Những sai lầm trong Marketing trực tuyến
lượt xem 7
download
Nếu doanh nghiệp của bạn được xây dựng trên một nền tảng không được vững chắc, sẽ không có cách nào có thể tạo ra được một lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp của bạn cho dù là bằng cách nào đó nó vẫn có thể tồn tại được. Dưới đây là 7 sai lầm mà bạn có thể thấy rằng nhiều doanh nghiệp Internet đang mắc đi mắc lại nhiều lần. Mỗi một sai lầm có thể dễ dàng làm cho doanh nghiệp của bạn mỗi năm bị thiệt hại. 1. Bạn có một cái nhìn thiển cận Bạn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những sai lầm trong Marketing trực tuyến
- Những sai lầm trong Marketing trực tuyến
- Nếu doanh nghiệp của bạn được xây dựng trên một nền tảng không được vững chắc, sẽ không có cách nào có thể tạo ra được một lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp của bạn cho dù là bằng cách nào đó nó vẫn có thể tồn tại được. Dưới đây là 7 sai lầm mà bạn có thể thấy rằng nhiều doanh nghiệp Internet đang mắc đi mắc lại nhiều lần. Mỗi một sai lầm có thể dễ dàng làm cho doanh nghiệp của bạn mỗi năm bị thiệt hại. 1. Bạn có một cái nhìn thiển cận Bạn có một kế hoạch lâu dài cho doanh nghiệp của mình không hay là bạn mới chỉ thử lập nó trong vòng một tháng? Tôi từng biết các nhà tiếp thị, những người có các kế hoạch 1 năm, kế hoạch 5 năm, kế hoạch 10 năm và thậm chí là cả 50 năm cho doanh nghiệp của họ…Kế hoạch của bạn bao gồm những gì? Phần lớn mọi người hiện nay đang chế nhạo Amazon.com bởi vì thực tế là họ bị lỗ trung bình $ 3.00 mỗi quyển sách họ bán được. Bạn có nhận thấy được kế hoạch lâu dài của họ là gì không? Mỗi một ngày, họ sử dụng sự hỗ trợ tài chính to lớn để nắm lấy ngày càng nhiều thị phần sách. Họ nhanh chóng trở thành một bookstore được biết đến nhiều nhất
- trên Thế giới…và bất kì một bookstore nào khác cũng đang bắt đầu cảm thấy áp lực từ họ. Chắc chắn là tôi không gợi ý bạn rằng bạn cần thua lỗ để kiếm được khách hàng, bởi vì phần lớn các doanh nghiệp nhỏ của chúng ta không có đủ khả năng để thực hiện theo phương pháp đó. Điều mà tôi đang gợi ý bạn là bạn cần biết được ý nghĩa lâu dài của một khách hàng. Bán sản phẩm cho một khách hàng hiện tại thì sẽ dễ dàng hơn 7-10 lần là bán nó cho một khách hàng mới. Bạn đang xây dựng những mối quan hệ với các khách hàng hiện tại như thế nào? Bạn có tìm ra những sản phẩm mới đáp ứng được những nhu cầu mới và những mong muốn họ có thể có không? Bạn có đối xử với các khách hàng hiện tại như là những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp không? 2. Bạn không sẵn sàng nghĩ tới những cái bên ngoài Đối với nhiều nhà tiếp thị Internet, họ chỉ biết đến hai hình thức quảng cáo. Số 1 đối với họ là quảng cáo miễn phí như là các liên kết miễn phí (free link), rao vặt miễn phí (free classifield), sự tham gia các nhóm tin (newsgroup) và nhiều cái nữa. Thứ hai, họ tìm đến quảng cáo mất tiền như là các biểu ngữ quảng cáo, quảng cáo offline, và các link mất tiền. Thế còn việc tìm kiếm những người trong doanh nghiệp để chứng thực các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho khách hàng và phân chia lợi nhuận thì sao? Jay Abraham và Mike Enlow cùng lên danh sách đó như là công c ụ hiệu quả nhất để tồn tại… thậm chí bạn có biết về điều này không?
- Bạn đã bao giờ lưu tâm đến việc tạo ra một chương trình hội viên của chính mình chưa? Đây là con đường nhanh nhất và dễ dàng nhất để mở rộng sự buôn bán của bất kì một sản phẩm hay doanh nghiệp thành công nào. Hãy để những người khác bắt đầu bán nó cho bạn! 3. Bạn thích thú với một sản phẩm không thích hợp Bạn đã bao giờ thích một sản phẩm không thích hợp chưa? Thật là thú vị khi được biết rằng tại Direct Mail Bootcamp, nơi hàng tá các nhà tiếp thị hàng đầu tập trung cùng nhau để thảo luận về “công thức” của sự tiếp thị thành công. Một trong những lí do chính cho sự thất bại mà tất cả đều đồng ý là …sự thích thú với một sản phẩm hoặc dịch vụ của bản thân mình. Tôi hiểu rằng một sản phẩm của bạn có thể được coi như là đứa con của bạn, nhưng bạn sẽ phải sẵn sàng từ bỏ nó nếu nó không đáp ứng được điều mà thị trường yêu cầu. Mỗi ngày, thị trường thế giới lại thay đổi và bạn cũng phải thay đổi cho phù hợp với nó. Điều đó có thể đồng nghĩa với nhu cầu cho sản phẩm của bạn giảm đi…nếu vậy, bạn có sẵn sàng từ bỏ nó và tạo ra một sản phẩm mới mà mọi người mong muốn không? Hãy bắt đầu đặt những câu hỏi cho các khách đến website của bạn hoặc là những người đọc ezine. Hỏi xem là họ muốn gì, họ đang tìm kiếm điều gì? Bạn có thể khám phá ra rằng mình đang sai lầm và cố gắng bán cho họ cái mà họ thực sự không muốn (cho dù là cái mà họ cần). Bạn sẽ thất bại khi cố gắng bán cho người khác một thứ dù họ cần nếu nó không phải là cái họ muốn. Những thông tin thống kê hiện nay cho thấy chỉ có duy nhất một trong số bất kì 7 sản phẩm là trở nên thành công. Hãy tạo ra những cú đánh thêm và sẵn sàng để thay đổi nếu thị trường muốn một cái gì đó khác.
- 4. Bạn không có một vị trí duy nhất cho trang web (UWP – Unique Web Position) Điều gì khiến cho site của bạn khác với những người khác? Tại sao họ lại vào site của bạn thay vì ở đâu khác? Tại sao họ mua sản phẩm của bạn thay vì từ những sự cạnh tranh khác? Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi trên một cách ngắn gọn, vậy thì bạn chưa có một dạng UWP cần thiết để thành công trong một thương trường toàn cầu hoá hiện nay. Hãy dành một ít thời gian tham gia vào một cuộc cạnh tranh. Có điều gì mà bạn thực hiện tốt hơn họ không? Bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào khác họ? Bạn sẽ làm gì để mình trở nên khác biệt với những người khác? Liệu đó có phải là một giá cả phải chăng hơn, dịch vụ tốt hơn, kết quả nhanh chóng hơn, quà khuyến mãi, v.v.. không? 5. Bạn chưa nghiên cứu kĩ thị trường của mình Bạn có biết thị trường của mình muốn gì không? Bạn đã bao giờ dành thời gian để xét lại các khách hàng của mình và hỏi họ xem tại sao họ lại mua của bạn đầu tiên chưa? Bạn đã bao giờ dành thời gian trong các nhóm thảo luận, các mailing list và các newsgroup để tìm ra những vấn đề mọi người có thể có và những cái họ đang mong chờ chưa? Nếu bạn không biết tại sao khách hàng lại mua hàng của mình thì làm sao bạn có thể đặt ra mục tiêu đúng đắn hay là viết những bức thư giao dịch mà sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu của họ. Tôi sẽ cho bạn biết câu trả lời của vấn đề trên. Khái niệm còn quan trọng hơn cả bản sao quảng cáo. Nắm bắt chính xác một khái niệm
- đúng (hoặc là một khía cạnh) cho sản phẩm của bạn sẽ tạo ra được một bản sao quảng cáo bán hàng tốt. Một khái niệm tồi sẽ không bao giờ tạo ra lợi nhuận kể cả với những người sao chép (copywriter) tốt nhất. 6. Bạn không giao dịch với mọi người như là những cá nhân Tôi tin vào sự tự động hoá nhất là trong phần lớn quá trình buôn bán, tuy nhiên sẽ đến lúc bạn phi giao dịch như con người với con người. Chúng ta điều hành các con số dựa trên những số liệu buôn bán thông kê của chúng ta, nhưng con người không đơn thuần như những con số. Phải luôn nhớ đến yếu tố con người! ở đây không chỉ là các địa chỉ email. Họ là những cá nhân sống động và hiện hữu mà có mong muốn, có nhu cầu, sự khao khát giống bạn. Hãy giao dịch với họ theo cách đó. Hãy sẵn sàng giúp đỡ, sẵn sàng cung cấp các thông tin miễn phí, hàng mẫu miễn phí…hãy làm cái mà mọi người mong muốn. 7. Bạn từ bỏ quá sớm Có rất nhiều người dường như đã bỏ cuộc quá sớm. Tôi từng biết hàng trăm người mắc phải một vài sai lầm ở trên trong site của họ, thua lỗ mất một ít tiền, và sau đó thì họ bỏ cuộc trong sự tin tưởng chắc chắn rằng Internet không hoạt động. Tôi cũng chưa tiếp xúc với toàn bộ các doanh nghiệp, tuy nhiên tôi biết rằng đôi khi mọi người từ bỏ chuyện quảng cáo quá sớm. Họ không kiểm tra kĩ lưỡng. Thay vì vậy họ lại tin rằng một website chắc chắn không phải là một địa chỉ tốt để quảng cáo hay là một ezine kiên cố không thể đem lại những hồi âm. Tôi cũng biết những quảng cáo mà hiệu quả gấp đôi, ba hay thậm chí 10 lần trên những trang cùng loại chỉ nhờ một vài thay đổi.
- Bây giờ bạn sẽ làm gì khi đã biết về 7 sai lầm chết người này? Hãy đọc kỹ nó, nhập tâm và tạo những thay đổi nếu cần. Đừng chỉ lướt qua và nói “Đây là một bài báo khá hay”. Hãy sử dụng và để những lời khuyên này giúp bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những sai lầm trong kế hoạch kinh doanh
4 p | 245 | 83
-
Những sai lầm trong kinh doanh trực tuyến
4 p | 219 | 53
-
Những quan niệm sai lầm trong xây dựng nhãn hiệu
5 p | 156 | 46
-
Tránh sai lầm cho kinh doanh trực tuyến
5 p | 128 | 40
-
Những sai lầm tiếp thị trên Internet làm giảm lợi nhuận
5 p | 128 | 38
-
Nike và những sai lầm “ngớ ngẩn” với tìm kiếm trực tuyến! (Phần 1)
6 p | 154 | 35
-
5 lỗi chính mà những cửa hàng trực tuyến thường phạm phải
4 p | 138 | 35
-
Mobile Marketing rút ngắn con đường thanh toán trực tuyến
0 p | 105 | 29
-
Những quan điểm sai lầm về Marketing của Doanh nghiệp nhỏ
4 p | 146 | 23
-
5 sai lầm cần tránh trong email marketing
5 p | 93 | 22
-
Nike và những sai lầm “ngớ ngẩn” với tìm kiếm trực tuyến! (Phần cuối)
6 p | 145 | 19
-
Các sai lầm phổ biến khi xây dựng chiến lược marketing nội dung (phần 1)
5 p | 123 | 17
-
Các sai lầm phổ biến khi xây dựng chiến lược marketing nội dung (phần cuối)
5 p | 100 | 14
-
10 sai lầm trong marketing trực tuyến
2 p | 71 | 13
-
Tiếp thị bằng truyền thông xã hội: Những quan niệm sai lầm
4 p | 107 | 7
-
Những quan niệm sai lầm trong xây dựng nhãn hiệu
6 p | 59 | 7
-
Những quy tắc mới cho marketing
3 p | 67 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn