intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lỗi thường gặp khi làm bài thi môn toán

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

200
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn toán là một trong các môn thi tự luận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Muốn đạt được điểm cao, ngoài năng lực (giải chính xác kết quả), thí sinh còn phải trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Dưới đây là những lưu ý: I. Hình thức trình bày - kỹ năng thực hiện: - Lỗi 1: Viết chữ xấu, cẩu thả. Trình bày bài lộn xộn, không mạch lạc, ý tưởng không rõ ràng gây khó hiểu cho giám khảo. Cách khắc phục: Cố gắng viết bài rõ ràng, cẩn thận. Phân tích đề bài, tìm cách giải ngoài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lỗi thường gặp khi làm bài thi môn toán

  1. Những lỗi thường gặp khi làm bài thi môn toán
  2. Môn toán là một trong các môn thi tự luận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Muốn đạt được điểm cao, ngoài năng lực (giải chính xác kết quả), thí sinh còn phải trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Dưới đây là những lưu ý: I. Hình thức trình bày - kỹ năng thực hiện: - Lỗi 1: Viết chữ xấu, cẩu thả. Trình bày bài lộn xộn, không mạch lạc, ý tưởng không rõ ràng gây khó hiểu cho giám khảo. Cách khắc phục: Cố gắng viết bài rõ ràng, cẩn thận. Phân tích đề bài, tìm cách giải ngoài nháp, sắp xếp các bước thực hiện, tính toán trước các yếu tố cần thiết. Trình bày thành từng bước rõ ràng, riêng biệt từng nội dung, vẽ hình minh họa nếu cần. Làm ngắn gọn, chính xác. - Lỗi 2: Không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn các giả thiết. Không nắm đầy đủ các yêu cầu của đề bài, chưa làm hết câu, thiếu kết luận. Thiếu đặt các điều kiện cần thiết hoặc quên so với điều kiện sau khi giải.
  3. Cách khắc phục: Đọc đề cẩn thận, xác định chính xác giả thiết của đề bài. Chú ý đặt các điều kiện cần thiết. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nên làm phần kết luận cho từng câu để có thể kiểm tra lại đã thực hiện hết các yêu cầu của câu hỏi chưa? đã so nghiệm với các điều kiện đặt ra chưa? - Lỗi 3: Chép các dữ kiện từ đề bài ra bài làm bị sai. Tính sai một kết quả và sử dụng kết quả ấy làm tiếp dẫn tới sai hàng loạt tuy rằng cách làm đúng. Cách khắc phục: Hãy chắc chắn rằng các dữ kiện được chép ra từ đề bài là chính xác trước khi sử dụng. Kiểm tra kết quả các bước quan trọng khi kết quả đó được sử dụng cho nhiều phần khác của bài làm. - Lỗi 4: Làm quá sát câu sau với câu trước. Gạch bỏ và xóa một cách cẩu thả gây mất cảm tình của giám khảo, viết chen phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót. Không đánh số thứ tự câu khi làm bài. Bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu kéo dài nhiều nơi trong bài làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu. Cách khắc phục: Không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu trong đề bài, câu nào biết làm thì làm trước nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm. Không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu thả. Dùng thước gạch chéo vào
  4. phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới. Không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nên nháp trước cách giải để dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài. - Lỗi 5: Sử dụng ký hiệu tùy tiện, không giới thiệu. Làm bài quá vắn tắt, không giải thích, thiếu lập luận. Làm bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt vào bài dẫn tới bài làm bị rối và phức tạp. Chọn các phương pháp cầu kỳ, nhiều kỹ xảo trong khi có thể chọn một cách làm đơn giản. Cách khắc phục: Hãy giới thiệu ký hiệu trước khi sử dụng nếu đó là một ký hiệu không qui ước hoặc do học sinh tự đặt ra (nhất là VTCP và VTPT), đồng thời cũng không nên lạm dụng ký hiệu mà làm cho bài trở nên tối nghĩa. Tránh các phương pháp giải cầu kỳ, phương pháp tốt nhất là phương pháp đơn giản mà vẫn mang lại kết quả, càng đơn giản càng ít sai sót và hiệu quả. Tuy nhiên không làm quá vắn tắt mà thiếu sự giải thích và lập luận cần thiết. Các biến đổi lặt vặt như qui đồng mẫu số, chuyển vế rút gọn có thể làm ngoài nháp và ghi kết quả vào bài vì thường các biến đổi này không được tính điểm trong đáp án. Hãy tận dụng máy tính cho việc giải phương trình và hệ phương trình.
  5. II. Nội dung:
  6. D. Hình học không gian: Phương pháp tổng hợp: HS cần xem lại toàn bộ các công thức tính thể tích: khối chóp, khối lăng trụ, khối cầu, khối nón, khối trụ và công thức tính diện tích xung quanh mặt cầu, hình trụ, hình nón. HS cần xem lại các PP chứng minh song song, vuông góc. Cách xác định và tính góc, khoảng cách; PP tính thể tích khối đa diện: công thức, dùng tỉ số thể tích, dùng phân chia lắp ghép khối đa diện; định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp và tính thể tích, diện tích xung quanh mặt cầu. Chú ý: phải vẽ hình khi làm bài, phải xác định đúng các giả thiết trước khi làm đặc biệt là giả thiết về góc; trong một số trường hợp thuận lợi, có thể vận dụng phương pháp tọa độ để có cách giải đơn giản hơn. Phương pháp tọa độ: Cần học thuộc tất cả các công thức để áp dụng chính xác, chú ý viết đúng tích vô hướng hay có hướng. Tính toán thật cẩn thận vì dễ dẫn đến việc sai dây chuyền, đặc biệt khi tính tích có hướng của 2 vectơ. Tránh lẫn lộn giữa phương trình đường thẳng và phương trình mặt phẳng. Nên làm bài theo từng ý một cho rõ ràng và nên có hình vẽ minh họa kèm theo. Một bài có thể có nhiều cách giải và dẫn tới nhiều đáp số khác nhau nhưng vẫn đúng, đặc biệt là pt đường thẳng. Cần đưa đáp số pt đường
  7. thẳng về đúng dạng nếu đề bài có yêu cầu (pt tham số, pt chính tắc). Một số cách giải cần kiểm tra lại đáp số có thỏa yêu cầu đề bài hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2