intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại quốc tế - Những vấn đề cơ bản về marketinh thương mại quốc tế

Chia sẻ: Nguyen Dong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:325

232
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài thuyết trình 'thương mại quốc tế - những vấn đề cơ bản về marketinh thương mại quốc tế', kinh doanh - tiếp thị, thương mại điện tử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại quốc tế - Những vấn đề cơ bản về marketinh thương mại quốc tế

  1. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
  2. Mục tiêu chương 1 - Nhận ra tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế. - Các khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế. - Các vấn đề cơ bản của marketing thương mại quốc tế.
  3. 1.1. Mục đích của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường thế giới 1.1.1 Yếu tố thúc đẩy từ thị trường trong nước - Thị trường trong nước nhỏ. - Cạnh tranh gay gắt và tránh nhiều rủi ro. - Chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ. - Lối thoát cho năng lực sản xuất dư thừa.
  4. 1.1. Mục đích của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường thế giới 1.1.2 Yếu tố thúc đẩy từ thị trường thế giới - Tìm kiếm tài nguyên. - Cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường.
  5. 1.1. Mục đích của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường thế giới 1.1.3 Yếu tố mang tính chiến lược - Theo các khách hàng quan trọng trên toàn cầu. - Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm - Chính sách của quốc gia.
  6. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TMQT 1.2.1 Khái niệm • Marketing thương mại quốc tế là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm định hướng dòng vận động của hàng hoá và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng hoặc người mua ở nhiều quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận.
  7. 1.2.2 Các cấp độ khác nhau của marketing thương mại quốc tế 1. Không có hoạt động marketing trực tiếp ở nước ngoài 2. Hoạt động marketing ở nước ngoài nhưng không thường xuyên 3. Hoạt động marketing ở nước ngoài thường xuyên 4. Hoạt động marketing quốc tế, toàn cầu
  8. 1.2.3 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH MARKETING TMQT Có 2 yếu tố tác động đến marketing nói chung : • Yếu tố kiểm soát được: giá cả, sản phẩm, phân phối… • Yếu tố không kiểm soát được : cạnh tranh, chính trị, pháp luật, thời tiết, sự thay đổi trong tiêu dùng, trình độ công nghệ…
  9. 1.2.3 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH MARKETING TMQT (tt) • Các yếu tố không kiểm soát được tại thị trường nước người làm marketing TMQT: Các lực lượng chính trị, luật pháp, môi trường kinh tế, các đối thủ cạnh tranh... • Các yếu tố không kiểm soát được tại thị trường nước ngoài bao gồm 7 yếu tố chính: Các lực lượng chính trị, luật pháp; các lực lượng kinh tế; môi trường kinh tế; môi trường văn hoá; các đối thủ cạnh tranh; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển khoa học kỹ thuật.
  10. 1.2.4 Nhiệm vụ của marketing thương mại quốc tế - Điều chỉnh tối ưu bằng cách kiểm soát và điều chỉnh những nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty. - Tối đa hoá nỗ lực marketing của công ty, nhằm tạo lập được giá trị gia tăng và giảm thiểu những rủi ro có thể. - Phải trở thành một công cụ hiệu quả nhất trong hệ thống kinh tế mở hướng về xuất khẩu và chính sách thương mại đa biên.
  11. 1.2.5 Nội dung của marketing thương mại quốc tế • Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng • Lập kế hoạch thâm nhập và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mà k.hàng mong muốn. • Phân phối sản phẩm thông qua các kênh phân phối 1 cách thuận tiện cho k.hàng. • Thực hiện các chương trình xúc tiến sản phẩm • Định giá bán sản phẩm thoả mãn k.hàng và cả người sản xuất. • Thiết kế các dịch vụ hỗ trợ trước và sau bán hàng
  12. 1.3 Quản trị Marketing thương mại quốc tế • Có nên tham gia vào các hoạt động Marketing thương mại quốc tế hay không? • Nếu muốn gia nhập thị trường quốc tế, thì sẽ nhắm đến thị trường nào? • Sẽ dùng biện pháp, hệ thống nào để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng? Các quyết định Marketing mix được thực hiện ra sao?
  13. 1.4 Các triết lý kinh doanh trên thị trường quốc tế - Triết lý bành trướng thị trường quốc tế - Triết lý thị trường quốc tế đa quốc nội - Triết lý thị trường quốc tế toàn cầu
  14. 1.4.1 Triết lý bành trướng thị trường quốc tế Một công ty tác nghiệp theo một định hướng bành trướng thị trường quốc tế thừa nhận rằng các thị trường quốc tế nước ngoài của họ là có tầm quan trọng thứ yếu so với thị trường trong nước hoặc có thể thoả mãn dựa trên cùng một sản phẩm. Các thị trường quốc tế ngoài nước được xem như là những thời cơ nhằm ổn định hoá sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng để giành lợi thế quy mô hoặc nâng cao mức lợi nhuận cận biên.
  15. 1.4.2 Triết lý thị trường quốc tế đa quốc nội • Một công ty chấp nhận định hướng thị trường quốc tế đa quốc nội cho rằng các thời cơ marketing ngoài nước là quan trọng như các thời cơ thị trường trong nước. Các sản phẩm được chế tạo để thích nghi với từng thị trường một, mà không có sự phối hợp giữa các thị trường thuộc các quốc gia khác nhau.
  16. 1.4.3 Triết lý thị trường quốc tế toàn cầu Một công ty chấp nhận một định hướng thị trường quốc tế toàn cầu không tạo ra dấu hiệu phân biệt nào giữa các thời cơ thị trường nội địa và quốc tế. Các phân khúc thị trường xuyên qua nhiều quốc gia với các nhu cầu và mong muốn giống nhau có thể được thoả mãn với các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá.
  17. 1.5 Các học thuyết thương mại quốc tế - Lợi thế tuyệt đối - Lợi thế tương đối - Mô hình Hecksher - Học thuyết của Linder - Học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế
  18. CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
  19. Mục tiêu chương 2 - Nghiên cứu chi tiết môi trường marketing thương mại quốc tế. - Xác định tầm quan trọng của môi trường marketing thương mại quốc tế trước khi quyết định xâm nhập.
  20. Khái niệm Môi trường marketing thương mại quốc tế là môi trường được cấu thành bởi các thể chế, hiệp định và các hệ thống quốc tế tác động đến dòng vận động của thương mại, đầu tư, bí quyết sản xuất đan chéo qua các biên giới quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2