Nội dung ôn tập cuối năm môn Vật lý 10 cơ bản
lượt xem 22
download
I. Lí thuyết. 1. Viết công thức tính vận tốc, quãng đường và phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập cuối năm môn Vật lý 10 cơ bản
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Năm học 2010 - 2011 Vật lí 10 cơ bản NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI NĂM ----0O0---- Chương I: Động học chất điểm ( Học sinh phải giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức.) I. Lí thuyết. 1. Viết công thức tính vận tốc, quãng đường và phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều. 2. Viết công thức tính vận tốc, gia tốc, quãng đường và phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động biến đổi đều. Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường. 3. Viết công thức tính vận tốc, quãng đường của vật rơi tự do.. Viết công thức liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc, công thức tính gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều. 4. Viết công thức cộng vận tốc. II. Bài tập. 1.1 Quãng đường AB dài 120 km, Một ô tô xuất phát từ A lúc 6h với vận tốc không đổi và tới B lúc 8h30. Tính vận tốc của xe. 1.2 Một ô tô đang chạy với vận tốc 36km/h trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh. Khi ô tô dừng lại hẳn thì thì nó đã đi được 100 m. Tính gia tốc của ô tô. 1.3 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. 1.4 Một ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h thì bắt đầu xuống dốc. Do bị mất phanh nên ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m.Tính vận tốc của ô tô ở chân dốc. 1.5 Một người ngồi trên ghế một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ ngồi đến trục quay là 3 m. Tính vận tốc dài và gia tốc hướng tâm của người đó. 1.6 Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h, biết vận tốc nước chảy so với bờ là 1,5 km/h. Tìm vận tốc của bờ so với bờ sông. Chương II: Động lực học chất điểm I. Lý thuyết 1. Nêu quy tắc tổng hợp và phân tích lực. 2. Phát biểu nội dung 3 định luật Niu-tơn và viết các công thức của định luật. 3. Viết công thức tính lực hấp dẫn và gia tốc trọng trường. 4. Nêu các đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo, phat biểu nội dung định luậtviết công thức tính lực đàn hồi của lò xo. 5. Phân biệt lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn. Viết công thức tính lực ma sát trượt. 6. Nêu định nghĩa lực hướng tâm, Viết công thức tính lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều. 7. Bài toán về chuyển động ném ngang. II. Bài tập. 2.1 Một lực không đổi tác dụng vào 1 vật có khối lượng 1,5 kg làm vận tốc của vật tăng từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Tính lực tác dụng vào vật. 2.2 Một quả bóng khối lượng 0,5 kg nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ là bao nhiêu?
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 2.3 Người ta đẩy một cái thùng khối lượng 55 kg theo phương ngang với một lực 220 N làm thùng chuyển động theo phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng ngang là 0,35. Tính gia tốc của thùng, lấy g = 10 m/s2. 2.4 Một hộp gỗ khối lượng 400 g, nằm yên trên mặt sàn, người ta truyền cho nó một vận tốc đầu 3,5 m/s. Biết hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn là 0,3. Tính quãng đường mà hộp đi được. 2.5 Một ô tô khối lương 2,5 tấn đi qua một cầu vượt với tốc độ không đổi là 54 km/h. Cầu vượt có dạng một cung tròn bán kính 100 m. Tính áp lực của ô tô lên cầu tại điểm cao nhất của cầu. Lấy g = 10 m/s2. Chương IV: Các định luật bảo toàn I. Lí thuyết 1. Nêu định nghĩa, công thức, đơn vị của động lượng?công thức tính độ biến thiên động lượng? Động lượng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? 2. Hệ cô lập là gi? Phát biểu nội dung, viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng? 3. Viết công thức , đơn vị của công và công suất? Khi nào công được gọi là công cản, công phát động? Khi nào lực không sinh công? 4. Nêu định nghĩa, công thức tính động năng của một vật, viết công thức tính độ biến thiên động năng của một vật? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? 5. Nêu định nghĩa, công thức tính thế năng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi hoặc trọng lực , viết công thức tính độ biến thiên thế năng của vật trong hai trường hợp này? Thế năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? 6. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn, định luật biến thiên cơ năng? II. Bài tập - bài tập đã giao và các bài tập sau: 4.1 Một vật khối lượng m đang chuyển động ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật nhập làm một, Tính vận tốc của 2 vật sau va chạm. Bỏ qua ma sát. 4.2 Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 1,5 kg và m2 = 4 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. tính động lượng của hệ( phương, chiều, độ lớn) khi: a. Hai vật chuyển động ngược chiều b. Hai vật chuyển động cung chiều. 4.3 Một vật có khối lượng 2 kg thả rơi tự do từ độ cao 20m xuống mặt đất. Độ biến thiên động lượng của vật trước khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. 4.4 Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 10 tấn đang bay với vận tốc 200 m/s đối với trái đất thì phụt ra phía sau khối khí có khối lượng 20 tấn với vận tốc 500 m/s. Tính vận tốc của tên lửa ngay sau khi phụt khí. 4.5 Một xe tải có khối lượng 4 T chạy với vận tốc 36 km/h. Nếu xe dừng lại 5s sau khi đạp phanh thì lực hãm phanh phải bằng bao nhiêu? 4.6 Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi bằng 50 m/s. Công suất của đầu máy là 1,5. 104kW. Tính công của lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa? 4.7 Một vận động viên đẩy tạ đẩy một quả tạ nặng 2 kg dưới một góc nào đó so với phương nằm ngang. Quả tạ rời khỏi tay vận động viên ở độ cao 2m so với mặt đất. Tính công của trọng lực thực hiện được kể từ khi quả tạ rời khỏi tay vận động viên cho đến lúc rơi xuống đất (Lấy g = 10 m/s2)? 4.8 Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị dãn ra 2 cm. Tính công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm?( làm theo 2 cách). 4.9 Một viên bi khối lượng 1kg được thả rơi từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 20cm. a) Tìm vận tốc của viên bi ở chân dốc. Biết rằng lực ma sát trên dốc không đáng kể.
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. b) Khi đến chân dốc, bi tiếp tục chuyển động trên mặt ngang được 1m nữa rồi dừng lại. Tìm lực ma sát trên mặt ngang tác dụng vào viên bi? Lấy g = 10 m/s2. 4.10 Một vật có khối lượng 1kg được thả rơi từ độ cao 20m. a. Tính thế năng của vật lúc bắt đầu thả. Suy ra cơ năng của vật. b. Tính thế năng của vật ở độ cao 10m. Suy ra động năng của vật tại đây? c. Tính động năng của vật khi chạm đất. Suy ra vận tốc của vật khi chạm đất? 4.11 Một máy cẩu nâng đều một vật m = 3 tấn lên cao 10m trong 10s. Lấy g = 10m/s2. a. Tính công thực hiện được của máy cẩu. b. Tính công suất của máy cẩu. 4.12 Một ô tô lên một con dốc dài 15 m, biết lực phát động của động cơ ô tô là 15000 N. a. Tính công phát động của ô tô. b. Nếu ô tô hãm phanh bằng một lực 5000 N thì công hãm của ô tô la bao nhiêu. 4.13 Một viên đá nặng 100g được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 10m/s từ mặt đất. a. Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt tới? b. Ở độ cao nào thì thế năng của viên đá bằng 2 lần động năng của nó? Chương V: Chất khí. I. Lí thuyết. 1. Nêu nội dung chính về cấu tạo chất. Đặc điểm của các thể rắn lỏng khí. 2. Nêu nội dung thuyết động học phân tử của chất khí, định nghĩa khí lí tưởng. 3. Phát biểu và viết biểu thức của các định luật đối với chất khí. Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng. 4. Nêu định nghĩa, đặc điểm của các đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp. Vẽ đồ thị của chúng trong các hệ tọa độ (P,V), (P,T), (V,T) II. Bài tập - bài tập đã giao và các bài tập sau: 5.1 Một lượng khí có thể tích 7m3 ở nhiệt độ 180C và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Khi đó thể tích của lượng khí này là bao nhiêu? 5.2 Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10lít đến thể tích 4lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? 5.3 Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 250C và dưới áp suất 0,58atm. Khi đèn cháy sáng , áp suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng. Coi dung tích của bóng đèn không đổi. 5.4 Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một lượng khí là 12lít. Tính thể tích lượng khí đó ở 5460C khi áp suất khí không đổi. 5.5 Một gian phòng dài 8m, rộng 6m, cao 4m. Khi nhiệt độ tăng từ 100C lên 300C thì có bao nhiêu lít khí tràn ra khỏi phòng? Coi áp suất khí quyển là không đổi. 5.6 Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 50lít khí ôxi ở áp suất 2atm và nhiệt độ 270C. Hỏi thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn bằng bao nhiêu? 5.7 Một xilanh có pittông có thể di chuyển được. Trong xilanh có một lượng khí ở 270C, chiếm thể tích 10lít ở áp suất 105Pa. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên đến 1,8.105Pa và thể tích là 6lít. Tìm nhiêt độ của khí. Chương VI: Cơ sở của nhiệt động lực học I. Lí thuyết. 1. Định nghĩa nội năng. Trình bày các cách làm thay đổi nội năng của một vật. 2. Phát biểu và viết nội dung của nguyên lí I, nêu quy ước dấu của các đại lượng trong công thức. 3. Phát biểu nội dung nguyên lí II. Nêu cấu tạo của động cơ nhiệt, viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. II. Bài tập. 6.1 Người ta truyền cho khí trong xi lanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J đẩy pít-tông đi lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí. 6.2 Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xi lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pít-tông lên làm thể tích tăng thêm 0,5 m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết áp suất của khí 9coi không đổi) là 8.106 N/m2. 6.3 Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang nhiệt lượng 1,5 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm với một lực có độ lớn là 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí. 6.4 Một chiếc cốc nhôm có khối lượng 100 g, chứa 300 g nước ở nhiệt độ 20oC. Người ta thả vào cốc một chiếc thìa bằng đồng khối lượng 75 g có nhiệt độ 100oC. Tính nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt.Biết nhiệt dung riêng của nhôm, đồng, nước lần lượt là: 880 J/kg.K, 380 J/kg.K, 4190 J/kg.K. Chương VII: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể các chất. I. Lý thuyết. 1. So sánh các đặc điểm giống và khác nhau của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. 2. Biến dạng cơ của vật rắn? phát biểu nội dung định luật Húc, viết công thức tính lực đàn hồi xuất hiện khi vật rắn biến dạng. 3. Trình bày khái niệm, công thức nở dài, nở khối. Nêu ứng dụng của sự nở vì nhiệt của vật rắn. 4. Nêu các đặc điểm lực căng bề mặt của chất lỏng, hiện tượng dính ướt không dính ướt, hiện tượng mao dẫn. Ứng dụng của các hiện tượng này. 5. Nêu KN sự nóng chảy, sự bay hơi, sự sôi và các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình này. Giải thích nguyên nhân gây ra sự bay hơi. Hơi khô, hơi bão hòa là gì? áp suất hơi khô, hơi bão hòa phụ thuộc vào những yếu tố nào? II. Bài tập. 7.1 Vì sao kim cương và than chì cùng được cấu tạo từ nguyên tố cacbon mà tính chất vật lí lại khác nhau? 7.2 Khi đun nóng thiếc, đặc điểm gì chứng tỏ thiếc là chất rắn kiết tinh, không phải là chất rắn vô định hình? 7.3 Vì sao khi thả chiếc kim nằm ngang vào nước thì kim nổi còn thả thẳng đứng thì kim lại chìm? 7.4 Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50 mm và có trọng lượng P = 68.10-3 N được treo vào 1 lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Tính lực để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước, biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3 N/m. 7.5 Một băng kép được cấu tạo bởi 1 lá thép ở trên và một lá đồng ở dưới, khi nhiệt độ tăng băng kép bi uốn cong về phía nào?vì sao? 7.6 Vì sao khi nước chứa trong khay của tủ lạnh bắt đầu đông cứng thì lớp nước trên bề mặt bao giờ cũng đóng băng trước? 7.7 Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 10oC. Độ dài của thanh dầm cầu là bao nhiêu khi nhiệt độ ngoài trời là 40oC? Biết hệ số nở dài của sắt là 12.10-6 K-1. 7.8 Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2 kg ở 20oC tan thành nước và sau đó tiếp tục đun sôi và biến hoàn toàn thanh hơi nước ở 100oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.103 J/(kg.K). Nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/(kg.K). Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. *Chú ý: - Học sinh phải ôn thêm lí thuyết của các chương khác. - Khi làm bài tập chú ý đổi đơn vị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nội dung ôn tập Toán lớp 9
18 p | 682 | 94
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều - Bài ôn tập cuối năm
7 p | 226 | 7
-
Giải bài tập Luyện tập chung ôn tập cuối năm học (tiếp theo 3) SGK Toán 2
4 p | 80 | 5
-
Bài giảng Đại số lớp 6: Ôn tập cuối năm
13 p | 10 | 4
-
Đề ôn tập cuối năm môn Khoa học lớp 5 năm 2022-2023 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc
2 p | 21 | 4
-
Giải bài tập Luyện tập chung ôn tập cuối năm học SGK Toán 2
3 p | 69 | 4
-
Giáo án lớp 4 - Tuần 35 năm 2013
11 p | 96 | 4
-
Nội dung ôn tập cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Như Thanh, Thanh Hóa
4 p | 23 | 3
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2021-2022 - Tuần 16: Ôn tập cuối học kì 1 (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
19 p | 21 | 3
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 - Tuần 35: Tập đọc Ôn tập cuối kì 2 - Tiết 1+2 (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
10 p | 22 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Đình Phùng
7 p | 23 | 3
-
Bài giảng môn Đại số lớp 8: Ôn tập cuối học kì 1
37 p | 32 | 3
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 - Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3 (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
35 p | 17 | 2
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2021-2022 - Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 5+6+7 (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
11 p | 14 | 2
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 - Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 4 (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
13 p | 32 | 2
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2020-2021 - Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1 (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
19 p | 13 | 2
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2021-2022 - Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 1 (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
9 p | 14 | 1
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2020-2021 - Tuần 33: Ôn tập cuối năm – Đọc hiểu, viết (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
13 p | 24 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn