Lê Ngọc Công và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
72(10): 107 - 109<br />
<br />
NHỮNG DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ HỆ THỰC VẬT TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Lê Ngọc Công1*, Bùi Thị Dậu1, Trương Thị Tố Uyên2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng. Cả nƣớc ta có 270 họ thực vật hạt kín thì ở<br />
Thái Nguyên có 145 họ chiếm hơn 53,70%. Tuy nhiên những dẫn liệu trên mới là những kết quả<br />
nghiên cứu bƣớc đầu chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ thực chất của nó. Nếu đƣợc nghiên cứu điều tra kỹ<br />
lƣỡng và đầy đủ hơn chắc chắn sẽ phát hiện đƣợc nhiều loài khác có giá trị cả về khoa học và thực<br />
tiễn, phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng.<br />
Thảm thực vật Thái Nguyên còn có giá trị vô cùng quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi<br />
trƣờng sinh thái, bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Vì vậy, cần phải có kế<br />
hoạch sử dụng, khai thác hợp lý để bảo vệ, phục hồi và phát triển vốn rừng của tỉnh.<br />
Từ khóa: Hệ thực vật, thảm thực vật<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía<br />
bắc Việt Nam đƣợc tái lập năm 1997 (sau khi<br />
chia tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái<br />
Nguyên và Bắc Kạn). Từ đó đến nay Thái<br />
Nguyên chƣa có một công trình nào nghiên<br />
cứu một cách có hệ thống và toàn diện thảm<br />
thực vật và hệ thực vật trong tỉnh. Điều đó đã<br />
gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo<br />
vệ và phát triển nguồn tài nguyên vô cùng<br />
quan trọng này.<br />
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là<br />
354.150 ha và nằm trong hệ toạ độ địa lý từ<br />
21019’đến 22003’vĩ độ bắc và 105029’đến<br />
106015’kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Bắc<br />
Kạn, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam<br />
giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây giáp các tỉnh<br />
Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.<br />
Tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực mang<br />
đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với<br />
hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá mƣa ít; mùa<br />
hè nóng ẩm mƣa nhiều. Lƣợng mƣa trung bình<br />
hàng năm của Thái Nguyên đạt từ 17002000mm, độ ẩm trung bình từ 80-83%. Những<br />
điều kiện khí hậu nhƣ vậy đã giúp cho thảm<br />
thực vật rừng phát triển đa dạng và phong phú.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913383290<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng: Là thành phần thực vật bậc cao có<br />
mạch trong các kiểu thảm (rừng thứ sinh,<br />
thảm cây bụi) ở độ cao dƣới 500m. Tất cả các<br />
loài thực vật thủy sinh, các loài cây trồng<br />
nông nghiệp, thảm cỏ đều không thuộc phạm<br />
vi nghiên cứu này.<br />
Phương pháp:<br />
* Phương pháp điều tra theo tuyến<br />
Tuyến điều tra đƣợc chọn rộng 2m chạy xuyên<br />
suốt và cắt ngang qua các vùng đại diện cho<br />
các quần xã nghiên cứu. Tuyến điều tra nhằm<br />
thu mẫu kỹ hơn về thành phần loài thực vật.<br />
* Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC)<br />
Trong mỗi quần xã đặt 3 OTC ở các vị trí sao<br />
cho nó phản ánh đƣợc đặc điểm đặc trƣng về<br />
thành phần thực vật của quần xã nghiên cứu.<br />
Diện tích OTC theo phƣơng pháp của Thái<br />
Văn Trừng (1978) [5].<br />
* Xác định tên loài thực vật<br />
Các tài liệu sử dụng để định tên khoa học<br />
các loài thực vật là “Tên cây rừng Việt<br />
Nam” (2000) của Bộ Nông Nghiệp và PTNT<br />
[1], “Sách đỏ Việt Nam” (2007) của Bộ<br />
Khoa học Công nghệ [2], “Cây cỏ Việt<br />
Nam” (1991-1993) của Phạm Hoàng Hộ [3],<br />
“1900 loài cây có ích ở Việt Nam” (1993)<br />
của Trần Đình Lý [4]…<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 107<br />
<br />
Lê Ngọc Công và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chúng tôi đã sơ bộ hoàn thành bản danh lục<br />
thực vật bậc cao có mạch trong các quần xã<br />
rừng tỉnh Thái Nguyên gồm 733 loài, 465 chi,<br />
145 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có<br />
mạch. Trong danh lục ở mỗi ngành thực vật,<br />
các họ, chi, loài đƣợc sắp xếp theo vần ABC<br />
của tên khoa học. Ở mỗi bậc phân loại đều có<br />
tên Việt Nam và tên khoa học, bậc loài có xác<br />
định công dụng và phân bố. Số lƣợng và tỷ lệ<br />
các họ, chi, loài của các ngành thực vật đƣợc<br />
thống kê trong Bảng 1.<br />
Từ kết quả ở Bảng 1 có thể rút ra một số nhận<br />
xét nhƣ sau:<br />
1. Hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên khá phong<br />
phú và đa dạng, bao gồm 733 loài, 465 chi<br />
thuộc 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có<br />
mạch. Trong đó họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)<br />
là họ có nhiều loài nhất (36 loài). Sau đó là họ<br />
Cúc (Asteraceae) và họ Hòa thảo đều có 28<br />
loài; họ Dâu tằm (Moraceae) 22 loài; họ Đậu<br />
(Fabaceae) 21 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 19<br />
loài; họ Trúc đào 15 loài. Có 10 họ có từ 10 –<br />
14 loài là các họ: họ Sim (Myrtaceae) 10 loài;<br />
họ Na (Annonaceae) và họ Cà (Solanaceae)<br />
đều có 11 loài; Họ Trinh nữ (Mimosaceae) và<br />
họ Lan (Orchidaceae) có 12 loài; họ Ráy<br />
(Araceae) 13 loài. Các họ có 14 loài là họ<br />
Cam (Rutaceae), họ Re (Lauraceae), họ Bầu<br />
bí<br />
(Cucurbitaceae)<br />
và<br />
họ<br />
Vang<br />
(Caesalpiniaceae).<br />
2. Các họ có nhiều chi là họ Thầu dầu<br />
(Euphorbiaceae) 26 chi, họ Cúc (Asteraceae)<br />
23 chi, họ Lúa (Poaceae) 22 chi, họ Đậu<br />
(Fabaceae) 16 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) 14<br />
chi. Hai họ Bầu bí (Cucurbitaceae) và họ Trúc<br />
đào (Apocynaceae) đều có 11 chi. Họ Dâu<br />
tằm (Moraceae) 9 chi. Bốn họ Na, Long não,<br />
Cam, Hoa tán mỗi họ có 8 chi ...<br />
3. Các chi có nhiều loài là Ficus (họ Dâu tằm<br />
- Moraceae) 13 loài, Allium (họ Hành Alliaceae) 7 loài, Brassica (họ Cải Brassicaceae) 6 loài. Các chi có 5 loài gồm:<br />
Diospyros (họ Thị - Ebenaceae), Citrus (họ<br />
Cam - Rutaceae), Solanum (họ Cà Solanaceae), Euphorbia (họ Thầu dầu -<br />
<br />
72(10): 107 - 109<br />
<br />
Euphorbiaceae) và Dendrobium (họ Lan Orchidaeae).<br />
Nhiều họ khác tuy số chi và loài ít hơn nhƣng<br />
lại giàu về số lƣợng cá thể, giữ một vai trò<br />
quan trọng thành phần của các thảm thực vật<br />
ở Thái Nguyên. Những họ đó là: Dẻ<br />
(Fabaceae), Hồ đào (Juglandaceae), Xoan<br />
(Meliaceae), Sim (Myrtaceae), Bồ hòn<br />
(Sapindaceae), Chè (Theaceae), Tre nứa<br />
(Poaceae), Cau (Arecaceae), Gừng riềng<br />
(Zingiberaceae) ...<br />
4. Hệ thực vật Thái Nguyên có nhiều loài gỗ<br />
qúy nhƣ: Sến (Madhuca pasquieri), Táu<br />
(Vanica fleuryana, V. tonkinesis), Đinh<br />
(Markhamia stipulata), Lim (Erythrofloeum<br />
fordii), Chò chỉ (Parashorea sinensis), Lát<br />
(Chukrasia<br />
tabularis),<br />
Nghiến<br />
(Excentrodendron tonkinense), Giổi (Michelia<br />
mediocris), Hinh đá (Keteleria roulletti),<br />
Trƣơng vân (Toona surenei) ...<br />
5. Ngoài gỗ ra, hệ thực vật Thái Nguyên còn<br />
cung cấp nguồn vật liệu xây dựng, làm bột<br />
giấy và nguồn thực phẩm quan trọng. Các loài<br />
có giá trị cao và có trữ lƣợng lớn là: Nứa<br />
(Teinostachym dullosa), Vầu (Phylostachys),<br />
Sặt (Arundinaria sat), Tre gai (Bambusa<br />
pinosa), Giang (Dendrocalamus patellaris)<br />
...Nhiều loài cây thuốc qúy nhƣ: Hoàng tinh<br />
(Polygonanum kingianum), Sa nhân (Amomun<br />
villosum), Hoài sơn (Diosopera persimilis),<br />
Ngũ gia bì (Schefflera sp.), Bình vôi<br />
(Stephania rotunda), Bách bộ (Stermona<br />
tuberosa), Đẳng sâm (Codonopsis javanica),<br />
Ba kích (Morinda officinalis). ... Hiện nay<br />
chúng đang bị khai thác qúa mức, cần có kế<br />
họach sử dụng hợp lý để bảo vệ nguồn tài<br />
nguyên qúy giá này.<br />
6. Với các kết quả thu đƣợc, dựa vào các tài<br />
liệu nhƣ: Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục<br />
đỏ IUCN (2006), và Nghị định 32/2006/NĐCP... chúng tôi phân loại và lập danh sách các<br />
loài thực vật quý hiếm ở KVNC tại Thái<br />
Nguyên có nguy cơ bị tuyệt chủng ở các mức<br />
độ khác nhau. Kết quả thu đƣợc 71 loài, trong<br />
đó có 1 loài đã bị tuyệt chủng ngoài thiên<br />
nhiên (Lan hài Việt Nam),2 loài ở mức rất<br />
<br />
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ các họ, chi, loài của các ngành thực vật ở KVNC<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 108<br />
<br />
Lê Ngọc Công và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
Họ<br />
<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Ngành thực vật<br />
<br />
Thông đất (Lycopodiophyta)<br />
Cỏ Tháp bút(Equisetophyta)<br />
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta)<br />
Thông (Pinophyta)<br />
Mộc lan (Magnoliophyta)<br />
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)<br />
Lớp Hành (Liliopsida)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
72(10): 107 - 109<br />
Chi<br />
<br />
Loài<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
2<br />
1<br />
13<br />
3<br />
126<br />
105<br />
21<br />
145<br />
<br />
1,39<br />
0,69<br />
8,96<br />
2,06<br />
86,90<br />
83,33<br />
3,57<br />
100,0<br />
<br />
2<br />
1<br />
20<br />
3<br />
439<br />
373<br />
66<br />
465<br />
<br />
0,43<br />
0,22<br />
4,30<br />
0,65<br />
94,40<br />
84,97<br />
9,43<br />
100,0<br />
<br />
5<br />
2<br />
30<br />
5<br />
690<br />
593<br />
97<br />
733<br />
<br />
0,69<br />
0,27<br />
4,09<br />
0,69<br />
94,16<br />
85,94<br />
8,22<br />
100,0<br />
<br />
nguy cấp (CR), 18 loài ở mức nguy cấp (EN), 37<br />
loài ở mức sẽ nguy cấp (VU), 7 loài nghiêm cấm<br />
khai thác, sử dụng và 19 loài hạn chế khai thác,<br />
sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Vì vậy, tỉnh<br />
Thái Nguyên cần phải có kế hoạch bảo vệ kịp<br />
thời, tránh nguy cơ tuyệt chủng của các loài này<br />
trong tƣơng lai.<br />
KẾT LUẬN<br />
Hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và<br />
đa dạng. Cả nƣớc ta có 270 họ thực vật hạt kín thì<br />
ở Thái Nguyên có 145 họ chiếm hơn 53,70%.<br />
Tuy nhiên những dẫn liệu trên mới là những kết<br />
qủa nghiên cứu bƣớc đầu chƣa phản ánh đƣợc<br />
đầy đủ thực chất của nó. Nếu đƣợc nghiên cứu<br />
điều tra kỹ lƣỡng và đầy đủ hơn chắc chắn sẽ<br />
phát hiện đƣợc nhiều loài khác có giá trị cả về<br />
khoa học và thực tiễn, phục vụ cho đời sống nhân<br />
dân trong vùng.<br />
<br />
Thảm thực vật Thái Nguyên còn có giá trị quan<br />
trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng<br />
sinh thái, bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt và sản<br />
xuất của nhân dân. Vì vậy, cần phải có kế họach<br />
sử dụng, khai thác hợp lý để bảo vệ, phục hồi và<br />
phát triển vốn rừng của tỉnh.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam.<br />
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và<br />
công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam (Phần<br />
thực vật). Nxb KHTN&CN. Hà Nội.<br />
[3]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam,<br />
Montreal.<br />
[4]. Trần Đình Lý (1993), 1990 loài cây có ích ở Việt<br />
Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội.<br />
[5]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt<br />
Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
PRELIMINARY DATA ON THE FLORA IN THAINGUYEN PROVINCE<br />
Le Ngoc Cong1, Bui Thi Dau1, Truong Thi To Uyen2<br />
1<br />
College of Education - Thai Nguyen University<br />
Thai Nguyen Department of Education and Training<br />
<br />
2<br />
<br />
Flora in Thai Nguyen province is quite rich and varied. There are 270 angiosperms species in our country<br />
but in Thai Nguyen there are exisiting 145 species accounted for more than 51%. However, the data on the<br />
results of the study are just the results of initial studies. Therefore, they are not fully reflecting the essence<br />
of them. If we study carefully and investigate more fully, we will certainly discover many other valuable<br />
species in both scientific and practical service for people living in areas.<br />
Thai Nguyen vegetation is extremely important value in the ecological and environmental protection, as<br />
well as water protection and production activities of people. Therefore, we should plan to use and exploit<br />
rationally to protect, restore and develop the province's forest capital.<br />
Key words: Flora, Vegetation<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 109<br />
<br />
Lê Ngọc Công và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
72(10): 107 - 109<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 110<br />
<br />