NHỮNG YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG HẬU QUẢ TỬ VONG VÀ CHỨC NĂNG<br />
TRÊN CÁC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN<br />
NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TỪ THÁNG 10/2007 ĐẾN THÁNG 4/2008<br />
Nguyễn Cảnh Nam*, Lê Tự Phương Thảo*, Trần Đồng Minh Ngọc Thiên Kim**,<br />
Huỳnh Thị Xuân Hiền**, Nguyễn Thanh Hiệp**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tiên lượng hậu quả trên bệnh nhân<br />
xuất huyết não (XHN) sau 3 tháng.<br />
Phương pháp: từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008, một nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện trên 83 bệnh<br />
nhân XHN nhập viện tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Thang điểm Rankin có hiệu chỉnh (mRS) được sử<br />
dụng để đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 3 tháng. Các yếu tố tiên lượng được xác định qua phân tích đơn biến<br />
và phân tích đa biến.<br />
Kết quả: Kết quả sau 3 tháng có 49 bệnh nhân (59%) có tiên lượng xấu (điểm mRS ≥ 3). Qua phân tích,<br />
những yếu tố có khả năng ảnh hưởng lên tiên lượng của bệnh nhân là điểm Glasgow lúc nhập viện (p=0,000),<br />
đường huyết lúc nhập viện (p=0,001), thể tích khối xuất huyết (p=0,001) và có hiệu ứng khối (p=0,002).<br />
Kết luận: ở những bệnh nhân XHN, sự xuất hiện của khối xuất huyết lớn ≥30 ml, có hiệu ứng khối hay<br />
sự gia tăng đường huyết lúc nhập viện ≥7 mmol/l là yếu tố tiên lượng độc lập cho hậu quả xấu của bệnh<br />
nhân. Việc phát hiện sớm những yếu tố này nhằm đưa ra hướng xử trí thích hợp có thể đem lại tiên lượng<br />
tốt hơn cho bệnh nhân.<br />
Từ khóa: Xuất huyết não, đái thóa đường, thuốc lá.<br />
ABSTRACT<br />
PREDIRTOR OF DEATH AND FUNCTIONAL OUTCOME ON PATIENT<br />
WITH INTRACEREBRD HEMORRHAGE)<br />
Nguyen Canh Nam, Le Tu Phuong Thao, Tran Dong Minh Ngoc Thien Kim, Huynh Thi Xuan Hien,<br />
Nguyen Thanh Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 59 - 63<br />
Objective: the prospective study was designed to identify factors related to a favourable functional outcome<br />
after three months in patients suffering from spontaneous intracerebral haemorrhage (ICH).<br />
Methods: from October 2007 to April 2008, the cohort study was carried out in 83 ICH patients admitted to<br />
Gia Dinh people hospital.Modified Rankin score was used to evaluate the outcome of patients after three months.<br />
We used the Spearman correlation and logistic regression analysis to identify the factors associated with a poor<br />
outcome.<br />
Results: we have 49 patients (59%) suffered from the poor outcome (mRS ≥ 3). Four significant prognostic<br />
variables were identified: Glasgow coma score at admitted (p=0.000), plasma glucose at admitted (p=0.001),<br />
hematoma volume (p=0.001) and mass effect (p=0.002).<br />
Conclusions: the present study identified three independent predicting the poor outcome of ICH patients:<br />
the hematoma volume ≥ 30ml, mass effect and high plasma glucose admitted ≥ 7 mmol/l. The early detection of<br />
these factors to give a appropriate treatment to the patients.<br />
Key words: Hemorrahage, diabetis, smoke.<br />
* Khoa Nội Thần kinh Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định<br />
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Địa chỉ liên lạc: TS Lê Tự Phương Thảo ĐT: 0908.227.845 Email: letuphuongthao@gmail.com<br />
59<br />
<br />
ĐẶTVẤNĐỀ<br />
Tại Việt Nam, xuất huyết não chiếm 77% tỷ lệ tử vong trong nhóm tai biến mạch máu não(11).<br />
Tuy nhiên, hiện nay lại có rất ít nghiên cứu về XHN, nhất là nhằm xác định các yếu tố tiên lượng.<br />
Các yếu tố này giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng điều trị, duy trì điều trị nội khoa hay<br />
can thiệp phẫu thuật sớm. Các yếu tố đã được khảo sát bao gồm: tuổi, mức độ tri giác, thể tích<br />
khối máu tụ, thay đổi trị số huyết áp, hình ảnh tổn thương sớm trên chụp cắt lớp điện toán<br />
(CCLĐT) sọ não… Tại Việt Nam, năm 1999, lần đầu tiên một nghiên cứu về tiên lượng XHN trên<br />
lều của Trần Công Thắng, Lê Văn Thành(12) đã đưa ra hai công thức tiên lượng bao gồm các yếu tố:<br />
thể tích XHN, vị trí XHN, đánh giá tri giác theo hôn mê tầng, đánh giá tri giác theo thang điểm<br />
Glasgow. Tuy nhiên, kết luận về các yếu tố tiên lượng độc lập cho hậu quả tử vong và tàn tật của<br />
các nghiên cứu vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Trong đó chỉ có tuổi, thể tích xuất huyết và vị trí XHN<br />
thường thấy là yếu tố tiên lượng của mất chức năng. Và đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn còn<br />
ít các nghiên cứu kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra tiên lượng trên bệnh nhân đột quỵ<br />
do XHN. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố tiên<br />
lượng khả năng hồi phục sau 3 tháng của bệnh nhân XHN, nhất là các yếu tố dễ đánh giá hay tiếp<br />
cận. Chúng tôi hy vọng một mô hình tiên lượng chính xác sẽ mang lại những ích lợi như: giúp<br />
hướng xử trí bệnh nhân (tiếp tục duy trì điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật sớm); tiên<br />
lượng mức độ hồi phục cho bệnh nhân; giúp chủ động trong việc chuẩn bị kế hoạch tập phục hồi<br />
chức năng và làm cơ sở cho các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả điều trị của thuốc trong XHN.<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu tiền cứu<br />
Từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008, có 83 bệnh nhân XHN nhập viện tại Bệnh viện Nhân<br />
Dân Gia Định được đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được chẩn đoán bằng lâm sàng và<br />
CT Scan não. Các XHN do chấn thương, u não, các bệnh lý về máu, vỡ dị dạng mạch máu<br />
não, đang dùng thuốc kháng đông hoặc có tiền sử tai biến mạch máu não hoặc bệnh nhân<br />
tử vong vì nguyên nhân khác không phải thần kinh: viêm phổi, suy thận, nhồi máu cơ<br />
tim… đều bị loại khỏi nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập ngay lúc BN nhập viện, bao<br />
gồm: tuổi, giới,các yếu tố nguy cơ, tri giác, thể tích XHN, và vị trí XHN. Tình trạng tri giác<br />
được đánh giá bằng thang điểm Glasgow. Trên CTScan, thể tích XHN được tính theo công<br />
thức V= a.b.n/2 (với a và b là đường kính lớn nhất của ổ XHN trên một lát cắt, n là số lát cắt<br />
dày 10mm). Vị trí xuất huyết não (thùy não, xuất huyết bao trong, thân não, tiểu não, não<br />
thất). Tất cả bệnh nhân được theo dõi điều trị và đánh giá sau 3 tháng bằng thang điểm<br />
Rankin có hiệu chỉnh (mRS). Phương pháp thống kê<br />
Tất cả bệnh nhân nhận vào nghiên cứu đều được mô tả theo từng biến nghiên cứu.Tỷ lệ phần trăm<br />
được ghi nhận trong những biến định tính.Số trung bình, độ lệch chuẩn, khoảng tin cậy được sử dụng<br />
đối với những biến định lượng. Tìm mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng và tình trạng chức năng<br />
của bệnh nhân sau 3 tháng bằng mô hình phân tích đơn biến. Đối với biến định tính: so sánh bằng test<br />
÷2 hay test Fisher.Đối với biến định lượng: so sánh bằng test t. Phân tích đơn biến sẽ tìm ra những biến<br />
có khả năng ảnh hưởng lên tiên lượng của bệnh nhân. Sau đó chúng tôi đưa vào mô hình phân tích đa<br />
biến những biến có p