NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
lượt xem 84
download
Trong thời gian từ thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 một người quản lý trại chăn nuôi gia súc đã đánh dấu cho đàn gia súc của mình bằng một dấu hiệu riêng. Dấu hiệu này, được mô tả bằng một hình ảnh độc nhất vô nhị của trại nuôi gia súc, để phân biệt giữa đàn gia súc của anh ta với của người khác trong trường hợp hàng rào bị đổ. Nhãn hiệu đó trong thế giới quảng cáo hiện đại ngày nay đang hoạt động theo cùng một phương hướng. Nó tìm kiếm sự khác biệt của một sản phẩm hoặc dịch vụ từ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
- 03/2008 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LANTABRAND – Total Brand Solution Tel: (84-8) 9409 781 Fax: (84-8) 9409 780 Email: client@lantabrand.com Website: www.lantabrand.com 1
- Trong thời gian từ thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 một người quản lý trại chăn nuôi gia súc đã đánh dấu cho đàn gia súc của mình bằng một dấu hiệu riêng. Dấu hiệu này, được mô tả bằng một hình ảnh độc nhất vô nhị của trại nuôi gia súc, để phân biệt giữa đàn gia súc của anh ta với của người khác trong trường hợp hàng rào bị đổ. Nhãn hiệu đó trong thế giới quảng cáo hiện đại ngày nay đang hoạt động theo cùng một phương hướng. Nó tìm kiếm sự khác biệt của một sản phẩm hoặc dịch vụ từ sự cạnh tranh hoặc tạo ra một ấn tượng lâu dài trong suy nghĩ của khách hàng tương lai. Hãy chú ý đến việc tạo cho mình một thương hiệu ngay từ khi bạn mới bắt đầu bởi vì chúng sẽ hoạt động rất mạnh mẽ để “kết nối độ tin cậy” giữa công ty bạn với khách hàng. Xây dựng hình ảnh thương hiệu Lúc mới bắt đầu cái phải quan tâm đầu tiên là tính cách của công ty bạn. Nó hấp dẫn hay ngọt ngào? Mạnh mẽ hay nhẹ nhàng? Nó có giống như John Wayne? George Clooney? Hay Andy Griffith hay không? Nếu bạn nghĩ tất cả những điều này đều là nói nhảm thì hãy quan tâm đến những câu hỏi này: Có thật là Marlboros thực sự ngon hơn những nhãn hiệu thuốc lá khác không? Hoàn toàn không, nguyên do cơ bản đưa các công ty đó lên vị trí đứng đầu là vì chính họ đã xây dựng thành công tính cách thương hiệu của mình. Tên thương hiệu là bước đẩu tiên Nếu tên của bạn là Clem hay Matilda thì có sự khác nhau như thế nào? Tên công ty của bạn tạo nên phong thái cho thương hiệu. Những cái tên thường được tạo ra từ việc sáng tạo ngôn ngữ (như là Xerox), từ những chữ cái đầu (IBM) hay là tên của người sáng lập ra nó (Johnson & Johnson). Một trong những cái tên tốt nhất gắn với phúc lợi như U- Haul hay Budget Car Rental. Logo : biểu tượng của công ty Logo là một biểu tượng hay một dấu hiệu riêng biệt đại diện cho công ty của bạn. Để nhận được một logo xứng đáng với chất lượng của công ty, tôi đề nghị bạn hãy thuê một hãng thiết kế bởi vì logo của bạn là một trong những thành tố thương hiệu đầu tiên mà khách hàng thấy, đặt thời gian và tiền bạc vào đó. Nếu logo của bạn xuất hiện đầy trên các bản fax, hãy fax nó cho chính bạn. Nếu nó xuất hiện trên bảng dán thông báo hãy phóng to nó thêm 5 feet nữa và xem nó trông giống cái gì (đừng cười, trên thực tế tôi đã thực hiện điều này cho khách hàng của mình). Hãy để cho logo của bạn vượt qua những bước kiểm tra chất lượng trước khi bạn sử dụng nó. Bạn sẽ hài lòng với điều bạn đã làm. Taglines : Một định nghĩa đáng ghi nhớ Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tagline. Trong vòng 10 từ hay ít hơn, một tagline hay có thể truyền đạt bản chất cốt lõi của một thương hiệu trên thị trường. Và đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ, nó có thể là một trong những vũ khí quảng cáo hiệu quả nhất. 2
- Tagline đơn giản chỉ là một mô tả ngắn gọn lí do doanh nghiệp tồn tại. Nó có thể kết hợp chặt chẽ các thành tố: sự thông thạo, khán giả mục tiêu, thậm chí cả thị trường mà nó phục vụ. Một tagline có thể vừa chính xác vừa tinh tế - bất kì cái gì nó thực hiện là làm cho các khách hàng tương lai nói với chính họ rằng “Oh tôi sẽ mua nó” . Nếu bạn không biết về tagline, hãy làm việc với một người viết bài quảng cáo hay một cố vấn marketing. Trong vòng một hay hai giờ họ có thể nhận ra bản chất cốt lõi của nhãn hiệu công ty của bạn và chuyển nó thành một tagline xúc tích và đáng ghi nhớ. Khi bạn có một tagline bạn hãy luôn luôn kết nối nó với logo của bạn như một tiêu chuẩn thực hiện. Hãy để tagline này bên dưới hay bên cạnh logo của bạn, bất cứ nơi nào logo xuất hiện thì ở đó cũng nên có tagline. Kiểu chữ và dáng chữ Hãy sử dụng kiểu chữ và dáng chữ thích hợp để xác định được tính chất thương hiệu của bạn. Hãy cố gắng chuẩn hoá kiểu chữ và dáng chữ, để chúng xuất hiện đều đặn trong các tài liệu quảng cáo. Chỉ sử dụng một lựa chọn mà thôi. Gợi ý: Nếu bạn đang làm việc cho một đại lí quảng cáo hay công ty marketing hãy đảm bảo rằng thiết kế của họ phải sử dụng kiểu chữ dễ sử dụng. Một khách hàng của tôi một lần làm việc với một nhà thiết kế về một số tài liệu quảng cáo. Vấn đề là ở chỗ nhà thiết kế chọn một kiểu chữ rất sáng tạo nhưng rốt cuộc là tìm kiếm rất khó khăn. Cuối cùng vị khách hàng đã phải miễn cưỡng trả một trăm đôla để mua kiểu chữ cho thợ in. Màu sắc: Tạo nên tâm trạng Bạn cảm thấy như thế nào khi bạn bước vào một căn phòng màu vàng? Khi bạn nhìn vào một dấu hiệu có nền màu đỏ thì phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Màu sắc sinh ra những phản ứng mang tính xúc cảm, và điều đó rất quan trọng trong chương trình xây dựng thương hiệu của bạn. Vì vậy dưới đây là danh sách những màu sắc và xúc cảm liên quan phổ biến: • Đỏ: Dừng. Đam mê • Vàng: Sự thận trọng. Nhút nhát • Xanh lá: Tiến lên. An toàn • Trắng: Thanh khiết. Trong sáng 3
- • Đen: Sự xa hoa. Uy tín • Xanh nước biển: Quyền lực. Sự điềm tĩnh • Vàng cam: Mạnh mẽ. Sự kích thích • Nâu: Ấm áp. Thoải mái Khi quyết định chọn màu sắc cho công ty, hãy chú ý đến màu sắc mà đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng. Bạn không muốn giết chính mình bởi sự chọn lựa một màu sắc sẵn sàng kết hợp với đối thủ cạnh tranh đấy chứ. Âm thanh của thương hiệu Một công ty mà tôi thường xuyên liên lạc bằng điện thoại sử dụng toàn bộ nhạc rap trong hệ thống của họ.Tôi không biết gì về họ cả nhưng tôi tin có một cái gì đó hay hơn là ba cái hợp âm tồi và bài thơ trữ tình dở tệ đó. Tôi ghét phải giữ mối quan hệ với công ty đó. Và mối quan hệ của họ với tôi trở nên mỏng mảnh hơn mỗi khi tôi gọi điện thoại đến. Vì vậy nếu công việc kinh doanh của bạn được giữ thông qua các thông báo hay cửa hiệu bán lẻ có nhạc nền thì hãy đảm bảo cho nó có một bản nhạc thích hợp. Công bố một vài nguyên tắc Ngay khi công ty của bạn lớn mạnh hãy quan tâm đến việc phát triển nó thêm bằng một quyển sách hướng dẫn về thương hiệu của bạn. Nó nên được sử dụng trong logo, cỡ chữ, kiểu chữ và dáng chữ, sách hướng dẫn có thể có màu hoặc là đen trắng và nên được định vị một nơi nhất định trên trang sách hay màn ảnh. Đây là một sáng kiến to lớn cho lãnh đạo nội bộ kế tiếp và có thể được sử dụng cho việc đào tạo nhân viên kiểu mới. Hãy nhớ rằng… Hãy để thương hiệu của bạn xuất hiện một cách rộng rãi trên các phương tiện quảng cáo. Cuối cùng, giữ những nổ lực xây dựng thương hiệu của bạn ở những tiêu chuẩn cao nhất có thể. Sử dụng thêm để giữ cho thương hiệu của bạn chất lượng cao và phù hợp, nhất quán với công ty. Khách hàng của bạn (cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới) sẽ cảm ơn bạn về điều đó. Jay Lipe (Hoa Lê - Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch từ brandchannel.com) 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SEO 2013
187 p | 363 | 66
-
Thương mại quốc tế - Những vấn đề cơ bản về marketinh thương mại quốc tế
325 p | 231 | 53
-
Những kiến thức cơ bản về Vàng
8 p | 172 | 47
-
Bài giảng Quản trị thực phẩm và đồ uống - ĐH Thương Mại
251 p | 597 | 44
-
Những kiến thức cơ bản về cổ phiếu
5 p | 250 | 32
-
Tài liệu Những vấn đề cơ bản về Marketing
24 p | 159 | 18
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 1: Những kiến thức cơ bản của chiến lược chính sách kinh doanh
45 p | 152 | 18
-
Những kiến thức cơ bản về SEO
0 p | 56 | 17
-
Giáo trình Kiến thức thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Nguyễn Đăng Hậu
23 p | 167 | 15
-
Bài giảng Quản trị học (Ths.Bùi Thị Quỳnh Ngọc) - Chương 1: Tổng quan về quản trị học
0 p | 141 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn quản trị doanh nghiệp – những lý luận cơ bản về quản trị công ty cổ phần
13 p | 125 | 14
-
Giáo trình Quản trị thương hiệu (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
54 p | 32 | 12
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Bài 3: Kỹ năng đàm phán
32 p | 68 | 12
-
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp công nghiệp: Phần 1
92 p | 14 | 8
-
Giáo trình Thương phẩm học (Ngành: Quản lý và bán hàng siêu thị - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
64 p | 13 | 7
-
Bài giảng Giới thiệu Marketing căn bản
7 p | 62 | 6
-
Bài giảng Quản trị chất lượng - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng
17 p | 32 | 5
-
Giáo trình Tổ chức sự kiện (Ngành: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
59 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn