Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam
lượt xem 86
download
Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam ngành kinh doanh hấp dẫn Thời gian qua, hình thức nhượng quyền kinh doanh thương hiệu (franchise) đã gây sự chú ý trong giới doanh nghiệp Việt Nam với sự thành công bước đầu của các công ty Cà phê Trung Nguyên, Kinh Đô Bakery, Phở 24... Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 70 thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước thực hiện franchise tại Việt Nam. Qua đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng cho franchise phát triển. Những người tiên phong Đầu tháng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam
- Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam ngành kinh doanh hấp dẫn Thời gian qua, hình thức nhượng quyền kinh doanh thương hiệu (franchise) đã gây sự chú ý trong giới doanh nghiệp Việt Nam với sự thành công bước đầu của các công ty Cà phê Trung Nguyên, Kinh Đô Bakery, Phở 24... Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 70 thương hiệu cả trong lẫn ngo ài nước thực hiện franchise tại Việt Nam. Qua đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng cho franchise phát triển. Những người tiên phong Đầu tháng 4-2005, Công ty Kinh Đô Bakery vừa khánh thành thêm một cửa hàng trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình. Điều khiến giới kinh doanh chú ý là mặc dù cửa hàng bánh này giống các cửa hàng đã có của Kinh Đô Bakery nhưng chủ nhân lại không phải là Kinh Đô. Đó là cửa hàng kinh doanh theo hình thức franchise. Theo đó, đối tác của Kinh Đô bỏ vốn đầu tư mở cửa hàng dưới sự hỗ trợ và kiểm duyệt của Kinh Đô, được Kinh Đô chuyển giao mô hình kinh doanh,
- công nghệ sản xuất bánh, bí quyết kinh doanh... Giữa tháng 8 vừa rồi, Kinh Đô lại tiếp tục khai trương thêm 2 cửa hàng Kinh Đô Bakery nữa tại TPHCM theo hình thức franchise, nâng tổng số lên 3 cửa hàng franchise trong vòng 4 tháng qua. Theo lãnh đạo Công ty Kinh Đô Bakery, đây là bước đầu trong chiến lược phát triển 100 cửa hàng franchise của Kinh Đô Bakery trong vòng 3 năm tới ở trong và ngoài nước. Trước Kinh Đô Bakery, Công ty Cà phê Trung Nguyên được đánh giá là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thực hiện franchise khá thành công. Hiện đã có trên 1.000 quán cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên ở V iệt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Singapore... và sắp tới là Mỹ, Đức, Úc... Sau Trung Nguyên không lâu, Phở 24 của Nam An Group cũng nhảy vào lĩnh vực franchise. Chỉ trong vòng 2 năm (2004-2005), Nam An G roup cho ra đời 13 tiệm Phở 24 theo mô hình franchise ở trong nước và Indonesia. Theo ông Lý Quý Trung, Giám đốc điều hành Nam An Group, đó là phương thức để Phở 24 quảng bá thương hiệu nhanh nhất. Dự kiến đến cuối năm 2005, Nam An Group sẽ ký hợp đồng với các đối tác khác để mở thêm 8 tiệm Phở 24 theo hình thức franchise tại các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài. Trên đây là 3 trong số những doanh nghiệp Việt Nam đã nhảy vào lĩnh vực franchise được chú ý nhiều trong thời gian qua. Thực tế, một số doanh
- nghiệp Việt Nam đã và đang âm thầm thực hiện hình thức kinh doanh này. Chẳng hạn, tháng 8-2002, thương hiệu lụa tơ tằm AQ Silk đ ã chuyển nhượng thành công nhãn hiệu của mình tại Mỹ; Công ty TNHH Thế Giới Di Động đã tiến hành franchise siêu thị Thế giới di động ở H à N ội hồi đầu năm 2005... Chi phí thấp, hiệu quả cao Qua phân tích của các chuyên gia tư vấn franchise của Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA), nếu chỉ đ ơn giản muốn kiếm lợi nhuận thì hình thức franchise là lựa chọn thích hợp. Đối với những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng, thực hiện franchise sẽ thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng với lợi nhuận hợp lý, tăng khả năng khai thác thị trường mới, còn người mua quyền thương hiệu sẽ đ ược tiếp nhận những ưu thế như: hệ thống kinh doanh đã được kiểm nghiệm, tên tuổi thương hiệu đã được thiết lập sẵn, đ ã được công chúng chấp nhận và có thể tiếp cận với sự quản lý, hỗ trợ... của nhà nhượng quyền nên chi phí thấp, khả năng thành công cao. Theo nhận định chung của các nhà kinh doanh tại TPHCM, ngay như các thương hiệu mạnh trong nước, chi phí nhận franchise cũng không quá cao. Theo Công ty Kinh Đô Bakery, tiêu chí để công ty chấp nhận đối tác mở franchise Kinh Đô Bakery không đơn thuần là kinh phí mà phải có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; có hoặc thuê được mặt bằng tốt và vốn đầu tư trung bình từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
- Còn để tham gia hệ thống nhượng quyền Phở 24 của Nam An Group thì bên cạnh khoản đầu tư bình quân khoảng 50.000 USD - 60.000USD, đối tác phải trả phí hàng tháng. Với mong muốn xây dựng một thương hiệu mạnh, Công ty TNHH Thế Giới Di Động cũng đ ưa ra tiêu chí cho đối tác franchise: có địa điểm phù hợp, có vốn đầu tư cho cửa hàng ban đ ầu khoảng 500 triệu đồng trở lên; hàng tháng phải trả phí franchise... Tại hội thảo về franchise do Công ty Quản lý Quỹ quốc tế VinaCapital Group và nhóm G18 (đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân hàng đ ầu phía Nam, Việt Nam) tổ chức giữa tháng 6 vừa qua tại TPHCM, các chuyên gia franchise hàng đầu của Mỹ và Việt Nam cũng nhận định, so với mặt bằng chung của thế giới, chi phí franchise ở Việt Nam khá hợp lý. Trong khi đó, theo thống kê của các chuyên gia, chi phí franchise ở Mỹ có thể lên đến hàng trăm ngàn USD, thậm chí hàng triệu USD khi mua lại quyền kinh doanh các thương hiệu mạnh hoặc đơn thuần như khách sạn, khu nghỉ d ưỡng. Ngoài ra phải trả phí thường xuyên khoảng 5%-15% trên tổng số lợi nhuận có được. Điều mà các chuyên gia đánh giá tốt về franchise ở Việt Nam không chỉ là chi phí thấp mà là khả năng thành công cao. Bằng chứng là qua thống kê cho thấy, hơn 90% quán cà phê Trung Nguyên franchise và 100% cửa hàng Kinh Đô Bakery, Phở 24 franchise đều bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Việt Nam - Thị trường tiềm năng cho franchise
- Từ đầu năm 2005 đến nay, tính sơ bộ đ ã có hơn 10 cửa hàng franchise của doanh nghiệp Việt Nam ra đời trong nước và nước ngoài. Qua đó cho thấy, một số doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng hình thức franchise để làm đòn bẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Với những doanh nghiệp đang có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp thì franchise là một bước đi phù hợp. Franchise sẽ giúp các doanh nghiệp xâm nhập một cách gián tiếp vào những thị trường lớn ở nước ngoài với chi phí thấp, khả năng bành trướng thương hiệu nhanh. Các mặt hàng truyền thống Việt Nam như thủ công mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm... là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình franchise. Không chỉ doanh nghiệp trong nước, những năm qua, các công ty, tập đo àn nước ngo ài cũng đ ã nhảy vào thị trường Việt Nam qua franchise. Đáng chú ý nhất là các thương hiệu như: gà rán KFC (Kentucky Fried Chicken), trà Dilmah, thức ăn nhanh Lotteria, Jollibee... KFC đã có tới hàng chục cửa hiệu tại TPHCM, Hà Nội; trà Dilmah cũng vậy và Lotteria thì đang tăng cường mở rộng với kế hoạch trong năm 2005 này cho ra đời thêm 3-5 cửa hiệu tại TPHCM. TapioCup, một thương hiệu trà của Mỹ mới xuất hiện ở Việt Nam, qua hình thức franchise cũng có “tham vọng” phát triển thương hiệu tại TPHCM bằng việc thiết lập cửa hàng tại các cao ốc thương mại trong thời gian tới.
- Qua phân tích của các chuyên gia franchise, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng cho franchise và chắc chắn sẽ có hiệu quả cao khi đầu tư vào thị trường này. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân 7,5% hàng năm, dân số đông, môi trường kinh doanh đang được cải thiện, sắp trở thành thành viên WTO... là những điều kiện lý tưởng để phát triển franchise ở Việt Nam. Tại hội thảo về franchise tại TPHCM vừa qua, nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đã giới thiệu cho giới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam tham khảo hình thức franchise trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, một số tập đoàn mong muốn tìm đối tác franchise tại Việt Nam như tập đoàn giáo dục Crestra (Đức) giới thiệu franchise hệ thống trường mẫu giáo; Da Vinci Group (Mỹ) giới thiệu nhãn hiệu kinh doanh đồ nội thất, đồ trang sức và thời trang; tập đoàn Psta Fresca Da Salvatore giới thiệu kinh doanh thực phẩm truyền thống Ý... TƯỜNG LÂM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trung Nguyên Lời cảnh báo từ một thương hiệu nổi tiếng
3 p | 651 | 361
-
Franchise - Bí quyết thành công cho thương hiệu Việt Nam
7 p | 352 | 103
-
Lời cảnh báo từ một thương hiệu nổi tiếng
5 p | 185 | 64
-
Nhượng quyền thương mại: Thủ tục và trình tự đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
8 p | 194 | 42
-
Thực trạng mô hình nhượng quyền ở Việt Nam
12 p | 179 | 35
-
Nhượng quyền thương hiệu cũng cần phải sáng tạo
5 p | 143 | 28
-
Nhượng quyền thương mại - vừa làm vừa lo
4 p | 117 | 21
-
Nhượng quyền thương hiệu - con đường phía trước
4 p | 119 | 20
-
Việt Nam đang tăng tốc franchise
5 p | 79 | 20
-
Hỏi & Đáp Nhượng quyền thương mại
3 p | 119 | 18
-
Chọn mô hình nhượng quyền khả thi
5 p | 126 | 16
-
Nhượng quyền Thương mại - Một số lưu ý cho các nhà nhận quyền
8 p | 101 | 14
-
Như thế nào là một doanh nghiệp có thể nhượng quyền?
3 p | 116 | 14
-
Nhượng quyền thương hiệu: Người trong muốn ra, kẻ ngoài muốn vào
3 p | 82 | 11
-
Những lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu hot nhất 2009
5 p | 95 | 10
-
Nhượng quyền thương hiệu còn đi đường vòng
4 p | 83 | 9
-
Xây dựng thương hiệu phải từ chủ doanh nghiệp.Thời gian gần đây, thị
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn