Những Điều Cần Biết Về Ung Thư (phần 1)
lượt xem 83
download
Ung thư là tên gọi chung của các bệnh tật từ tế bào - đơn vị căn bản của sự sống - mà ra. Muốn hiểu về ung thư, ta cần biết tại sao tế bào bình thường, khoẻ mạnh lại trở nên ung hoại. Cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một hoặc nhiều loại tế bào. Thông thường, tế bào chỉ sinh sôi nảy nở khi cần thiết. Tế bào khi già lão sẽ chết, và được thay thế bởi những tế bào mới. Sự sinh sản có trật tự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những Điều Cần Biết Về Ung Thư (phần 1)
- Những Điều Cần Biết Về Ung Thư (phần 1) Bác sĩ Trần Lý Lê Tài liệu của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ - Ấn bản tháng Mười, 2006 A. Ung thư là gì? Ung thư là tên gọi chung của các bệnh tật từ tế bào - đơn vị căn bản của sự sống - mà ra. Muốn hiểu về ung thư, ta cần biết tại sao tế bào bình thường, khoẻ mạnh lại trở nên ung hoại. Cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một hoặc nhiều loại tế bào. Thông thường, tế bào chỉ sinh sôi nảy nở khi cần thiết. Tế bào khi già lão sẽ chết, và được thay thế bởi những tế bào mới. Sự sinh sản có trật tự này giúp cơ thể duy trì sức khoẻ. Tuy nhiên, đôi khi sự sinh sản trật tự này bị đảo lộn, tế bào cứ tiếp tục sinh sôi mặc dù cơ thể không cần đến; những tế bào thừa thãi này gom lại thành một khối mô, gọi là bướu hay u. Bướu có thể lành hoặc độc: a) Bướu lành (lành tính): - Bướu lành không phải là ung thư, không gây tử vong - Nói chung, bướu lành có thể được cắt bỏ, và thường không tái sinh. - Những tế bào trong bướu lành không ăn lậm đến các mô lân cận - Những tế bào trong bướu lành không lan ra những bộ phận khác trong cơ thể. b) Bướu độc (ác tính): Bướu độc cũng được gọi là ung thư. - Bướu độc có thể gây tử vong. - Bướu độc thường được cắt bỏ nhưng có thể tái sinh. - Những tế bào trong bướu độc có thể ăn sâu và hủy hoại những tế bào, bộ phận chung quanh. Tế bào ung thư có thể thoát ra ngoài bướu, vào dòng máu hoặc dòng bạch huyết (lymphatic system) và lan tràn từ nơi ung hoại đầu tiên (primary site) qua những bộ phận khác, tạo thành những bướu độc mới. Sự lan tràn của tế bào ung thư gọi là metastasis. Ung thư được đặt tên theo những bộ phận trong cơ thể hoặc những tế bào nơi sự ung hoại khởi đầu. Chẳng hạn như ung thư khởi đầu từ phổi được gọi là ung thư phổi, loại ung thư khởi đầu từ tế bào (tạo ra màu nâu đen) trong da, melanocytes, được gọi là melanoma. Khi ung thư lan từ nơi khởi thủy đến những bộ phận khác, bướu độc mới sẽ có cùng một loại tế bào bất thường và có cùng một tên gọi như bướu độc nguyên thủy. Thí dụ, khi ung thư phổi lan đến não bộ, tế bào ung thư tìm thấy trong não bộ là những tế bào phổi đã ung hoại. Biến chứng này gọi là ung thư phổi đã lan tràn (không phải là ung thư não bộ), hay ung thư phổi di căn. Khi ung thư lan tràn, ta sẽ tìm thấy tế bào ung thư trong những hạch bạch huyết cầu lân cận. Nếu ung thư đã vào đến những hạch bạch huyết cầu này thì có nghĩa là ung thư có thể đã lan đến những bộ phận khác như gan, xương, hay não bộ. B. Những yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư Y học chưa giải thích được tại sao người này bị ung thư mà người khác không bị ung thư. Nhưng qua việc nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy một số yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư (risk factors); những yếu tố này bao gồm: - Tuổi tác - Thuốc lá, thuốc lào - Ánh nắng - Một số hóa chất - Một số vi khuNn và siêu vi khuNn
- - Một vài nội tiết tố - Thân nhân bị ung thư - Rượu - Thiếu dinh dưỡng, thiếu vận đông và bệnh mập phì Có những yếu tố có thể tránh, nhưng cũng có những yếu tố không thể ngăn ngừa như y sử của gia đình. Hãy làm những việc có thể làm để duy trì sức khỏe, tránh các yêu tố gia tăng tỷ lệ ung thư. N ếu lo âu về chứng ung thư, ta nên thảo luận với bác sĩ. Qua thời gian một số yếu tố tác động lẫn nhau khiến các tế bào lành mạnh trở nên hư hoại. Khi nghĩ đến các yếu tố gây ung thư, cần nhớ những chi tiết căn bản sau đây: - Không phải bất cứ thứ gì cũng gây ung thư - Ung thư không do thương tích - Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên một số vi khuNn và siêu vi khuNn gây nhiễm trùng và là yếu tố gia tăng tỷ lệ của một vài loại ung thư, nói chung, ung thư không lây bệnh. - Có một số yếu tố kể trên không có nghĩa là là sẽ bị ung thư 1) Tuổi tác: Yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư quan trọng nhất là tuổi già. Hầu hết các ung thư bộc phát trong tuổi 65 trở lên, nhưng mọi tuổi đều có thể bị ung thư kể cả trẻ em. 2) Thuốc lào, thuốc lá, gọi chung là “tobacco”: N gưng dùng thuốc lào thuốc lá là việc dễ thực hiện nhất để ngăn ngừa ung thư. Mỗi năm khoảng 180 ngàn người Hoa Kỳ chết vì các loại ung thư liên quan đến việc dùng thuốc lào, thuốc lá. Dùng thuốc lào thuốc lá hoặc sống trong môi trường thường xuyên có khói thuốc là yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư. N gười hút mỗi ngày 1 bao thuốc lá có xác suất bị ung thư phổi 10 lần cao hơn so với những người không hút thuốc lá. N goài ung thư phổi, người hút thuốc lá còn có thể bị ung thư miệng, cuống họng, thực quản, bàng quang, dạ dày, tụy tạng hoặc cổ tử cung. Họ có tỷ lệ ung thư bạch huyết cao hơn những người không hút thuốc lá. N hững người dùng thuốc lá không khói, nhai thuốc lào, có tỷ lệ ung thư miệng cao hơn những người khác. 3) Ánh nắng: Tia cực tím từ mặt trời và các loại máy tạo ánh nắng (giúp cho da nâu hồng) khiến da lão hóa nhanh chóng và gây hư hại tế bào da đưa đến ung thư da. Tránh nắng và những loại máy móc phát ra tia cực tìm để bảo vệ da. Tránh ánh nắng giữa ngày, mặc quần áo dài che kín chân tay, đội mũ nón và kính mát để bảo vệ da và mắt. Dùng kem chống nắng với sun protective factor, SPF it nhất là 15. 4) Tia phóng xạ (ionizing radiation): Tia phóng xạ gây hư hoại tế bào và có thể dẫn đến ung thư. Loại phóng xạ này từ đến mặt đất từ các hành tinh khác, từ những máy móc dùng tia phóng xạ để chNn bệnh (X ray) hoặc chữa bệnh (radiation therapy), radon, bom nguyên tử hoặc từ các nhà máy nguyên tử lực. N gười bị nhiễm phóng xạ có tỷ lệ ung thư bạch huyết, tuyến giáp trạng, vú, phổi và dạ dày cao hơn những người khác. Radon là một loại phóng xạ trong thể khí không màu, không mùi vị, đến từ đất đá. Thợ hầm mỏ có thể bị nhiễm radon. Tại một vài nơi, radon từ lòng đất lan vào trong nhà. Radon gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. Y học dùng quang tuyến để chụp một vài bộ phận trong cơ thể, để chNn đoán thương tích tại xương và một vài bộ phận khác. Bác sĩ cũng dùng xạ trị để chữa ung thư. Phóng xạ từ việc chụp quang tuyến là một lượng rất nhỏ, từ máy xạ trị lượng phóng xạ cao hơn. Tuy nhiên, khi so sánh lợi và hại, việc sử dụng phóng xạ này có lợi nhiều hơn cho bệnh nhân.
- 5) Hóa chất và các chất khác: Thợ sơn, thợ nề và những người làm việc trong môi trường có hóa chất có thể có tỷ lệ ung thư cao hơn vì tiếp xúc với asbestos, benzene, benzidine, cadmium, nickel hoặc vinyl chloride. Cần theo lời chỉ dẫn của nhà sản xuất và dùng quần áo bọc ngoài, giầy dép, mũ nón, mặt nạ để bảo cơ thể. 6) Vi khuNn và siêu vi khuNn: N hiễm trùng do vi khuNn hoặc siêu vi khuNn sau có thể gia tăng tỷ lệ ung thư: - Human Papillomaviruses (HPVs): N hiễm trùng HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, và cũng là yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư của các loại ung thư khác - Siêu vi khuNn Hepatitis B và Hepatitis C: Ung thư gan có thể bộc phát sau nhiều năm bị viêm gan do nhiễm trùng bởi 2 loại siêu vi khuNn kể trên - Siêu vi khuNn Human T-cell leukemia/lymphoma (THLV-1); N hiễm trùng bởi THLV-1 gia tăng tỷ lệ ung thư bạch huyết và lymphoma - Siêu vi khuNn Human immunodeficiency (HIV): HIV gây ra chứng bệnh AIDS, những người bị AIDS có tỷ lệ ung thư lymphoma và Karposi sarcoma cao hơn những người khác - Siêu vi khuNn Epstein-Barr (EBV): gia tăng tỷ lệ ung thư lymphoma - Siêu vi khuNn Human herpesvirus 8 (HHV8): gia tăng tỷ lệ ung thư Kaposi sarcoma - Vi khuNn Helicobacter pylori: Vi khuNn này gây lở dạ dày và có thể gây ung thư dạ dày và lymphoma tại dạ dày HPV, viêm gan B và C, HIV gây nhiễm trùng qua việc giao hợp với người bị nhiễm trùng, cần dùng những phương pháp phòng ngừa. Không dùng chung kim chích với người khác, thân hoặc sơ. N ên chích ngừa chứng viêm gan B. 7) N ội tiết tố: Bác sĩ có thể dùng nội tiết tố (như estrogen và progesterone) chữa những triệu chứng do sự tắt kinh như nóng lạnh, khô âm đạo, và loãng xương. Các nội tiết tố này có thể gia tăng tỷ lệ ung thư vú, bệnh tim mạch, và đông máu. Khi quý bà muốn dùng nội tiết tố, cần thảo luận sự lợi / hại với bác sĩ. Thuốc Diethylstillbestrol (DES), một loại estrogen, trước đây được dùng để giảm ói mửa khi thai nghén: DES gia tăng tỷ lệ ung thư vú, gia tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung của con gái của những phụ nữ dùng thuốc này. 8) Thân nhân bị ung thư: Hầu như mọi loại ung thư đến từ sự thay đổi (biến thái, mutation) của di thể. Một tế bào lành mạnh có thể trở thành tế bào ung thư sau khi một số thay đổi diễn tiến tại di thể. Thuốc lá, thuốc lào, một số vi khuNn hoặc những yếu tố trong nếp sống hằng ngày có thể tạo ra sự thay đổi tại di thể. Một số thay đổi trong di thể có thể truyền từ cha mẹ sang con cái. Sự thay đổi này hiện diện trong mọi tế bào của đứa con ngay khi chào đời. Di truyền tính ung thư không xuất hiện thường xuyên, chỉ bộc phát trong một số gia tộc, và liên quan đến các di thể truyền từ cha mẹ sang con cái. N goài ra những yếu tố khác trong môi trường sinh sống cũng có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi tại di thể này. 9) Rượu: Uống trên 2 ly rượu mỗi ngày gia tăng tỷ lệ ung thư miệng, cuống họng, gan, thực quản, và vú. Uống cáng nhiều rượu, tỷ lệ ung thư càng cao, nhát là với những người hút thuốc lá. 10) N ếp sống: thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít vận động hoặc chứng mập phì có thể gia tăng tỷ lệ của một vài loại ung thư. Chẳng hạn như việc ăn uống thường xuyên thức ăn, đồ uống có nhiều chất béo sẽ gia tăng tỷ lệ ung thư ruột già, tử cung và tuyến tiền liệt. Kém vận động và mập phì gia tăng tỷ lệ ung thư vú, ruột già, thực quản, thận và tử cung.
- N ên ăn uống nhiều rau trái. Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng gồm có chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Vận động thường xuyên giúp duy trì cân lượng, không bị mập phì. C. Truy tìm ung thư: Đôi khi ta có thể tìm ra chứng ung thư trước khi phát bệnh nghĩa là có triệu chứng. Việc thử nghiệm để tìm ung thư khi chưa có triệu chứng nào được gọi là “screening”. Thử nghiệm ung thư giúp bác sĩ tìm thấy và chữa trị một vài loại ung thư sớm. N ói chung việc chữa trị hiệu quả hơn khi tìm thấy ung thư trong thời kỳ bắt đầu. Các loại thử nghiệm được dùng rộng rãi để truy tìm ung thư vú, cổ tử cung, ruột già và trực tràng: - Ung thư vú: Mammogram là phương cách thông dụng nhất để truy tìm ung thư vú. Mammogram là một loại hình quang tuyến của vú. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, (N ational Cancer Institute, N CI) phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp mammogram mỗi năm. Phụ nữ có những yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư nên thảo luận với bác sĩ, dù trong tuổi 30. - Ung thư cổ tử cung: Bác sĩ dùng Pap test (còn gọi là Pap smear) để truy tìm chứng ung thư cổ tử cung.Tế bào được lấy ra từ cổ tử cung và dùng kính hiển vi để quan sát xem những tế bào có thay đổi hoặc trở nên bất thường, kể cả những thay đổi do HPV. Phụ nữ nên bắt đầu thử Pap test 3 năm sau khi bắt đầu giao hợp, hoặc 21 tuổi. Mọi phụ nữ nên thử Pap test ít nhất mỗi 3 năm một lần. - Ung thư ruột già và trực tràng: Một số loại thử nghiệm được dung để truy tìm “polyps” (những “túi” tế bào mới xuất hiện trong ruột già), ung thư hoặc những chứng bệnh khác tại ruột già và trực tràng. N hững người vào tuổi 50 trở lên, cần đi thử nghiệm. N ếu có thân nhân bị ung thư ruột già, hoặc có những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ của ung thư, cần thảo luận với bác sĩ, bất kể ở tuổi nào, để được thử nghiệm sớm. Một hoặc nhiều phương cách thử nghiệm sau được áp dụng: 1) Máu lẫn trong phân: Đôi khi bướu hoặc polyp xuất huyết, máu lẫn với phân. Cách thử nghiệm này có thể khám phá một lượng máu dù rất nhỏ lẫn trong phân. 2) Sigmoidoscopy (nội soi phần ruột già có tên sigmoid): Bác sĩ dùng một cái ống nhỏ, mềm, đầu ống là một ngọn đèn để quan sát trực tràng và phần dưới ruột già (sigmoidscope). Bác sĩ có thể cắt bỏ polyp nếu tìm thấy qua dụng cụ này. 3) Colonoscopy (nội soi toàn thể ruột già): Bác sĩ dùng dụng cụ tương tự như sigmoidoscope nhưng dài hơn kể trên để quan sát các phần ruột già. Khi tìm thấy những polyp, bác sĩ cắt bỏ và đem thử nghiệm dưới kính hiển vi. 4) Double-contrast barium enema: Bệnh nhân "rửa ruột" bằng chất lỏng chứa barium, và một lượng không khí được bơm vào ruột già. Bác sĩ chụp nhiều hình quang tuyến, barium và không khí giúp bác sĩ quan sát hình thể ruột già trên những tấm phim. 5) Rectal Exam: Khám nghiệm trực tràng là một phần của chương trình khám bệnh định kỳ. Bác sĩ đeo găng dùng ngón tay đưa qua hậu môn truy tìm những khối u nằm ở vùng hậu môn, trực tràng. Có một số thử nghiệm khác đang được sử dụng trong vòng thí nghiệm, ta chưa có kết quả chắc chắn về những loại thử nghiệm này, hiệu quả ra sao, có giúp tìm ra ung thư sớm hay không và nhất là có kéo dài mạng sống con người hay không. Bác sĩ khi khám bệnh sẽ tìm kiếm những yếu tố liên quan đến ung thư như tuổi thọ, tình trạng sức khoẻ của thân nhân (có ung thư hay không), cách sinh sống, ăn uống, hút hoặc nhai thuốc lào thuốc lá... trước khi áp dụng nhưng phương pháp thử nghiệm thích hợp. Đây là lúc ta nên đặt câu hỏi về những phương pháp thử nghiệm nếu chưa hiểu rõ tại sao những phương cách này được áp dụng.
- N hững câu hỏi cho bác sĩ: 1. Bác sĩ dùng loại tn nào cho tôi? Tại sao? 2. Loại tn này tốn bao nhiêu tiền? Bảo hiểm của tôi có trả phí tổn không? 3. Tn có đau không? Có nguy hiểm gì không? 4. Bao nhiêu lâu sau khi tn thì có kết quả? 5. N ếu thử nghiệm có kết quả bất thường, làm thế nào để tôi biết tôi vị ung thư? D. Triệu chứng Ung thư có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: - Bướu, u trong vú hoặc bất cứ bộ phận nào trong cơ thể - Sự xuất hiện của mụt đen trên da hay sự thay đổi của những mụt đen ấy - Vết lở không lành - Ho không dứt, khản tiếng lâu không khỏi - Sự thay đổi của bộ tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy) và bộ tiết niệu (đi tiểu khó khăn, nước tiểu có máu...) - Ăn khó tiêu, nuốt không trôi, nghẹn thức ăn - Xuống hoặc lên cân không có lý do - Xuất huyết - Mệt mỏi, yếu đuối Hầu hết những triệu chứng này không do ung thư, mà có thể do bướu lành hoặc những chứng bệnh khác. Hãy đi khám bệnh sớm khi có một trong những triệu chứng trên. Đừng chờ đợi, bệnh tật khi khám phá sớm, việc chữa trị sẽ hiệu quả hơn. Thông thường, ung thư trong thời kỳ bắt đầu không gâyđau đớn. Khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm, đừng chờ cho đến khi thân thể thấy đau đớn. E. Chẩn đoán Khi có triệu chứng hoặc các thử nghiệm tình nghi ung thư, bác sĩ cần tìm kiếm xem những triệu chứng xuất phát từ ung thư hay những chứng bệnh khác. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều phương pháp chNn bệnh sau khi khám bệnh. Các loại thử nghiệm: Thử nước tiểu, máu hoặc những chất lỏng khác trong cơ thể giúp bác sĩ định bệnh. Các loại thử nghiệm này cũng cho thấy sự hoạt động của các bộ phận như thận. Hàm lượng cao của một vài chất có thể là dấu hiệu của ung thư. N hững đặc chất này được gọi là “tumor markers”. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm bất thường không nhất thiết là ung thư. Bác sĩ không thể căn cứ vào các thử nghiệm kể trên để quyết đoán là ung thư, việc chNn bệnh sẽ bao gồm kết quả của nhiều phương pháp khác nhau. Hình ảnh (imaging) Cách thử nghiệm dùng máy móc chụp những bộ phận trong cơ thể, truy tìm cá khối u. Có nhiều loại hình ảnh: 1. X-rays: Chụp quang tuyến là cách thông thường nhất để quan sát bộ phận và xương trong cơ thể. 2. Computerized Tomography Scan (CT Scan): Máy chụp quang tuyến chụp nhiều lần một bộ phận; các hình ảnh này được liên kết với nhau qua máy điện toán. Bác sĩ có thể dung phNm (contrast) để tạo hình ảnh rõ ràng hơn. 3. Radionuclide scanning: Bệnh nhân uống hoặc chích một dung dịch chứa chất phóng xạ, những chất phóng xạ này theo máu luân lưu và cô đọng tại những nơi có tế bào ung thư. Bác sĩ dùng dụng cụ dò tìm (scanner) và đo lường lượng chất phóng xạ. Máy dò tạo ra hình ảnh của các bộ phận có chất phóng xạ. 4. Ultrasound (Siêu Âm): Siêu âm phát ra từ dụng cụ này dội lại trên màn ảnh, máy điện
- toán dung những âm thanh này để tạo ra hình ảnh của bộ phận được thử nghiệm gọi là “sonogram”. 5. Magnetic Resonance Imaging (MRI): Từ trường nối với máy điện toán tạo ra những hình ảnh chi tiết về bộ phận trong cơ thể, bác sĩ có thể quan sát cá hình ảnh nay và có thể làm phó bản. 6. PET Scan: Bệnh nhân được chích một lượng phóng xạ, một dụng cụ chụp hình ảnh của những hóa chất trong cơ thể. Tế bào ung thư đôi khi xuất hiện trong những phản ứng hóa học này. Biopsy (Trích Mô, Sinh Thiết) Với một số ngoại lệ, bác sĩ thường cần trích mô để chNn đoán ung thư. Để trích mô, bác sĩ lấy ra một mảnh mô và gửi đến phòng thí nghiệm. Bác sĩ Bệnh Lý (pathologist) khám xét những tế bào dưới kính hiển vi. Việc trích mô được thực hiên qua nhiều cách: - bằng kim rỗng ruột (needle aspiration) bác sĩ rút tb hoặc chất lỏng - bằng cách nội soi: Bác sĩ dùng dụng cụ nội soi để quan sát và lấy ra một mảnh mô khi thấy ung bướu. - giải phẫu (surgical biopsy): Bác sĩ có thể lấy ra cả cái bướu (excisional biopsy) hoặc chỉ lấy ra một mảnh nhỏ của khối u (incisional biopsy) N hững câu hỏi cho bác sĩ trước khi trích mô: 1. Tôi cần đi trích mô ở đâu? 2. Việc này lâu hay mau? 3. Trích mô có nguy hiểm không? Có chảy máu hoặc nhiễm trùng sau khi trích mô không? 4. Bao nhiêu lâu thì có kết quả? 5. N ếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người báo tin và sẽ cho tôi bước kế tiếp? F. Định Kỳ (staging): Để sửa soạn một chương trình trị liệu hiệu quả, bác sĩ cần biết rõ ung thư đã đến thời kỳ nào. Hầu hết các loại ung thư, việc định kỳ dựa trên kích thước của khối u, và mức lan tràn của ung thư đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác. Bác sĩ có thể dùng các loại thử nghiệm như X-rays, CT scan… để định kỳ ung thư. G. Chữa trị: Bệnh nhân bị ung thư thường muốn dự phần quyết định việc trị liệu của mình. Điều dễ hiểu là họ muốn biết rõ ràng các dữ kiện, chi tiết về chứng bệnh và các cách trị liệu sẵn có. Tuy nhiên việc mất bình tĩnh và sự loa âu hoảng hốt về chưng bệnh khiến bệnh nhân tê liệt tâm thần, không thể đặt câu hỏi với bác sĩ. Vì thế bệnh nhân nên sắp sẵn một danh sách các câu hỏi về những điều muốn biết. Để ghi nhớ tất cả mọi chi tiết trong cuộc thảo luận với bác sĩ, bệnh nhân nên mang theo sổ tay để ghi chép, đi cùng với thân nhân, nhờ họ ghi chép, hoặc xin phép thu âm buổi nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên môn, hoặc bệnh nhân có thể nhờ bác sĩ giới thiệu đến bác sĩ chuyên môn. Ý kiến thứ nhì (Second Opinion) Để an tâm hơn hoặc tìm hiểu kỹ càng hơn về bệnh trạng, bệnh nhân có thể lấy ý kiến thứ nhì. N hiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí cho việc lấy ý kiến thứ nhì nếu bác sĩ chính giới thiệu. Lấy ý kiến từ một bác sĩ chuyên khoa khác có thể cần một vài tuần lễ, khoảng thời gian này thường không ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chữa trị. Đôi khi bệnh nhân không thể chờ đợi và không nên chờ đợi, vì thế nên thảo luận với bác sĩ về khoảng thời gian chờ đợi này.
- Có nhiều cách để lấy ý kiến thứ nhì: 1. Qua sự giới thiệu của bác sĩ chính 2. Qua “data bank” của Viện Ung Thư Quốc Gia: Điện thoại 1-800-4-CAN CER; hoặc h**p://www.cancer.gov. 3. Qua Y Sĩ Đoàn (Medical Society), bệnh viện hoặc trường Y Khoa địa phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
kiến thức nhãn khoa - Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt
8 p | 197 | 43
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
6 p | 98 | 30
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 2)
5 p | 161 | 28
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG (Kỳ 2)
5 p | 154 | 22
-
Vô sinh nam và những điều cần biết
5 p | 118 | 18
-
Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 1)
6 p | 132 | 16
-
Những điều cần biết về ung thư tụy ngoại tiết
5 p | 147 | 15
-
Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang (Kỳ 1)
5 p | 140 | 14
-
Những điều cần biết về bướu máu
7 p | 130 | 11
-
Những điều cần biết về ung thư ở trẻ em
3 p | 160 | 11
-
Cách giữ thức ăn an toàn, vệ sinh
4 p | 121 | 8
-
6 điều “nên” và “không nên” trong cuộc sống
3 p | 81 | 7
-
Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh
7 p | 100 | 5
-
Những điều không nên khi ăn dưa hấu
5 p | 81 | 5
-
Có nên xem thường bệnh dị ứng?
4 p | 70 | 4
-
Các cô gái nên biết 4 điều này trước khi cưới…
4 p | 97 | 4
-
Những điều cần tránh sau khi ăn
3 p | 111 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn