intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của nông sản: Nghiên cứu trường hợp của chè xanh bản ven

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung phân tích 03 nội dung chính sau đây: thứ nhất là, đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven; thứ hai là, xác định các yếu tố ảnh hưởng và phân tích mức độ tác động của chúng tới khả năng tiếp cận thị trường; thứ ba là, đưa ra hàm ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của nông sản: Nghiên cứu trường hợp của chè xanh bản ven

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 119 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG SẢN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA CHÈ XANH BẢN VEN Nguyễn Thu Hà – Nguyễn Văn Đại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Phát triển thị trường của nông sản là một chủ đề đang được quan tâm hiện nay, nhất là trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm chè xanh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm: phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu từ 110 quan sát thu được bằng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và 06 cuộc phỏng vấn sâu tại bản Ven, huyện Yên Thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy Điều kiện đường xá, Tiếp cận thông tin thị trường, Dịch vụ khuyến nông và Sự liên kết ảnh hưởng mạnh theo hướng thuận chiều tới tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven, trong khi đó Tuổi tác động tiêu cực đến tiếp cận thị trường. Trái lại, Trình độ học vấn và khoảng cách tới thị trường tác động rất yếu, trong khi Giới tính và Sở hữu phương tiện điện tử không tác động tới khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm này. Từ khóa: chè xanh bản Ven, khả năng tiếp cận thị trường, thông tin, tiếp cận FACTORS INFLUENCING MARKET ACCESS OF AGRICULTURAL PRODUCT: AN EMPIRICAL STUDY IN VEN VILLAGE GREEN TEA Abstract Agricultural product market development is one of the topics that is of interest nowadays, especially in the context of transitioning economies like Vietnam. This study is conducted to identify the factors that impact market access to Green Tea products. More specifically, we used a mixture of research methods, comprising quantitative research method from 110 observations that were collected by questionnaire investigation, and qualitative research method from 06 depth interviews at Ven village, Yen The district. The findings show that road conditions, information output market access, extension services, and association have positive and significant impacts on market access of Ven village green tea, while age negatively impacts market access. In contrast, market access is less influenced by educational level and distance to the output market, whereas gender and electronic device ownership variables are not correlated with Ven village green tea’s market access. Keywords: Ven village green tea, market access, information, access
  2. 120 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Nó không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn là nguồn cung cấp yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp còn gắn với phát triển nông thôn và giảm nghèo vì phần lớn sinh kế của người nghèo dựa vào nghề nông (Ahmed & cộng sự, 2016; Markelova & cộng sự, 2009). Như một hệ quả tất yếu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nhiều quốc gia, ngành nông nghiệp đang có tỷ trọng giảm đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, tỷ trọng nông nghiệp ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 14% (Ngân hàng thế giới, 2019). Ngược lại với xu thế này, một số địa phương tại Việt Nam vẫn lấy phát triển nông nghiệp làm trọng tâm để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là một trong những ví dụ điển hình của cách tiếp cận này. Phát huy được lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu và địa hình, huyện Yên Thế đã xây dựng và phát triển thành công nhiều mô hình nông nghiệp, tạo ra những thương hiệu được nhận diện trên thị trường như: gà đồi Yên Thế, dê núi Hồng Kỳ, mật ong rừng Hồng Kỳ,... Bên cạnh đó, địa phương cũng đang đẩy mạnh phát triển thương hiệu chè xanh bản Ven. Trong nhiều năm trở lại đây, chè xanh bản Ven là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương, trở thành nguồn sinh kế chính cho nông dân, giúp nâng cao mức sống và giảm nghèo. Trái ngược với những kết quả hiện có về chứng nhận dựa trên chất lượng (chè xanh bản Ven được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao năm 2019), sản phẩm này vẫn chỉ chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn huyện Yên Thế và các vùng lân cận. Từ những phân tích trên đây, câu hỏi nghiên cứu chính mà nhóm nghiên cứu đặt ra là: Những yếu tố nào đã ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm chè xanh bản Ven? Nghiên cứu này có những đóng góp chính sau đây: (1) về đóng góp học thuật, nghiên cứu này tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Điều này cho phép cung cấp các kết quả sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu này tiếp cận vấn đề của một thương hiệu với sự nhận diện thương hiệu còn thấp – đối lập với sự chứng thực về tiêu chuẩn kỹ thuật mà sản phẩm đạt được. Cuối cùng, nghiên cứu này có tính tới yếu tố liên kết trong phát triển thị trường, tuổi tác trong mô hình nghiên cứu; (2) về đóng góp thực tiễn, trước hết, kết quả của nghiên cứu này trả lời câu hỏi của nhà hoạch định chính sách và quản lý về hiện tượng khả năng tiếp cận thị trường của nông sản thấp trong điều kiện được hỗ trợ lớn bởi các bên có liên quan ở trong và ngoài địa phương. Mặt khác, những gợi ý chính sách từ nghiên cứu này có thể mang tính ứng dụng chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy mở rộng và phát triển thị trường của chè xanh bản Ven nói riêng, và nông sản nói chung. Nghiên cứu này tập trung phân tích 03 nội dung chính sau đây: thứ nhất là, đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven; thứ hai là, xác định các yếu tố ảnh hưởng và phân tích mức độ tác động của chúng tới khả năng tiếp cận thị trường; thứ ba là, đưa ra hàm ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven.
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 121 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Lý thuyết về các nhân tố tác động tới tiếp cận thị trường Một số học giả như Machete (2004), Mwangi & cộng sự (2015), và Ahmed & cộng sự (2016) tin rằng khả năng tiếp cận thị trường kém của nông hộ là nguyên nhân chính của hiện tượng một sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng nhưng lại được bán với giá thấp và quy mô thị trường nhỏ. Nghiên cứu trước đó của Sendal & cộng sự (2007) cũng chỉ ra rằng khả năng tiếp cận thị trường đầu ra thấp sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng lợi nhuận và mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống của các nông hộ, do đó, giảm động lực tham gia thị trường của nông hộ (A. De Janvry & cộng sự, 1991). Thật vậy, tiếp cận thị trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo và nâng cao thu nhập (Jayne & cộng sự, 2010; Cai & cộng sự, 2012; Ahmed & cộng sự, 2016). Khả năng tiếp cận thị trường đầu ra chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ví dụ như, Kyaw & cộng sự (2018) và Kuma (2012) kết luận rằng khoảng cách tác động nghịch chiều và mạnh đến khả năng tiếp cận thị trường. Mặt khác, có những nghiên cứu chỉ ra tiếp cận thị trường đầu ra chịu tác động mạnh bởi biến giới tính, trong đó, nam giới tiếp cận thị trường tốt hơn nữ giới (Asfaw & cộng sự, 2012; Sigei & cộng sự, 2014; Kihiu & Amuakwa-Mensah, 2020). Ngược lại, nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam (2015) nhận thấy giới tính không tương quan với khả năng tiếp cận thị trường. Không chỉ vậy, tuổi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận thị trường (Asfaw & cộng sự, 2012; Kassa & cộng sự, 2017; La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam, 2015; Nguyễn Quốc Nghi & Mai Văn Nam, 2014). Bên cạnh đó, các yếu tố như trình độ học vấn, điều kiện đường xá, tiếp cận thông tin thị trường, sự liên kết, sở hữu và tiếp cận dịch vụ khuyến nông cũng được chứng minh rằng tác động thuận chiều và rất mạnh tới khả năng tiếp cận thị trường (Ahmed & cộng sự, 2016; Apind & cộng sự, 2015; Kuma, 2012; Kassa & cộng sự, 2017; Kyaw & cộng sự, 2018; La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam, 2015; Mwangi & cộng sự, 2015; Nguyễn Quốc Nghi & Mai Văn Nam, 2014; Onoja & cộng sự, 2014; Siziba & cộng sự, 2011). Điểm chung trong các nghiên cứu trước đây là xem xét ở các quốc gia đang phát triển và thường đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của nông sản nói chung, thay vì một sản phẩm cụ thể mang tính địa phương. Thêm nữa, các nghiên cứu này chưa xem xét tới tính liên kết giữa các bên có liên quan gồm nông hộ, hợp tác xã (HTX) và địa phương. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong quá khứ cũng chưa xây dựng khung đo lường biến quan sát khả năng tiếp cận thị trường mà chủ yếu sử dụng biến giả với hai giá trị là 0 và 1 (Ahmed & cộng sự, 2016; Asfaw & cộng sự, 2012; La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam, 2015; Nguyễn Quốc Nghi & Mai Văn Nam, 2014). Do đó, nghiên cứu này đã sử dụng các biến quan sát đo lường biến phụ thuộc (khả năng tiếp cận thị trường) và sử dụng thước đo Likert 5 mức độ để có thể phản ánh rõ ràng, chặt chẽ hơn về mức độ tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven. Cụ thể là, nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng của 9 nhân tố tới biến phụ thuộc, bao gồm: khoảng cách,
  4. 122 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tiếp cận thông tin thị trường, điều kiện đường xá, sự liên kết, sở hữu và tiếp cận dịch vụ khuyến nông. 2.1.1. Tiếp cận thị trường Theo Nutilus Consultants (Trích dẫn trong Nguyễn Tiến Hùng, 2009, tr.5), tiếp cận thị trường được định nghĩa là một chuỗi các hoạt động thương mại mà người sản xuất đưa hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng. Một khái niệm khác cho rằng tiếp cận thị trường là việc tìm hiểu thị trường đầu ra sản phẩm, để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nhằm mục đích xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất phù hợp để đáp ứng yêu cầu, mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất (Lưu Thanh Đức Hải, 2007). Như vậy, có thể khái quát rằng: Tiếp cận thị trường là một quy trình nhiều bước của nhà cung ứng từ xác định thị trường đầu ra đến đem sản phẩm của mình bán trên thị trường. 2.1.2. Sự hợp tác/ liên kết Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng nông sản nói chung và chè nói riêng có hai loại hình liên kết chính là liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết ngang là hình thức liên kết dưới dạng tổ hợp tác hay hợp tác xã. Liên kết dọc là phương thức liên kết giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị, từ khâu cung ứng đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm. Một vài hình thức liên kết dọc như tổ hợp tác (THT)/hợp tác xã (HTX) với doanh nghiệp/các đại lý, nông hộ với thương lái/đại lý/doanh nghiệp/cơ sở chế biến,..... Nếu như liên kết ngang giúp nông hộ nâng cao kỹ thuật sản xuất, được chỉ sẻ kinh nghiệp và tiếp cận nguồn vốn, thì liên kết dọc sẽ giúp đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất và ổn định đầu ra (Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2014). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào sự liên kết dọc, đó là sự liên kết/hợp tác của nông hộ trồng chè với hợp tác xã Thân Trường; ngoài ra còn có sự liên kết với chính quyền địa phương. Đây là những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu thị trường tiêu thụ, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ chè xanh bản Ven. 2.1.3. Sở hữu (Đài, TV, điện thoại) Sở hữu các thiết bị như đài, TV, điện thoại trong nghiên cứu này được đo lường bằng số thiết bị điện tử mà các đối tượng (nông hộ, cán bộ hợp tác xã, cán bộ huyện) hiện có và đang sử dụng. 2.1.4. Tiếp cận dịch vụ khuyến nông Theo nghị định 83/2018/NĐ-CP, “khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới”. Như vậy, dịch vụ khuyến nông là dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề, truyền tải thông tin cho nông hộ thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Trong nghiên cứu bao gồm cả đối tượng được cung cấp dịch vụ khuyến nông (nông hộ trồng chè) và cả đối tượng cung cấp dịch vụ khuyến nông (cán bộ hợp tác xã và cán bộ
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 123 huyện). Do đó, tiếp cận dịch vụ khuyến nông là việc nông hộ có được tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo và được thông tin về thị trường tiêu thụ chè xanh hay không. Nếu như đây là câu hỏi trực tiếp cho nông hộ, thì nó đồng thời cũng là câu hỏi gián tiếp cho cán bộ hợp tác xã và cán bộ địa phương để đánh giá sự hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ khuyến nông. 2.2. Mô hình nghiên cứu Nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận thị trường đầu ra, như nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam (2015), Nguyễn Quốc Nghi & Mai Văn Nam (2014), Ahmed & cộng sự (2016), và Kihiu & Amnuakwa-Mensah (2020). Dựa trên các nghiên cứu đó, nghiên cứu này xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven như sau: MA=α + β1*DIS + β2*GEN + β3*AGE + β4*EDU + β5*ROAD + β6*INF + β7*ASS + β8*OWN + β9*EXT + µ Trong đó: α, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9 là các hệ số; µ là sai số Theo đó, MA: Khả năng tiếp cận thị trường, DIS: Khoảng cách đến thị trường, GEN: giới tính chủ nông hộ hoặc HTX, AGE: Tuổi chủ nông hộ hoặc HTX, EDU: Trình độ học vấn chủ nông hộ hoặc HTX, ROAD: Điều kiện đường xá, INF: Tiếp cận thông tin thị trường, ASS: Sự liên kết, OWN: Sở hữu ít nhất một trong ba thiết bị đài, TV, điện thoại thông minh, EXT: Tiếp cận dịch vụ khuyến nông. 3.3. Giả thuyết nghiên cứu Dựa vào tổng quan các tài liệu nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đã phát triển giả thuyết nghiên cứu về khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven như hình 1: Hình 1. Giả thuyết nghiên cứu về khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven Khổấng cấch Tiềp cấn thổng tin thi trướng Giới tính Sư liền kềt Tuổi Khấ nấng tiềp cấn Sớ hưu (đấi, TV, thi trướng điền thổấi) Trính đổ hổc vấn Tiềp cấn dich vu khuyền nổng Điều kiền đướng xấ Nguồn: Nhóm tác giả
  6. 124 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 3. Phương pháp nghiên cứu Với phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp, thu thập được từ cuộc điều tra khảo sát đối với cán bộ huyện Yên Thế, cán bộ HTX và nông hộ trồng chè. Đây là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ chè xanh bản Ven của địa phương (nông hộ và cán bộ HTX). Cán bộ huyện Yên Thế, cụ thể là cán bộ phòng Kinh tế và Hạ tầng là những đối tượng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng họ lại là những người tham gia vào quá trình tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm chè xanh bản Ven. Đồng thời, cán bộ huyện cũng thực hiện việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm, mang hình ảnh chè xanh đến với nhiều người tiêu dùng trên cả nước, nhất là những thị trường lớn như Hà Nội, HCM, Đà Nẵng,... thông qua hình thức tổ chức hội chợ, phát triển du lịch, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông,.... Do đó, bên cạnh nông hộ và cán bộ TTX thì việc điều tra cán bộ huyện (phòng Kinh tế và Hạ tầng) là cần thiết vì họ là những đối tượng đóng góp lớn vào việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ chè xanh bản Ven. Bảng hỏi được thiết kế gồm hai phần. Phần thứ nhất là thông tin cá nhân của các đối tượng tham gia khảo sát, bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Phần còn lại được xây dựng dựa trên việc phát triển thước đo nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm chè. Trong phần thứ hai, ngoài những câu hỏi được thiết kế dạng tích chọn (khoảng cách và tiếp cận dịch vụ khuyến nông), những câu hỏi còn lại về điều kiện đường xá, tiếp cận thông tin thị trường, sự liên kết, sự sở hữu và khả năng tiếp cận thị trường được sử dụng thước đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đồng ý của đối tượng được khảo sát, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Sau khi thiết kế xong bảng hỏi khảo sát, tác giả sử dụng kết hợp cả phương pháp Anket bằng cách gửi phiếu online và phương pháp phân phát bảng hỏi trực tiếp để thu thập dữ liệu. Cụ thể, phiếu khảo sát online được gửi tới cán bộ huyện và cán bộ HTX. Còn đối với nông hộ, phương pháp gửi phiếu khảo sát online là không phù hợp vì nhiều nông hộ trồng chè không có các thiết bị điện tử thông minh và gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị này. Mặt khác, nếu nông hộ tự điền phiếu khảo sát thì xác suất phiếu bị điền sai sẽ cao hơn do hiểu sai ý câu hỏi. Do đó, bảng hỏi cần được phân phát trực tiếp để có thể thu được câu trả lời có độ tin cậy và chính xác. Quá trình thu thập dữ liệu diễn ra trong 1 tháng đã thu được 115 phiếu. Tuy nhiên, sau khi xử lý (làm sạch) dữ liệu, 5 phiếu không hợp lệ bị loại vì các đối tượng tham gia chỉ điền 01 đáp án cho các câu hỏi khác nhau, không đảm bảo độ tin cậy. Bên cạnh điều tra khảo sát theo cách tiếp cận định lượng, dữ liệu sơ cấp còn được thu thập qua phỏng vấn sâu bằng cách chọn mẫu có chủ đích đối với 06 người có hiểu biết nhất định về các khía cạnh, vấn đề mà đề tài muốn làm rõ. Các câu hỏi hướng tới mục tiêu làm rõ và cung cấp những phân tích sâu sắc hơn về những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven và giúp giải thích được kết quả hồi quy.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 125 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA Kết quả kiểm định cho thấy các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7, vì vậy thước đo lường sử dụng là được chấp nhận và đảm bảo độ tin cậy ( Nunnally & Bernstein, 1994). Đặc biệt sự liên kết và khả năng tiếp cận thị trường lần lượt 0,957 và 0,968, rất gần với 1, phản ánh thước đo lường này rất tốt (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tr.24). Như vậy, không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của những thước đo này lớn hơn giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nó. Đồng thời, sẽ không có biến quan sát nào bị loại bỏ khỏi thước đo do hệ số tương quan của chúng với biến tổng đều lớn hơn 0,3. Vậy nên, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Nói cách khác, các thước đo đều đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy trong thống kê. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả của hệ số KMO và kiểm định Bartlett đều phản ánh các nhân tố trong mô hình là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có sự tương quan giữa các biến quan sát trong các nhân tố. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy Giá trị Eigenvalue tại biến thứ tư là 1,142 (> 1), điều này hàm ý rằng 04 nhân tố có ý nghĩa và sẽ được giữ lại trong mô hình. Hơn nữa, tích lũy của phương sai bằng 72,972% (>50%) nên mô hình EFA là hoàn toàn phù hợp. Điều này nghĩa là 04 nhân tố trong mô hình được giải thích bởi 72,972% sự thay đổi của các biến quan sát. Ngoài ra, kết quả phân tích ma trận nhân tố xoay còn chỉ ra rằng không có thay đổi nào trong các biến quan sát đo lường biến độc lập so với ban đầu. Như vậy, qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, có thể thấy các thước đo biến độc lập và biến phụ thuộc đảm bảo được độ tin cậy để thực hiện phân tích hồi quy. 4.2. Thực trạng khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven Bảng 1 bên dưới trình bày về thực trạng khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven. Tất cả biến quan sát cho nhân tố MA đều có giá trị nhỏ nhất là 2 và giá trị lớn nhất là 5. Biến quan sát MA1 có giá trị trung bình là 3,09, ở mức bình thường, phản ánh các sản phẩm từ chè xanh bản Ven chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của biến quan sát MA5 là 3,52, lớn hơn 3,5 nên có thể nói những người tham gia khảo sát đồng ý với quan điểm rằng sự chênh lệch giữa sản lượng sản xuất và tiêu thụ là không đáng kể. Nói cách khác, sản lượng chè tồn kho sau mỗi vụ mùa là tương đối thấp. Ngược lại, với những biến quan sát khác của MA như MA2, MA3, MA4 và MA6 thì có giá trị trung bình là tương đối thấp, dưới 3. Do đó, kết quả mô tả của các biến quan sát MA2, MA3, MA4 và MA6, cho thấy thị trường chè xanh bản Ven vẫn chưa được nhiều người biết đến, thị trường chưa được nhận mở rộng, chưa được tiêu thụ ở nhiều nơi trên toàn quốc và các nông hộ ở Yên Thế vẫn chưa thực sự hài lòng về mức giá bán như hiện tại. Mặt khác, mức độ đồng ý bình quân của các quan sát biến MA là 2,735, nhỏ hơn 3. Vì vậy, có thể kết
  8. 126 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa luận rằng khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang còn kém. Bảng 1. Thống kê mô tả thực trạng khả năng tiếp cận thị trường Độ Tên Trung Mô tả N GTNN GTLN lệch biến bình chuẩn MA1 Tôi thấy sản phẩm chè xanh bản Ven đang dần đáp ứng tốt hơn 110 2 5 3,09 1,064 nhu cầu của người tiêu dùng MA2 Tôi nhận thấy sản phẩm chè xanh bản Ven ngày càng được nhiều 110 2 5 2,8 1,107 người biết tới MA3 Tôi nhận thấy chè xanh bản Ven ngày càng có thêm nhiều thị 110 2 5 2,46 1,163 trường mới MA4 Hiện nay thị trường tiêu thụ chè xanh bản Ven có ở nhiều nơi trên 110 2 5 2,23 0,974 toàn quốc MA5 Tôi thấy sự chênh lệch giữa tổng sản lượng sản xuất và tổng sản 110 2 5 3,52 1,141 lượng tiêu thụ là không đáng kể MA6 Tôi cảm thấy hài lòng về giá bán 110 2 5 2,31 1,139 như hiện nay MA 2,735 Nguồn: Phân tích từ điều tra khảo sát của tác giả (2021) 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường Kết quả hồi quy tuyến tính trong mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven được thể hiện ở bảng 2 bên dưới. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy biến giới tính không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy vì hệ số Sig có giá trị là 0,706 (>0,1). Như vậy, kết quả này hoàn toàn tương tự với nghiên cứu ở Việt Nam của La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam (2015), nhưng trái ngược với kết luận trước đó của Asfaw & cộng sự (2012) và Sigei & cộng sự (2014) trong nghiên cứu tiếp cận thị trường đầu ra ở Kenya. Bên cạnh đó, yếu tố sở hữu cũng không ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven vì hệ số Sig của biến OWN là 0,269 (>0,1). Kết quả này trái ngược với những nghiên cứu trước đây khi hầu hết những tác giả cho rằng việc sở hữu điện thoại thông
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 127 minh, đài hay TV sẽ giúp họ tăng khả năng tiếp cận thị trường (Asfaw & cộng sự, 2012; Bwalya & cộng sự, 2013; Mwangi & cộng sự, 2015). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể là do nông hộ ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số, họ chưa quen với việc sử dụng các thiết bị điện tử đế kết nối với người tiêu dùng, tìm hiểu giá cả sản phẩm và nhu cầu thị trường... Phần lớn những nông hộ ở đây đều tiếp cận thị trường qua nguồn thông tin từ lái buôn, đây cũng là lý do khiến giá cả còn phụ thuộc nhiều vào thương lái và nông hộ không có sức mạnh về giá. Do vậy, kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết H2 và H8. Bảng 2. Kết quả hồi quy của mô hình khả năng tiếp cận thị trường của chè bản Ven Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) -2.671 .398 1.684 .095 DIS -.017 .025 -.025 -1.495 .038 .736 1.359 GEN .026 .028 .013 .378 .706 .887 1.128 AGE -.606 .003 -.593 -2.116 .037 .513 1.851 EDU .100 .055 .099 1.821 .072 .334 1.493 1 ROAD .882 .079 .865 3.560 .000 .481 1.079 INF .918 .044 .914 1.407 .035 .797 1.255 ASS 1.218 .068 1.398 7.641 .000 .235 1.263 OWN .006 .041 .008 1.111 .269 .833 1.200 EXT .795 .019 .794 3.320 .000 .292 1.423 a. Dependent Variable: MA Nguồn: Phân tích từ khảo sát (2021) Mặt khác, với độ tin cậy 95%, các biến DIS, AGE, ROAD, INF, ASS và EXT có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy vì hệ số Sig của chúng đều có giá trị nhỏ hơn 0,05. Tuy nhiên, biến EDU lại không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% bởi vì hệ số Sig có giá trị là 0,702 (>0,05), nhưng nó có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90%. Như vậy, khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven bị tác động bởi 07 yếu tố, bao gồm khoảng cách, tuổi, trình độ học vấn, điều kiện đường xá, tiếp cận thông tin thị trường, sự liên kết và tiếp cận dịch vụ khuyến nông. Các giá trị hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy sự liên kết giữa các chủ thể trong khâu tiêu thụ chè bản Ven có tác động thuận chiều và mạnh nhất đến khả năng tiếp cận thị trường, tương tự kết quả nghiên cứu của Anteneh & cộng sự (2011) và Kuma (2012). Tiếp đó, yếu tố ảnh hưởng tích cực và mạnh thứ hai đến khả năng tiếp cận thị trường là tiếp cận thông tin thị trường với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,914 (giả thuyết H6 được ủng
  10. 128 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa hộ). Thật vậy, hầu hết những nghiên cứu trước đây cũng đưa ra kết luận tương tự rằng mối quan hệ giữa tiếp cận thông tin thị trường và khả năng tiếp cận thị trường là quan hệ thuận chiều và rất chặt chẽ (Ahmed & cộng sự, 2016; Apind & cộng sự, 2015; Maziku, 2015; Nguyễn Tiến Hùng, 2009; Onoja & cộng sự, 2014). Ngoài ra, điều kiện đường xá và tiếp cận dịch vụ khuyến nông cũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực và rất lớn tới biến phụ thuộc, tương tự kết quả nghiên cứu của Kyaw & cộng sự (2018), Kassa & cộng sự (2017), và Siziba & cộng sự (2011). Nói cách khác, các giả thuyết H5 và H9 được ủng hộ. Hơn nữa, nghiên cứu còn chỉ ra biến ‘tuổi’ ảnh hưởng khá lớn và nghịch chiều tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven. Điều này nghĩa là người trẻ sẽ có khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn người lớn tuổi (giả thuyết H3 được ủng hộ). Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu khác (Asfaw & cộng sự, 2012; Kassa & cộng sự, 2017; La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam, 2015). Ngược lại, tương quan giữa khoảng cách với khả năng tiếp cận thị trường rất yếu. Với hệ số hồi quy chuẩn hóa là -0,025, khoảng cách là yếu tố ảnh hưởng nghịch chiều và ít nhất tới khả năng tiếp cận thị trường (giả thuyết H1 được ủng hộ). Thật vậy, khi khoảng cách từ nhà đối tượng điều tra đến thị trường càng lớn thì khả năng tiếp cận thị trường càng kém và ngược lại. Phát hiện này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Kyaw & cộng sự (2018), Kuma (2012), và Nguyễn Tiến Hùng (2009). Ngoài ra, trình độ học vấn cũng tác động nhỏ đến khả năng tiếp cận thị trường với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,099. Với hệ số hồi quy như vậy, trình độ học vấn tác động thuận chiều và tương đối nhỏ tới khả năng tiếp cận thị trường (giả thuyết H4 cũng được ủng hộ). Nói cách khác, trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven càng tốt. Mặc dù những nghiên cứu trước đây cũng kết luận rằng tương quan giữa biến trình độ học vấn và khả năng tiếp cận thị trường là thuận chiều, nhưng hầu hết các học giả đều chứng minh rằng trình độ học vấn ảnh hưởng rất mạnh đến khả năng tiếp cận thị trường (Ahmed & cộng sự, 2016; Bwalya & cộng sự, 2013; La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam, 2015; Nguyễn Quốc Nghi & Mai Văn Nam, 2014). Như vậy, Như vậy, mức độ tác động của các biến độc lập đến khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven theo thứ tự từ mạnh nhất đến yếu nhất, lần lượt như sau: ASS>INF>ROAD>EXT>AGE>EDU>DIS Từ kết quả nghiên cứu, ta có hàm hồi quy tuyến tính: MA= -2,671 – 0,017*DIS – 0,606*AGE + 0,1*EDU + 0,882*ROAD + 0,918*INF + 1,218*ASS + 0,795*EXT Để làm rõ một số kết quả nghiên cứu định lượng, nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu. Cả ba đối tượng nông hộ tham gia phỏng vấn sâu cho rằng nguyên nhân khiến việc sở hữu các thiết bị điện tử không ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của họ là do hầu hết nông hộ tìm hiểu giá cả và thị trường đầu ra qua thương lái và hàng xóm. Ngoài ra, việc tìm hiểu thông tin thị trường qua các thiết bị điện tử
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 129 giúp họ biết được giá và thông tin thị trường nhưng việc tìm kiếm thị trường, kết nối với những thị trường mới tốn kém nhiều chi phí nên họ sẽ lựa chọn bán cho thương lái thay vì đi tìm kiếm những thị trường mới, khách hàng mới. Điều này được thể hiện qua trích đoạn từ cuộc phỏng vấn với cô Hoàng Lý như sau: “Kể cả tìm hiểu trên mạng hay TV mà biết được khách hàng muốn gì thì bọn cô cũng chịu vì mình không làm được như thế, vì nó phải tốn nhiều chi phí mà các cô không có điều kiện. Ở đây các cô chỉ bán chè khô sấy khô thôi, nếu họ yêu cầu lên hương thì bọn cô sẽ làm”. Không chỉ vậy, hầu hết các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu cũng đều đồng ý rằng sự liên kết, hợp tác giữa các chủ thể tham gia ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven. Ông Thân Nhân Khuyến, trưởng phòng Kinh tế và Hạ Tầng huyện Yên Thế và Bà Lý Thị Hợi, phó giám đốc HTX Thân Trường cho rằng “Hiện nay các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè đã được hình thành trên địa bàn huyện Yên Thế, tuy nhiên, vẫn còn rất hạn chế, liên kết giữa địa phương, HTX, doanh nghiệp và nông hộ còn kém. Do đó làm cho giá chè phụ thuộc nhiều vào lái buôn, gây khó khăn trong mở rộng và kết nối với những thị trường mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng,...”. Còn đối với nông hộ, mối liên kết giữa họ với thương lái càng lâu năm thì giá cả càng ổn định hơn và dễ bán chè hơn. Cô Hoàng Lý chia sẻ: “Cô bán cho 1 người lâu năm, so với các hộ bên cạnh thì vẫn không phải ép giá vì bà ấy vẫn mua được giá thì cô vẫn bán bình thường... Trồng được bao nhiêu người ta mua tất”. Như vậy, tác động của liên kết giữa các chủ thể trong tiêu thụ chè bản Ven tới khả năng tiếp cận thị trường đều tương đồng giữa kết quả định lượng và định tính. 5. Kết luận và hàm ý chính sách 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang tương đối thấp. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là chè khô nên chưa đáp ứng được tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ hầu hết là ở địa bàn huyện và các vùng lân cận, do đó, khả năng nhận diện được thương hiệu chè xanh bản Ven, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... còn thấp. Quy mô thị trường tiêu thụ chè xanh bản ven còn nhỏ, vẫn còn hạn chế trong việc mở rộng và kết nối với những thị trường mới do thiếu liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm và hình thức quảng bá, xúc tiến sản phẩm chưa hiệu quả . Bên cạnh đó, nông hộ trồng chè ở Yên Thế vẫn chưa quyết định được giá cả sản phẩm, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái. Mặt khác, nghiên cứu này chỉ ra sự liên kết là yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven. Hơn nữa, biến phụ thuộc chịu tác động rất mạnh bởi các yếu tố như tiếp cận thông tin thị trường, điều kiện đường xá, tiếp cận dịch vụ khuyến nông và tuổi, tuy nhiên, chiều tác động là trái ngược nhau. Trong khi tuổi có mối liên hệ
  12. 130 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa nghịch chiều với khả năng tiếp cận thị trường thì các yếu tố còn lại tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc. Trái lại, biến phụ thuộc chịu ảnh hưởng tích cực và rất ít bởi yếu tố trình độ học vấn. Tuy nhiên, khoảng cách lại là yếu tố tác động nghịch chiều và ít nhất đến khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven. 5.2. Hàm ý chính sách Tiếp cận thị trường đầu ra tốt không chỉ giúp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân mà con góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Do đó, nhà nước và chính quyền địa phương cần ban hành chính sách hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể trong việc tìm kiếm, mở rộng và kết nối thị trường. Từ kết quả phân tích hồi quy tương quan và phỏng vấn sâu, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven, huyện Yên Thế như sau: 1) Chính sách phát triển/thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị nông sản; 2) Thúc đẩy tiếp cận thông tin thị trường đầu ra; 3) Chính sách tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; 4) Tăng cường chính sách đào tạo và khuyến nông. Cụ thể, Yên Thế là huyện miền núi, có xuất phát điểm thấp và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội kém, gặp nhiều khó khăn trong huy động các nguồn vốn bên ngoài và thu hút đầu tư. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè; đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển dịch vụ vận tải từ các bản trồng chè ra quốc lộ và đến các trung tâm thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh,... Các chính sách nhằm thu hút đầu tư có thể là chính sách hỗ trợ về vốn; chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp thuê đất để xây dựng các nhà máy chế biến ngay gần vùng nguyên liệu; quy hoạch tổng thể vùng trồng chè và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; và tạo môi trường pháp lý ổn định. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần lồng ghép hiệu quả nguồn lực từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo cho các hạng mục tiêu tiên như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Để thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường, nghiên cứu này chỉ ra rằng cần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa nông hộ, cán bộ khuyến nông, chính quyền địa phương và các bên liên quan, tạo cơ hội cho nông hộ có thể nắm bắt chính xác, đầy đủ và kịp thời các thông tin về thị trường đầu ra và giá cả. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ địa phương, cán bộ HTX để nâng cao năng lực quản lý và bồi dưỡng kiến thức liên quan đến thị trường, marketing và ứng dụng khoa học công nghệ. Tiếp đó, địa phương cần khuyến khích nông hộ chuyển từ sản xuất chè truyền thống sang sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh và có thể thâm nhập vào các thị trường cao cấp, từ đó giá bán sản phẩm cũng tăng lên. Ngoài ra, Yên Thế cũng nên khuyến khích các nông hộ trồng chè tham gia vào các hội, ban đoàn thể, tham gia THT/HTX để có thể được hỗ trợ và cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh chóng nhất về thị trường chè xanh, giúp nông hộ cập nhật thường xuyên về nhu cầu và giá bán của sản phẩm, từ đó hạn chế được tình trạng bị thương lái ép giá.
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 131 Tài liệu tham khảo Ahmed, U. I., Ying, L., Bashir, M. K., Abid, M., Elahi, E., & Iqbal, M. A. (2016). Access to output market by small farmers: The case of Punjab, Pakistan. Journal of Animal and Plant Sciences, 26(3), 787-793. Anteneh, A., Muradian, R., & Ruben, R. (2011). Factors affecting coffee farmers market outlet choice. The Case of Sidama Zone, Ethiopia. Centre for International Development Issues Nijmegen, Radboud University, the Netherlands. Apind, B. O., Lagat, J. K., Bett, H. K., & Kirui, J. K. (2015). Determinants of Small-holder Farmers Extent of Market Participation; Case of Rice Marketing in Ahero Irrigation Scheme, Kenya. Journal of Economics and sustainable development, 6(2), 154-160. Asfaw, S., Lipper, L., Dalton, T. J., & Audi, P. (2012). Market participation, on-farm crop diversity and household welfare: micro-evidence from Kenya. Environment and Development Economics, 17(5), 579-601. Bwalya, R., Mugisha, J., & Hyuha, T. (2013). Transaction costs and smallholder household access to maize markets in Zambia. Cai, G., Dai, Y., & Zhou, S. X. (2012). Exclusive channels and revenue sharing in a complementary goods market. Marketing Science, 31(1), 172-187. De Janvry, A., Fafchamps, M., & Sadoulet, E. (1991). Peasant household behaviour with missing markets: some paradoxes explained. The Economic Journal, 101(409), 1400- 1417. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24 Jayne, T. S., Mather, D., & Mghenyi, E. (2010). Principal challenges confronting smallholder agriculture in sub-Saharan Africa. World development, 38(10), 1384-1398. J.C. Nunnally and I.H. Bernstein, Elements of statistical description and estimation, in Psychometric Theory, J.C. Nunnally and I.H. Bernstein, eds., McGraw-Hill, New York, US, 1994, . Kassa, G., Yigezu, E., & Alemayehu, D. (2017). Determinants of smallholder market participation among banana growers in bench Maji Zone, Southwest Ethiopia. International Journal of Agricultural Policy and Research , 5 (11), 169-177. Kihiu, E. N., & Amuakwa-Mensah, F. (2021). Agricultural market access and dietary diversity in Kenya: Gender considerations towards improved household nutritional outcomes. Food Policy, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020, từ https://doi.org/10.1016/j.foodpol.2020.102004 Kuma, B. (2012). Market access and value chain analysis of dairy industry in Ethiopia: The case of Wolaita Zone (Doctoral dissertation, Haramaya University).
  14. 132 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa Kyaw, N. N., Ahn, S., & Lee, S. H. (2018). Analysis of the factors influencing market participation among smallholder rice farmers in magway region, central dry zone of Myanmar. Sustainability, 10(12), 4441-4456. La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam (2015), “Khả năng tiếp cận thị trường của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 38, tr. 25-33. Lưu Thanh Đức Hải (2007), Marketing ứng dụng, Nhà xuất bản Thống kê, Cần Thơ. Machethe, C. L. (2004, October). Agriculture and poverty in South Africa: Can agriculture reduce poverty. In overcoming underdevelopment conference held in Pretoria (Vol. 28, No. 1, pp. 29-43). Markelova, H., Meinzen-Dick, R., Hellin, J., & Dohrn, S. (2009). Collective action for smallholder market access. Food policy, 34(1), 1-7. Maziku, P. (2015, July). Market access for maize smallholder farmers in Tanzania. In Proceedings of the Second European Academic Research Conference on Global Business, Economics, Finance and Banking, 1(2), 282-296. Mwangi, M. N., Ngigi, M., & Mulinge, W. (2015). Gender and age analysis on factors influencing output market access by smallholder farmers in Machakos County, Kenya. African Journal of Agricultural Research, 10(40), 3840-3850. Nghị định 83/2018/NĐ-CP (Nghị định về khuyến nông) Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2014), “Khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ trồng khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 35, tr. 24-31 Nguyễn Tiến Hùng (2009), “Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của hộ trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ, Đại học nông nghiệp HN. Omiti, J. M., Otieno, D. J., Nyanamba, T. O., & McCullough, E. B. (2009). Factors influencing the intensity of market participation by smallholder farmers: A case study of rural and peri-urban areas of Kenya. African Journal of Agricultural and Resource Economics, 3(1), 57-82. Sigei, G., Bett, H., & Kibet, L. (2014). Determinants of market participation among small- scale pineapple farmers in Kericho County, Kenya. World Bank (2019), “Agriculture, forestry, and fishing, value added (% of GDP)- Vietnam”, từ https://data.worldbank.org/indicator/NV.AGR.TOTL.ZS?locations=VN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2