intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lưu ý khi cho trẻ chơi thể thao

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đời sống ngày càng được nâng cao, các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm hơn tới việc rèn luyện thể chất cho con. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và thực hành đúng điều này, vô tình có người còn bắt ép con mình phải tập những môn quá sức. Tập thể dục buổi sáng ở Trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Tân Bình, TP.HCM – Ảnh: N.C.T. Chơi đồ hàng, nhảy lò cò… cũng là hoạt động thể chất Tối 25-7, tại công viên Gia Định (TP.HCM), anh N.Q.Trị (nhà ở Q.Gò Vấp) vừa tập thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lưu ý khi cho trẻ chơi thể thao

  1. Những lưu ý khi cho trẻ chơi thể thao Đời sống ngày càng được nâng cao, các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm hơn tới việc rèn luyện thể chất cho con. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và thực hành đúng điều này, vô tình có người còn bắt ép con mình phải tập những môn quá sức. Tập thể dục buổi sáng ở Trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Tân Bình, TP.HCM – Ảnh: N.C.T. Chơi đồ hàng, nhảy lò cò… cũng là hoạt động thể chất Tối 25-7, tại công viên Gia Định (TP.HCM), anh N.Q.Trị (nhà ở Q.Gò Vấp) vừa tập thể dục vừa trông chừng con, bé Nguyễn Quốc Ân, 6 tuổi. Bé đang chơi bóng nhựa cùng đám bạn trạc tuổi, mồ hôi ướt đẫm lưng áo.
  2. Nhìn con vui cười rạng rỡ, anh kể: “Chiều nào rảnh rỗi hai bố con cũng ra đây chơi, vừa hít thở không khí trong lành vừa có nơi vận động tay chân”. Nhà nằm cách công viên gần 6km, nhưng chưa tuần nào anh để con “lỡ hẹn” với sân chơi yêu thích. Tại khu trượt patin, vợ chồng anh H.V.Thanh (ngụ Q.Phú Nhuận) đang ngồi trông cô con gái 10 tuổi say sưa trên ván trượt. Anh nói: “Hồi mới tập cháu bị té hoài. Thấy con trầy xước, đau đớn, vợ tôi xót quá không cho tập nữa. Nhưng thấy cháu thích, tôi thuyết phục vợ để con tập tiếp tới giờ. Chủ yếu để cháu rèn sức khỏe và có thời gian thư giãn sau giờ học”. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có thời gian và điều kiện cho con đi công viên, đi học một môn thể thao như anh Trị, anh Thanh. Vậy làm thế nào để rèn thể chất cho con? Về vấn đề này, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh (khoa cơ xương khớp, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) cho biết: “Thực tế khi trẻ mới chập chững biết đi, tự bản năng trẻ đã thích vận động, đứa trẻ nào cũng thích chạy nhảy, ít chịu ngồi yên. Cha mẹ nên để trẻ tự do vận động, đấy cũng là cách rèn thể chất. Nếu có điều kiện, nên hướng trẻ chơi thể thao ngay khi trẻ bắt đầu chạy nhảy, môn nào cũng được miễn phù hợp sở thích và tình trạng sức khỏe trẻ”. Bác sĩ Nam Anh cũng lưu ý: không phải cứ cho con tới câu lạc bộ thể thao, chơi đá bóng, trượt patin… mới là rèn luyện thể chất.
  3. Thực tế những hoạt động vui chơi hằng ngày của trẻ như đuổi bắt, kéo co, nhảy lò cò… đều là hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe. “Trò chơi búp bê của các bé gái cũng là hoạt động thể chất có ích. Khi quan sát, bạn sẽ thấy bé bận rộn chạy tới chạy lui để may vá, nấu nướng… cho búp bê. Hoạt động này đòi hỏi bé phải di chuyển, đồng thời cũng bồi đắp cho bé tình thương yêu, sự khéo tay”, bác sĩ Nam Anh phân tích. Tuy nhiên, tại các trường học hiện nay, do diện tích chật hẹp đã “lấy mất” giờ ra chơi của học sinh, khiến các em thay vì vui chơi, chạy nhảy… lại phải ngồi trong lớp học dẫn đến có thể bị ức chế. Làm sao đảm bảo an toàn cho trẻ? Trẻ con vốn hiếu động nên có nguy cơ chấn thương cao nếu cha mẹ không kiểm soát. Ngoài ra đặc điểm của trẻ là ham chơi nên sẽ có tình trạng mê chơi quên đau, dẫn đến phát hiện chấn thương muộn. Cách đề phòng tốt nhất là thường xuyên nhắc nhở con tránh xô đẩy, va chạm quá mức và có biện pháp bảo vệ, như trang bị nón bảo hiểm, bao đầu gối khi cho con trượt patin; mua giày thể thao khi con đá banh; đội nón bảo hiểm khi con đi xe đạp… Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ bị chấn thương do chơi thể thao vượt quá sức mình, với chấn thương thường gặp là viêm điểm bám của gân. Để tránh điều này, bác sĩ Nam Anh khuyên khi cho con chơi thể thao, cha mẹ nên hướng dẫn con biết dừng lại ở giới hạn
  4. nào. Ngoài ra nên trang bị kiến thức cho con, không để con có ý nghĩ “không biết sợ là gì”. Bác sĩ dẫn chứng: thời gian qua trên cả nước xảy ra nhiều ca chết đuối ở trẻ em, đặc biệt là học sinh, trong số này có nhiều em biết bơi. Nguyên nhân là khi học bơi, trẻ thường tự cho rằng mình đã biết bơi nên không biết sợ khi xuống nước dù là sông hay biển. Đối với các em có năng khiếu, được cha mẹ hướng cho chơi thể thao chuyên nghiệp, chị Hồ Viết Diệp My – HLV điền kinh thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Q.2 (TP.HCM) – khuyên nên cho các em tập theo các bài tập từ thấp đến cao, với kế hoạch tập luyện cụ thể, hợp lý, tránh tập nặng quá dễ dẫn đến chấn thương. Trong trường hợp trẻ bị chấn thương, các bậc cha mẹ không nên quá lo ngại. Trước tiên hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được chăm sóc kịp thời, sau đó chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên vì sợ con bị chấn thương mà không cho con tập luyện tiếp. “Quan trọng nhất khi cho con tập thể thao là đừng ép con tập môn con không thích. Khi không thích trẻ chắc chắn sẽ lơ đễnh, nguy cơ chấn thương do vậy sẽ cao. Ngoài ra ép buộc sẽ khiến trẻ ức chế, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ” – bác sĩ Nam Anh lưu ý. Những sai lầm cha mẹ thường mắc
  5. Khi quan sát thực tế, chúng ta rất dễ nhận ra tình trạng sau: một số cha mẹ thấy con chạy nhảy làm ồn hoặc bị té ngã nên bắt trẻ ngồi yên. Có người nghĩ ra “sáng kiến” cho con xem tivi, chơi game để “nó ngồi yên, đỡ mất công trông chừng, bớt lo”. Những điều này vô tình tập cho trẻ thói quen lười vận động, dẫn đến ù lì, thụ động, béo phì. Ngược lại cũng có không ít cha mẹ mới 5g-6g sáng đã bắt con dậy chạy bộ “tập thể dục cho khỏe”. Một số khác ép con tập những môn mà theo họ là giúp tăng chiều cao: bóng rổ, bóng chuyền, hít xà… dù con không thích. Thực tế không phải vậy. Theo bác sĩ Nam Anh, việc tập các môn này chỉ có tác dụng giúp xương trẻ chắc hơn, còn chiều cao phụ thuộc nhiều yếu tố: dinh dưỡng, gen
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2