Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
lượt xem 9
download
Bài viết Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay của thạc sĩ Đặng Tú Lan trình bày về tài nguyên đất đai, máy móc - thiết bị, dân số và vấn đề tỷ lệ tăng dân số, thị trường hàng hóa sức lao động, chính sách giải quyết việc làm của Đảng và nhà nước - chính là những yếu tố có những tác động mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ThS Đặng Tú Lan Tạp chí Lý luận chính trị, 12 - 2002 1. Tài nguyên đất đai Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất, có vai trò đặc biệt không chỉ đối với nông nghiệp, mà còn đối với công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp... Nước ta có diện tích hơn 330.000 km2, đứng thứ 58 trên thế giới; diện tích bình quân đầu người là 0,45ha, đứng thứ 159 trong số gần 200 nước trên thế giới. Hiện cả nước có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, bình quân 0,68 ha/hộ nông nghiệp, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng bình quân một lao động nông nghiệp chỉ có 600 m2. Nhu cầu lao động ở nông thôn cho nông nghiệp tối đa chỉ 19 triệu người. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, sẽ dư thừa tương đối lao động rất lớn, khoảng 10 triệu người (1). Trong quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhất là ở những vùng nông thôn ven đô thị lớn, thị xã, thị trấn, hai bên trục đường giao thông... Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh, lao động nông thôn đang có xu hướng tăng lên. Tình hình trên dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác trên một lao động ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới và do đó thời gian sử dụng ngày công nông nghiệp rất thấp. Theo tài liệu điều tra, chỉ có 18% lao động nông nghiệp làm 210 ngày/năm, còn lại làm dưới 200 ngày/năm, trong đó 21% chỉ làm việc 90 ngày/năm (mỗi ngày làm bình quân từ 4-5 giờ). Theo tính toán, nếu căn cứ vào quỹ đất và làm thuần nông, lao động nông thôn dư thừa ít nhất 30%, tương đương 8-9 triệu người(2). Hiện nay, nước ta có khoảng 3 triệu ha đất nông nghiệp có khả năng khai thác, 9 triệu ha rừng và đất trống, đồi trọc, 90 vạn ha mặt nước, ao, hồ và hàng vạn ha đất ven biển. Nếu có chính sách tốt, diện tích này sẽ giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp hiện còn nhiều lãng phí. Theo quy hoạch đất dành cho các nông, lâm trường quốc doanh lên tới 1,2 triệu ha, nhưng trên thực tế mới sử dụng khoảng 40%, trong khi đó dân lại thiếu đất để canh tác. Vì vậy, việc di dân xây dựng các vùng kinh tế mới là hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho các vùng nông thôn, trước hết là vùng đồng bằng sông Hồng - nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, khoảng 800 người/ km2. 2. Máy móc, thiết bị CNH, HĐH ở nước ta hiện nay được coi là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục tiêu: Đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. CNH, HĐH là quá trình đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất, nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao bằng phương pháp sản xuất công nghiệp, đồng thời chú trọng, phát triển các ngành công nghệ cao. Đó là những công nghệ dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ gia công chính xác trong chế tạo máy, tự động hóa, năng lượng mới. Đối với lĩnh vực lao động - việc làm, sự phát triển của khoa học công nghệ mang lại nhiều cơ hội để con người phát huy khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy, việc phổ biến các phương tiện tự động hóa sẽ làm cho những nước có sức lao động rẻ và dư thừa bị mất dần ưu thế. Xu hướng hiện nay là tăng lao động khoa học kỹ thuật và giảm lao động giản đơn, kỹ năng thấp. Như vậy, trong xã hội hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các quốc gia không lường trước được hiện tượng này của sự phát triển khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nguồn nhân lực. Hiện nay, ngay cả nước Mỹ vẫn còn thừa khoảng 10 triệu chỗ làm việc và hơn 2 triệu người thất nghiệp toàn phần nhưng không thể bố trí được việc làm vì không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật"(3). Vì vậy, khi phát triển khoa học và công nghệ, chắc chắn xảy ra xu hướng gia tăng thất nghiệp của đội ngũ công nhân không lành nghề. Ngay ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có liên doanh với nước ngoài, sử dụng công nghệ tiên tiến cũng không tuyển dụng đủ lao động vì tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp. Thực tế cho thấy, trang bị máy móc, thiết bị càng hiện đại thì nguy cơ thất nghiệp càng cao. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung là giải pháp cơ bản để hạn chế thất nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết cần có những biện pháp nhằm tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm. Thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm quốc gia thông qua nhiều hoạt động: đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng đầu tư kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội... 3. Dân số và vấn đề tỷ lệ tăng dân số Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội đáng phấn khởi. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong những năm trước đây quá nhanh, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động. Trong thời kỳ 19761980, tỷ lệ tăng nguồn lao động bình quân hằng năm là 3,25%, nhưng tỷ lệ tăng việc làm chỉ là 2,8%. Con số tương ứng của thời kỳ 1981-1985 là 2,87% và 2,67%; còn của thời kỳ 1986-1990 là 3,06% và 2,54%. Trong giai đoạn 19911996 chúng ta đã giải quyết được trên 6 triệu việc làm. Năm 1997 giải quyết được 1,2 triệu và năm 1998 là 1,4 triệu(4). Tuy nhiên, trên thực tế, số người bước vào độ tuổi lao động hằng năm vẫn lớn hơn nhiều so với chỗ làm việc có thể tạo ra, đó là một sức ép lớn. Ngoài ra, còn phải kể đến sức ép của số lao động bị mất việc làm do tác động của khủng hoảng kinh tế, của sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế nước ta. Chỉ tính riêng trong khu vực nhà nước, đến cuối năm 1998 đã có khoảng 10% số lao động không bố trí được việc làm. Theo điều tra của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, năm 1997 tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,01%, năm 1998 là 6,85%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn giảm từ 73% năm 1997 xuống còn 71% năm 1998. Các số liệu thống kê và dự báo dân số còn cho thấy, năm 1990 số người trong độ tuổi lao động mới là 35,7 triệu người, năm 2000 là 46,5 triệu và năm 2015 con số này sẽ lên tới 62 triệu người. So với năm 1990, đến năm 2015 sẽ có thêm 26 triệu người trong độ tuổi lao động. 4. Thị trường hàng hóa sức lao động (gọi tắt là thị trường lao động) ở nước ta hiện nay, quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường có những biểu hiện sau: Một là, trên phạm vi cả nước, cung lớn hơn cầu về lao động và tình trạng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm, vì chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn công nghệ thích hợp chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch, nhưng diễn ra chậm chạp và khó khăn. Cung lớn hơn cầu về lao động còn do lao động còn tăng với tỷ lệ cao 3,2% - 3,5%/năm, dẫn đến mỗi năm có khoảng 1,1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Đến năm 2000, tỷ lệ tăng tự nhiên nguồn lao động vẫn trên 2,8%(5). Số này tham gia vào thị trường lao động ngày một đông và với khả năng tự giải quyết việc làm rất khác nhau, nhưng có điểm thường là không được đào tạo nghề. Vì vậy, công tác dạy nghề và phổ cập nghề trở thành vấn đề cấp bách và có tính chiến lược, là khâu then chốt nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của lao động trên thị trường. Hai là, lao động nông thôn chiếm hơn 70% lao động của cả nước, nếu chỉ làm thuần nông, tự cung, tự cấp, thì số lao động thiếu hoặc không có việc làm lên đến 30%. Số này sẽ tự phát di chuyển ra thành phố hoặc khu công nghiệp tập trung để tìm kiếm việc làm, làm cho cung về lao động trên thị trường lao động càng lớn. Ba là, quan hệ cung cầu về lao động còn căng thẳng về mặt kết cấu, dẫn đến tình trạng "thất nghiệp kết cấu". Điều này thể hiện ở chỗ: một số ngành tiềm năng còn lớn, có khả năng thu hút được nhiều lao động, nhưng chưa tạo ra được những điều kiện để biến khả năng thành hiện thực (về vốn, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, thị trường tiêu thụ...) như lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và du lịch... ở một số vùng miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, ven biển vẫn thiếu lao động, nhưng khả năng di dân và di chuyển lao động đến rất hạn chế. Trong khi đang có xu hướng lao động bị đẩy ra ở một số lĩnh vực, thì đồng thời một số lĩnh vực và hình thức khác lại xuất hiện khả năng thu hút thêm lao động như kinh tế hộ gia đình, khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp nhỏ, nhưng lại chưa có chính sách khuyến khích thỏa đáng. Đặc biệt là thiếu một đội ngũ lao động có trình độ cao để làm việc trong một số lĩnh vực áp dụng công nghệ mới hoặc trong các khu chế xuất, các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài... 5. Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức kinh tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động. Nhận thức, quan niệm và chủ trương về tạo việc làm trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã có những thay đổi. Quan niệm về việc làm đã được ghi rõ ở điều 13 chương II Luật Lao động: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Chủ trương về tạo việc làm đã được Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: "Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề,thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn"(6). Đối với người lao động: cơ hội lựa chọn việc làm ngày càng được mở rộng. Từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công việc của Nhà nước, người lao động đã trở nên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động - việc làm thay đổi theo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp với quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường. Người sử dụng lao động được khuyến khích làm giàu hợp pháp, nên đẩy mạnh đầu tư tạo việc làm. Khu vực kinh tế tư nhân được thừa nhận và khuyến khích phát triển, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm. Vai trò của Nhà nước trong giải quyết việc làm đã thay đổi cơ bản. Thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, Nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế, chích sách thông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xóa bỏ hàng rào về hành chính và tạo điều kiện vật chất đảm bảo cho mọi người được tự do đầu tư phát triển sản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận: Những nhân tố tác động tới vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế, điều kiện nào cần thiết cho phát triển nghành dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam? Liên hệ hoạt động vận chuyển tại Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO
18 p | 1131 | 112
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay
4 p | 448 | 31
-
Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
3 p | 139 | 15
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
6 p | 222 | 12
-
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ quản lí chuỗi cung ứng của Damco Việt Nam
11 p | 107 | 11
-
Nhân tố tác động đến quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 - 2016)
9 p | 107 | 10
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992-2001
13 p | 278 | 10
-
Các yếu tố tác động đến công tác duy trì nhân tài của các doanh nghiệp dệt may ở Đồng Nai
7 p | 103 | 7
-
Phân tích nhân tố tác động đến sự hài lòng của công dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
16 p | 47 | 6
-
Nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Tp.HCM
3 p | 54 | 6
-
Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An
6 p | 13 | 5
-
Các nhân tố tác động đến ý định tham gia kinh tế chia sẻ của người dùng Airbnb ở Hà Nội nhìn từ lý thuyết tương tác xã hội (SET)
10 p | 15 | 5
-
Tác động của hệ thống thuế thu nhập đến cấu trúc vốn các công ty cổ phẩn Việt Nam
8 p | 96 | 4
-
Tác động của các nhân tố đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên ngành Kinh tế - trường Đại học Thuỷ Lợi sau tốt nghiệp
3 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
7 p | 98 | 3
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm Fintech tại Việt Nam
9 p | 6 | 3
-
Nhân tố tác động đến sự tăng cường sức mạnh quân sự của Iran trong những năm đầu thế kỉ XXI
9 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn