Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN<br />
DO ACINETOBACTER BAUMANNII Ở NGƯỜI CAO TUỔI<br />
Nguyễn Xuân Vinh*, Lê Thị Kim Nhung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Người cao tuổi có những biến đổi đặc trưng do hiện tượng lão hóa làm cho cơ thể dễ bị tổn thương<br />
hơn. Viêm phổi bệnh viện xảy ra ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ và đặc biệt do A.baumannii có dự<br />
hậu xấu hơn các tác nhân khác.<br />
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm xác định các yếu tố tiên lượng trong viêm phổi<br />
bệnh viện do khuẩn A. baumannii.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, chẩn đoán viêm phổi bệnh viện theo tiêu chuẩn Hội Lồng<br />
ngực Hoa Kỳ (ATS) 2005.<br />
Kết quả: Có 98 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu: 75 bệnh nhân (76,5%) là nam giới, 23<br />
bệnh nhân (23,5%) là nữ.Tuổi trung bình: 80,38 ± 8,37 tuổi, cao nhất 96 tuổi. Kết quả điều trị có 45,9% điều trị<br />
thành công với lâm sàng cải thiện hoặc khỏi bệnh và tỷ lệ tử vong chung 41,8%. Trong nhóm bệnh nhân tử vong,<br />
có 86,1% nguyên nhân tử vong do viêm phổi, còn lại là tử vong do những nguyên nhân khác (13,9%). Các yếu<br />
tố tiên lượng nặng, làm tăng tỷ lệ tử vong đó là: thở máy (RR = 6,11, p = 0,001), nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc<br />
(RR = 6,68, p = 0,001), sử dụng kháng sinh không phù hợp (RR = 3,24, p = 0,001). Không có sự khác biệt về tỷ lệ<br />
tử vong giữa các nhóm tuổi (p =0,815).<br />
Kết luận: 45,9% bệnh nhân điều trị thành công, tỷ lệ tử vong 41,8%. Các yếu tố tiên lượng nặng, làm tăng<br />
tỷ lệ tử vong đó là: thở máy (RR = 6,11, p = 0,001), nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc (RR = 6,68, p = 0,001), sử<br />
dụng kháng sinh không phù hợp (RR = 3,24, p = 0,001).<br />
Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện, Acinetobacter baumannii, đa kháng thuốc.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PRONGOSTIC FACTORS OF NOSOCOMIAL PNEUMONIA<br />
DUE TO ACINETOBACTER BAUMANNII IN THE ELDERLY<br />
Nguyen Xuan Vinh, Le Thi Kim Nhung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 158-162<br />
Background: The older adults have special changes due to the aging. Nosocomial pneumonia among elderly<br />
patients is more severe than the Youngers, especially A.baumannii infection has worse prognosis than other<br />
agents.<br />
Objective: We conducted this research to determine prognostic factors of A.baumannii HAP.<br />
Methods: Cross-sectional study. Diagnosis of HAP based on the criteria of American Thoracic Society–<br />
ATS, 2005.<br />
Results: There are 98 patients who were enrolled in the study. 75 patients (76.5%) were male, 23 patients<br />
(23.5%) were female. Mean age: 80.38 ± 8.37 years, the highest age 96. The successful treatment rate was 45.9%.<br />
Mortality rate was 41.8%. In the group of patients who died, 86.1% have cause of death from pneumonia. The<br />
prognostic factors that increased mortality were: mechanical ventilation (RR = 6.11, p = 0.001), multi-drug<br />
resistant bacterial infections (RR = 6.68, p = 0.001), use of inappropriate antibiotics (RR = 3.24, p = 0.001). No<br />
* Bệnh viện Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Xuân Vinh ĐT: 0907331279<br />
<br />
158<br />
<br />
Email: vinhnguyen1027@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
difference in mortality rates between age groups (p = 0.815).<br />
Conclusion: The successful treatment rate was 45.9%. Mortality rate was 41.8%. In the group of patients<br />
who died, 86.1% have cause of death from pneumonia. The prognostic factors that increased mortality were:<br />
mechanical ventilation, multi-drug resistant bacterial infections, use of inappropriate antibiotics.<br />
Keywords: Nosocomial pneumonia, Acinetobacter baumannii, MDR (Multi Drug Resistance)<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong các nhiễm khuẩn bệnh viện thường<br />
gặp nhất thì viêm phổi bệnh viện (VPBV) đứng<br />
hàng thứ 2 sau nhiễm trùng tiểu nhưng lại là<br />
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. VPBV làm<br />
tăng mức độ nặng của bệnh tật, kéo dài thời gian<br />
nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử<br />
vong.VPBV do vi khuẩn A. baumannii là vấn đề<br />
thời sự hiện nay bởi độc lực rất mạnh và tính<br />
kháng thuốc rất nhanh. Người cao tuổi có những<br />
biến đổi đặc trưng do hiện tượng lão hóa làm<br />
cho cơ thể giảm khả năng thích nghi với những<br />
thay đổi của môi trường, khiến cho cơ thể dễ bị<br />
tổn thương hơn. VPBV do A.baumannii đặc biệt<br />
trên đối tượng người cao tuổi có dự hậu xấu hơn<br />
các đối tượng khác.Vì vậy Chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những đặc<br />
điểm riêng về viêm phổi bệnh viện do khuẩn A.<br />
baumannii trên đối tượng người cao tuổi.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân xin về trước khi có kết quả điều<br />
trị. Bệnh nhân được chẩn đoán lao hay đang<br />
điều trị lao. Bệnh nhân suy tim sung huyết, phù<br />
phổi cấp do tim. Bệnh nhân ARDS không do<br />
viêm phổi.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Cắt ngang mô tả, hàng loạt ca.<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Sử dụng bệnh án mẫu, thu thập số liệu từ<br />
bệnh án và các xét nghiệm có trong bệnh án.<br />
Các biến số nghiên cứu: bệnh nền, triệu chứng<br />
lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả vi sinh, kháng<br />
sinh đồ, tử vong.<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Đặc điểm chung của bệnh nhân<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Tuổi trung bình: 80,38 ± 8,37 tuổi, thấp nhất<br />
60 tuổi, cao nhất 96 tuổi. Nam 75 ca (76,5%), nữ<br />
23 ca (23,5%).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, vào điều trị nội<br />
trú tại bệnh viện Thống Nhất, từ 02/2011 đến<br />
05/2013, được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện<br />
theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội lồng ngực<br />
Hoa Kỳ năm 2005 (American Thoracic Society –<br />
ATS, 2005)(1) với kết quả định lượng vi khuẩn<br />
Acinetobacter baumannii và đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
Chẩn đoán viêm phổi bệnh viện theo tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán của Hội lồng ngực Hoa kỳ<br />
năm 2005 (ATS – 2005) và Hội các bệnh nhiễm<br />
khuẩn Hoa kỳ năm 2005 (IDSA – 2005) với kết<br />
quả định lượng vi khuẩn A. baumannii.<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi<br />
Nhóm tuổi<br />
60 – 69 tuổi<br />
70 – 79 tuổi<br />
80 – 89 tuổi<br />
≥ 90 tuổi<br />
Tổng số<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
14 (14,3)<br />
24 (24,5)<br />
49 (50)<br />
11 (11,2)<br />
98 (100)<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Bảng 2: Kết quả điều trị<br />
Kết quả<br />
Cải thiện/khỏi bệnh<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
45 (45,9)<br />
<br />
Thất bại<br />
Tái phát<br />
<br />
9 (9,2)<br />
3 (3,1)<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
41(41,8)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
159<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Các yếu tố tiên lượng<br />
Bảng 3: Tỷ lệ vi khuẩn đa kháng<br />
Đặc điểm<br />
Nhạy hoàn toàn<br />
Đa kháng<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
4 (4,1)<br />
73 (74,5)<br />
<br />
Bảng 4: Tử vong liên quan với vi khuẩn đa kháng<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tử vong<br />
39 (53,4)<br />
2 (8)<br />
<br />
Đa kháng<br />
Không đa kháng<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
Không tử vong<br />
34 (46,6)<br />
23 (92)<br />
<br />
RR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
p<br />
<br />
6,68<br />
<br />
1,73 – 25,67<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Bảng 5: Tỉ lệ tử vong liên quan với tuổi của bệnh nhân<br />
Kết quả n (%)<br />
Tử vong<br />
Không tử vong<br />
6 (42,9)<br />
8 (57,1)<br />
9 (37,5)<br />
15 (62,5)<br />
20 (40,8)<br />
29 (59,2)<br />
6 (54,5)<br />
5 (45,5)<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
60 – 69<br />
70 – 79<br />
80 – 89<br />
≥ 90<br />
<br />
p<br />
<br />
p = 0,815<br />
<br />
Bảng 6: Tỷ lệ tử vong liên quan đến thở máy<br />
Đặc điểm<br />
Thở máy<br />
Không thở máy<br />
<br />
Tử vong<br />
36 (67,9)<br />
5 (11,1)<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
Không tử vong<br />
17 (32,1)<br />
40 (88,9)<br />
<br />
RR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
p<br />
<br />
6,11<br />
<br />
2,62 – 14,26<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Bảng 7: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp<br />
Kháng sinh<br />
Phù hợp<br />
Không phù hợp<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
35 (35,7)<br />
63 (64,3)<br />
<br />
Bảng 8: Tỷ lệ tử vong liên quan với điều trị kháng sinh ban đầu không phù hợp<br />
Đặc điểm<br />
Không phù hợp<br />
Phù hợp<br />
<br />
Tử vong<br />
35 (55,6)<br />
6 (17,1)<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
Không tử vong<br />
28 (44,4)<br />
29 (82,9)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung<br />
Trong 98 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa<br />
vào nghiên cứu, số lượng nam giới là chủ yếu,<br />
cao gấp 3,25 lần nữ. Theo tác giả Lê Thị Kim<br />
Nhung, tỷ lệ nam 69,6% và tỷ lệ nữ là 31,4%(5).<br />
Theo tác giả Werarak nghiên cứu tại Thái Lan, tỷ<br />
lệ nam 71,8%, nữ 28,2%(8). Kết quả của chúng tôi<br />
cũng tương tự như những nghiên cứu của các<br />
tác giả khác, điều này có thể do nam giới có<br />
nhiều yếu tố nguy cơ phải nhập viện hơn nữ,<br />
nam giới có tỷ lệ cao bệnh phổi mạn, bệnh mạch<br />
máu não…vì vậy nam giới có cùng độ tuổi với<br />
nữ sẽ có nguy cơ viêm phổi bệnh viện nhiều hơn<br />
<br />
160<br />
<br />
RR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
p<br />
<br />
3,24<br />
<br />
1,51 – 6,94<br />
<br />
0,001<br />
<br />
nữ.Theo tác giả Lê Bảo Huy (2008), tuổi trung<br />
bình của bệnh nhân là 75,76 ± 8,73 tuổi(4) thấp<br />
hơn nghiên cứu của chúng tôi nhưng sự khác<br />
biệt không lớn, điều này có thể là do tác giả đã<br />
thực hiện nghiên cứu cách nay nhiều năm (2007,<br />
2008), do đời sống kinh tế được nâng cao và<br />
chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng nên tuổi<br />
thọ trung bình của người cao tuổi tăng lên.<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 45,9%<br />
điều trị thành công với lâm sàng cải thiện hoặc<br />
khỏi bệnh và tỷ lệ tử vong chung 41,8%. Trong<br />
nhóm bệnh nhân tử vong, có 86,1% nguyên<br />
nhân tử vong do viêm phổi, còn lại là tử vong do<br />
những nguyên nhân khác (13,9%). Theo tác giả<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
Lê Bảo Huy, nghiên cứu viêm phổi bệnh viện ở<br />
bệnh nhân thở máy, tỷ lệ tử vong chung là<br />
40,4%(4). Tác giả Vũ Quỳnh Nga, tỷ lệ tử vong<br />
trên bệnh nhân thở máy do Acinetobacter<br />
baumannii là 54,2%(7), tác giả Cao Xuân Minh, tỷ<br />
lệ tử vong chung của viêm phổi bệnh viện do<br />
Acinetobacter baumannii là 45,45%(2). Theo tác giả<br />
Werarax, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm phổi<br />
bệnh viện là 44,6%(8) và theo tác giả Hande<br />
Aydemir, tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân<br />
nhiễm<br />
Acinetobacter<br />
baumannii<br />
kháng<br />
carbapenem là 62,8%. Tỷ lệ tử vong trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi tương tự như tác giả Lê Bảo<br />
Huy, Cao Xuân Minh và tác giả Werarax nhưng<br />
thấp hơn tác giả Vũ Quỳnh Nga, điều này có thể<br />
là do đối tượng nghiên cứu của tác giả này có<br />
những bệnh nhân ở Hồi sức ngoại, tỷ lệ tử vong<br />
do các bệnh ngoại khoa cũng chiếm tỷ lệ cao vì<br />
vậy tỷ lệ tử vong chung cao. Tỷ lệ tử vong trong<br />
nghiên cứu của tác giả Hande Aydemir cao hơn<br />
chúng tôi vì tác giả này khảo sát ở nhóm viêm<br />
phổi bệnh viện do Acinobacter baumannii kháng<br />
Carbapenem.<br />
<br />
Các yếu tố tiên lượng<br />
Nhiễm vi khuẩn đa kháng<br />
Theo tác giả Ya Sung Yang(9) tiến hành<br />
nghiên cứu tại Đài Loan (2012), tỷ lệ vi khuẩn<br />
Acinetobacter baumannii đa kháng ở nhóm viêm<br />
phổi không liên quan thở máy là 64,6%, nhóm<br />
viêm phổi liên quan thở máy (97,9%). Theo tác<br />
giả Lemuel Dent tiến hành nghiên cứu tại Mỹ, tỷ<br />
lệ Acinetobacter baumannii đa kháng là 72%. Theo<br />
tác giả Đoàn Mai Phương, tỷ lệ Acinetobacter<br />
baumannii toàn kháng với 5 loại kháng sinh<br />
(Ceftazidime, Imipenem, Ampicillin/sulbactam,<br />
Amikacin, Ciprofloxacin) năm 2010 là 43,9%. Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ vi khuẩn<br />
Acinetobacter baumannii đa kháng là 74,5%.<br />
Chúng tôi nghiên cứu viêm phổi bệnh viện do<br />
Acinetobacter baumannii chung, trên cả hai nhóm<br />
thở máy và không thở máy, vì vậy so với kết quả<br />
nghiên cứu của tác giả Ya Sung Yang thì kết quả<br />
của chúng tôi sẽ thấp hơn nhóm viêm phổi liên<br />
quan thở máy và cao hơn nhóm viêm phổi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
không do thở máy. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh<br />
nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc cao hơn<br />
nhóm bệnh nhân nhiễm vi khuẩn không đa<br />
kháng thuốc 6,68 lần, sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p = 0,001.<br />
<br />
Tuổi<br />
Nhóm tuổi từ 80–90 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(50%), kế đến là nhóm tuổi từ 79 – 79 tuổi<br />
(24,5%), tiếp theo là nhóm tuổi 60 – 69 tuổi<br />
(14,3%), có 11 bệnh nhân từ 90 tuổi trở lên, chiếm<br />
tỷ lệ 11,2%. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br />
không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong ở các<br />
nhóm tuổi, với p = 0,815.<br />
Thở máy<br />
Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân thở máy<br />
cao hơn nhóm bệnh nhân không thở máy 6,11<br />
lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =<br />
0,001.<br />
Sử dụng kháng sinh không phù hợp<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tử<br />
vong ở nhóm bệnh nhân sử dụng kháng sinh<br />
không phù hợp cao hơn nhóm bệnh nhân sử<br />
dụng kháng sinh phù hợp 3,24 lần, sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Tỷ lệ sử dụng<br />
kháng sinh ban đầu không phù hợp trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 64,3%, tương tự tác<br />
giả Trần Văn Ngọc (58,8%)(6) và thấp hơn tác giả<br />
Lê Thị Kim Nhung (78,6%)(5) nhưng cao hơn tác<br />
giả Lê Bảo Huy (30,8%)(4) điều này có thể là do<br />
tác giả Lê Bảo Huy nghiên cứu trên đối tượng<br />
bệnh nhân thở máy tại khoa hồi sức nên có thể<br />
biết được tần suất lưu hành của các tác nhân gây<br />
bệnh và tỷ lệ đa kháng thuốc của các tác nhân<br />
đó. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ vi<br />
khuẩn đa kháng thuốc cao (74,5%) nên việc sử<br />
dụng kháng sinh ban đầu phù hợp là tương đối<br />
khó khăn. Thông tin về kháng sinh và sự đề<br />
kháng tại chỗ giúp chọn lựa kháng sinh ban đầu<br />
đúng. Ở các nước và các khu vực trên thế giới có<br />
những đặc điểm dữ liệu vi sinh khác nhau, thậm<br />
chí ngay trong cùng một bệnh viện tỷ lệ đề<br />
kháng kháng sinh cũng khác nhau giữa các<br />
khoa, khoa hồi sức thường có tỷ lệ đề kháng cao<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
161<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
hơn các khoa thông thường khác và kể cả ngay<br />
cùng một khoa thì tỷ lệ đề kháng cũng khác<br />
nhau theo từng năm. Vì thế, khi biết được thông<br />
tin về dịch tễ học của bệnh nhân cũng giúp chọn<br />
lựa kháng sinh ban đầu phù hợp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Qua nghiên cứu của chúng tôi, kết quả điều<br />
trị như sau: 45,9% bệnh nhân điều trị thành<br />
công, tỷ lệ tử vong 41,8%. Chúng tôi nhận thấy<br />
các yếu tố tiên lượng nặng, làm tăng tỷ lệ tử<br />
vong đó là: thở máy (RR = 6,11, p = 0,001), nhiễm<br />
vi khuẩn đa kháng thuốc (RR = 6,68, p = 0,001),<br />
sử dụng kháng sinh không phù hợp (RR = 3,24, p<br />
= 0,001).<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
162<br />
<br />
American Thoracic Society; Infectious Diseases Society of<br />
America (2005). “Guidelines for the management of adults<br />
with hospital-acquired, ventilator-associated, and healthcareassociated pneumonia”.Am J Respir Crit Care Med. Feb<br />
15;171(4): 388-416.<br />
Cao Xuân Minh (2009). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và<br />
mối liên quan giữa kiểu gen và tính kháng thuốc của vi khuẩn<br />
Acinetobacter baumannii trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy". Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y dược<br />
TPHCM.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Dizbay M, Tunccan OG, Sezer BE, Hizel K. (2010).<br />
"Nosocomial imipenem-resistant Acinetobacter baumannii<br />
infections: epidemiology and risk factors". Scand J Infect Dis.<br />
42(10), 741-6.<br />
Lê Bảo Huy (2008). "Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng viêm<br />
phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện<br />
Thống Nhất". Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại Học Y dược<br />
Tp.HCM.<br />
Lê Thị Kim Nhung. (2007). "Nghiên cứu viêm phổi mắc phải<br />
trên người có tuổi". Luận án tiến sỹ y khoa. Đại học Y dược<br />
TPHCM<br />
Trần Văn Ngọc (2012). "Điều trị viêm phổi bệnh viện và viêm<br />
phổi kết hợp thở máy do Acinetobacter baumannii". Y học TP.<br />
HCM. 16, 1-5.<br />
Vũ Quỳnh Nga (2011). "Đặc điểm lâm sàng của nhiễm A.<br />
baumannii ở bệnh nhân viêm phổi thở máy". Luận văn thạc<br />
sỹ y hoc. Đại học Y dược Tp. HCM.<br />
Werarak P, Kiratisin P, Thamlikitkul V. (1010). “Hospitalacquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia in<br />
adults at Siriraj Hospital: etiology, clinical outcomes, and<br />
impact of antimicrobial resistance”. J Med Assoc Thai. Jan;93<br />
Suppl 1:S126-38.<br />
Ya-Sung Yang, et al. (2013). "Acinetobacter baumannii<br />
nosocomial pneumonia: is the outcome more favorable in<br />
non-ventilated than ventilated patients?". BMC Infect Dis. 13,<br />
142.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
11-04-2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
20-04-2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
20-05-2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />