intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần lưu ý khi tự đo huyết áp

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự theo dõi huyết áp bằng máy điện tử. Ngày nay, bệnh cao huyết áp (HA) ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, trên thị trường, thiết bị chăm sóc sức khỏe cũng xuất hiện nhiều loại máy tự đo HA, nhưng HA kế thủy ngân vẫn được xem là dụng cụ có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh. Thế nhưng, tự đo HA không phải là một việc đơn giản. Vậy cần phải làm gì để đo được HA một cách chính xác nhất? Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý. Kỹ thuật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần lưu ý khi tự đo huyết áp

  1. Những điều cần lưu ý khi tự đo huyết áp Tự theo dõi huyết áp bằng máy điện tử. Ngày nay, bệnh cao huyết áp (HA) ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, trên thị trường, thiết bị chăm sóc sức khỏe cũng xuất hiện nhiều loại máy tự đo HA, nhưng HA kế thủy ngân vẫn được xem là dụng cụ có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh. Thế nhưng, tự đo HA không phải là một việc đơn giản. Vậy cần phải làm gì để đo được HA một cách chính xác nhất? Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý.
  2. Kỹ thuật đo - Trước khi đo, bệnh nhân cần ngồi nghỉ ngơi trên ghế ít nhất 5 phút, chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Đây là tư thế của mức HA thường diễn ra hàng ngày. - Đo HA tư thế đứng được thực hiện định kỳ 3-6 tháng/lần, đặc biệt là ở những người có nguy cơ hạ HA tư thế (suy tĩnh mạch, đái tháo đường). - Băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay. Với người to lớn hoặc quá béo, bao tay nhỏ có thể làm tăng số đo (sai số tới 10-15 mmHg) và ngược lại.
  3. - Đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2 phút. Trị số HA chính xác là giá trị trung bình cộng của 2 lần đo nói trên. Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau trên 5 mmHg, cần thực hiện lần đo thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần. - HA tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên. HA tâm trương được tính khi tiếng đập cuối cùng mất đi. - Cần đo tay bên kia để đối chiếu mức HA của 2 tay. - Người đo nên nói hoặc ghi lại cho người được đo trị số HA cũng như mức HA mục tiêu của họ.
  4. Những điểm cần lưu ý: - HA thay đổi theo nhịp sinh học (thức - ngủ, ngày - đêm) và chịu tác động của nhiều yếu tố như: chất kích thích, thuốc, trạng thái tâm lý, vận động thể lực... Vì vậy, con số lúc đo chỉ đánh giá được tình trạng HA ngay vào thời điểm đó mà thôi. Muốn phản ánh chính xác tình trạng HA thực sự, cần sử dụng kỹ thuật theo dõi HA 24 giờ. - Lý tưởng nhất là đo áp lực máu ở trung tâm, tức HA ở động mạch chủ. Bởi vì những biến chứng chính của bệnh tăng HA (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim) thường ảnh hưởng lên các mạch máu gần trung tâm hơn là các mạch máu chi, nơi chúng ta vẫn thường đo. Với cách đo thông thường hiện nay (đo ở tay), việc xác định chỉ số HA sẽ không chính xác đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch, suy giảm tính đàn hồi của thành mạch. - HA có thể tăng lên khi đo vì bệnh nhân lo lắng khi gặp thầy thuốc (hiệu ứng áo choàng trắng).
  5. Để xác định bệnh tăng HA, cần đo ít nhất 3 lần (cách nhau 1 tuần). Nếu dùng thuốc hạ áp, không được dùng loại quá mạnh cho bệnh nhân mới được phát hiện. Ngoài ra sau một thời gian sử dụng, đa số HA kế đều có sai lệch. Vì vậy, bạn nên chỉnh lại cho chính xác 3 tháng 1 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2