Ngô Thị Tân Hƣơng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 133 - 137<br />
<br />
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN VĂN HOÁ KINH DOANH<br />
VÀ VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH DOANH<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
Ngô Thị Tân Hƣơng*<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong quá trình phát triển của lịch sử, các giá trị văn hoá kinh doanh đƣợc con ngƣời sáng tạo, tích<br />
lũy và phát triển qua nhiều thế hệ, nó tồn tại lâu đời trong cách ứng xử của các chủ thể trong hoạt<br />
động kinh doanh. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa kinh doanh còn mang tính thời đại, nó luôn vận<br />
động không ngừng cùng với thực tiễn. Cho nên, cùng với tiến trình lịch sử, các giá trị văn hoá kinh<br />
doanh luôn cần đƣợc xây dựng, điều chỉnh, sử dụng cho cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh,<br />
thời đại mới. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày những nhận định về tác động của<br />
toàn cầu hoá đến hoạt động kinh doanh nói chung, từ đó đƣa ra ý kiến trao đổi về cách thức xây<br />
dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh<br />
nghiệp nói riêng và đất nƣớc nói chung.<br />
Từ khóa: Toàn cầu hóa, văn hóa kinh doanh, doanh nghiệp<br />
<br />
Tác động của toàn cầu hoá đến hoạt động<br />
kinh doanh *<br />
<br />
vua thua lệ làng”, “luật làng”, mang tính cục<br />
bộ, bó hẹp phạm vi hoạt động.<br />
<br />
Tiến trình toàn cầu hoá hiện nay đã làm cho<br />
hoạt động kinh doanh của Việt Nam phát triển<br />
mạnh mẽ, nhiều loại hình kinh doanh mới ra<br />
đời, môi trƣờng kinh doanh đƣợc mở rộng,<br />
sôi động, lắm cơ hội song cũng nhiều thách<br />
thức. Về cơ hội:<br />
<br />
- Quá trình tham gia hội nhập sâu, rộng với<br />
thị trƣờng nƣớc ngoài đã ngày càng khơi dậy<br />
và phát huy lòng tự hào dân tộc của ngƣời<br />
Việt Nam, làm cho các doanh nhân Việt Nam<br />
xích lại gần nhau hơn. Họ không chỉ kinh<br />
doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà còn để tôn<br />
vinh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam trên<br />
trƣờng quốc tế. Sự hiện diện của dòng chữ<br />
Made in Vietnam trên các nhãn hàng bán và<br />
đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nƣớc ngoài, không<br />
đơn thuần chỉ là sự thành công về mặt kinh tế,<br />
mà còn là sự thành công về mặt văn hoá của<br />
Việt Nam, bởi nó làm minh chứng sáng tỏ lý<br />
thuyết “Thương mại quốc tế chính là sự<br />
chuyển giao sản phẩm và dịch vụ được sản<br />
xuất ra từ một nền văn hoá này cho những<br />
người ở nền văn hoá khác sử dụng” [2].<br />
<br />
- Các doanh nhân Việt Nam có cơ hội để phát<br />
huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ<br />
kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu kinh<br />
doanh của thời đại mới. Những kỹ năng kinh<br />
doanh mới đƣợc tiếp nhận tích cực nhƣ<br />
marketing, xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký<br />
bảo hộ độc quyền, sở hữu trí tuệ... Những<br />
kiến thức này đã làm phong phú, hiện đại<br />
thêm kho tàng kiến thức về kinh doanh của<br />
ngƣời Việt Nam.<br />
- Việc giao lƣu với các nền văn hoá kinh<br />
doanh bên ngoài đã bổ sung thêm những giá<br />
trị mới cho văn hoá kinh doanh Việt Nam,<br />
nhƣ: tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; kinh<br />
doanh nhƣng hƣớng tới bảo vệ môi trƣờng,<br />
phát triển bền vững; tôn trọng luật chơi<br />
chung, cùng hợp tác, phát triển, bỏ dần, đi đến<br />
đoạn tuyệt với nếp nghĩ, thói quen cũ: “phép<br />
*<br />
<br />
Tel: 0974 055252, Email: tanhuong@tueba.edu.vn<br />
<br />
Bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển<br />
của văn hoá kinh doanh mà toàn cầu hoá<br />
mang lại, ở Việt Nam, với truyền thống sản<br />
xuất nông nghiệp lạc hậu, đã hình thành tƣ<br />
tƣởng phổ biến là an phận thủ thƣờng, thƣờng<br />
có thái độ nghi kỵ, cảnh giác, đôi khi thiếu tự<br />
tin khi phải giao tiếp với bên ngoài. Chính vì<br />
vậy, bƣớc vào toàn cầu hoá với những giao<br />
lƣu văn hoá rộng rãi, đã gây cú sốc lớn cho<br />
133<br />
<br />
Ngô Thị Tân Hƣơng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
văn hoá kinh doanh Việt Nam, biểu hiện rõ<br />
nét ở hai thái cực:<br />
+ Một bộ phận ngƣời Việt Nam không có bản<br />
lĩnh văn hoá vững vàng đã sa vào trạng thái<br />
choáng ngợp trƣớc những thành tựu của văn<br />
hoá phƣơng Tây, trở nên sùng ngoại quá<br />
đáng, phủ nhận những giá trị cổ truyền của<br />
dân tộc. Việc quay lƣng với bản sắc văn hoá<br />
dân tộc mình đã làm họ học theo khuôn mẫu<br />
phƣơng Tây trong mọi hành vi. Trong khi văn<br />
hoá không phải là thứ có thể học theo một<br />
sớm, một chiều, mà cần phải hiểu bản chất<br />
của nó, thẩm thấu nó, mới có thể thực hiện<br />
nó. Chính vì vậy, việc bắt chƣớc thiếu chọn<br />
lọc của bộ phận ngƣời này không chỉ làm<br />
nghèo đi đời sống tinh thần của chính họ, mà<br />
đồng thời còn làm yếu đi bản sắc dân tộc<br />
trong văn hoá kinh doanh Việt Nam. Bởi vậy,<br />
sự sùng ngoại quá đáng đã không làm giàu<br />
thêm mà làm giảm sút đi uy tín của doanh<br />
nhân Việt Nam trong con mắt những đối tác<br />
nƣớc ngoài.<br />
+ Một bộ phận ngƣời Việt Nam khác vẫn giữ<br />
tƣ tƣởng bảo thủ do không muốn thay đổi,<br />
hoặc không có điều kiện đổi mới, họ đã trở<br />
nên lạc hậu với thời cuộc. Do thiếu những<br />
kiến thức và kỹ năng cần thiết trong kinh<br />
doanh thời hội nhập, nên họ có nhiều sai sót<br />
trong kinh doanh với các đối tác nƣớc ngoài,<br />
và vì thế, họ dễ dàng bị thua lỗ. Chính vì vậy,<br />
những ngƣời này đã làm cho văn hoá kinh<br />
doanh trở nên kém năng động, chậm hoà đồng<br />
trong tiến trình hội nhập, ảnh hƣởng đến hình<br />
ảnh, uy tín của Việt Nam trên thƣơng trƣờng<br />
quốc tế.<br />
Chính vì những lý do nêu trên, đòi hỏi những<br />
ngƣời làm kinh doanh cần phải chủ động, tích<br />
cực trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh,<br />
giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá<br />
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu<br />
có chọn lọc những giá trị văn hoá kinh doanh<br />
tiến bộ của thời đại, đảm bảo cho sự phát triển<br />
bền vững của dân tộc.<br />
Về cách thức xây dựng văn hoá kinh doanh<br />
Văn hoá kinh doanh (VHKD) là yêu cầu<br />
không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại. Để<br />
134<br />
<br />
118(04): 133 - 137<br />
<br />
giúp cho các chủ thể kinh doanh dễ dàng<br />
trong tiếp cận, xây dựng và thực hiện VHKD<br />
trong hoạt động kinh doanh của mình, bảo vệ<br />
cho sự phát triển bền vững, chúng tôi đƣa ra<br />
cách thức xây dựng VHKD theo kết cấu cấp<br />
độ: Nhận thức (N1) - Tạo lập phƣơng thức<br />
hành động (N2) - Hành động (N3).<br />
Hiểu biết về hoạt động kinh doanh (cấp độ N1)<br />
Ở cấp độ N1, VHKD biểu hiện ở những hiểu<br />
biết về lĩnh vực kinh doanh, những nhận thức<br />
để tuân thủ đúng các điều kiện, quy luật của<br />
tự nhiên, xã hội,... của chủ thể kinh doanh.<br />
Nhận thức về lĩnh vực kinh doanh là việc<br />
nắm vững tri thức về lĩnh vực kinh doanh mà<br />
mình định hƣớng tới, từ công nghệ sản xuất<br />
đến quy trình quản lý, các quy luật vận động<br />
của các quá trình kinh tế nhƣ quy luật cạnh<br />
tranh, quan hệ cung - cầu, quan hệ giữa năng<br />
suất với chất lƣợng, hiệu quả và giá thành...<br />
Nhận thức về điều kiện tự nhiên, là những<br />
hiểu biết cơ bản về vị trí địa lý, khí hậu, về<br />
nguồn lực tự nhiên... Việc nắm rõ các điều<br />
kiện thuận lợi và cả những thách thức khó<br />
khăn sẽ giúp cho chủ thể kinh doanh chủ<br />
động trong những cách thức để phát huy đƣợc<br />
những thuận lợi, đồng thời khắc phục, kiểm<br />
soát đƣợc những khó khăn từ tự nhiên một<br />
cách phù hợp.<br />
Nhận thức về điều kiện xã hội, là những hiểu<br />
biết về nguồn nhân lực - yếu tố quyết định<br />
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (từ sức<br />
cung lao động đến những đặc điểm về văn<br />
hoá, tâm lý, tập quán…); Hiểu biết về thị<br />
trường, đối tác nhằm trả lời cho những câu<br />
hỏi kinh doanh cái gì? Kinh doanh nhƣ thế<br />
nào? Kinh doanh với ai? Việc trả lời các tốt<br />
các câu hỏi này sẽ giúp các chủ thể kinh<br />
doanh luôn không ngừng cải biến các hoạt<br />
động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng<br />
cao của thị hiếu ngƣời tiêu dùng - tức là thực<br />
hiện VHKD. Những hiểu biết về chính trị,<br />
luật pháp, xã hội là tuân thủ đúng theo đƣờng<br />
lối chính trị và kinh tế của đất nƣớc, thực hiện<br />
nghiêm túc các quy định của pháp luật, các<br />
chính sách của Nhà nƣớc và của chính quyền<br />
<br />
Ngô Thị Tân Hƣơng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
địa phƣơng. Những hiểu biết về tâm lý, tập<br />
quán, văn hóa truyền thống của các dân tộc,<br />
của vùng, miền… trong quốc gia và trên thế<br />
giới, sẽ là lợi thế, giúp cho chủ thể kinh doanh<br />
chủ động trong các hoạt động đàm phán, giao<br />
tiếp, ứng xử… với đối tác, với khách hàng,<br />
với nhân viên… của mình, góp phần mang lại<br />
hiệu quả kinh doanh tích cực.<br />
Những tri thức về lĩnh vực kinh doanh, về<br />
điều kiện tự nhiên, xã hội, vừa là cơ sở cung<br />
cấp những tri thức VHKD; vừa là sự thể hiện<br />
của VHKD. Trình độ nhận thức càng sâu sắc<br />
của chủ thể kinh doanh sẽ quyết định quá<br />
trình tạo lập và hành động thực hiện, phát<br />
triển của các tri thức VHKD sau này thêm<br />
vững chắc.<br />
Tạo lập phương thức hành động trong kinh<br />
doanh (cấp độ N2)<br />
Thứ nhất, tạo lập triết lý kinh doanh. Triết<br />
lý kinh doanh là những tƣ tƣởng phản ánh<br />
thực tiễn kinh doanh mà chủ thể đã suy ngẫm,<br />
khái quát hóa ở tầm cao và có tác dụng chỉ<br />
dẫn cho hoạt động kinh doanh. Triết lý kinh<br />
doanh có vai trò định hƣớng, là cơ sở để quản<br />
lý chiến lƣợc của hoạt động kinh doanh, là<br />
công cụ để giáo dục, phát triển nguồn nhân<br />
lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù<br />
của hoạt động kinh doanh. Một văn bản triết<br />
lý kinh doanh có thể đƣợc thể hiện bằng nhiều<br />
hình thức và mức độ khác nhau, nhƣ dƣới<br />
dạng tập văn bản, hay dƣới dạng một câu<br />
khẩu hiệu, hoặc rút gọn trong một chữ. Nội<br />
dung của một văn bản triết lý kinh doanh<br />
thƣờng có các thành tố:(1) Sứ mệnh và các<br />
mục tiêu cơ bản của hoạt động kinh doanh, là<br />
bản tuyên bố lý do tồn tại của hoạt động kinh<br />
doanh, mô tả doanh nghiệp là ai? Doanh<br />
nghiệp làm những gì? Làm nhƣ thế nào? Hoạt<br />
động của doanh nghiệp phục vụ ai? Mục tiêu<br />
định hƣớng của doanh nghiệp là gì? (2)<br />
Phương thức hành động, là sự cụ thể hoá triết<br />
lý kinh doanh bằng hệ thống các giá trị (bao<br />
gồm những nguyên tắc của tổ chức kinh<br />
doanh; những quy ƣớc về sự trung thành và<br />
những cam kết thực hiện; hƣớng dẫn thực<br />
hiện những hành vi ứng xử phù hợp, tạo ra<br />
<br />
118(04): 133 - 137<br />
<br />
một môi trƣờng làm việc thân thiện, xác lập<br />
nên các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh);<br />
bằng biện pháp và phong cách quản lý (qua<br />
việc xuất phát từ thị trƣờng, môi trƣờng kinh<br />
doanh, văn hóa dân tộc và đặc biệt là tƣ tƣởng<br />
triết học về phong cách quản lý của ngƣời<br />
lãnh đạo). (3) Tạo lập một phong cách ứng xử<br />
giao tiếp đặc thù cho hoạt động kinh doanh<br />
nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi và nguồn<br />
lực phát triển cho hoạt động kinh doanh.<br />
Thứ hai, tạo lập đạo đức kinh doanh. Cần<br />
xây dựng các nguyên tắc và chuẩn mực để<br />
định hƣớng và đánh giá đạo đức từ (1) Tính<br />
trung thực thể hiện ở chữ tín trong kinh<br />
doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực<br />
trong chấp hành luật pháp, không thực hiện<br />
những dịch vụ có hại cho đời sống xã hội, có<br />
hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong<br />
giao tiếp với đối tác, với ngƣời tiêu dùng, với<br />
chính mình. (2) Tôn trọng con người tôn<br />
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tiềm<br />
năng phát triển và sự tự do của nhân viên<br />
dƣới quyền; tôn trọng nhu cầu, sở thích và<br />
tâm lý khách hàng; tôn trọng lợi ích chính<br />
đáng của đối thủ, cạnh tranh bình đẳng với<br />
đối thủ trong phạm vi luật pháp quy định.<br />
(3)Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn<br />
gắn lợi ích của hoạt động kinh doanh với lợi<br />
ích của xã hội, tích cực góp phần giải quyết<br />
những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã<br />
hội phát triển.<br />
Thứ ba, tạo lập văn hoá ứng xử trong các<br />
hoạt động kinh doanh là sự cụ thể hóa triết lý<br />
kinh doanh, là quá trình tìm cách thức biểu<br />
đạt đạo đức kinh doanh thành các hành vi của<br />
chủ thể kinh doanh, đƣợc khái quát trong các<br />
nhóm quan hệ: (1) Mối quan hệ nội bộ đơn vị<br />
kinh doanh gồm văn hoá ứng xử của cấp trên<br />
đối với cấp dưới, ngƣời lãnh đạo, quản lý phải<br />
gƣơng mẫu, dám chịu trách nhiệm, công<br />
bằng, công minh, công khai các hoạt động,<br />
trao quyền hợp lý, tạo dựng bầu không khí tin<br />
cậy, thân thiện. Văn hoá ứng xử của cấp dưới<br />
với cấp trên, cấp dƣới phải thực hiện tốt vai<br />
trò, vị trí của mình, phải là ngƣời hỗ trợ đắc<br />
lực cho cấp trên; có ý thức tôn trọng vai trò<br />
135<br />
<br />
Ngô Thị Tân Hƣơng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc các quyết định<br />
của cấp trên, tạo đƣợc sự tin tƣởng của cấp<br />
trên, ứng xử khiêm tốn, đúng mực với cấp<br />
trên, bảo vệ uy tín, danh dự của cấp trên. Văn<br />
hoá ứng xử giữa các đồng nghiệp yêu cầu sự<br />
tin tƣởng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, gắn<br />
bó với tập thể, chân thành, thẳng thắn và<br />
nghiêm túc trong công việc. Văn hoá ứng xử<br />
với công việc yêu cầu tôn trọng giờ làm việc,<br />
không lãng phí thời gian, tài sản, thực hiện<br />
đúng những quy định của đơn vị, tuân thủ các<br />
quy trình nghiệp vụ, có thái độ làm việc<br />
nghiêm túc, tham gia nhiệt tình, có hiệu quả<br />
các công việc chung. (2) Văn hoá ứng xử<br />
trong mối quan hệ với khách hàng, lấy khách<br />
hàng làm trọng tâm, đặt khách hàng lên trên<br />
hết, với phƣơng châm: lắng nghe, chăm sóc<br />
khách hàng, xây dựng lòng trung thành của<br />
khách hàng với doanh nghiệp. (3) Văn hoá<br />
ứng xử trong đàm phán và thương lượng với<br />
đối tác, cần tạo lập phong cách văn hoá ứng<br />
xử có tâm, cảm nhận đƣợc nhu cầu của đối<br />
tác, tìm kiếm những giải pháp mang lại kết<br />
quả có lợi cho cả các bên, hƣớng đến một mối<br />
quan hệ hiểu biết và tôn trọng nhau. Cần tuân<br />
thủ các nguyên tắc chung: tránh những lời<br />
nói, cử chỉ kiêng kị ở các vùng lãnh thổ và<br />
quốc gia; tránh đối diện với điều khó giải<br />
quyết, bế tắc; tránh phá hỏng đàm phán.<br />
Thứ tư, tạo lập phương thức thực hiện trách<br />
nhiệm xã hội. (1) Về khía cạnh kinh tế: Đối<br />
với người lao động, phải tạo việc làm với<br />
mức thù lao xứng đáng, phát triển nghề<br />
nghiệp chuyên môn, tạo môi trƣờng lao động<br />
an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tƣ,<br />
cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu<br />
dùng, phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cam<br />
kết đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng, an toàn<br />
sản phẩm, mức giá, thông tin về sản phẩm,<br />
phân phối, bán hàng. Đối với chủ sở hữu của<br />
tổ chức kinh doanh, phải bảo tồn và phát triển<br />
các giá trị tài sản đƣợc ủy thác. Đối với các<br />
bên liên đới khác, phải mang lại lợi ích tối đa<br />
và công bằng cho các bên liên quan [3]. (2)Về<br />
khía cạnh pháp lý, cần tuân thủ nghiêm các<br />
quy định của pháp luật. (3) Về khía cạnh đạo<br />
đức cần xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch thực<br />
136<br />
<br />
118(04): 133 - 137<br />
<br />
hiện chiến lƣợc trong đó thể hiện rõ sứ mệnh<br />
và những nguyên tắc thực hiện sứ mệnh với<br />
những giá trị đạo đức của hoạt động kinh<br />
doanh. (4) Về khía cạnh nhân văn cần lập<br />
những chƣơng trình hành động chủ động và<br />
hƣởng ứng các hoạt động nhân đạo cả về vật<br />
chất và tinh thần.<br />
Hiện thực hóa phương thức hành động<br />
trong hoạt động thực tiễn kinh doanh (cấp<br />
độ N3)<br />
Nếu nhƣ cấp độ N1 và N2 là các điều kiện<br />
cần, thì cấp độ N3 chính là điều kiện đủ để<br />
khẳng định một môi trƣờng kinh doanh văn<br />
hoá – hình thành một nền văn hoá kinh doanh<br />
đích thực và hiện đại. Bởi, nếu xây dựng một<br />
môi trƣờng văn hoá kinh doanh, mà chủ thể<br />
chỉ thực hiện ở cấp độ N1 và N2 thì mới chỉ<br />
dừng ở trình độ “lý thuyết suông”, ở hô hào<br />
khẩu hiệu, nói chƣa đi đôi với làm. Hoặc<br />
ngƣợc lại, một số chủ thể bỏ qua các cấp độ<br />
N1, N2 và cho rằng chỉ cần thực hiện ở cấp<br />
độ N3 là đủ, thì cách thức này sẽ mang tính<br />
mò mẫm, không triệt để, thiếu hệ thống, thiếu<br />
tính khoa học. Bởi vậy, để đạt đến văn hoá<br />
kinh doanh thì nhất thiết phải tạo lập và thực<br />
hiện cả ở ba cấp độ, với mối quan hệ biện<br />
chứng giữa các cấp độ. Cấp độ N1, N2 đƣợc<br />
tạo lập trên cơ sở thực tiễn kinh doanh, chính<br />
thực tiễn kinh doanh cung cấp những cơ sở dữ<br />
liệu cho N1, N2. Đến lƣợt mình, N1, N2 trở<br />
thành công cụ định hƣớng cho thực tiễn kinh<br />
doanh. Lúc này, thực tiễn kinh doanh đã trở<br />
thành một môi trƣờng văn hoá kinh doanh. Và<br />
trong môi trƣờng văn hoá kinh doanh đó,<br />
những giá trị văn hoá kinh doanh mới lại<br />
đƣợc nảy nở, sản sinh, và nó lại đƣợc khái<br />
quát, bổ sung cho nền văn hoá kinh doanh<br />
ngày càng phát triển, hoàn thiện.<br />
Ở cấp độ N3: phổ biến các giá trị văn hoá<br />
kinh doanh đến từng chủ thể hoạt động trong<br />
môi trƣờng kinh doanh; hƣớng dẫn thực hiện<br />
các giá trị văn hoá kinh doanh; kiểm tra, đôn<br />
đốc thực hiện các giá trị văn hoá kinh doanh;<br />
tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua –<br />
khen thƣởng trong thực hiện văn hoá kinh<br />
doanh ở đơn vị.<br />
<br />
Ngô Thị Tân Hƣơng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết luận<br />
Xây dựng VHKD là vấn đề khó, đòi hỏi sự nỗ<br />
lực lâu dài của mỗi chủ thể kinh doanh và sự<br />
hợp tác tích cực của mỗi thành viên trong xã<br />
hội, từ chính phủ, ngƣời cộng sự, nhân viên,<br />
đối tác, đến khách hàng toàn xã hội. Song, khi<br />
tiến hành xây dựng và thực hiện thành công,<br />
nó sẽ góp phần to lớn trong thúc đẩy sự phát<br />
triển của hoạt động kinh doanh nói riêng và<br />
mang đến sự phát triển bền vững nói chung<br />
cho toàn xã hội.<br />
<br />
118(04): 133 - 137<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013), Văn hóa kinh<br />
doanh ở Việt Nam hiện nay. Nxb. Chính trị Quốc<br />
gia, Hà Nội,<br />
2. Nguyễn Hoàng Ánh, (2012) Vai trò của văn hoá<br />
kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh<br />
doanh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, 2004.<br />
3. Dƣơng Thị Liễu, (2012) Văn hóa kinh doanh,<br />
Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE IMPACTS OF GLOBALIZATION ON BUSINESS CULTURE<br />
AND CONSTRUCTING BUSINESS CULTURE ON ENTERPRISES<br />
Ngo Thi Tan Huong*<br />
College of Economics and Bussiness Administration - TNU<br />
<br />
In the development of history, cultural business values have been created, accumulated and<br />
developed over many generations, it exists for a long time in the behaviors of subjects in business<br />
activities. However, the business culture values are epochal , it always moves constantly with<br />
reality. Therefore, along with the progress of history , the business culture values should always be<br />
built, adjusted , and used in accordance with the new conditions, circumstances, and era. Within<br />
the scope of this article, we present the assessments of the impacts of globalization on business<br />
activities in general, thereby giving exchanged opinions on methods to build the business culture<br />
of enterprises in order to ensure the sustainable development of enterprises in particular and the<br />
country in general.<br />
Keywords: globalization, business culture , enterprises.<br />
<br />
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014<br />
Phản biện khoa học: TS. Vũ Thị Tùng Hoa – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN<br />
*<br />
<br />
Tel: 0974 055252, Email: tanhuong@tueba.edu.vn<br />
<br />
137<br />
<br />