Những xét nghiệm thông thường
lượt xem 11
download
Những kỹ thuật hiện đại ngày nay cho phép xét nghiệm rất nhiều loại mẫu thử được lấy từ cơ thể người. Thường thì người ta chỉ cần lấy mẫu máu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những xét nghiệm thông thường
- Những xét nghiệm thông thường Những kỹ thuật hiện đại ngày nay cho phép xét nghiệm rất nhiều loại mẫu thử được lấy từ cơ thể người. Thường thì người ta chỉ cần lấy mẫu máu. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ cũng cần lấy mẫu nước tiểu, nước bọt, đàm, phân, tinh dịch và những chất dịch và mô khác từ cơ thể để làm xét nghiệm. Một số loại có thể được lấy từ quá trình bài tiết tự nhiên của cơ thể. Một số khác có thể lấy một cách nhanh chóng và dễ
- dàng do chúng nằm cạnh những lỗ tự nhiên của cơ thể. Đối với một số loại, bác sĩ cần phải gây tê và tiểu phẫu để có thể tiếp cận đến được mô cần lấy. Những mẫu lấy từ sự bài tiết tự nhiên của cơ thể Bạn có thể tự lấy một số loại mẫu thử như nước tiểu, phân, đàm và tinh dịch một cách riêng tư mà không cần sự can thiệp của nhân viên y tế; tuy nhiên đối với bệnh nhân là trẻ em hay người già, có thể cần thiết phải có sự hỗ trợ. Thông thường thì việc lấy mẫu này không gây đau đớn vì chúng được lấy trong lúc cơ thể bài tiết một cách tự nhiên. Do đó nó cũng không có những hậu quả về sau này. Tuy nhiên, việc lấy mẫu cũng có thể trở nên bất tiện và không thoải mái do mấu được lấy là những sản phẩm bài tiết hoặc chất dịch của cơ thể liên quan đến những khu vực và chức năng mà người bệnh muốn giữ bí mật. Có một số tiện ích giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi lấy mẫu thử. Chẳng hạn như bạn có thể tìm thấy được một cửa sổ trong phòng tắm để đưa mẫu thử qua cho nhân viên y tế mà không cần phải cầm nó đi ngang qua một đại sảnh đầy người. Hoặc bạn cũng có thể tìm thấy một bản hướng dẫn được in sẵn chỉ dẫn cách lấy nước tiểu hoặc phân được dán trong phòng tắm để khỏi phải nghe y tá giải thích tường tận về cách lấy mẫu nước tiểu sạch như thế nào. Nếu bạn nhạy cảm với những chất bài tiết và cần sự giúp đỡ của nhân viên y tế, bạn có thể hỏi thăm về kỹ thuật thực hiện của họ và những bước thực hiện để bảo đảm tính riêng tư và sự thoải mái của bệnh nhân. Những mẫu thử sau đây có thể được lấy mà không cần sự can thiệp của nhân viên y tế: Tinh dịch – bệnh nhân xuất tinh vào bình đựng mẫu xét nghiệm, một số người thấy ngượng ngùng và khó khăn khi thực hiện xét nghiệm này. Thông thường thì cần phải nhịn không xuất tinh trong vòng 3 đến 4 ngày trước khi thu thập
- mẫu thử. Mẫu thử cần phải được giữ ấm và mang đến phòng xét nghiệm trong thời gian quy định. Việc tuân thủ theo những hướng dẫn của phòng xét nghiệm là rất quan trọng. Đàm – Bệnh nhân được hướng dẫn cách ho để lấy đàm càng sâu ở dưới phổi càng tốt (y tá sẽ giúp đỡ bệnh nhân trong một số trường hợp). Bạn cần phải làm theo hướng dẫn để có thể có được mẫu thử tốt nhất. Phân – Bệnh nhân thường tự lấy mẫu phân khi đi toilet, cần tuân theo hướng dẫn để bảo vệ mẫu phân không bị nhiễm khuẩn từ những chất có trong bồn cầu. Bệnh nhân có thể sẽ được dặn dò tránh một số loại thức ăn nhất định trong thời gian làm xét nghiệm. Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm mà bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu thu thập mẫu thử vào một hộp, hoặc lấy một phần nhỏ bỏ vào lọ, hoặc phết một lượng nhỏ vào một loại giấy thử đặc biệt. Rửa tay thật kỹ sau khi lấy mẫu. Nước tiểu – hầu hết những mẫu thử được thu thập bằng cách cho bệnh nhân tiểu vào hộp đựng. Để giữ cho mẫu thử không bị nhiễm bởi những chất bên ngoài đường niệu, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách lau sạch khu vực đó và bỏ qua một lượng nhỏ nước tiểu trước khi lấy mẫu. (Nếu cần thiết phải dùng catheter thì nhân viên y tế sẽ chịu trách nhiêm đặt catheter, vì catheter làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nên bạn sẽ nhận được hướng dẫn cách vệ sinh kỹ càng và kỹ thuật vô trùng.) Lấy mẫu nước tiểu rất bất tiện, tuy nhiên đó không phải là điều bất tiện duy nhất (có thể sự nhiễm trùng
- sẽ gây ra cảm giác đau rát mỗi khi đi tiểu). Ở một số trường hợp, có thể lấy mẫu thử tại nhà, trong một khoảng thời gian nhất định, và cần phải được giữ lạnh. Nhớ rửa tay sạch sau khi lấy mẫu. Những mẫu lấy được dễ dàng Một số loại mẫu thử có thể lấy rất đơn giản bằng cách lau miếng gạc qua vùng bị nhiễm khuẩn. Thủ thuật này có thể được thực hiện ở nơi bạn khám bệnh (ở phòng khám, trong phòng mạch bác sĩ hoặc trên giường bệnh), sau đó mẫu thử được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích (một số loại xét nghiệm chỉ cần tốn vài phút để cho kết quả). Cấy dịch từ họng, mũi, âm đạo và vết thương được thực hiện theo cách này. Những thủ thuật này có thể gây khó chịu nhưng thường được thực hiện nhanh chóng, không đau và không bị những hậu quả về sau. Những dịch tiết và mô từ cơ quan sinh dục nữ - mẫu dịch tiết âm đạo được lấy bằng cách dùng gạc quét lên thành âm đạo; những tế bào cổ tử cung trong Pap smear được lấy bằng gạc và spatula, hoặc một bàn chải nhỏ. Cả hai thủ thuật này đều không gây đau. Tế bào niêm mạc tử cung được lấy bằng cách đưa một ống nhỏ, dẻo và rỗng vào bên trong tử cung, bạn sẽ thấy bị co thắt nhẹ. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy xấu hổ khi lấy mẫu. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy vị trí đặt chân không thuận tiện, một số than phiền về que spatula hơi lạnh, và một số cảm thấy bị một áp lực nhẹ khi đưa que thử vào. Người thầy thuốc nếu tiếp cận một cách nhạy cảm sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu về thực thể, thử đề nghị những gì mình cần (như dùng một que thử nhỏ hơn hay làm ấm nó). Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu như một nữ bác sĩ thực hiện thủ thuật này hoặc khi có mặt một nữ nhân viên y tế trong phòng lúc thực hiện thủ thuật, hãy hỏi bác sĩ để thực hiện yêu cầu này.
- Những chất cấy (từ mũi, họng, vết thương) – Mấu thử được thu thập bằng cách quét miếng gạc qua khu vực cần khảo sát. Thường thì bệnh nhân sẽ phản ứng lại khi có gạc đưa vào miệng. Nếu như cổ họng đang bị đau thì thủ thuật này có thể gây đôi chút khó chịu. Tương tự, khảo sát ở mũi cũng sẽ gây ra một chút khó chịu khi miếng gạc được đưa vào những khu vực bên trong mũi mà những lúc thông thường không bao giờ được đụng đến. Hãy cố nhớ rằng những khó chịu kể trên chỉ là nhất thời và hãy hỏi bác sĩ những cách để giảm thiểu những đau đớn có thể xảy ra. Bạn cũng có thể thấy phương pháp thư giãn sẽ trở nên rất hữu ích trước, trong và sau khi thủ thuật. Những mẫu thử từ bên trong cơ thể Một số mẫu thử chỉ có thể lấy được khi phá vỡ hàng rào bao bọc cơ thể (chẳng hạn như da). Ví dụ như máu và mô được lấy bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu và được thực hiện bởi những bác sĩ, y tá và nhân viên y tế được huấn luyện rất kỹ lưỡng. Máu – mẫu máu có thể được lấy từ mao mạch và tĩnh mạch bằng những nhân viên lấy máu chuyên nghiệp, việc lấy máu động mạch được thực hiện bởi y tá hoặc bác sĩ được huấn luyện đặc biệt. Máu được lấy bằng cách dùng kim đâm vào mạch và rút máu ra vào một ống nghiệm. Thủ thuật này thường kéo dài trong 3 phút và chỉ gây ra một chút đau đớn, thường là vào lúc đâm kim vào hay là vào lúc rút máu. Tiểu phẫu – Những mẫu mô của cơ thể, dịch não tủy, tủy xương có thể được lấy qua một cuộc tiểu phẫu thực hiện bởi
- các bác sĩ và y tá được huấn luyện chuyên nghiệp. Gây tê cục bộ hoặc gây tê toàn thể, tùy vào thủ thuật, để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Những loại xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi có bằng chứng cho thấy bệnh nhân đang bị một vấn đề nào đó. Bác sĩ và các nhân viên y tế thường dùng nhiều thời gian để giải thích cho bạn về thủ thuật này và lý do tại sao họ lại thực hiện chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những hiểu lầm thường gặp về HIV/AIDS
5 p | 291 | 94
-
Xét nghiệm máu: những điều nên biết
5 p | 297 | 90
-
Bài giảng Xuất huyết tử cung bất thường trong độ tuổi sinh sản: Định hướng tiếp cận và chẩn đoán - ThS.BS. Vương Thị Ngọc Lan
20 p | 192 | 33
-
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHÁM XÉT CẬN LÂM SÀNG HỆ THỐNG THẬN – TIẾT NIỆU
3 p | 145 | 25
-
Tổng quan về phẫu thuật Cắt Amiđan (Kỳ 3)
5 p | 180 | 24
-
Các xét nghiệm hoá sinh về tuyến tuỵ
13 p | 122 | 23
-
Bài giảng chuyên đề bệnh học: Xét nghiệm sinh hóa - Các xét nghiệm thông thường đánh giá chức năng gan
19 p | 177 | 20
-
Cần làm xét nghiệm để biết mình có bị ĐTĐ hay không?
5 p | 129 | 8
-
Xét nghiệm cảnh báo ung thư phổi ở người hút thuốc
4 p | 97 | 7
-
Xem phim hoạt hình giúp bé giảm đau khi bị tiêm
4 p | 77 | 6
-
Những Xét Nghiệm Cần Thiết
10 p | 80 | 6
-
Xét nghiệm HIV
4 p | 186 | 6
-
Xét Nghiệm Tầm Soát cần thiết sau tuổi 50
14 p | 92 | 5
-
NHỮNG RỐI LOẠN DO RƯỢU (ALCOHOL-RELATED DISORDERS) - Phần 2
9 p | 63 | 5
-
Tại sao phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap Smear?
5 p | 115 | 5
-
Phương pháp xét nghiệm siêu âm.
5 p | 95 | 3
-
Bạn đang mắc chứng viêm họng thông thường hay do liên cầu khuẩn?
7 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn