NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI <br />
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH<br />
<br />
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được trình bày theo hai cách sau:<br />
Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính<br />
Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính.<br />
<br />
Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính<br />
<br />
Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính là nội dung phân tích mà đồ án sử <br />
dụng. Vì vậy, nội dung phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính, không <br />
được nêu chi tiết ở phần này mà đựơc trình bày chi tiết ở phần sau (Chương 2).<br />
<br />
Phân tích khái quát tình hình tài chính<br />
<br />
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên phải so sánh tổng tài <br />
sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm. Qua so sánh, có thể thấy được sự thay đổi quy <br />
mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh <br />
nghiệp. Tuy nhiên, số tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều nguyên nhân <br />
khác nhau, do đó cần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế <br />
toán.<br />
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại tài sản này <br />
được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng cân đối này chỉ mang tính lí <br />
thuyết tức là nguồn vốn chủ sở hữu chủ doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các <br />
hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Thực tế thường xảy ra 1 trong 2 <br />
trường hợp sau:<br />
Trường hợp doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng.<br />
Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên doanh nghiệp phải đi vay <br />
hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.<br />
Qua phân tích các mối quan hệ cân đối, cho thấy số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc <br />
đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và nợ phải trả.<br />
Bên cạnh đó, trong phân tích tổng quát ta còn tính toán và so sánh các chỉ tiêu tỉ suất tài trợ đẻ <br />
thấy được khả năng đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của công ty <br />
(phần này được trình bày trong phân tích kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp). Bên cạnh đó, <br />
về khả năng thanh toán cũng cần được quan tâm chú ý (được trình bày ở phần nhu cầu và <br />
khả năng thanh toán)<br />
<br />
Phân tích chi tiết tình hình tài chính<br />
<br />
Trong phân tích chi tiết tình hình tài chính ta đi phân tích tình hình phân bổ vốn, xem xét doanh <br />
nghiệp đã phân bổ vốn hợp lí và phát huy hiệu quả chưa? Để phân tích, ta tiến hành xác định <br />
tỉ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu kì và cuối kì và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa <br />
đầu kì và cuối kì nhằm tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch này. Qua so sánh ta thấy được <br />
sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỉ trọng của từng loại vốn. Để có thể thấy được tình <br />
hình thay đổi của tài sản là hợp lí hay không cần đi sâu nghiên cứu sự biến động của tài sản. <br />
Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ để tạo tiền đề tăng năng <br />
suất lao động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư tài chính dài hạn được xem <br />
xét thông qua các chỉ tiêu: Tỉ suất đầu tư chung, tỉ suất đầu tư tài sản cố định, tỉ suất đầu tư <br />
tài chính dài hạn. Bên cạnh đó việc phân tích kết cấu nguồn vốn; phân tích tình hình công nợ <br />
và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của vốn; phân tích tình hình <br />
đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phân tích một cách cụ thể và được <br />
trình bày cụ thể trong Chương 2 của đồ án này.<br />
Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính.<br />
Phân tích các tỷ lệ tài chính<br />
<br />
Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính. <br />
Đó là: nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ lệ <br />
về khả năng hoạt động, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lãi. Nhìn chung, mối quan tâm trước <br />
hết của các nhà phân tích tài chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh <br />
không? Liệu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được những khoản nợ đến hạn không? <br />
Nhưng tuỳ theo mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích tài chính chú trọng nhiều hơn <br />
đến nhóm tỷ lệ này hay nhóm tỷ lệ khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan <br />
tâm đến tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn <br />
quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động có lãi và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Họ <br />
cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh <br />
nghiệp đáp ứng nhu cầu chi trả hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ <br />
cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ lệ cân đối vốn vì sự thay <br />
đổi tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.<br />
Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thông tin về từng vấn đề cụ <br />
thể liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người phân tích là phải tìm hiểu mối <br />
liên hệ giữa các nhóm tỷ lệ để từ đó đưa ra kết luận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính <br />
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích nên lưu ý rằng một tỷ lệ tài chính riêng rẽ <br />
thì tự nó không nói lên điều gì. Nó cần phải được so sánh với tỷ lệ ở các năm khác nhau của <br />
chính doanh nghiệp đó và so sánh với tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp hoạt động trong <br />
cùng ngành.<br />
Mỗi nhóm tỷ lệ trên bao gồm nhiều tỷ lệ và trong từng trường hợp các tỷ lệ được lựa chọn <br />
sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích.<br />
Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cả bốn nhóm tỷ lệ thường dùng để phân tích và đánh <br />
giá hoạt động tài chính doanh nghiệp.<br />
Các tỷ lệ về khả năng thanh toán:<br />
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản của mình các doanh <br />
nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay <br />
nợ. Việc vay nợ này được thực hiện với nhiều đối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau. <br />
Cho dù là đối tượng nào đi chăng nữa thì để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay nợ <br />
hay không thì họ đều quan tâm đền khả năng thanh toán của doanh nghiệp.<br />
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải <br />
có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Việc phân tích các tỷ <br />
lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ <br />
tín dụng và bảo toàn được vốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy được <br />
khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục <br />
tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán.<br />
Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm:<br />
Hệ số thanh toán hiện hành<br />
Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động <br />
thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn <br />
kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín <br />
dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác...Cả tài sản lưu động và nợ <br />
ngắn hạn đều có thời hạn nhất định tới một năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước <br />
đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của <br />
các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai <br />
đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó.<br />
Công thức của khả năng thanh toán chung như sau:<br />
<br />
Hệ số thanh toán hiện hành(ngắn hạn) =<br />
<br />
Tài sản lưu động<br />
Nợ ngắn hạn<br />
Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt <br />
và ngược lại. Nêú khả năng thanh toán chung nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng <br />
thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã <br />
đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ <br />
không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi <br />
nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý.<br />
Hệ số thanh toán nhanh:<br />
Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng <br />
nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì <br />
nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu <br />
của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh <br />
nghiệp.<br />
Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. <br />
Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao <br />
gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển <br />
thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán. Do vậy, tỷ lệ khả năng <br />
thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào <br />
việc bán dự trữ (tồn kho).<br />
<br />
Hệ số thanh toán nhanh (thanh toán tức thời) =<br />
<br />
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu<br />
Nợ ngắn hạn<br />
<br />
Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, cũng giống như trương hợp <br />
của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay <br />
xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ <br />
hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.<br />
Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn<br />
Tỷ lệ này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với <br />
phần tài trợ của chủ nợ cho doanh nghiệp. Nó còn được coi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính và có ý <br />
nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của <br />
doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu <br />
chủ sở hữu chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong hoạt động sản <br />
xuất kinh doanh là do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, <br />
các chủ doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, <br />
các khoản vay cũng tạo ra những khoản tiết kiệm nhờ thuế do chi phí cho vốn vay là chi phí <br />
trước thuế.<br />
Những doanh nghiệp có tỷ lệ này thấp phải chịu rủi ro lỗ ít hơn khi nền kinh tế suy thoái <br />
đồng thời có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn so với doanh nghiệp có tỷ lệ này cao trong nền <br />
kinh tế bùng nổ. Hay nói cách khác, những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao có nguy cơ lỗ lớn <br />
nhưng lại có cơ hội nhận được lợi nhuận cao. Tuy lợi nhuận kỳ vọng cao nhưng phần lớn <br />
các nhà đầu tư đều rõ´t so? rủi ro. Vì thế quyết định về sử dụng nợ phải được cân bằng giữa <br />
lợi nhuận và rủi ro.<br />
Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng tự tài trợ về <br />
mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những khó khăn mà doanh <br />
nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.<br />
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản<br />
<br />
Hệ số nợ =<br />
Nợ<br />
<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ đã <br />
góp vốn cho doanh nghiệp. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này <br />
càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. <br />
Trong khi đó, các chủ sở hữu ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và <br />
muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi <br />
vào trạng thái mất khả năng thanh toán. Để đánh giá được việc sử dụng nợ cũng như mức độ <br />
sử dụng nợ của doanh nghiệp người ta tính mức độ đòn bẩy tài chính (Degree of Financial <br />
Leverage DFL) của doanh nghiệp.<br />
Mức độ ảnh hưởng của DFL được xác định như là tỷ lệ thay đổi về doanh lợi vốn chủ sở <br />
hữu phát sinh do sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả.<br />
<br />
DLF =<br />
<br />
Q (P V) F<br />
Q (P V) – F 1<br />
<br />
Trong đó: Q là sản lượng<br />
P là giá bán đơn vị sản phẩm<br />
V là chi phí biến đổi mỗi đơn vị sản phẩm<br />
F là chi phí cố định<br />
I là chi phí lãi vay phải trả<br />
Từ công thức trên ta thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn để trang trải lãi <br />
vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay <br />
đã đủ lớn để trang trải lãi vay phải trả thì chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về sản lượng cũng <br />
mang lại một biến động lớn về doanh lợi vốn chủ sở hữu.<br />
Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi<br />
Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho<br />
lãi tiền vay.<br />
<br />
Khả năng thanh toán lãi vay =<br />
<br />
Lợi nhuận trước thuế và lãi<br />
Lãi tiền vay<br />
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi hàng <br />
năm. Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Cùng <br />
với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấy được tình trạng thanh toán công nợ của <br />
doanh nghiệp tốt hay xấu. Một tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao cộng với khả năng thanh toán lãi <br />
thấp so với mức trung bình của ngành sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc <br />
muốn gia tăng nợ.<br />
Khả năng độc lập về tài chính<br />
<br />
Khả năng độc lập về tài chính =<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
Vốn trung và dài hạn<br />
<br />
Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh <br />
của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệp càng ít chịu rủi ro. Tuy <br />
nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi phí vay nợ và việc tăng vốn cổ phần cổ phần có <br />
thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp.<br />
Tỷ lệ về cơ cấu tài sản<br />
Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp cần phải xem <br />
xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu qủa <br />
kinh tế của đồng vốn. Việc phân tích tình hình phân bổ vốn hay kết cấu tài sản của doanh <br />
nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phù hợp <br />
với đặc điểm loại hình kinh doanh không và sự thay đổi kết cấu tài sản qua từng thời kỳ có <br />
ảnh hưởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
Tỷ lệ về cơ cấu tài sản =<br />
<br />
Tài sản cố định hoặc tài sản lưu <br />
động<br />
<br />
Tổng tài sản<br />
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị <br />
nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của <br />
doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.<br />
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động<br />
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn <br />
của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tư cho các loại tài sản khác nhau <br />
như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc <br />
đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của <br />
từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.<br />
Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong các tỷ lệ này nhằm tính tốc độ quay <br />
vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tài chính ngắn hạn. Các tỷ lệ này cho ta <br />
những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cân bằng tài chính và khả năng thanh khoản của <br />
doanh nghiệp.<br />
Vòng quay tiền<br />
Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc giữ tiền <br />
và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong <br />
kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ <br />
doanh nghiệp có thể dữ trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, <br />
tiền được lưu giữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi. Thứ nhất, điều kiện thiếu <br />
vốn đang phổ biến ở các doanh nghiệp thì việc giữ quá nhiều tiền sẽ gây ứ đọng vốn, hạn <br />
chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm. <br />
Thứ hai, do có giá trị theo thời gian và do chịu tác động của lạm phát, tiền sẽ bị mất giá. Vì <br />
vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòng quay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho <br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
Vòng quay tiền =<br />
<br />
Doanh thu thuần<br />
Tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán<br />
<br />
Vòng quay hàng tồn kho<br />
Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì <br />
vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng vòng quay của <br />
chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục của sản xuất và không <br />
bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được <br />
tiêu thụ.<br />
Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh <br />
doanh của doanh nghiệp, nó được xác định bằng công thức dưới đây.<br />
<br />
Vòng quay hàng tồn kho =<br />
<br />
Doanh thu thuần<br />
Hàng tồn kho<br />
<br />
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán <br />
và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả <br />
năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm <br />
bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi <br />
phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn <br />
kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình <br />
trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung <br />
cấp...<br />
Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm <br />
vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có <br />
nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả <br />
của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của <br />
chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có <br />
đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những <br />
cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá của doanh nghiệp đạt chất lượng <br />
cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho <br />
thấp thì cũng làm cho hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra <br />
tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu.<br />
Kỳ thu tiền bình quân<br />
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh khỏi. <br />
Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường và duy trì thị <br />
trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao <br />
hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng <br />
cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh <br />
nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro. Đó là giá trị hàng hoá lâu được <br />
thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn <br />
doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là <br />
rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp <br />
là phải quan tâm đến kỳ thu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này.<br />
Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị của công thức này là ngày):<br />
<br />
Kỳ thu tiền bình quân =<br />
<br />
Các khoản phải thu<br />
Doanh thu thuần<br />
<br />
x 360<br />
<br />
Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong <br />
thanh toán của doanh nghiệp. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:<br />
Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanh nghiệp có chính <br />
sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh <br />
để phát triển thị trường.<br />
Tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh hướng dễ <br />
dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán chịu cho khách <br />
hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh. Doanh <br />
nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh <br />
tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong <br />
chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho <br />
các doanh nghiệp bán chịu.<br />
Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh nghiệp <br />
để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu <br />
tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính.<br />
Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanh <br />
nghiệp.<br />
Vòng quay vốn lưu động<br />
<br />
Vòng quay vốn lưu động =<br />
Doanh thu thuần<br />
<br />
Vốn lưu động<br />
<br />
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng <br />
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân <br />
chuyển. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho <br />
doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.<br />
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định<br />
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong <br />
kỳ. Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là <br />
bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế.<br />
<br />
Hiệu suất sử dụng tài sản cố <br />
=<br />
định<br />
Doanh thu thuần<br />
<br />
Giá trị còn lại của tài sản cố định<br />
<br />
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản<br />
Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nó cũng thể hiện số <br />
vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ <br />
khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng <br />
quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhận cho doanh nghiệp đồng thời <br />
làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.<br />
<br />
Hiệu suất sử dụng tổng tài <br />
=<br />
sản<br />
<br />
Doanh thu thuần<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
<br />
Các tỷ lệ về khả năng sinh lời<br />
<br />
Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vì thế khác với các tỷ <br />
lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phán ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh <br />
nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và <br />
hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Mục đích chung của các doanh nghiệp là làm sao để <br />
một đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất. Để đánh <br />
giá khả năng sinh lời người ta dùng các chỉ tiêu sau:<br />
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm<br />
<br />
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =<br />
<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
Doanh thu thuần<br />
<br />
Chỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có thể <br />
tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanh thu thuần và chi phí. Nếu doanh thu <br />
thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn <br />
đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết quả là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm thấp. Khi đó, doanh <br />
nghiệp vẫn cần xác định rõ nguyên nhân của tình hình để có giải pháp khắc phục.<br />
Doanh lợi vốn chủ sở hữu<br />
Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả <br />
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết <br />
định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng là mục tiêu <br />
của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi <br />
vốn chủ sở hữu như sau:<br />
<br />
<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
=<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
<br />
Doanh thu thuần<br />
X<br />
<br />
Doanh thu thuần<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
x<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố:<br />
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.<br />
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.<br />
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.<br />
Vì vậy, khi xem xét sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu ta cần phân tích sự thay đổi <br />
của cả ba yếu tố trên để đưa ra những kết luận đúng đắn.<br />
Doanh lợi vốn<br />
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn <br />
đầu tư (ROA). Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi <br />
so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh <br />
với tổng tài sản. Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta thường sử <br />
dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi cho tổng tài <br />
sản.<br />
<br />
Doanh lợi vốn =<br />
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay<br />
<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
<br />
Phân tích các hoạt động tài chính<br />
<br />
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn<br />
Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng nguồn vốn và sử dụng <br />
vốn (bảng tài trợ). Nó giúp các nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và mục đích <br />
sử dụng các nguồn vốn.<br />
Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi <br />
của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo <br />
số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán.<br />
Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân <br />
đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột sử dụng vốn và <br />
nguồn vốn theo nguyên tắc:<br />
Sử dụng vốn: tăng tài sản hoặc giảm vốn.<br />
Nguồn vốn: giảm tài sản hoặc tăng vốn.<br />
Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phân tích tình hình <br />
tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn <br />
vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó. Từ đó có giải pháp khai thác <br />
các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.<br />
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
Vốn lưu động thường xuyên<br />
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm tài sản lưu <br />
động và tài sản cố định. Để hình thành hai nguồn tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương <br />
ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.<br />
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới <br />
một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung <br />
cấp và nợ ngắn hạn phải trả khác.<br />
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, nó <br />
có thời hạn trên một năm và bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung hạn và <br />
dài hạn.<br />
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định (TSCĐ), phần dư <br />
của nguồn vốn dài hạn được đầu tư để hình thành tài sản lưu động (TSLĐ). Chênh lệch giữa <br />
nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định hay giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi là <br />
vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của <br />
vốn lưu động thường xuyên.<br />
VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn TSCĐ = TSLĐ Nợ ngắn hạn<br />
Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:<br />
Vốn lưu động thường xuyên > 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản cố định, phần <br />
dư thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời, tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn <br />
nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.<br />
Vốn lưu động thường xuyên = 0, có nghĩa nguồn vốn dài hạn vừa đủ tài trợ cho tài sản cố <br />
định và tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính <br />
như vậy là lành mạnh.<br />
Vốn lưu động thường xuyên 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ <br />
ngắn hạn. Tại đây các sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn <br />
hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để <br />
tài trợ vào phần chênh lệch. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần có biện pháp để giải <br />
phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu từ khách hàng.<br />
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = 0, tức là các nguồn vốn từ bên ngoài vừa đủ để tài <br />
trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp.<br />
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên