intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG THỬ THÁCH VỀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

159
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiến tạo các chức năng cao cấp ở trẻ em chỉ có thể thông qua vai trò của người mẹ. ( Vjgotski) Ngay từ khi hình tượng thành con người, thai nhi ngoài việc chịu ảnh hưởng về mặt sinh học từ các mã di truyền của người bố, thì những diễn tiến tâm lý của người mẹ sẽ có những tác động không nhỏ cho sự phát triển sau này của bé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG THỬ THÁCH VỀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ

  1. NHỮNG THỬ THÁCH VỀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ Kiến tạo các chức năng cao cấp ở trẻ em chỉ có thể thông qua vai trò của người mẹ. ( Vjgotski) Ngay từ khi hình tượng thành con người, thai nhi ngoài việc chịu ảnh hưởng về mặt sinh học từ các mã di truyền của người bố, thì những diễn tiến tâm lý của người mẹ sẽ có những tác động không nhỏ cho sự phát triển sau này của bé. Vì vậy, bà mẹ không chỉ đơn thuần là một cơ thể sinh học, tiếp nhận tinh trùng của người cha, và nuôi dưỡng cái thai bằng những chất bổ dưỡng được tiếp tế bằng thực phẩm và dược phẩm, mà còn là một vỏ bọc tâm lý từ khi còn trong bụng cho đến khi ra đời. Đặc biệt là những năm tháng đầu tiên của cuộc sống, mẹ sẽ là một cái nôi an toàn giúp bé hình thành và phát triển một bản ngã vững mạnh, những nhận thức và cảm xúc tốt đẹp. Với những tác động qua lại sâu sắc giữa mẹ và con như vậy, các nhà tâm lý đều cho rằng mối quan hệ mẹ con không chỉ là những tác động một chiều từ mẹ sang con, mà những phản ứng và tác động của trẻ cũng có
  2. những ảnh hưởng nhất định lên mẹ. Vì vậy, họ gọi đó là một mối tương tác hai chiều và bao gồm các loại: - Tương tác ứng xử: Những hành vi giao tiếp qua da thịt như sự ôm ấp, ánh mắt nhìn nhau, tai nghe âm thanh của mẹ và con … - Tương tác tình cảm: Mẹ vui thì con cũng vui lây và khi con kêu khóc thì mẹ cũng lo lắng, bấn loạn… - Tương tác huyễn tưởng: Những kỳ vọng và sự thất vọng của người mẹ về tình trạng của con cũng gây ra những ảnh hưởng đến trẻ. Có thể nói rằng, sự phát triển toàn bộ và sự hài hòa nhân cách của trẻ tuỳ thuộc vào việc thiết lập các mối quan hệ tương tác đó. Nhiều bà mẹ chú trọng đặc biệt đến các loại sữa bột, cách pha chế sữa và thức ăn cho trẻ phải cực kỳ vệ sinh, thậm chí có người còn dùng cả nước khoáng để pha sữa… mà quên đi cách thức cho ăn, sự giao tiếp giữa mẹ và con khi ăn cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là hơn cả sự kỹ lưỡng về vệ sinh và hơn hẳn những chất bổ dưỡng trong các loại sữa đắt tiền. Tất cả những điều trên cho thấy trẻ sơ sinh không chỉ là một cái ống tiêu hóa, hay một cái túi chứa thực phẩm mà còn là một con người với đầy đủ các thẩm quyền để đòi hỏi một mối tương giao lành mạnh với người
  3. mẹ dựa trên một trạng thái gọi làsự gắn bó (attachement) giữa mẹ và con. Đây là một khái niệm tâm lý học do các nhà tâm lý người Mỹ như Bowlby, Ainsworth đề xướng từ năm 1970, sau đó được Zazzo và một số tác giả khác đưa vào nghiên cứu ở châu Âu. Qua sự tiếp xúc thường xuyên từ lúc lọt lòng, tuỳ mức độ đòi hỏi của em bé và sự đáp ứng của người mẹ, sẽ tạo ra một mối quan hệ gắn bó tốt xấu, đậm nhạt khác nhau. Đây là một sự tác động qua lại giữa mẹ và con, mà người mẹ ở đây không nhất thiết là bà mẹ sinh ra trẻ, đó có thể chỉ là bà mẹ nuôi trẻ, vì vậy nếu người mẹ vì một lý do nào đó không đích thân chăm sóc trẻ trong những ngày tháng đầu đời, mà lại giao cho người nhũ mẫu thì sau này khi trẻ đã lớn, khi người mẹ quay lại chăm sóc con sẽ gặp phải những phản ứng “tẩy chay” của trẻ, dẫn đến những rối nhiễu, lệch lạc trong ứng xử của trẻ, cho dù người mẹ rất cố gắng chăm sóc con cũng khó có thể lấy lại tình cảm và sự thương yêu mà trẻ đã dành cho người nhũ mẫu. Theo Bowlby, sự gắn bó này được hình thành qua 3 thời kỳ: - Giai đoạn sơ sinh: Trẻ sẽ chủ động tìm sự quan hệ với bất kỳ ai chăm sóc, quan tâm đến bé.
  4. - Giai đoạn phân biệt lạ-quen: Trên 2 tháng là trẻ đã có khả năng phân biệt lạ –quen giữa người thường xuyên chăm sóc và người lạ. - Giai đoạn bám mẹ: Từ 6 tháng trẻ sẽ tìm cách bám lấy mẹ, sự quan tâm của trẻ sẽ tập trung vào một người, khi mẹ bỏ đi trẻ sẽ tìm kiếm, khi mẹ trở lại trẻ tỏ ra vui mừng, và trẻ sẽ phân biệt được mẹ với những người chăm sóc khác. Chính vì vậy, ở những trẻ mồ côi từ lúc sơ sinh, nếu không thiết lập được sự gắn bó với một bà mẹ nào đó, là người chăm sóc trẻ thường xuyên trong một thời gian trên 6 tháng, sẽ xuất hiện một rối nhiễu tâm lý gọi là hội chứng vắng mẹ (hospitalism), trẻ sẽ chậm nói, chậm phát triển về tâm lý vận động mặc dù vẫn được nuôi ăn đầy đủ. Tuy nhiên, theo sự phát triển của tâm –sinh lý, sau một thời gian thiết lập được sự gắn bó với mẹ, thì khi được 2-3 tuổi trẻ lại bước vào một giai đoạn muốn tách biệt(détachement) với mẹ, cũng với những bước chân chập chững là một tâm lý tự chủ, tự khẳng định mình. Đó là một trạng thái phát triển tâm lý cân thiết, mà nếu một người mẹ không am hiểu vì lòng thương con cứ tiếp tục quyến luyến, ôm ấp và làm thay cho con quá nhiều khiến cho trẻ không phát triển được về tâm lý và đôi khi tình trạng này kéo dài cho đến tận tuổi…trưởng thành! Lúc đó, bề ngoài
  5. trẻ là một trang thanh niên lưng dài vai rộng, hay một cô thiếu nữ yểu điệu dịu dàng, nhưng tâm lý vẫn chỉ là một đứa trẻ, không dám tự mình quyết định một việc gì, không dám đương đầu với những thách thức của cuộc sống và thường dễ bị cuốn hút bởi những trào lưu xã hội. Vì vậy khi trẻ còn nhỏ, ta phải gần gũi thương yêu để tạo mối quan hệ tốt, nhưng khi trẻ trên 6 tuổi ta lại phải tôn trọng những cá tính của trẻ, để trẻ có đủ sự tự tin bước vào cuộc đời sau này. Cv TL Lê Khanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2