NỘI DUNG ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MÔN CƠ LÝ THUYẾT 1C
lượt xem 169
download
Phần I: TĨNH HỌC VẬT RẮN Chương I: Các khái niệm cơ bản, hệ tiên đề của tĩnh học. Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1.Các khái niệm cơ bản: vật thể, vật rắn cân bằng, lực 2. Các định nghĩa: hệ lực tương đương, hợp lực của hệ lực, hệ lực cân bằng, vật rắn tự do và không tự do, liên kết và phản lực liên kết, mômen của lực đối với một tâm, mômen của lực đối với một trục, ngẫu lực....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NỘI DUNG ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MÔN CƠ LÝ THUYẾT 1C
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa Khoa học cơ bản Độc lập _ Tự do _ Hạnh phúc Bộ môn: Cơ học NỘI DUNG ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MÔN CƠ LÝ THUYẾT 1C Phần I: TĨNH HỌC VẬT RẮN Chương I: Các khái niệm cơ bản, hệ tiên đề của tĩnh học. Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1.Các khái niệm cơ bản: vật thể, vật rắn cân bằng, lực 2. Các định nghĩa: hệ lực tương đương, hợp lực của hệ lực, hệ lực cân bằng, vật rắn tự do và không tự do, liên kết và phản lực liên kết, mômen của lực đối với một tâm, mômen của lực đối với một trục, ngẫu lực. 3. Hệ tiên đề tĩnh học: tiên đề về hai lực cân bằng; tiên đề về thêm , bớt một cặp lực cân bằng; tiên đề hình bình hành lực; tiên đề về lực tác dụng và lực phản tác dụng; tiên đề hoá rắn, tiên đề giải phóng liên kết. 4. Các định lý: định lý trượt lực và các định lý biến đổi tương đương ngẫu lực. Hiểu và biết cách tính : mômen của lực đối với một tâm, mômen của lực đối với một trục, tìm hợp lực của hệ lực đồng qui, biết cách giải phóng liên kết và thay thế các liên kết được giải phóng bằng các thành phần phản lực liên kết tương ứng. Chương II: Hệ lực không gian Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1. Định nghĩa và cách xác định véc tơ chính của hệ lực không gian. 2. Định nghĩa và cách xác định mômen chính của hệ lực không gian đối với một tâm . Định lý biến thiên mômen chính. 3. Biết cách thu gọn hệ lực không gian về một tâm và các kết quả khi thu gọn hệ lực. Các dạng chuẩn của hệ lực không gian. 4. Điều kiện cân bằng và các phương trình cân bằng của hệ lực không gian. 5. Điều kiện cân bằng và các phương trình cân bằng của hệ lực không gian đặc biệt: hệ lực đồng qui, hệ lực song song, hệ lực phẳng, hệ ngẫu lực.
- 6. Các bài toán cơ bản của tĩnh học vật rắn: cân bằng của một vật và hệ vật; Bài toán đòn và vật lật. Hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết hai bài toán cơ bản của tĩnh học : thu gọn hệ lực bất kì về một tâm, tìm điều kiện cân bằng cho một vật hoặc hệ vật. Bài tập: Chương 1,2,3 quyển Bài tập cơ học (tập 1)- GS. TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Chương III: Ma sát Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1. Định nghĩa và phân loại ma sát. 2. Định luật ma sát trượt. 3. Định luật ma sát lăn. Hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức của chương này để giải quyết bài toán tĩnh học khi có ma sát. Bài tập: Chương 4 quyển Bài tập cơ học (tập 1)- GS. TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Phần II: ĐỘNG HỌC Chương I: Động học điểm Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp véctơ. 2. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp tọa độ Đềcác. 3. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp tọa độ tự nhiên. Biết cách vận dụng các kiến thức của chương này để giải quyết bài toán sau: 1- Biết phương trình chuyển động, tìm các đặc trưng chuyển động như: quỹ đạo, vận tốc, gia tốc, tính chất nhanh chậm dần của chuyển động. 2- Biết một số điều kiện của chuyển động, tìm phương trình chuyển động và các đặc trưng chuyển động. 3- Bài toán tổng hợp : trong một bài toán dùng cả hai phương pháp: toạ độ Đề các và toạ độ tự nhiên.
- Bài tập: Chương 6 quyển Bài tập cơ học (tập 1)- GS.TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Chương II: Các chuyển động cơ bản nhất của vật rắn Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1. Định nghĩa và tính chất cơ bản của chuyển động tịnh tiến: 2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định: - Định nghĩa, phương trình chuyển động, các đặc trưng và tính chất cơ bản của vật rắn chuyển động quay quanh trục cố định. - Lập phương trình chuyển động, tìm vận tốc và gia tốc của một điểm bất kì thuộc vật. - Biết một số dạng truyền động đơn giản bằng bánh răng , đai truyền, xích. Vận dụng kiến thức chương này để giải hai bài toán sau: 1- Bài toán một vật: Biết phương trình chuyển động, các yếu tố đặc trưng động học của vật rắn tìm phương trình chuyển động, vận tốc, gia tốc của một điểm bất kì thuộc vật. Biết phương trình chuyển động, vận tốc, gia tốc của các điểm thuộc vật tìm góc quay, vận tốc góc, gia tốc góc của vật. 2- Bài toán truyền động: tìm góc quay, vận tốc góc, gia tốc góc của vật rắn và phương trình chuyển động, vận tốc, gia tốc của một điểm bất kì thuộc vật trong các cơ cấu truyền động. Bài tập: Chương 7 quyển Bài tập cơ học (tập 1)- GS. TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Chương III: Chuyển động song phẳng của vật rắn Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1. Định nghĩa và mô hình khảo sát của vật rắn chuyển động song phẳng. 2.Khảo sát chuyển động của vật rắn: lập phương trình chuyển động, tính vận tốc suy rộng và gia tốc suy rộng của vật. 3. Khảo sát chuyển động của điểm thuộc vật: lập phương trình chuyển động, tìm vận tốc và gia tốc của điểm. Định lý về tâm vận tốc và tâm gia tốc tức thời.
- Trong chương này sinh viên cần hiểu và biết cách xác định tâm vận tốc tức thời, tâm gia tốc tức thời ; biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập có dạng như sau: 1- Lập phương trình chuyển động của vật và của các điểm thuộc vật. 2- Xác định các yếu tố chuyển động. Trường hợp biết vận tốc và gia tốc của một vật A và tâm vận tốc tức thời P của vật, trong đó khoảng cách AP là hàm đã biết của thời gian, đặc biệt AP = const. 3- Xác định các yếu tố chuyển động. Trường hợp biết vận tốc và gia tốc của một điểm A và quỹ đạo của một điểm khác của vật. 4- Các bài toán hỗn hợp. Bài tập: Chương 8 quyển Bài tập cơ học (tập 1)- GS. TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Chương IV: Chuyển động phức hợp Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: 1. Chuyển động phức hợp của điểm: định nghĩa về chuyển động tuyệt đối, chuyển động tương đối và chuyển động theo. Định lý hợp vận tốc.Định lý hợp gia tốc. 2. Chuyển động phức hợp của vật rắn Hiểu và biết vận dụng kiến thức chương này để giải ba loại bài tập sau: 1- Bài toán tìm phương trình chuyển động của điểm. 2- Bài toán tổng hợp chuyển động: Biết các yếu tố động học của chuyển động theo và chuyển động tương đối tìm vận tốc và gia tốc tuyệt đối. 3- Bài toán phân tích chuyển động: Biết các yếu tố động học của một trong hai chuyển động (tuyệt đối hoặc theo) và phương vận tốc, gia tốc của điểm trong hai chuyển động còn lại. Tìm giá trị vận tốc và gia tốc của điểm trong hai chuyển động đó. Bài tập: Chương 10 quyển Bài tập cơ học (tập 1)- GS. TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Phần III: ĐỘNG LỰC HỌC Chương I: Các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề của động lực học Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc:
- 1. Các khái niệm cơ bản: chất điểm , cơ hệ, vật rắn tuyết đối, hệ quy chiếu quán tính, lực. 2. Hệ tiên đề của động lực học: định luật quán tính, định luật cơ bản của động lực học, định luật về lực tác dụng và phản tác dụng, định luật độc lập tác dụng, định luật giải phóng liên kết. Chương II: Phương trình vi phân chuyển động Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc: 1. Các dạng phương trình vi phân chuyển động của chất điểm: dạng vectơ, dạng toạ độ Đềcac, dạng toạ độ tự nhiên. 2. Phương trình vi phân chuyển động của cơ hệ Bài tập: chương 1, sách Bài tập cơ học (tập 2)- GS.TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Cụ thể áp dụng các phương trình vi phân đã viết trên đây để giải quyết hai bài toán cơ bản của động lực học chất điểm: 1- Bài toán thuận: biết chuyển động của chất điểm, tìm lực tác dụng lên nó hoặc một số điều kiện hình học hay động học có liên quan đến lực đó. 2- Bài toán ngược: biết lực tác dụng lên chất điểm và điều kiện ban đầu của chuyển động, tìm quy luật chuyển động của nó. Chương III: Các định lý tổng quát động lực học Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc: 1. Định nghĩa và cách xác định khối tâm của cơ hệ và vật rắn. 2. Định nghĩa: mô men quán tính của cơ hệ đối với một trục, đối với một tâm , mômen quán tính tích, bán kính quán tính. Cách xác định mômen quán tính của một số vật đồng chất. Định lý về mối quan hệ mômen quán tính giữa các trục song song. Định lý về mômen quán tính của vật rắn đối với trục bất kì đi qua gốc toạ độ. 3. Định nghĩa: động lượng, xung lượng của lực. Định lý biến thiên động lượng và các trường hợp bảo toàn. 4. Định lý chuyển động khối tâm của cơ hệ và các trường hợp bảo toàn. 5. Định nghĩa mômen động lượng của chất điểm và cơ hệ đối với một tâm ( hoặc một trục). Định lý mô men động lượng và các trường hợp bảo toàn. 6. Định nghĩa động năng của chất điểm, cơ hệ và vật rắn ( chuyển động tịnh tiến, quay quanh trục cố định, chuyển động song phẳng). Định nghĩa công nguyên tố, công hữu hạn và công suất của lực tác dụng lên chất điểm và vật rắn. Định lý động năng.
- 7. Định nghĩa về trường lực, thế năng của cơ hệ.Định luật bảo toàn cơ năng. Bài tập: chương 2, sách Bài tập cơ học (tập 2)- GS. TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Cụ thể: 1- Sử dụng định lý động lượng và bảo toàn động lượng để giải một số bài toán về xác định chuyển động của vật rắn. 2- Sử dụng định lý chuyển động khối tâm và bảo toàn chuyển động khối tâm để giải các bài toán: o Biết tổng hình chiếu của các ngoại lực tác dụng lên cơ hệ lên một trục bằng không, tìm di chuyển và vận tốc khối tâm của một bộ phận khi biết chuyển động của các bộ phận còn lại của cơ hệ. o Biết chuyển động của các bộ phận cơ hệ, tìm lực tác dụng lên cơ hệ (thường là phản lực liên kết). 3- Sử dụng định lý mômen động lượng và bảo toàn mômen động lượng để giải các bài toán: o Xác định các yếu tố động học (gia tốc hoặc gia tốc góc) của cơ hệ một bậc tự do khi biết tổng mômen các ngoại lực đối với trục quay. o Xác định chuyển động của cơ hệ trong điều kiện bảo toàn mômen động lượng đối với một tâm hay đối với một trục cố định. o Khảo sát chuyển động quay của một vật rắn quanh một tâm cố định hoặc một trục cố định. 4- Sử dụng định lý động năng và định luật bảo toàn cơ năng để giải các bài toán về chuyển động của cơ hệ một bậc tự do. Các bài toán thường gặp: o Xác định công suất khi biết chuyển động của cơ hệ Xác định chuyển động của cơ hệ khi biết đặc trưng sinh công của hệ lực tác dụng lên cơ hệ. Thông qua bộ môn Thông qua hội đồng khoa học giáo Trưởng bộ môn dục khoa Khoa học cơ bản Chủ tịch TS.Nguyễn Văn Tuấn TS.Nguyễn Văn Tuấn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập trắc nghiệm Kỹ thuật nhiệt - PGS.TS. Hà Mạnh Thư
244 p | 2227 | 501
-
1000 câu hỏi trắc nghiệm lý 12 nâng cao 2010
67 p | 747 | 322
-
Ôn tập độc chất - Cao Thị Thu Thảo
10 p | 697 | 106
-
Đề thi trắc nghiệm Sinh học đại cương: Đề 1 (đề lẻ)
6 p | 1215 | 94
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm: Học phần thủy khí_Môn công nghệ nhiệt-lạnh
69 p | 327 | 87
-
Trắc nghiệm Đa dạng sinh học
11 p | 298 | 49
-
Kỳ thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn thi Hóa học - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Mã đề 132)
5 p | 88 | 7
-
Trắc nghiệm sự tương giao giữa hai đồ thị
4 p | 111 | 6
-
Tuyển chọn 450 bài tập trắc nghiệm Hình học: Phần 2
130 p | 18 | 4
-
Tuyển chọn 450 bài tập trắc nghiệm Giải tích: Phần 2
131 p | 17 | 4
-
80 câu hỏi gợi ý ôn tập thi trắc nghiệm môn học: Môi trường & con người
2 p | 57 | 4
-
Tuyển chọn 11 đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021: Phần 1 - Đặng Việt Đông
91 p | 19 | 4
-
Tổng hợp 20 đề ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10: Phần 2 - Đặng Việt Đông
179 p | 21 | 3
-
Tổng hợp 33 đề ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10: Phần 2 - Đặng Việt Đông
320 p | 19 | 3
-
Tuyển chọn 15 đề ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021: Phần 1 - Đặng Việt Đông
151 p | 13 | 3
-
Tuyển chọn một số đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2021 - GV. Bùi Đình Thông
34 p | 13 | 3
-
Tuyển chọn 11 đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021: Phần 2 - Đặng Việt Đông
101 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn