cửa trong khi dòng chảy mùa lũ cũng không đủ đào xói và<br />
mở rộng cửa sông.<br />
<br />
- Từ 1995 đến 2000, giai đoạn này nước khá lớn với các trận lũ lớn năm 1998 và 1999 với lưu<br />
lượng lớn nhất tại Sơn Giang trên 10.000 m3/s đã làm cho cửa sông mở rộng trên 300 m và<br />
có xu hướng dịch chuyển về phía nam, doi cát ở bờ bắc dịch chuyển ra phía biển hơn 100 m,<br />
còn doi cát ở bờ nam bị xói mòn và dịch chuyển về phía nam tới 150 m.<br />
<br />
- Đến tháng 10/2001 cửa sông Trà Khúc bị thu hẹp lại một cách nhanh chóng, cửa sông chỉ<br />
còn rộng khoảng 130 m (bằng 1/3 so với tháng 5/2000).<br />
<br />
- Đến tháng 8/2005 cửa sông lại được mở rộng tới khoảng 250 và tiếp tục dịch chuyển về phía<br />
nam, việc mở rộng này liên quan đến trận lũ năm 2003 với lưu lượng đỉnh đạt tới 10800<br />
m3/s.<br />
<br />
2.3. Cửa sông Đà Rằng (Phú Yên)<br />
Trên cơ sở các số liệu địa hình vùng cửa sông Đà Rằng những năm gần đây từ 2003 đến<br />
2008, các phân tích cho thấy:<br />
- Mùa lũ hàng năm cửa sông được đào xói và mở rộng, nhưng mùa kiệt đến lại bị bồi lấp đáng<br />
kể, trong khi đó mùa kiệt kéo dài 7-8 tháng trong năm. Những năm gần đây, cửa sông có xu<br />
thế dịch chuyển về phía nam, hiện bờ phía nam của cửa sông đang bị xói lở vào mùa mưa lũ.<br />
- Khu vực trong của cửa sông có hiện tượng bồi xói xen kẽ, một dải bờ bắc gần cửa sông bị<br />
xói khá mạnh tới gần 4,0 m. Trong mùa kiệt khu vực bờ biển phía bắc (cách cửa sông vài<br />
trăm mét) bị xói lở ăn sâu vào đất liền.<br />
- Mức độ bồi lấp toàn khu vực cửa sông là không lớn, nhiều nhất là vùng phía bắc cửa sông<br />
với mức trung bình bồi lấp tới 0,5-0,6 m/năm, ở đây hình thành một doi cát chắn ngang cửa<br />
sông gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại.<br />
Từ các kết quả khảo sát địa hình phối hợp với các tài liệu lịch sử đã phân tích đánh giá sự<br />
biến động địa hình đáy khu vực cửa sông Đà Rằng một cách định lượng gồm các giá trị bồi, xói<br />
lớn nhất và bồi, xói trung bình theo thời gian và khu vực cụ thể và lập nên bản đồ chi tiết (hình<br />
4a, 4b).<br />
3. CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CẦN GIẢI QUYẾT<br />
Như vậy biến động các cửa sông ven biển miền Trung theo chu kỳ trong năm và nhiều năm<br />
là một trong những đặc điểm rõ nét và chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho phát triển<br />
kinh tế, xã hội và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường của các tỉnh ven biển miền Trung.<br />
Để có thể đề xuất được các giải pháp nhằm ổn định, giảm thiểu các tác động của chúng thì<br />
những vấn đề cơ bản cấp thiết cần giải quyết về mặt khoa học gồm:<br />
(1)- Vai trò của mặt đệm lưu vực, các hoạt động phát triển trên lưu vực và vùng cửa sông như<br />
các công trình thủy lợi, thủy điện, kinh tế vùng cửa sông (cảng, nuôi trồng thủy sản,...) đối với<br />
chế độ dòng chảy, bùn cát trong sông,… của vùng cửa sông.<br />
(2)- Quy luật vận chuyển bùn cát và dòng ven bờ biển, cửa sông, và tương tác giữa biển và sông<br />
như sóng, triều, dòng ven bờ với dòng chảy trong sông kể theo các mùa trong năm.<br />
(3)- Diễn biến địa hình vùng cửa sông những năm gần đây để phân tích thực trạng thay đổi hình<br />
thái vùng cửa sông trên cơ sở các nguyên nhân chính từ các điều kiện tự nhiên và các hoạt động<br />
của con người vùng cửa sông.<br />
(4)- Vai trò cửa vùng cửa sông đối với việc quản lý phát triển kinh tế, xã hội và đối với vấn đề<br />
neo đậu tàu thuyền khi có bão,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4a:. Biến động địa hình đáy cửa Đà Hình 4b: Biến động địa hình đáy cửa Đà<br />
Rằng từ 08/2003 đến 06/2004 Rằng từ 08/2003 đến 07/2008<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các cửa sông ven biển miền Trung đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế, ổn định xã<br />
hội và bảo vệ môi trường. Những vấn đề điều kiện tự nhiên cũng như những đặc điểm diễn biến<br />
cửa sông cần phải được nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ và toàn diện từ quy luật dòng<br />
chảy trong sông, dòng chảy ven bờ, điều kiện thủy triều,… đến quy luật vận chuyển bùn cát<br />
vùng cửa sông, biển đổi dịch chuyển vị trí cửa sông. Đây chính là những cơ sở khoa học để có<br />
thể đề xuất những giải pháp khoa học công nghệ tổng thể cũng như những biện pháp cụ thể cho<br />
ổn định các cửa sông nhằm khai thác hiện quả phục vụ phát triển khu vực.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Cư và nnk, Dự báo bồi tụ, xói lở bờ sông, cửa sông và các giải pháp phòng tránh, Báo<br />
cáo kết quả đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội 2005.<br />
2. Nguyễn Viết Phổ và nnk, Tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2003.<br />
3. Trần Thanh Tùng, Phân tích diễn biến hình thái cửa sông Trà Khúc, Quảng Ngãi, Tạp chí Thủy lợi<br />
và Môi trường, 2006.<br />
4. Le Van Cong, Tomoya Shibayama, Nguyen Van Cu, Topography change of Da Rang river mouth in<br />
Vietnam: A field measurement. Proc. Of APAC 2005.<br />
5. Kessel V.T, Geomorphologydynamics of the coastline of Thua Thien Hue province. VNICZM<br />
Project. Hue. Vietnam 2003.<br />
<br />
<br />
CHARACTERISTICS OF MORPHOLOGICAL CHANGES OF TYPICAL<br />
RIVER MOUTHS IN THE CENTRAL COAST OF VIETNAM AND PROBLEMS<br />
TO BE SOLVED<br />
A/P Dr. Le Dinh Thanh, A/P Dr. Nguyen Ba Quy, Research Project KC08.07/06-10<br />
<br />
The central coast of Vietnam has a good potential for social and economic development,<br />
owing to its favorable geographical conditions and human resources. However, this region is<br />
also facing to many difficulties of natural conditions in Vietnam such as typhoons, floods, and<br />
droughts. Especially, erosion and sedimentation in the river mouth areas, which is a great<br />
challenge in the economic development and environmental protection. In this paper, preliminary<br />
results from a state level research project named “Research for proposing the measures in<br />
stability of the river mouths in the central coast of Vietnam” are presented, focusing on the<br />
characteristics of morphological changes of typical river mouths and the key problems to be<br />
solved.<br />