24 Xã hội học, số 1 -1998<br />
<br />
<br />
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội<br />
của các nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai ở<br />
Việt Nam<br />
VŨ TUẤN HUY<br />
<br />
<br />
I. Giới thiệu<br />
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường,<br />
H’Mông, Dao và Gia Rai là bản tổng quan dựa trên những công trình nghiên cứu gần đây và<br />
số liệu điều tra dân số 1989 ở Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu của Dự án nghiên cứu :<br />
"Những đặc điểm nhân khẩu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" với sự giúp đỡ của Tiến<br />
sỹ Magali Barbieri trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Xã hội học, Trung tâm<br />
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia<br />
Pháp (INED).<br />
Việc lựa chọn 4 nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai dựa trên mức sinh và<br />
mức tử vong cao của bốn nhóm dân tộc thiểu số này qua số liệu điều tra dân số 1989, những<br />
đặc điểm về phân bố dân cư của dân tộc Mường, H’Mông, Dao ở vùng núi phía Bắc và dân<br />
tộc Gia Rai ở Tây Nguyên, những khu vực cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở Việt<br />
Nam. Mục đích chủ yếu là mô tả những đặc điểm về quá trình phân bố dân cư, về lịch sử,<br />
phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình của bốn nhóm dân tộc thiểu số này. Trên cơ sở<br />
phân tích mức sinh và mức chết, báo cáo cũng nhằm rút ra mô hình sinh đẻ và tử vong đặc<br />
thù của 4 nhóm dân tộc này trong sự liên hệ với những yếu tố kinh tế xã hội như việc làm,<br />
thu nhập, y tế, giáo dục.<br />
II. Phân bố dân cư và cơ cấu dân số của 4 dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai<br />
<br />
Theo số liệu bảng 1, dân tộc Kinh là dân tộc đa số với tỷ lệ dân số là 86,86% dân số cả nước,<br />
dân tộc Mường chiếm 1,42% ; H’Mông 0,87% ; Dao 0,74% và Gia Rai chiếm 0,38%. Về tỷ<br />
suất giới tính, cả bốn dân tộc này đều có tỷ suất giới tính cao hơn tỷ suất giới tính của cả<br />
nước. Trong đó, cao nhất là dân tộc Dao (100,2), tiếp đến là dân tộc H’Mông (98,47),<br />
Mường (95,76), Gia Rai (94,68). Tỷ suất giới tính của dân tộc Kinh (93,80) thấp nhất so với<br />
bốn dân tộc này và thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình của cả nước.<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ suất giới tính giữa các dân tộc như mức<br />
độ sinh, chết, di cư. Sự phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực, các tỉnh và thành phố<br />
dẫn đến tỷ suất giới tính rất khác nhau ngay trong cùng một tộc người do ảnh hưởng của yếu<br />
tố di cư. Một quy luật của di cư là có tính lựa chọn. Theo giới tính, nam giới thường di cư<br />
nhiều hơn nữ giới. Theo độ tuổi, những người ít tuổi thường di cư nhiều hơn là người có tuổi<br />
và dòng di cư theo chiều từ nông thôn đến đô thị. Điều này thấy rõ hơn khi xem xét tỷ suất<br />
giới tính của từng dân tộc tại những nơi di cư đi và di cư đến của cùng một dân tộc. Tại<br />
những nơi di cư đến, tỷ suất giới tính thường cao trong khi tại những nơi di cư đi, tỷ suất giới<br />
tính thường thấp. (Bảng 1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 25<br />
<br />
Bảng 1: Quy mô dân số và tỷ suất giới tính của từng dân tộc<br />
Dân tộc Tổng số % Tỷ suất giới tính<br />
Mường 914596 1,42 95,76<br />
H’Mông 558053 0,87 98,47<br />
Dao 473945 0,74 100,02<br />
Gia Rai 242291 0,38 94,68<br />
Kinh 55900224 86,86 93,80<br />
Dân số cả nước 64357762 100,00 94,22<br />
Nguồn : Tính từ biểu 1.4 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập 1. Tổng điều tra dân số<br />
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991.<br />
Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi từ 0-4, 5-14 và 60 trở lên cho thấy đặc điểm dân số<br />
của mỗi tộc người về tỷ lệ phụ thuộc của nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động. Xếp theo thứ tự<br />
giảm dần, trong 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H’Mông có tỷ lệ dân số trong nhóm tuổi 0-<br />
4 và 5-14 cao nhất (21% và 29%), tiếp đến là dân tộc Dao (19% và 27%), dân tộc Gia Rai (18%<br />
và 31%), và dân tộc Mường (17% và 25%). Ngược lại, trong nhóm tuổi từ 60 trở lên, dân tộc<br />
Mường có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên cao nhất trong 4 nhóm dân tộc này (6,64%), dân tộc Dao<br />
(5,43%), Dân tộc Gia Rai (5,4%) và thấp nhất là dân tộc H’Mông (4,87%). (Bảng 2)<br />
Bảng 2: Tỷ lệ dân số trong các nhóm tuổi so với tổng số dân của mỗi dân tộc<br />
Nhóm tuổi Dân tộc<br />
Mường H’Mông Dao Gia Rai Kinh<br />
0-4 17,04 21,44 19,27 18,27 13,90<br />
5-14 25,36 28,55 27,11 27,61 25,37<br />
60 + 6,64 4,87 5,43 5,40 7,40<br />
Nguồn - Số liệu điều tra dân số năm 1989. Trích từ ”Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, Khổng Diễn - Nhà<br />
xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1995.<br />
Tỷ lệ dân cư trong nhóm tuổi 0-4 cao ở dân tộc H’Mông và dân tộc Dao cho thấy tiềm<br />
năng sinh đẻ cao trong các dân tộc này. Mặt khác, tỷ lệ dân cư từ 60 tuổi trở lên thấp chỉ ra mức<br />
tử vong cao. Về phương diện kinh tế, tỷ lệ tổng cộng của cả hai nhóm tuổi này so với dân số cho<br />
thấy mức độ phụ thuộc về kinh tế, vì hai nhóm tuổi này được xem là nhóm tuổi ngoài lực lượng<br />
lao động.<br />
1. Dân tộc Mường<br />
Mường là tên gọi của dân tộc cư trú ở một vùng đồi núi khá rộng nằm giữa vùng người<br />
Kinh ở phía Đông và vùng người Thái ở phía Tây với chiều dài khoảng 350 km từ Tây Bắc tỉnh<br />
Yên Bái đến phía Bắc tỉnh Nghệ An. Giống như người Kinh, người Mường có mặt ở hầu hết các<br />
tỉnh, thành phố. Tuy nhiên mức độ phân bố rất khác nhau. Theo kết quả điều tra dân số năm<br />
1989, người Mường có tổng số dân là 904 nghìn, sống tập trung ở tỉnh Hà Sơn Bình (400 nghìn<br />
người chiếm 44,3 %). Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ hai có dân tộc Mường cư trú (260 nghìn<br />
người chiếm 28,9%) và thứ ba là tỉnh Vĩnh Phú (133 nghìn người chiếm 14,7%). Ngoài khu vực<br />
này, theo kết qủa điều tra dân số 1989, hầu như ở tất cả các tỉnh thành đều có người Mường cư<br />
trú, trong đó có 6,2% người Mường sống ở tỉnh Sơn La ; 1,9% sống ở Hà Nội ; 0,6% sống ở Đắc<br />
Lắc và 0,3% ở Đồng Nai, v...v.<br />
Về tỷ suất giới tính, điều đáng quan tâm là ở những khu vực dân tộc Mường cư trú lâu đời và có<br />
tỷ lệ dân cư đông nhất thì lại có tỷ suất giới tính thấp. Ví dụ, ở ba tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), Thanh<br />
Hóa và Vĩnh Phú (cũ), tỷ suất giới tính đều là 93,4 thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình<br />
của cả nước. Mặt khác, ở những tỉnh có người Mường mới di cư đến trong vài thập kỷ gần đây,<br />
tỷ suất giới tính thường là cao.<br />
2. Dân tộc H’Mông<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
26 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...<br />
<br />
Việt Nam hiện nay người H’Mông có 6 nhóm. Người H’Mông cư trú trên một địa bàn rất<br />
rộng và thường ở độ cao từ 700- 800 m trở lên, bao gồm các tỉnh miền núi từ biên giới Việt<br />
Trung đến Nghệ An. Số xã có người H’Mông cư trú không nhiều, điều đó cho thấy người<br />
H’Mông cư trú khá tập trung.<br />
Người H’Mông có khoảng 557000 người tập trung ở các tỉnh Hà Tuyên (cũ): 152000<br />
người chiếm 27,4%, tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ): 145000 người chiếm 25,9%, tỉnh Lai Châu:<br />
110000 người chiếm 19,7%, tỉnh Sơn La: 82000 người chiếm 14,7%. Như vậy dân tộc H’Mông<br />
cư trú ở bốn tỉnh này chiếm 87,7% dân số dân tộc H’Mông. Khác với dân tộc Mường, người<br />
H'Mông cư trú khá tập trung ở một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc.<br />
Tỷ suất giới tính trung bình của dân tộc H’Mông là 98,47. Ví dụ tỉnh Hà Tuyên, tỷ suất<br />
giới tính là 95,7 ; tỉnh Hoàng Liên Sơn có tỷ suất giới tính là 99,1 và tỉnh Lai Châu là 97,8. Một<br />
trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất giới tính của dân tộc H’Mông ở khu vực này là yếu tố<br />
di cư như đă phân tích ở trên.<br />
3. Dân tộc Dao<br />
Theo các nhà dân tộc học ở Việt Nam, hiện nay ở nước ta có đến 30 nhóm người Dao.<br />
Theo kết quả điều tra dân số 1989, dân số dân tộc Dao có khoảng 473000 người. Địa bàn có<br />
người Dao cư trú đông nhất là tỉnh Hà Tuyên (cũ): 131000 người chiếm 27,7%; tỉnh Hoàng Liên<br />
Sơn (cũ): 109000 người chiếm 23%; tỉnh Cao Bằng: 60000 người chiếm 12,8%. Từ hai tỉnh cư<br />
trú tập trung này, người Dao sinh sống trải rộng trên hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như<br />
Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Thái, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình. Trong gần hai chục<br />
năm trở lại đây, hàng nghìn người Dao di cư đến làm ăn sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên và<br />
Đông Nam Bộ. Tỉnh Gia Lai - Kon Tum có 1600 người, tỉnh Đồng Nai có 1200 người.<br />
Tỷ suất giới tính của người Dao là 99,5. Trong ba tỉnh tập trung đông người Dao cư trú<br />
là Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn và Cao Bằng, tỷ suất giới tính thường thấp hơn so với tỷ suất giới<br />
tính trung bình. Ngược lại ở các tỉnh lân cận thuộc khu vực miền núi phía Bắc, tỷ suất giới tính<br />
lại cao hơn so với tỷ suất giới tính trung bình.<br />
4. Dân tộc Gia Rai<br />
Trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Gia Rai là dân tộc có số dân đông nhất. Tổng<br />
số dân của dân tộc Gia Rai theo kết quả điều tra dân số năm 1989 là 242000 người. Người Gia<br />
Rai sống tập trung ở tỉnh Gia Lai-Kon Tum (231000 người chiếm 95,7%). Ngay trong khu vực<br />
này theo các nhà dân tộc học, người Gia Rai sống khá tách biệt với các dân tộc khác.<br />
Từ những đặc điểm chung về phân bố dân cư của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường,<br />
H’Mông, Dao và Gia Rai có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây :<br />
-Khu vực miền núi phía Bắc mà tập trung ở tỉnh Hà Sơn Bình và Thanh Hoá là địa hạt cư<br />
trú chủ yếu của người Mường ; hai tỉnh Hà Tuyên và Hoàng Liên Sơn là địa bàn cư trú chủ yếu<br />
của người H’Mông và người Dao. Khu vực Tây Nguyên mà tỉnh Gia Lai - Kon Tum là địa bàn<br />
cư trú chủ yếu của người Gia Rai.<br />
- Trong bốn nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H'Mông và dân tộc Dao có tỷ lệ dân số<br />
trong các nhóm tuổi 0-14 cao và tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên thấp. Nhìn chung, cả bốn nhóm<br />
dân tộc thiểu số này có tỷ lệ dân số phụ thuộc kinh tế, tức nhóm dân số nằm ngoài độ tuổi lao<br />
động xấp xỉ 50%.<br />
Tỷ suất giới tính của bốn dân tộc thiểu số này tại những địa bàn cư trú lâu đời thấp hơn<br />
so với tỷ suất giới tính trung bình của dân tộc đó. Điều đó cho thấy rằng di cư là một trong<br />
những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố dân cư của các dân tộc này. Những yếu<br />
tố khác ảnh hưởng đến tình trạng phân bố dân cư của mỗi tộc người sẽ ảnh hưởng như thế nào<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 27<br />
<br />
đến quy mô dân số và cơ cấu tuổi như mức độ sinh, chết của mỗi nhóm dân tộc này có những<br />
đặc điểm gì sẽ được phân tích trong những phần sau.<br />
III. Sự tăng trưởng dân số, mức sinh và mức chết<br />
1. Tăng trưởng dân số qua hai cuộc điều tra dân số 1979 và 1989<br />
<br />
Theo số liệu điều tra dân số năm 1979 và 1989, dân số cả nước tăng gần 12 triệu người, với<br />
tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,1%. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của các nhóm<br />
dân tộc thiểu số này đều cao hơn so với tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của cả nước và<br />
có sự khác nhau giữa 4 nhóm dân tộc này.<br />
Bảng 3 : Số dân trong hai cuộc điều tra dân số 1979, 1989 và tốc độ tăng bình quân<br />
năm của các dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai<br />
Số Dân tộc Số dân Số dân Tăng giảm Tốc độ tăng giảm<br />
TT 1/10/79 1/4/89 bình quân năm (%)<br />
Cả nước 52471766 64375762 11633996 2,1<br />
1 Mường 686082 914596 228514 3,0<br />
2 H’Mông 411074 558053 146979 3,2<br />
3 Dao 346785 473945 127160 3, 3<br />
4 Gia Rai 184507 242291 57784 2,9<br />
5 Kinh 46065384 55900224 9834840 2,0<br />
Nguồn - Số liệu điều tra dân số năm 1979 và 1989. Trích từ ”Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, Khổng<br />
Diễn - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1995.<br />
So sánh tốc độ tăng dân số bình quân năm giữa 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc Dao<br />
có tốc độ tăng dân số cao nhất, tiếp đến là dân tộc H’Mông, dân tộc Mường, và tốc độ tăng dân<br />
số bình quân thấp nhất là dân tộc Gia Rai : dân tộc Mường sau 10 năm tăng trên 228 nghìn<br />
người, tốc độ tăng bình quân năm là 3,0% ; dân tộc H’Mông tăng khoảng 147 nghìn người, tốc<br />
độ tăng bình quân năm là 3,2% ; dân tộc Dao tăng 127 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm<br />
là 3,3% ; dân tộc Gia Rai tăng 58 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm là 2,9%. (xem bảng 3)<br />
Mức tăng trưởng dân số khác nhau giữa các dân tộc phụ thuộc vào cơ cấu dân số, tỷ lệ<br />
phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mức sinh và mức tử vong cũng như những ảnh hưởng<br />
của các yếu tố kinh tế xã hội. Phần tiếp sau đây sẽ xem xét các yếu tố này để qua đó có thể thấy<br />
được những nguyên nhân của mức tăng trưởng dân số của mỗi dân tộc.<br />
2. Mức sinh<br />
Theo kết quả điều tra năm 1989, giữa 4 dân tộc này, Dân tộc H’Mông có tỷ suất sinh thô<br />
cao nhất (53,4%O ), tiếp đến là dân tộc Dao (45,7%O ), dân tộc Gia Rai có tỷ suất sinh thô là<br />
36,5%O và thấp nhất trong 4 dân tộc này là dân tộc Mường (35,5%O ).<br />
Theo kết quả điều tra dân số 1989, tỷ suất sinh tổng cộng cho năm trước tổng điều tra<br />
dân số. Sự khác nhau về tỷ suất sinh tổng cộng cũng tương tự như sự khác nhau về tỷ suất sinh<br />
thô trong 4 nhóm dân tộc này. Dân tộc H’Mông có tỷ suất sinh tổng cộng cao nhất (9,3 con), dân<br />
tộc Dao (6,9 con), dân tộc Gia Rai (5,5 con) và dân tộc Mường (4,4 con).<br />
Bảng 4 : Tỷ suất sinh thô và tỷ suất sinh tổng cộng của 4 nhóm dân tộc<br />
Nhóm tộc người CBR TFR<br />
Mường 35,5 4,4<br />
H’Mông 53,4 9,3<br />
Dao 45,7 6,9<br />
Gia Rai 36,5 5,5<br />
Kinh 29,8 3,6<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
28 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...<br />
<br />
Nguồn : œớc lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994.<br />
<br />
Bảng 5 trình bày tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi tính từ số sinh xảy ra trong vòng 12<br />
tháng trước thời điểm tổng điều tra dân số 1989 của 4 nhóm dân tộc. Dân tộc Mường,<br />
H’Mông, Gia Rai giống như dân tộc Kinh có tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi đạt mức cao nhất<br />
ở độ tuổi 25-29 và sau đó giảm dần. Dân tộc Dao đạt mức sinh cao nhất ở độ tuổi 30-34. Tuy<br />
nhiên, ở mọi nhóm tuổi, mức sinh của người H’Mong là cao nhất, tiếp đến là dân tộc Gia<br />
Rai, dân tộc Dao và dân tộc Mường. Ă nhóm tuổi 40-44, mức sinh của dân tộc Mông vẫn còn<br />
cao hơn mức sinh cao nhất của dân tộc Mường ở nhóm tuổi 25-29 và của dân tộc Dao ở<br />
nhóm tuổi 30-34.<br />
Bảng 5: Tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi của các dân tộc, 1989<br />
Nhóm Nhóm tuổi<br />
Mường 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49<br />
H’Mông 0,0317 0,2451 0,2456 0,1724 0,1224 0,0499 0,0158<br />
Dao 0,1135 0,3239 0,4015 0,3559 0,2848 0,2585 0,1202<br />
Gia Rai 0,0961 0,3195 0,3373 0,2498 0,1851 0,1347 0,0571<br />
Kinh 0,0627 0,2176 0,2274 0,2400 0,1530 0,1217 0,0772<br />
Mường 0,0217 0,1786 0,2060 0,1567 0,0991 0,0486 0,0148<br />
Nguồn : Ước lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994.<br />
<br />
2. Mức chết<br />
Vào những năm 50, tỷ lệ chết thô trong dân cư đã giảm xuống còn 12%O và vào đầu<br />
thập kỷ 60, tỷ lệ chết thô dao động ở mức 6-8%O . Như vậy, mức chết của Việt Nam khá ổn<br />
định trong vòng 30 năm nay. So sánh tỷ lệ chết thô giữa bốn nhóm dân tộc với dân tộc Kinh,<br />
Dân tộc Mường có tỷ lệ chết thô bằng tỷ lệ chết thô của dân tộc Kinh (7,7%O ). Dân tộc<br />
H’Mông có tỷ lệ chết thô cao nhất (14,9%O ) gần gấp đôi so với dân tộc Mường và dân tộc<br />
Kinh, dân tộc Gia Rai (13,7%O ), và dân tộc Dao là 11,8%O .<br />
Bảng 6: Tỷ suất chết thô, tỷ suất chết của trẻ em và kỳ vọng sống trung bình lúc sinh<br />
của 4 nhóm dân tộc thiểu số<br />
Kỳ vọng sống lúc sinh<br />
Dân tộc CDR IMR Chung Nam Nù<br />
Mường 7,7 40,5 67,1 65,2 69,1<br />
H’Mông 14,9 106,0 52,8 51,3 54,5<br />
Dao 11,8 82,0 57,6 55,9 59,5<br />
Gia Rai 13,7 98,0 54,4 52,8 56,1<br />
Kinh 7,7 38,5 67,7 65,9 69,6<br />
Nguồn: Ước lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994<br />
Về tỷ lệ chết của trẻ em, dân tộc Mường có tỷ lệ thấp nhất cao hơn chút ít so với dân<br />
tộc Kinh (40,5%O của dân tộc Mường so với 38,5%O của dân tộc Kinh). Dân tộc H’Mông<br />
có tỷ lệ chết của trẻ em cao nhất 106,0%O, tiếp đến là dân tộc Gia Rai (98,0%O) và dân tộc<br />
Dao (82,0%O). Ă dân tộc H’Mông, nguy cơ tử vong của trẻ em trước 1 tuổi cao hơn người<br />
Kinh 2,8 lần. Do mức chết cao, tuổi thọ bình quân lúc sinh của dân tộc H’Mông là thấp nhất<br />
(52,8 năm). (xem Bảng 6)<br />
Như chúng ta đă biết, tỷ lệ chết phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình hình phát<br />
triển kinh tế - xã hội, hệ thống phòng và chữa bệnh, điều kiện môi trường, tập quán trong<br />
việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Thêm vào đó, đối với các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng<br />
xa, do phong tục tập quán, nạn tảo hôn khá phổ biến. Điều đó không những dẫn đến mức sinh<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 29<br />
<br />
cao mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Một số dân tộc thiểu số còn<br />
duy trì nhiều tập tục lạc hậu như phụ nữ khi mang thai kiêng ăn uống những thức ăn có chất<br />
bổ vì sợ đẻ khó. Thậm chí khi đẻ không được đẻ ở nhà, việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu khoa<br />
học. Khi ốm đau không được điều trị bằng thuốc mà thường cúng bái, kiêng cữ. Điều đó làm<br />
cho tỷ lệ chết chung và tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh trong các dân tộc thiểu số này rất cao.<br />
Những năm gần đây, khi thực hiện cơ chế thị trường, xoá bỏ bao cấp đã làm cho hoạt<br />
động y tế ở khu vực này gặp nhiều khó khăn. ỀVí dụ, ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên bái<br />
với số dân gần 30 nghìn người, trong đó đến 90% là người H’Mông, mà chỉ có một bệnh viện<br />
huyện có 13 giường, hàng năm được cấp kinh phí cho 5 giường bệnh nhưng thực tế chỉ điều<br />
trị được 2 bệnh nhân ở mức trung bình là hết kinh phí. Hay như thuốc chống bệnh bướu cổ,<br />
toàn huyện chỉ được cấp 1000 liều thuốc Iốt. Với cơ số thuốc này chỉ đủ dùng cho từ 1 đến 2<br />
xã ».6<br />
IV. Một số chỉ báo kinh tế xã hội của bốn nhóm dân tộc thiểu số<br />
1. SMAM theo giới tính của từng nhóm dân tộc<br />
<br />
Sự khác nhau về tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ dẫn đến những khác nhau<br />
về mức sinh đối với từng dân tộc. Đối với các dân tộc ở Việt Nam nói chung và 4 dân tộc<br />
thiểu số này nói riêng, sinh đẻ trong hôn nhân là một chuẩn mực xã hội. Trong xã hội truyền<br />
thống, phù hợp với chuẩn mực đông con là kết hôn sớm và đặc biệt ở các khu vực miền núi,<br />
tảo hôn là một hiện tượng khá phổ biến.<br />
Bảng 7: Tỷ lệ độc thân theo nhóm tuổi và SMAM theo từng giới tính<br />
Tỷ lệ độc thân<br />
Nhóm Mường H'Mông Dao Gia Rai Kinh<br />
Tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ<br />
13-14 99,3 99,1 93,9 92,3 96,4 96,0 98,4 97,1 99,6 99,5<br />
15-17 96,7 93,9 77,8 67,3 86,9 83,1 94,6 84,3 98,5 96,6<br />
18-19 83,5 70,8 47,4 32,6 60,3 51,0 75,4 56,3 92,3 79,4<br />
20-24 41,8 32,3 20,8 12,4 25,3 17,5 39,8 27,2 60,5 43,2<br />
25-29 9,2 11,5 7,9 4,8 6,7 5,1 12,2 11,5 22,1 17,8<br />
30-34 2,3 6,9 3,5 2,3 3,0 2,6 4,4 6,4 6,7 11,0<br />
35-39 1,4 4,8 2,7 2,1 2,6 1,9 2,1 4,3 2,9 8,5<br />
40-44 1,4 3,6 2,3 1,3 2,4 1,5 1,1 2,7 1,7 6,0<br />
45-49 0,8 2,2 2,1 1,6 1,8 1,6 1,4 2,4 1,3 3,3<br />
50-54 0,8 1,3 1,4 1,4 1,8 1,1 1,3 1,8 1,0 2,1<br />
SMAM 23,7 23,0 20,2 18,6 21,3 19,3 23,3 21,6 26,1 24,7<br />
Nguồn : Tính từ biểu 1.4 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập 1. Tổng điều tra dân số<br />
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991.<br />
Giá trị của SMAM là số năm trung bình sống trong tình trạng độc thân của những người<br />
kết hôn trước tuổi 50 có thể coi như một chỉ báo của việc nâng cao tuổi kết hôn. SMAM của phụ<br />
nữ và nam giới dân tộc H'Mông là thấp nhất (18,6 đối với nữ và 20,2 đối với nam, tiếp đó là<br />
người Dao (19,3 và 21,3), của người Gia Rai (21,6 và 23,3) người Mường có SMAM cao nhất<br />
trong số 4 nhóm dân tộc thiểu số này (23,0 và 23,7<br />
Đối với dân tộc Mường, H’Mông, Dao ở vùng núi phía Bắc, bên cạnh loại gia đình hạt<br />
nhân theo chế độ phụ hệ là chủ yếu, còn có gia đình mở rộng nhiều thế hệ với vài cặp vợ chồng<br />
và con cái cùng chung sống dưới một mái nhà, có kinh tế chung (làm chung, ăn chung, chi tiêu<br />
chung). Loại hình gia đình gốc mở rộng gồm 2-3 anh em trai, có vợ con nhưng vẫn ở chung và<br />
có kinh tế chung với bố mẹ đẻ.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
30 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...<br />
<br />
Theo kết qủa nghiên cứu gần đây nhất của Viện Xã hội học và tổ chức Future Group về<br />
sức khỏe sinh sản - Nhu cầu và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại cấp cơ sở của các dân tộc thiểu<br />
số cho thấy: Người H'Mông ở bản Hua Rốm, xã Nà Tấu thường sống trong hộ gia đình đa thế<br />
hệ. Các anh em trai thường sống chung một nhà với bộ mẹ và sau khi lập gia đình cũng vấn sống<br />
ở đó. Cả đại gia đình cùng làm chung, ăn chung. Khi gia đình quá chật chội hoặc có mâu thuẫn<br />
thì người cha có thể quyết định cho các con ra ở riêng. Bố mẹ chia đất, chia ruộng cho con cái<br />
đã xây dựng gia đình. Trong hình thức gia đình này, người bố có vai trò quan trọng nhất cho đến<br />
khi già quá thì trao lại quyền điều hành gia đình cho người con trai lớn nhất sống cùng.<br />
Đối với dân tộc Gia Rai, hình thức gia đình nhỏ mẫu hệ là phổ biến. Đó là một quá trình<br />
phát triển tất yếu của sự giải thể những gia đình lớn mẫu hệ. Bước đầu là tách ra ở riêng và sau<br />
đó là chia ruộng, rẫy sản xuất riêng, chăn nuôi riêng. Điều đó ít nhiều giải phóng sức lao động<br />
và thúc đẩy kinh tế tư hữu của gia đình nhỏ phát triển.<br />
Gia đình các dân tộc ít người thực hiện nhiều chức năng. Sản xuất nông nghiệp với<br />
những phương thức canh tác khác nhau giữa các tộc người, song nhìn chung đều sử dụng sức<br />
người là chủ yếu. Điều này biểu hiện rất rõ ở các dân tộc hiện đang sống bằng làm nương rẫy và<br />
cư trú ở vùng sinh thái khắc nghiệt. Điển hình là người H’Mông. Với chức năng kinh tế của gia<br />
đình như vậy, kết hôn sớm và có nhiều con là hiện tượng phổ biến trong các dân tộc ít người.<br />
2. Tình hình sản xuất và thu nhập<br />
Các dân tộc thiểu số trước đây cũng như hiện nay chủ yếu là cư dân nông nghiệp. Đặc<br />
điểm nổi bật của nông nghiệp ở miền núi phía Bắc và vùng các dân tộc ít người là sản xuất<br />
lương thực trong những năm gần đây có bước phát triển. "Trong thời kỳ 1990-1993, miền núi<br />
phía Bắc bình quân hàng năm diện tích cây lương thực tăng 3,92%, sản lượng lương thực quy<br />
thóc tăng 8,1%. Ă khu vực Tây Nguyên mức tăng tương ứng là 3,23% và 4,59%. Mặc dù dân số<br />
tăng nhanh cả cơ học, cả tự nhiên nhưng bình quân lương thực quy thóc trên đầu người vẫn tăng<br />
2,24% ở phía Bắc và 1,01 % ở Tây Nguyên".7<br />
Nguồn sống chính của các dân tộc ít người ở nước ta là trồng trọt và chăn nuôi, đă từ lâu<br />
gắn chặt với canh tác rẫy và ruộng. Hầu hết mọi nghề phụ chỉ được tiến hành khi công việc canh<br />
tác đă xong. Chính vì vậy, trong sự phân hoá giàu nghèo hiện nay ở các dân tộc thiểu số, đất đai,<br />
bao gồm cả đất ruộng, rẫy và đất rừng là một yếu tố tác động khá mạnh mẽ. Ví dụ, người Dao ở<br />
xă Tân Dân, những hộ gia đình có thu nhập khá là những hộ có ưu thế về đất ruộng, đất rừng và<br />
đất rẫy. Ví dụ, bình quân các loại đất ở hộ nghèo đói là 152m2 ruộng, 2347 m2 đất rừng và 347<br />
m2 đất rẫy ; trong khi đó đối với hộ khá giả diện tích tương ứng các loại đất là 467 m2 , 5109<br />
m2 và 696 m2 .<br />
Cho đến nay, vùng các dân tộc thiểu số vẫn là vùng sản xuất chậm phát triển, đời sống<br />
nhân dân gặp nhiều khó khăn. "Tính theo chỉ số GDP thì bình quân đầu người dân ở vùng núi<br />
phía Bắc trong năm 1992 chỉ đạt 278,48 nghìn đồng, bằng 62,55% GDP của cả nước. Hay nói<br />
cách khác, tổng giá trị sản phẩm quốc nội của người dân ở vùng này chỉ bằng 1/ 2 người dân ở<br />
vùng khác"8.<br />
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu các điều kiện sản xuất, trước hết là vốn<br />
và đất. "Đối với người Dao ở xã Tân Dân, 89,29% hộ gia đình trả lời thiếu đất và 84,69% thiếu<br />
vốn"9. Thiếu vốn thì có thể giải quyết được, còn thiếu đất canh tác, tư liệu sản xuất quan trọng<br />
nhất của người dân các dân tộc miền núi thì khó giải quyết hơn cả.<br />
3.Tình hình giáo dục<br />
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ mù chữ trong năm 1989 của cư dân các dân tộc thiểu<br />
số đều cao hơn so với năm 1979. Ở nhiều vùng, nhiều dân tộc có hiện tượng thế hệ sau có tỷ lệ<br />
mù chữ cao hơn thế hệ trước. Tình trạng tái mù chữ cũng phổ biến ở nhiều địa phương trong<br />
mấy thập kỷ qua. Bên cạnh đó là tình trạng mù nghĩa, biết đọc nhưng không hiểu nghĩa của từ.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 31<br />
<br />
Một tình trạng phổ biến trong những năm qua là chữ viết của một số dân tộc đă hình<br />
thành nhưng không phát triển được. "Chữ H’Mông vẫn còn đang ở giai đoạn dạy thí điểm tại<br />
một số địa phương và không ít trở ngại. Ă các tỉnh Tây Nguyên có 4 thứ chữ : ‰đê, Bana,<br />
Gia Rai và Cơ Ho được triển khai từ những năm 1982-1983 nhưng cho đến nay cũng không<br />
thể nói là thành công"10.<br />
<br />
Nguyên nhân của tình trạng đó là do một số văn tự mới được hình thành, chưa đủ thời<br />
gian để hoàn thiện nên việc dạy và học có nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số<br />
lượng vừa yếu về chất lượng. Cơ sở vật chất như sách giáo khoa, phương tiện ấn loát không<br />
đáp ứng được với yêu cầu của công tác này. Cơ sở vật chất của học đường thiếu thốn, nhiều<br />
nơi xuống cấp nghiêm trọng, không thu hút hết số trẻ em trong độ tuổi đến trường và không<br />
đảm bảo cho việc học tập có kết quả<br />
Bảng 8: Dân số từ 5 tuổi trở lên theo dân tộc và tình trạng biết đọc biết viết<br />
Biết đọc, biết viết Không biết đọc Không xác định Tổng<br />
Dân tộc TS Nam Nữ TS Nam Nữ TS Nam Nữ<br />
Mường 81,58 40,76 40,83 18,28 7,03 11,26 0,13 0,06 0,07 100,0<br />
H’Mông 10,04 8,73 1,31 89,80 40,66 49,14 0,16 0,07 0,09 100,0<br />
Dao 34,17 21,65 12,52 65,71 28,05 37,66 0,12 0,06 0,06 100,0<br />
Gia Rai 20,53 14,26 6,27 79,45 33,85 45,60 0,02 0,01 0,01 100,0<br />
Kinh 87,10 42,51 44,58 12,87 4,62 8,44 0,03 0,01 0,01 100,0<br />
Nguồn : Tính từ biểu 4.5 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập I1. Tổng điều tra dân số<br />
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991<br />
Theo số liệu điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên không biết đọc,<br />
không biết viết cao nhất ở dân tộc H’Mông (89,8%), dân tộc Gia Rai (79,45%), dân tộc Dao<br />
(65,71%) và thấp nhất là dân tộc Mường (18,28%). Trong các dân tộc này, tỷ lệ mù chữ của<br />
nữ giới đều cao hơn của nam giới.<br />
Tình trạng mù chữ của cư dân trong 4 dân tộc này, cũng theo kết quả điều tra dân số<br />
năm 1989, chủ yếu do tỷ lệ chưa bao giờ đến trường. Trong 4 nhóm dân tộc này, dân tộc<br />
H’Mông có tỷ lệ dân cư từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường cao nhất (89,94%), tiếp<br />
đến là dân tộc Gia Rai (79,57%), dân tộc Dao (66,35%) và thấp nhất là dân tộc Mường<br />
(18,66%).<br />
Bảng 9: Tình trạng đi học phổ thông của dân số từ 5 tuổi trở lên<br />
1- Nam giới<br />
Dân tộc Đang đi học Đã thôi học Chưa bao giờ đi Không xác Tổng số<br />
học định<br />
Dân tộc 22,07 62,58 15,05 0,30 100,0<br />
Mường 4,95 12,29 82,44 0,32 100,0<br />
H’Mông 9,25 33,17 57,35 0,22 100,0<br />
Dao 8,56 20,90 70,51 0,04 100,0<br />
Gia Rai 27,15 62,57 10,20 0,07 100,0<br />
<br />
2- Nữ giới<br />
Dân tộc Đang đi học Đã thôi học Chưa bao giờ đi Không xác Tổng số<br />
học định<br />
Dân tộc 17,62 60,05 21,98 0,36 100,0<br />
Mường 0,76 1,63 97,28 0,33 100,0<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
32 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...<br />
<br />
H’Mông 6,06 18,48 75,24 0,23 100,0<br />
Dao 4,73 7,26 87,97 0,04 100,0<br />
Gia Rai 21,66 62,84 16,22 0,09 100,0<br />
Nguồn : Tính từ biểu 4.5 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập I1. Tổng điều tra dân số<br />
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991.<br />
Sự khác biệt nam nữ về phương diện giáo dục có thể chỉ ra qua số liệu về tỷ lệ chưa<br />
bao giờ đến trường của từng giới. Trong 4 nhóm dân tộc này, tỷ lệ phụ nữ H’Mông từ 5 tuổi<br />
trở lên chưa bao giờ đến trường lên đến 97,28%, phụ nữ Gia Rai là 87,97%, phụ nữ Dao là<br />
75,24%.<br />
Theo kết qủa nghiên cứu định tính trong sự án Sức khỏe sinh sản - Nhu cầu và dịch vụ kế<br />
hoạch hóa gia đình tại cấp cơ sở của một số dân tộc thiểu số do Viện Xã hội học và tổ chức<br />
quốc tế Future Group tiến hành năm 1997 cho thấy tình hình giáo dục tại một trong những<br />
điểm nghiên cứu như sau:<br />
"Xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu có một trường cấp 1-2 tại trung tâm xã.<br />
Ngoài ra còn có lớp học cho con em trong bản. Các em thường học đến lớp 3 hoặc lớp 4 thì<br />
bỏ học. Phụ nữ và trẻ em gái thường mù chữ và hầu hết không thể nói được tiếng Kinh là<br />
tiếng phổ thông. Cả bản chỉ có 3 phụ nữ biết đọc biết viết. Phụ nữ H'Mông có thể nói được<br />
tiếng Thái nhưng không nhiều. Nam giới trong bản có thể nói được tiếng Kinh nhưng không<br />
sõi. Trước đây, chỉ có nam giới đến trường, các em gái phải ở nhà bế em. Khoảng 3 năm trở<br />
lại đây mới có học sinh nữ đến trường".<br />
<br />
3. Chăm sóc sức khỏe và công tác kế hoạch hóa gia đình<br />
Theo kết qủa sơ bộ nghiên cứu gần đây của Viện Xã hội học và tổ chức Future Group<br />
về Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đối với dân tộc thiểu số (1997) tại các xã<br />
khảo sát nhu Nà Tấu tỉnh Lai châu, Yên Ninh tỉnh Thái Nguyên, xã Lương Trung tỉnh Thanh<br />
Hóa, xã Bình Chú tỉnh Trà Vinh và xã Cumta tỉnh Đắc Lắc, hầu hết các trạm y tế xã đều ở<br />
trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị, dụng cụ y tế nghèo nàn. Trình độ của<br />
nhân viên y tế thường chỉ là y sỹ, trung cấp hoặc sơ cấp nên tay nghề rất thấp. Các nhân viên<br />
của trạm không đủ khả năng để tiến hành các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng,<br />
đình sản, hoặc nạo thai và hút điều hòa kinh nguyệt. Các công việc này chủ yếu do các nhân<br />
viên của đội dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lưu động của huyện đảm nhận hoặc được tiến<br />
hành tại các phòng khám đa khoa khu vực liên xã.<br />
Chương trình kế hoạch hóa gia đình mới được bắt đầu trong thời gian gần đây. Ví dụ,<br />
xã Nà Tấu, Yên Ninh bắt đầu từ năm 1993; xã Lương Trung từ năm 1994 và được đẩy mạnh<br />
từ năm 1995. Điểm đặc thù của các xã vùng sâu, vùng xa của đồng bào các dân tộc thiểu số<br />
là địa bàn xã rất rộng, các cụm dân cư không tập trung mà trải dài trên một địa hình đi lại<br />
khó khăn. Do điều kiện sống tách biệt như vậy nên đồng bào dân tộc bị thiệt thòi trong việc<br />
tiếp cận đến hệ thống y tế và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.<br />
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa thực sự đến với người dân bản. Trẻ em<br />
chưa được tiêm phòng do ở quas xa các cơ sở y tế. Đối với phụ nữ H'Mông, việc đi khám<br />
bệnh phụ khoa và khám thai hầu như chưa được thực hiện. Một phần do giao thông đi lại khó<br />
khăn và trả tiền cho việc chữa bệnh, song khó khăn chính do họ rất xấu hổ, e ngại nhất là khi<br />
phải tiếp xúc với nhân viên y tế là nam giới. Đối với phần lớn chị em có thai, họ vẫn làm<br />
việc bình thường và không có chế độ bồi dưỡng cho đến tận lúc sinh. Khi sinh nở, phụ nữ<br />
dân tộc thường đẻ con tại nhà, chỉ trong trường hợp đẻ khó mới đến trạm xá. Ví dụ, đối với<br />
phụ nữ H'Mông, Thái đen, Mường khi sinh con thì thường là chồng, mẹ chồng hoặc mẹ đẻ<br />
đỡ cho.<br />
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại các khu vực này cho thấy: đối với phụ nữ<br />
H'Mông ở bản Hua Rốm, chỉ có 4 phụ nữ sử dụng vòng tránh thai. Họ đều là cán bộ phụ nữ<br />
hoặc người nhà của cán bộ trong bản. Biện pháp nạo hút thai cũng đã được chấp nhận. Đã có<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 33<br />
<br />
một số phụ nữ sử dụng biện pháp này để hạn chế số con không mong muốn. Tuy nhiên, họ<br />
phải đi đến trạm xá và trả tiền mọi chi phí (mỗi ca từ 25000 đồng đến 30000 đồng). Bao cao<br />
su cũng được sử dụng từ nguồn duy nhất là cộng tác viên dân số lĩnh hàng tháng từ chuyên<br />
trách dân số của xã. Mỗi cá nhân có nhu cầu sử dụng được cấp 10 bao cao su/tháng nhưng do<br />
dùng sai nên vẫn không đủ. Đối với vòng tránh thai và thuốc viên tránh thai, khi có nhu cầu,<br />
phụ nữ phải đi đến trung tâm y tế xã cách xa 13km. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chưa bao<br />
giờ đi xuống tận bản. Trong các đợt truyền thông, cán bộ tuyên truyền thường nói tiếng phổ<br />
thông, chiếu phim tuyên truyền bằng tiếng phổ thông nên đối tượng nghe nhiều khi không<br />
hiểu hết.<br />
<br />
V. Kết luận<br />
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu và số liệu điều tra dân số 1989 đă xuất bản,<br />
bản tổng quan này nhằm mô tả một số đặc điểm nhân khẩu và kinh tế - xã hội của bốn nhóm<br />
dân tộc thiểu số là Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai. Trong sự phát triển lịch sử, bốn nhóm<br />
dân tộc thiểu số này đều có những nét chung của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Mặt<br />
khác, sự tác động lẫn nhau của các yếu tố kinh tế - xã hội - văn hoá và các quá trình nhân<br />
khẩu đă dẫn đến những đặc điểm riêng về phân bố dân cư, mức sinh, mức chết, tỷ suất giới<br />
tính, mô hình hôn nhân, gia đình và cơ cấu xã hội của mỗi dân tộc thiểu số.<br />
Trong số 4 nhóm dân tộc thiểu số này, mức sinh và mức chết của ba nhóm dân tộc<br />
H’Mông, Dao và Gia Rai đều ở mức cao hơn dân tộc Mường và cao hơn so với các dân tộc<br />
thiểu số khác ở Việt Nam. Mặc dù không có những số liệu chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa<br />
mức sinh và mức chết với những yếu tố kinh tế xã hội chung và đặc thù của mỗi dân tộc song<br />
có thể rút ra một số nhận xét từ những so sánh phân tích ở trên.<br />
Do những đặc điểm lịch sử và mô hình định cư của mỗi dân tộc, phương thức canh<br />
tác dựa trên những điều kiện tự nhiên và sức người là chính đã dẫn đến cơ cấu xã hội và gia<br />
đình đặc thù của mỗi dân tộc. Những yếu tố đó đến lượt nó lại là những yếu tố quyết định<br />
hành vi dân số khác nhau ở mỗi dân tộc. Cho đến nay, vùng các dân tộc thiểu số vẫn là vùng<br />
sản xuất chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, GDP của người dân ở vùng<br />
này chỉ bằng một nửa so với người dân ở vùng khác.<br />
Với phương thức canh tác đốt rừng làm rẫy truyền thống như người H’Mông, người<br />
Dao và người Gia Rai, không những năng suất thấp mà còn dẫn đến hủy hoại môi trường,<br />
mất cân bằng sinh thái. Hậu quả của phương thức canh tác này là rừng và đất đai để có thể<br />
canh tác được ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng thiếu đất ngày nay cũng đang trở thành phổ<br />
biến đối với các dân tộc thiểu số. Hiện tượng di dân tự do của một số dân tộc thiểu số trong<br />
đó có người Dao và người H’Mông đến các tỉnh phía Nam mới xuất hiện gần đây cho thấy rõ<br />
điều đó.<br />
Với phương thức canh tác như vậy, cộng với điều kiện tự nhiên, giao thông có nhiều<br />
trở ngại, việc xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, y tế gặp nhiều khó khăn. Điều đó dẫn<br />
đến trình độ dân trí thấp, những phong tục, tập quán không phù hợp có điều kiện để tiếp tục<br />
duy trì. Một chỉ báo điển hình là tình trạng thiếu trường lớp, cơ sở vật chất, giáo viên đối với<br />
khu vực của đồng bào thiểu số. Rõ ràng ở đây tình trạng mù chữ và không được đi học có<br />
liên quan đến mức sinh và mức chết ở mỗi dân tộc thiểu số. Dân tộc H’Mông có tỷ lệ mù chữ<br />
và không đi học cao nhất nên tuổi kết hôn cũng thấp nhất, mức sinh và mức chết cũng cao<br />
nhất.<br />
Điều ai cũng biết là sự tăng trưởng kinh tế không thể tách rời những nhân tố xã hội và<br />
văn hoá. Sự phát triển kinh tế - văn hóa ở các dân tộc và sự phát triển ở từng dân tộc đều<br />
phải dựa trên hai cơ sở chủ yếu là : sự giúp đỡ của Nhà nước và sự tự vươn lên của chính bản<br />
thân mỗi dân tộc. Việc tăng cường áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ thích<br />
hợp, đẩy nhanh phát triển sản xuất hàng hóa là những cơ sở cần thiết cho sự phát triển bền<br />
vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Và đó cũng là yếu tố tích cực để<br />
giảm mức sinh và mức chết trong các dân tộc thiếu số.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
34 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...<br />
<br />
Từ những số liệu về nhân khẩu học của 4 nhóm dân tộc thiểu số này, có nhiều vấn đề<br />
có thể đặt ra. Giữa phong tục tập quán, lối sống của từng dân tộc và kinh tế, yếu tố nào là<br />
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức sinh và mức chết cao ở dân tộc H’Mông, Dao, và Gia Rai<br />
? Giữa dân tộc Gia Rai và dân tộc Mường có mức phát triển khác nhau tại sao tỷ suất sinh<br />
thô của dân tộc Gia Rai thấp hơn nhiều so với dân tộc H’Mông, Dao và cao hơn chút ít so<br />
với dân tộc Mường? Vì sao dân tộc Gia Rai có tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi cao nhất ở nhóm<br />
tuổi 35-39, và thấp hơn ngay cả so với người Mường ở nhóm tuổi 25-19? Những vấn đề về<br />
kế hoạch hóa gia đình trong các dân tộc thiểu số nói chung và 4 nhóm dân tộc thiểu số này<br />
nói riêng còn là một vấn đề ít được nghiên cứu khi ba trong bốn dân tộc thiểu số này có mức<br />
sinh đẻ cao.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Văn kiện của Đảng về chính sách dân tộc. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội-1978, tr. 46.<br />
2. Khổng Diễn: Dân số và dân tộc ít người ở Việt Nam, Viện Dân tộc học, Nhà xuất bản<br />
Khoa học Xã hội. Hà Nội-1995. (3) tr. 87 ; (4,5) tr. 88 ;<br />
3. Bế Viết Đảng: Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.<br />
Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia-Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc-1996. (6) tr. 183 ; (7) tr. 43;<br />
(8,9) tr. 45.<br />
4. Bế Viết Đẳng: 50 năm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1945-1995) Nhà xuất bản<br />
Khoa học Xã hội-1995. (10) tr. 183.<br />
5. Tổng điều tra dân số Việt Nam, ước lượng mức độ sinh và chết cho các tỉnh và nhóm<br />
dân tộc Việt Nam, 1989. Nhà xuất bản Thống Kê-1994.<br />
6. Tổng điều tra dân số Việt Nam - Kết quả điều tra toàn diện Tập I, II. Ban chỉ đạo tổng<br />
điều tra dân số Trung ương, Hà Nội-1991.<br />
7. Viện Xã hội học: Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình của các nhóm dân tộc<br />
thiểu số ở Việt Nam-1997<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />