Đề bài: Nỗi nhớ da diết và sâu nặng đối với quê hương cách mạng đã dệt nên bức <br />
tranh tứ bình về Việt Bắc đẹp như trong cảnh thần tiên<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Bài thơ Việt Bắc đã được đánh giá là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm <br />
xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có nhiều đoạn <br />
tuyệt đẹp, "không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà nhiều ngọn bút cùng nở <br />
một lúc: bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người". Đoạn thơ đang được bình giảng này là <br />
một đoạn thơ hay, thể hiện khá đặc sắc những nội dung đó.<br />
<br />
Mười dòng thơ này thực chất có thể xem như một bài thơ độc lập để thể hiện nỗi nhớ <br />
của "ta" khi rời Việt Bắc. "Ta về", nhưng lòng ta có bao vấn vương, thương nhớ cảnh <br />
sắc và con người Việt Bắc. Bắt đầu bằng câu hỏi tu từ: "Ta về mình có nhớ ta", Tố Hữu <br />
đã gợi liên tưởng đến câu ca dao rất quen thuộc:<br />
<br />
Mình về có nhớ ta chăng<br />
<br />
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.<br />
<br />
Cách xưng hô mình ta được tác giả học tập từ những áng ca dao xưa. Nhưng đến Tố <br />
Hữu, giữa ta và mình có sự chuyển hóa, khi thì chỉ người ra đi, lúc thì chỉ người ở lại. sự <br />
đắp đổi luân chuyển này góp phần thể hiện tình cảm gắn bó thân thương giữa người ra đi <br />
và người ở lại.<br />
<br />
Cảnh chia tay giữa "mình" và "ta" hiện lên có nỗi lưu luyến, nhớ nhung nhưng hoàn toàn <br />
không mang vẻ sầu bi. Lời thơ chuyển sang thể hiện nôi nhớ của "ta" với cảnh Việt Bắc.<br />
<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Bốn câu thơ đều là câu lục trong cặp lục bát nhưng được chia ra để thể hiện nỗi nhớ <br />
cảnh của "ta". Thiên nhiên Việt Bắc ở mỗi mùa, mỗi thời điểm lại mang vẻ đẹp riêng. <br />
Mùa xuân, đó là "mơ nở trắng rừng", còn mùa hạ, đó là tiếng ve ngân và sắc vàng rực rỡ <br />
của rừng phách. Cảnh ở đây khi thì tươi xanh, mát dịu, lúc lại bừng lên, rực rỡ với "hoa <br />
chuối đỏ tươi" và "rừng phách đổ vàng". Bông hoa chuối đỏ tươi giữa rừng Việt Bắc <br />
đang ngày đông giá, người đi đường bắt gặp bỗng thấy ấm lòng. Câu thơ viết về mùa <br />
đông Việt Bắc mà thấy toàn màu "đỏ tươi" và ánh sáng "nắng ánh dao gài . Thật ấm áp <br />
và sống động, sắc màu và âm thanh của tiếng ve ngân mang đến cho cảnh Việt Bắc một <br />
vẻ quyến rũ riêng. Đứng ở mùa thu hiện tại với "trăng rọi hòa bình", nhà thơ đã có những <br />
hoài niệm về một mùa hạ ở Việt Bắc với ấn tượng mạnh mẽ nhất khi "Ve kêu rừng <br />
phách đổ vàng". "Phách" là loại cây riêng có ở núi rừng Việt Bác, thường nở hoa tháng 6, <br />
tháng 7. Trước lúc nở hoa, rừng cây đồng loạt thay lá, chuyển từ màu xanh sang sắc vàng <br />
chỉ trong vài ngày. Trong câu thơ, chữ "đô" được sử dụng thật đắc địa. Nó nhằm diễn tả <br />
sự chuyển màu đồng loạt, mau lẹ, như ai đổ tràn cốc màu xuống cánh rừng.<br />
<br />
Nói đến "rừng phách đổ vàng" tức là đã thể hiện nét đẹp đặc thù của thiên nhiên Việt <br />
Bắc. Sự hòa điệu của sắc màu và âm thanh được nói đến một cách tự nhiên. Không biết <br />
tiếng ve ngân đã làm cho "rừng phách đổ vàng" hay sắc vàng của rừng phách đã làm dậy <br />
lên những tiếng ve ngân?<br />
<br />
Bút pháp tả cảnh của nhà thơ đã có nhiều đặc sắc, nhưng nỗi nhớ Việt Bắc còn khiến <br />
cho bút tả người, tả tình của nhà thơ độc đáo hơn:<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng<br />
<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.<br />
Đều là những câu thơ tái hiện lại con người Việt Bắc nhưng mỗi câu lại có một nét riêng. <br />
Có khi đó là hình ảnh cụ thể, chi tiết "chuốt từng sợi giang", có khi đó chỉ là dấu ấn khó <br />
phai mờ. Gắn với cảnh Việt Bắc, đó là những con người trong lao động, nhẫn nại, cần cù <br />
"chuốt từng sợi giang". Hình ảnh của những con người ấy lồng lộng giữa khung cảnh núi <br />
rừng nhưng không bị mờ, nhòa đi mà ánh nắng đèo cao kia chỉ làm đẹp thêm cho họ. <br />
Những bàn tay cần mẫn chuốt giang đan nón, "hái măng một mình" cùng với "tiếng hát ân <br />
tình" nơi núi rừng Việt Bắc chính là những gì còn đọng sâu trong tâm trí và tình cảm của <br />
"ta" để khi "ta về", "ta" sẽ nhớ mãi "những hoa cùng người". Cảnh ấy và người ấy, nằm <br />
trong sự gắn bó, cứ nhớ cảnh lại nhớ người, nhớ người lại nhớ cảnh. Cấu trúc thơ lục <br />
bát được tác giả sử dụng trong dụng ý không thể tách rời cảnh và người. Cứ nhớ đến <br />
"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" lại hiện lên trong tâm khảm ánh dao gài thắt lưng của <br />
người đi rừng làm nương... Những điệp từ "nhớ" lặp đi lặp lại nhiều lần càng làm nổi rõ <br />
hơn tình cảm của "ta" khi rời Việt Bắc. Người ở lại đã cất lên tiếng hát "ân tình thủy <br />
chung" nhưng cũng là nói hộ nỗi lòng của người đi với bao nhiêu ân tình. "Ta" hẳn phải <br />
có một tình cảm yêu thương sâu sắc với cảnh và người Việt Bắc thì mới có được những <br />
dòng thơ mang nét đẹp và nhiều cảm xúc đen như thế.<br />
<br />
Sử dụng thể thơ lục bát, mỗi câu lục bát lại nhằm diễn tả một mùa, đoạn thơ có một cấu <br />
trúc cân đối, hài hòa, trôi chảy. Chính điều này góp phần tạo nên âm điệu ngọt ngào như <br />
khúc hát ru quen thuộc, như rót vào lòng bạn đọc. Đoạn thơ mười câu thể hiện nỗi niềm <br />
nhớ cảnh, nhớ người Việt Bắc. Qua nỗi nhớ ấy, ta thấy tình cảm cách mạng và tình cảm <br />
dân tộc đã quyện hòa. vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc dung dị hiền hòa gắn bó với những <br />
con người lao động đẹp đẽ, sáng trong. Tình cảm giữa "ta" và "mình" rồi đây sẽ xa cách <br />
nhưng mãi mãi vẫn là ân tình, thủy chung.<br />
<br />
<br />