NHỮNG YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG HẬU QUẢ CHỨC NĂNG<br />
TRÊN CÁC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN<br />
NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TỪ 10/2006 ĐẾN 4/2007<br />
Phan Văn Mừng*, Lê Tự Phương Thảo*, Nguyễn Thị Kim Hường**, Nguyễn Đình Văn**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: xác định các yếu tố tiên lượng chức năng xấu ở bệnh nhân NMN.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 10/2006 đến<br />
4/2007. Chúng tôi khảo sát trên 71 bệnh nhân NMN cấp lần đầu trong vòng 24 giờ sau khởi phát. Trong đó, với<br />
điều trị cổ điển 22 bệnh nhân với kết cục xấu (Nhóm X: Barthel < 60 hoặc tử vong) và 49 bệnh nhân với kết cục<br />
tốt (Nhóm T: Barthel ≥ 60) dựa vào đánh giá chức năng sau 3 tháng được so sánh với nhau. Các yếu tố tiền sử,<br />
lâm sàng và cận lâm sàng được kiểm tra. Phân tích hồi quy đa biến logistic được sử dụng để xác định các yếu tố<br />
tiên lượng hậu quả của nhồi máu não cấp.<br />
Kết quả: Trên phân tích đơn biến nhóm X có tuổi cao hơn (p = 0,007), điểm đột quỵ của viện sức khoẻ quốc<br />
gia (NIHSS) cao hơn (p < 0,001), điểm Rankin hiệu chỉnh (mRS) cao hơn (p = 0,001). Tỷ lệ bệnh nhân bất<br />
thường điện tâm đồ trong nhóm X cũng cao hơn (p = 0,022). Trên phim chụp cắt lớp sọ não vùng tổn thương<br />
rộng được đánh giá bằng thang điểm ASPECTS cũng rộng hơn (p = 0,006). Kết quả của phân tích đa biến chỉ cho<br />
thấy tuổi ≥ 65 (p = 0,026) và NIHSS ≥ 16 (p < 0,001) là yếu tố tiên lượng độc lập hậu quả xấu.<br />
Kết luận: Tuổi và NIHSS của nhồi máu não trong 24 giờ sau khởi phát đột quỵ có giá trị tiên lượng hậu<br />
quả chức năng sau 3 tháng.<br />
Từ khóa: Đột quỵ tăng huyết áp, mạch máu<br />
ABSTRACT:<br />
<br />
PREDICTORS FOR THE OUTCOME OF ACUTE ISCHEMIC STROKE<br />
Nguyen Thi Kim Huong, Nguyen Dinh Van, Phan Van Mung, Le Tu Phuong Thao<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 52 - 58<br />
Objective: To investigate the predictors of bad prognosis in acute ischemic stroke.<br />
Methods: A nested case-control study was conducted at NDGD hospital from Oct 2006 to April 2007. 71<br />
first-ever ischemic stroke patients within 24 hours after onset were recruited in which 22 with bad outcome (B<br />
group, Barthel Index < 60 or death) and 49 with good outcome (G group, Barthel Index ≥ 60) under conventional<br />
therapy after 3-months checking were compared. Medical history, symptoms and laboratory indicators were<br />
examined. Multivariate logistic regression analysis was applied to investigate the predictors for outcome of acute<br />
ischemic stroke.<br />
Results: On univariate analysis, B group patients were significantly older (p = 0007), had higher score<br />
both in the National Institutes of Health Stroke Scale (NIHSS) (p < 0.001) and in the Modified Rankin Scale<br />
(mRS) (p = 0.001). The frequence of patients with abnormal Electrocardiography (ECG) was significantly<br />
higher in the B group (p = 0.022). On cranial CT at entry, infarct area as assessed by the Alberta Stroke<br />
Programme Early CT Score (ASPECTS) was significantly larger in the B group (p = 0.006). Multivariate<br />
analysis with logistic regression revealed age ≥ 65 years (p = 0.026), NIHSS ≥ 16 (p < 0.001) as independent<br />
predictors of bad prognosis.<br />
* Khoa Nội Thần kinh Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định<br />
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Địa chỉ liên lạc: TS Lê Tự Phương Thảo ĐT: 0908.227.845 Email: letuphuongthao@gmail.com<br />
<br />
52<br />
<br />
Keywords: Stroke, hypertension, vasculair.<br />
Conclusions: Age and NIHSS are credible predictors for the 3-months functional outcome in acute ischemic<br />
stroke within 24 hours after stroke onset.<br />
Key words: Stroke, hypertension, vasculair.<br />
ĐẶTVẤNĐỀ<br />
Theo dữ liệu sơ bộ của ASA năm 2003(11), đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 của tử vong<br />
(6,5%) sau bệnh tim (28%) và ung thư (22,7%). Trong các dạng đột qụy thì nhồi máu não là phổ<br />
biến nhất chiếm khoảng 70%. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề các yếu tố tiên lượng đã<br />
được nghiên cứu nhiều trên thế giới: thay đổi trị số huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid<br />
máu, sốt, thiếu sót thần kinh, rung nhĩ, hình ảnh tổn thương sớm trên chụp cắt lớp điện toán, kích<br />
thước ổ nhồi máu, dạng nhồi máu … Các nghiên cứu trên chỉ có tuổi, suy giảm ý thức, thiếu sót<br />
thần kinh thường thấy là yếu tố tiên lượng của mất chức năng. Còn các yếu tố khác thì có các kết<br />
luận mâu thuẫn. Trong đó có rất ít các nghiên cứu kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra tiên<br />
lượng ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp, hầu hết các nghiên cứu lại là nghiên cứu hồi cứu và<br />
một số chỉ phân tích các yếu tố có tiềm năng tiên lượng trên lâm sàng bằng phân tích đơn biến. Ở<br />
nước ta, vấn đề tiên lượng cho nhồi máu não cũng được quan tâm.<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố giúp tiên lượng khả năng hồi phục<br />
sau 3 tháng của bệnh nhân nhồi máu não cấp, đặc biệt là các yếu tố dễ dàng đánh giá hay tiếp cận.<br />
Chúng tôi hy vọng một mô hình tiên lượng chính xác sẽ mang lại những ích lợi như: giúp hướng<br />
dẫn xử trí bệnh nhân (bệnh nhân tiên lượng tốt thì tránh các trị liệu nhiều nguy cơ như tiêu sợi<br />
huyết); tiên lượng tử vong, mất chức năng cho bệnh nhân; giúp chủ động trong việc chuẩn bị kế<br />
hoạch tập phục hồi chức năng và làm cơ sở cho các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả điều trị của<br />
thuốc trong nhồi máu não.<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU<br />
Đây là một nghiên cứu Bệnh-Chứng Nested trên các bệnh nhân nhồi máu não lần đầu, có thời gian<br />
nhập bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 10/2006 đến tháng 4/2007. Bệnh nhân được đưa vào<br />
nghiên cứu theo tiêu chuẩn sau:<br />
- Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân > 18 tuổi, nhồi máu não lần đầu, đánh giá trong vòng 24 giờ<br />
đầu sau khởi phát đột quỵ, thang điểm Siriraj < -1 điểm.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: có bệnh lý thần kinh, rối loạn tâm thần tồn tại trước đó, cơn thiếu máu não<br />
thoáng qua, xuất huyết não, mang thai, tử vong vì nguyên nhân khác không phải thần kinh (viêm<br />
phổi, nhồi máu cơ tim, suy thận, …).<br />
Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đột quỵ phù hợp tiêu chí chọn mẫu đều được ghi nhận<br />
tiền sử và hoàn cảnh khởi phát. Việc thăm khám được tiến hành gồm: đo mạch, lấy huyết áp tâm thu<br />
trước khi dùng thuốc, đo thân nhiệt, khám thần kinh để đánh giá NIHSS rồi đánh giá thang điểm<br />
Rankin hiệu chỉnh (mRS) và ghi nhận kết quả xét nghiệm đường huyết, HbA1C (nếu có), Lipid máu,<br />
Homocystein; đọc kết quả điện tâm đồ và chụp cắt lớp điện toán (CCLĐT) không cản quang (ghi nhận<br />
có hay không có các dấu hiệu tổn thương sớm trên CCLĐT và mức độ tổn thương theo qui luật 1/3,<br />
đánh giá thang điểm ASPECTS).<br />
<br />
53<br />
<br />
Tất cả các phân tích thống kê được thực hiện với SPSS 11.5. Các biến độc lập được mô tả<br />
tuỳ theo đặt tính của từng biến, phân tích đơn biến kiểm tra mối liên hệ giữa hậu quả và các<br />
biến độc lập (phép kiểm χ2 hay Fisher cho biến định tính, students T test cho biến định<br />
lượng). Những biến được chọn vào phân tích hồi quy đa biến logistic nếu giá trị p trong<br />
phân tích đơn biến thấp hơn 0,25 hoặc là những biến được xác nhận là có ý nghĩa sinh học<br />
(theo phương pháp của Hosmer và Lemeshow)(4). Likelihood ratio test được sử dụng để<br />
quyết định biến số nào sẽ được giữ lại trong mô hình hồi qui, bằng phương pháp stepwise,<br />
giá trị p mặc định cho đưa biến vào là 0,15 và loại biến ra là 0,20. Cuối cùng tất cả các tương<br />
tác 2 chiều giữa các biến còn lại sẽ được kiểm tra và giữ nếu p ≤0,05. Cho mô hình cuối cùng,<br />
OR = ebi với khoảng tin cậy 95% cho tất cả các tham số được tính. Mô hình tiên đoán sau khi<br />
được xây dựng sẽ được kiểm tra tính thích hợp bằng phép kiểm Hosmer-Lemeshow<br />
goodness of fit, cũng như đường cong ROC.<br />
KẾTQUẢ<br />
Tổng cộng có 71 ca được đưa vào mẫu nghiên cứu, trong đó nhóm tiên lượng xấu<br />
(Nhóm X: BI < 60 hoặc tử vong) là 22 người (31%) gồm tử vong 11 ca (15,5%) và kém hồi<br />
phục chức năng (BI 7 5<br />
<br />
Biểu đồ phân bố giới tính theo lớp tuổi<br />
Theo biểu trên nam giới chiếm nhiều hơn nữ giới ở mọi lứa tuổi, ngoại trừ lớp tuổi trên<br />
75. Lứa tuổi thường gặp tai biến ở nam là 50-64 tuổi, nữ giới trẻ tuổi thường ít gặp tai biến<br />
và tập trung chủ yếu sau 65 tuổi.<br />
<br />
Phân tích đơn biến<br />
Bảng 1 và 2 mô tả đặc điểm các biến số khảo sát và trình bày sự tương quan giữa các dữ<br />
liệu khai thác bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả về mặt chức năng của bệnh nhân<br />
sau 3 tháng chỉ với điều trị cơ bản (không sử dụng tiêu sợi huyết).<br />
Bảng 1: Các dữ liệu cơ bản và sự liên hệ với hậu quả chức năng<br />
Hậu quả chức năng<br />
Dữ liệu cơ bản<br />
Số BN<br />
Tuổi<br />
<br />
71<br />
65,03 ±<br />
<br />
n(%) / X ± SD<br />
Nhóm X<br />
Nhóm T<br />
22 (31%) 49 (69%)<br />
73,27 ±<br />
61,33 ±<br />
<br />
p<br />
<br />
0,001<br />
<br />
54<br />
<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Tăng huyết<br />
áp<br />
Đái tháo<br />
ñường<br />
Rối loạn<br />
Lipid<br />
Bệnh tim<br />
Tập thể dục<br />
Hút thuốc lá<br />
Uống rượu<br />
TBMMN<br />
THA<br />
ĐTĐ<br />
Đang ngủ/<br />
vừa thức.<br />
Nghỉ ngơi<br />
Làm việc<br />
gắng sức<br />
Có stress<br />
tâm lý<br />
Kháng sinh<br />
< 1 tháng<br />
<br />
14,39<br />
13,28<br />
13,56<br />
30 (42,3%) 12 (54,5%) 18 (36,7%)<br />
41 (57,7%) 10 (45,5%) 31 (63,3%)<br />
Tiền sử bản thân<br />
<br />
0,160<br />
<br />
51 (71,8%) 18 (81,8%) 33 (67,3%) 0,210<br />
8 (11,3%)<br />
<br />
4 (18,2%)<br />
<br />
4 (8,2%)<br />
<br />
0,243<br />
<br />
5 (7%)<br />
<br />
1 (4,5%)<br />
<br />
4 (8,2%)<br />
<br />
0,504<br />
<br />
7 (9,9%)<br />
5 (22,7%) 2 (4,1%)<br />
40 (56,3%) 16 (72,7%) 24 (49,0%)<br />
29 (40,8%) 8 (36,4%) 21 (42,9%)<br />
19 (26,8%) 3 (13,6%) 16 (32,7%)<br />
Tiền sử gia ñình<br />
12 (16,9%) 5 (22,7%) 7 (14,3%)<br />
13 (18,3%) 5 (22,7%) 8 (16,3%)<br />
9 (12,7%) 3 (13,6%) 6 (12,2%)<br />
Hoàn cảnh khởi phát<br />
<br />
0,026<br />
0,062<br />
0,607<br />
0,094<br />
0,459<br />
0,524<br />
1,000<br />
<br />
24 (33,8%) 10 (45,5%) 14 (28,6%)<br />
0,222<br />
<br />
29 (40,8%) 9 (40,9%)<br />
<br />
20 (40,8%)<br />
<br />
18 (25,4%) 3 (13,6%)<br />
<br />
15 (30,6%)<br />
<br />
9 (12,7%)<br />
<br />
3 (13,6%)<br />
<br />
6 (12,2%)<br />
<br />
1,000<br />
<br />
7 (9,9%)<br />
<br />
3 (13,6%)<br />
<br />
4 (8,2%)<br />
<br />
0,669<br />
<br />
Bảng 2: Lâm sàng, cận lâm sàng và sự liên hệ với hậu quả chức năng<br />
<br />
Mạch<br />
Huyết áp trung bình<br />
Nhiệt ñộ<br />
Điểm NIHSS<br />
Điểm mRS<br />
Đường huyết<br />
(mmol/l)<br />
Cholesterol (mmol/l)<br />
LDLc<br />
HDLc<br />
Triglyceride<br />
ASPECTS<br />
Luật 1/3<br />
≥ 33%<br />
Bất thường ECG<br />
<br />
Nhóm X<br />
<br />
Nhóm T<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Dấu hiệu thực thể<br />
82,91 ± 9,68 86,73 ± 10,01<br />
11,061 ± 1,47 11,109 ± 1,73<br />
37,23 ± 0,53 37,10 ± 0,30<br />
18,22 ± 6,93 8,14 ± 4,68<br />
4,36 ± 0,85<br />
3,04 ± 1,14<br />
Cận lâm sàng<br />
<br />
P<br />
<br />
0,137<br />
0,910<br />
0,292<br />
0,000<br />
0,000<br />
<br />
6,83 ± 3,81<br />
<br />
6,00 ± 3,31<br />
<br />
0,363<br />
<br />
5,02 ± 1,15<br />
3,23 ± 1,00<br />
0,98 ± 0,18<br />
1,89 ± 0,96<br />
6,55 ± 3,33<br />
<br />
5,19 ± 1,25<br />
3,14 ± 0,86<br />
1,08 ± 0,32<br />
2,17 ± 1,42<br />
8,71 ± 1,24<br />
<br />
0,595<br />
0,725<br />
0,092<br />
0,410<br />
0,007<br />
<br />
8 (36,4%)<br />
<br />
7 (14,3%)<br />
<br />
0,109<br />
<br />
8 (36,4%)<br />
<br />
6 (36,4%)<br />
<br />
0,022<br />
<br />
Ở mức độ phân tích đơn biến, nghiên cứu này chỉ ghi nhận các yếu tố tuổi (p = 0,001),<br />
bệnh tim (p = 0,026), thiếu hụt thần kinh đánh giá bằng thang điểm NIHSS (p=0,000_ và mất<br />
<br />
55<br />
<br />
chức năng đánh giá bằng thang điểm mRS (p = 0,000) và mức độ tổn thương đánh giá trên<br />
CT dựa vào thang điểm ASPECT (p=0,007) là có tiềm năng dự đoán kết cục.<br />
<br />
Phân tích đa biến<br />
Tất cả các biến độc lập nếu là liên tục đều được phân loại lại trước khi đưa vào phân tích<br />
đa biến. Có 11 biến khi xét tương quan với hậu quả có ngưỡng ý nghĩa p ≤ 0,25; tần số quan<br />
sát không quá thấp được đưa vào lựa chọn. Riêng các biến định lượng chúng tôi chọn điểm<br />
cắt là giá trị trung bình và chuyển thành biến định tính để đưa vào phân tích. Các biến dưa<br />
vào phân tích hồi qui logistic bao gồm: tuổi, giới, tiền sử tăng huyết áp, thói quen tập thể<br />
dục, uống rượu, hoàn cảnh khởi phát, điểm NIHSS, điểm mRS, bất thường điện tâm đồ, qui<br />
luật 1/3 động mạch não giữa và điểm ASPECTS.<br />
Bảng 3 mô tả kết quả phân tích đa biến, trong đó sau khi hiệu chỉnh các yếu tố khác chỉ<br />
có 3 yếu tố còn được giữ lại trong mô hình để tiên đoán hậu quả xấu sau 3 tháng đó là:<br />
- Tuổi: ORhc = 6,64; (1,25-35,74)<br />
- NIHSS (ORhc = 18,95; (4,12-85,5)<br />
- ECG bất thường (p=0,084, không ý nghĩa).<br />
Bảng 3: Kết quả phân tích đa biến<br />
Biến – Giá Hậu quả Hậu quả<br />
P<br />
2<br />
trị<br />
xấu<br />
tốt<br />
(χ<br />
χ<br />
(n = 22) (n = 49) test)<br />
Tuổi ≥ 65<br />
18<br />
24 (49%) 0,007<br />
(81,8%)<br />
Giới Nữ<br />
12<br />
18<br />
0,161<br />
(54,5%) (36,7%)<br />
Tăng huyết<br />
18<br />
33<br />
0,210<br />
áp<br />
(81,8%) (67,3%)<br />
Tập thể dục<br />
16<br />
24<br />
0,062<br />
(72,7%) (49,0%)<br />
Uống rượu<br />
3<br />
16<br />
0,081<br />
(13,6%) (32,7%)<br />
NIHSS ≥ 16<br />
13<br />
6 (12,2%) 0,000<br />
(68,4%)<br />
mRS> 3<br />
18<br />
19<br />
0,001<br />
(81,8%) (38,8%)<br />
ECG bất<br />
8<br />
6<br />
0,022<br />
thường (36,4%) (12,24%)<br />
Qui luật 1/3<br />
8<br />
7 (14,3%) 0,109<br />
> 33%<br />
(36,4%)<br />
ASPECTS<br />
7<br />
10<br />
0,006<br />
≤7<br />
(36,8%) (20,4%)<br />
<br />
ORhc KTC9<br />
P<br />
5%) (Wald<br />
test)<br />
6,69 1,25 – 0,026<br />
35,74<br />
<br />
18,9 4,12 – 0,000<br />
5 85,51<br />
<br />
3,96 0,83 – 0,084*<br />
18,91<br />
<br />
Chúng tôi kiểm tra tính thích hợp của mô hình bằng phép kiểm Hosmer-Lemeshow<br />
goodness of fit và diện tích dưới đường cong ROC. Diện tích dưới đường cong = 0,867;<br />
p