Tấm lòng của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
lượt xem 6
download
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được xem là một trong những phân đoạn xuất sắc nhất của tác phẩm, nổi bật lên nỗi đau của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, với sự lẻ loi cô đơn, nỗi niềm nhớ mong da diết cùng những ước mơ, khát khao hạnh phúc. Và điểm đặc biệt ở đoạn trích, chính là khi ta chiếu sâu hơn vào ngòi bút của cả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, hiện ra đâu đó sự đồng cảm, xót thương song song với những tư tưởng nhân đạo cùng tấm lòng trắc ẩn của cả hai nhà thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tấm lòng của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Tấm lòng Đăng Trần Côn của và Đoàn Thị Điểm qua đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” 1. Mở bai : ̀ “Chinh phụ ngâm”, một trong những áng thơ lấy từ đề tài chiến tranh do Đặng Trần Côn sáng tác đã hoạ lên cuộc tiễn biệt thấm đẫm tâm trạng, chua xót giữa người chinh phụ và người chinh phu. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được xem là một trong những phân đoạn xuất sắc nhất của tác phẩm, nổi bật lên nỗi đau của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, với sự lẻ loi cô đơn, nỗi niềm nhớ mong da diết cùng những ước mơ, khát khao hạnh phúc. Và điểm đặc biệt ở đoạn trích, chính là khi ta chiếu sâu hơn vào ngòi bút của cả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, hiện ra đâu đó sự đồng cảm, xót thương song song với những tư tưởng nhân đạo cùng tấm lòng trắc ẩn của cả hai nhà thơ. 2. Thân bai : ̀ Tác giả: Đặng Trần Côn + Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ. Dịch giả: Đoàn Thị Điểm + Được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất. Tác phẩm: Chinh phu ngâm ̣ ̀ ̉ Hoan canh sang tac : ́ ́ + Được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. + Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê Mạc đánh nhau đến Trịnh Nguyễn phân tranh. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy.
- ̣ ược sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch + Nhân đ sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn nội dung và nghệ thuật của nguyên tác. Nội dung: + Phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người, điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây. + Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. b. Tâm long cua tac gia qua viêc miêu ta nôi cô đ ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̣ ̉ ̃ ơn cua ng ̉ ươi chinh phu ̀ ̣ Nỗi cô đơn, buồn khổ của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm bắt nguồn từ bi kịch mà nàng phải chịu đựng. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cuốn người chồng của nàng vào vòng chiến trận liên miên. Tình yêu, hạnh phúc bỗng nhiên vuột khỏi tay nàng. Càng xa chồng, nàng càng nhớ thương, càng khao khát hạnh phúc. Nhưng càng khao khát, người chinh phụ càng cảm thấy cô độc, lẻ loi, càng đau đớn, khổ sở. Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ : “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết? Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương.” Đoạn thơ đã mở ra trước mắt người đọc một không gian chật hẹp, nơi thềm hiên vắng lặng, nơi mà người chinh phụ đang cố gắng vượt qua sự cô đơn trống vắng khi người chồng đã đi xa. Bằng cách sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Đặng Trần Côn đã vẽ nên bức tranh tâm trạng đầy xúc động, thể hiện nỗi sầu đau của người chinh phụ cũng như bút pháp tinh tế của ông trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Nỗi niềm trăn trở không yên của nhân vật trữ tình được tác giả phổ vào các hành động miêu tả trạng thái bồn chồn lặp đi lặp lại không dứt: dạo, ngồi, rủ, thác. Các hành động tưởng như vô nghĩa nhưng tất cả lại cùng thể hiện một cách chính xác tâm trạng người chinh phụ. Nàng như đang mong ngóng tin tốt lành về người chồng của mình và hình như càng mong ngóng, càng thất vọng. Đã lâu lắm rồi “thước chẳng mách tin” không có một lá thư, cũng không có người thân qua lại. Gửi nỗi chờ mong vào ngọn đèn nhưng ngọn đèn giữa đêm khuya chỉ khiến lòng nàng thêm cô quạnh.
- => Lời thơ hòa vào tiếng lòng bi ai của nhân vật, trào dâng thành nỗi lòng khôn xiết. Câu hỏi tu từ “Đèn có biết...chẳng biết?” là một lời than thở, là nỗi khắc khoải chờ đợi và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Tâm trạng của người chinh phụ đã chuyển giọng tự nhiên từ lời kể bên ngoài thành lời tự độc thoại nội tâm, da diết, dằn vặt và ngậm ngùi. => Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Đó là cảm giác lúc nào và ở đâu cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trong phòng. Bức chân dung người phụ nữ ấy không chỉ gợi lên qua những bước chân, động tác, cử chỉ, qua gương mặt buồn rầu, qua dáng ngồi bất động trước ngọn đèn khuya mà còn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gian: “Gà eo óc gáy sương năm trống Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên” + Hình ảnh “bóng hòe phất phơ” suốt ngày dài cùng biện pháp lấy động tả tĩnh với sự xuất hiện âm thanh “tiếng gà eo óc suốt” đêm thâu, tác giả Chinh phụ ngâm như muốn tô đậm nỗi cô đơn, triền miên của nhân vật trữ tình => cang tô đâm cang thây măt trai cua chiên tranh phi nghia ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̃ + “eo óc” là âm thanh thưa thớt trong một không gian rộng lớn, hiu quạnh, mang đến cảm giác tang tóc, thương tâm đồng thời bộc lộ sâu sắc nỗi chán chường của chủ thể. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lòng mình nỗi sầu, nỗi đau vô hình ấy. + Từ láy “phất phơ” đã biểu đạt một cách tinh tế dáng điệu võ vàng của người chinh phụ, tâm trạng của một người vợ ngóng chờ từng chút hình ảnh của người chồng. Tâm trạng của nhân vật trữ tình như đang thấm đẫm, lan tỏa cả trong thời gian và xuyên suốt cả thời gian. Thấu hiểu nỗi buồn thương trong lòng người phụ, tác giả đã làm một phép đo, biến thời gian vật lí thành thời gian tâm lí, không gian hiện thực thành không gian cảm xúc bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ: “Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa” Câu thơ theo đúng nguyên tác của Đặng Trần Côn : “Sầu tựa hải Khắc như niên” Chỉ thêm hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” nhưng sự chán chường, mệt mỏi kéo dài vô vọng của người chinh phụ trở nên thật cụ thể, hữu hình và có cả chiều sâu trong đó. Kể từ khi chinh phu ra đi, một ngày trở nên dài lê thê như cả một năm, những mối lo toan, nỗi buồn sầu như đông đặc, tích tụ đè nặng lên tâm hồn người phụ nữ đáng thương ấy. ̣ ̉ khi trong hoan canh t => Đoan Thi Điêm ̀ ̀ ̉ ương tự đa thôi vao trong nguyên tac tâm hôn cua môt ng ̃ ̉ ̀ ́ ̀ ̉ ̣ ười ̣ ơi nh chinh phu v ́ ưng nôi đau day đăc không d ̃ ̃ ̀ ̣ ứt
- Từng ngày, từng giờ, từng phút người chinh phụ vẫn đang chiến đấu với nỗi cô đơn, chiến đấu để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của chính mình: “Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng” Điệp từ “gượng” được điệp đi điệp lại ba lần trong bốn câu thơ tiếp theo đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát của người chinh phụ. + Nàng gượng đốt hương để kiếm tìm sự thanh thản thì lại rơi sâu hơn vào cơn mê man. + Nàng gượng soi gương để chỉnh trang nhan sắc thì lại chỉ thấy những giọt sầu. + Nàng gượng tìm đến với âm nhạc để giải tỏa thì nỗi âu lo về duyên cầm sắt và tình loan phượng lại hiện hình. Nhưng dường như nàng đang mang trong mình quá nhiều những nỗi lo sợ, lo lắng. Bởi thế, người chinh phụ không những không thể giải tỏa được nỗi niềm bản thân mà còn như chìm sâu hơn vào nỗi bi thương xót xa. Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ được đã đặc tả bằng bút pháp trữ tình đa dạng để độc giả có thể cảm nhận được tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình ngay cả khi ngày lên cũng như khi đêm xuống, luôn đồng hanh cùng người chinh phụ cả khi đứng, khi ngồi, lúc ở trong phòng và ngoài phòng và bủa vây khắp không gian xung quanh. Sự cô đơn ấy đã làm hao gầy cả hình dáng, héo úa cả tâm tư và người chinh phụ như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy. Để hiểu sâu sắc bài thơ Nôm này, tất phải phân tích tự khám phá ra cái phần sâu sắc, kín đáo của tác phẩm mà tác giả cũng như dịch giả không muốn trực tiếp nói ra. ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̣ ̉ nỗi nhớ thương chồng ở phương xa cua ng c. Tâm long cua tac gia qua viêc miêu ta ̉ ươi ̀ chinh phụ Nếu như ở 16 câu đầu, người chinh phụ một mình trong căn phòng quạnh vắng với tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nỗi trống trải trong lòng thì đến 8 câu cuối, nỗi nhớ và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi bỗng trào dâng trong lòng và trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết. Mượn gió đông để gửi yêu thương cho chồng. Đó là ước muốn, là khát khao được biết tin tức về chồng mình: “Lòng này gửi gió đông có tiện? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.” + Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, kết hợp với điển cố (non Yên) để diễn tả nỗi nhớ của nhân vật.
- + “Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ. Gió đông là gió mùa xuân. Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió, nhờ gió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi, nguy hiểm, nơi non Yên nghìn trùng. Non yên, một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc, nơi chiến trận đầy gian khổ. Nàng hỏi gió, nhờ gió nhưng “có tiện” hay không? Nàng mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói với người chồng ngoài biên cương. Sự cô đơn trong lòng người chinh phụ ngày càng khắc khoải. Làm sao tới được non Yên, nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”? Cùng với những từ ngữ trang trọng “gửi nghìn vàng, xin” đã giúp người đọc thấy được không gian, nỗi nhớ được mở ra thật mênh mông, vô tận, khắc sâu nỗi cô đơn, hiu quạnh. Thế nhưng hiện thực thật phũ phàng, đau xót: “Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời” Việc sử dụng từ láy “thăm thẳm” đã nói lên được nỗi nhớ da diết của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ấy đè nặng trong lòng, triền miên theo thời gian, “đằng đẵng” không thể nguôi ngoai. Nỗi nhớ ấy được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian “đường lên bằng trời”. Có thể nói, dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách diễn đạt rất sâu sắc cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ấy, tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn điệp ngữ. Cả một trời thương nhớ mênh mông. Nỗi buồn triền miên, dằng dặc vô tận. Có thể nói câu thơ “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời” là một trong những câu thơ hay nhất văn học thời kì trung đại. Chưa khi nào nỗi nhớ chồng được thể hiện một cách da diết, sâu thẳm, mênh mang và cao vời vợi như thế. Tài năng và hơn hết là sự đồng cảm đã giúp người nghệ sĩ sáng tạo một câu thơ tuyệt hay. Nỗi lòng người chinh phụ đã vuột ra khỏi phạm vi tâm trạng của một con người mà cất lên nói thay cho bao người phụ nữ cùng chung số phận như nàng. Những dòng thơ Chinh phụ ngâm đâu chỉ được viết bằng sự đồng cảm? Nó còn được viết bằng nỗi xót thương đến tột cùng của người nghệ sĩ. Viết về nỗi buồn khổ, cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn người chinh phụ cũng chính là cách tác giả thể hiện thái độ đồng tình và ngợi ca của mình đối với niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của nàng. Và đó cũng chính là một biểu hiện trong giá trị nhân đạo của đoạn trích. Sau khi hỏi “gió đông” để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng, cuối cùng đọng lại trong nàng là nỗi đau, sự tủi thân: “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
- + Ý của câu như muốn nói lên sự xa cách nghìn trùng, với biển trời rộng lớn, xa “thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng” của người vợ trẻ. + Nỗi nhớ “đau đáu” trong lòng. Đau đáu nghĩa là áy náy, lo lắng, day dứt khôn nguôi. Có thể nói qua cặp từ láy: ”đằng đẵng” và “đau đáu”, dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn, lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể, tinh tế, sống động. Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương. Ở hai câu cuối, nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh: “Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.” Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên. Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày nọ. Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo. Nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồn nhớ. Âm thanh ấy, cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn, càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ, cô đơn biết bao thương nhớ, lo lắng, buồn rầu. Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa, sự mòn héo của cảnh vật. 8 câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết, nhớ tới thầm đau của người chinh phụ. Nỗi đau được chuyển từ lòng người sang cảnh vật. Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ. Qua đó người đọc cũng cảm nhận được 1 cách sâu sắc niềm thương cảm, thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận. => “Chinh phụ ngâm”, một tác phẩm của Đặng Trần Côn và được dịch bởi Hồng Hà nữ sĩ – Đoàn Thị Điểm, đã cho ta thấy được tấm lòng của họ đối với người phụ nữ cũng như con người xưa trong thời chiến tranh khi ấy : + Đều bộc lộ được khả năng vận dụng nhuần nhuyễn các thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát, tuy nhiên, khác với “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” lại có phần giản lược những suy tưởng triết lí cao siêu và chủ yếu hướng tới cuộc sống đời thường. + Bằng cách miêu tả tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giảnh quyền lực của các vua chúa, Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm đã nói lên được một khát khao về hạnh phúc, đó là niềm mơ ước về một cuộc sống bình dị, về một ngày đoàn tụ với chồng của người chinh phụ. + Thêm đó, hình tượng người phụ nữ cũng hiền hòa, gần gũi hơn với người đọc so với người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc”.
- + Cùng với nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng – Đoàn, đặc biệt là nghệ thuật diễn Nôm đặc sắc của Đoàn Thị Điểm, tâm trạng cô đơn và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được bọc lộ rất rõ, để qua đó, chúng ta có thể thấy được tấm lòng của tác giả: đề cao hạnh phúc gia đình và thể hiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa; song, cũng toát lên được một tư tưởng chủ đạo trong văn chương, tư tưởng đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc rất chính đáng của con người. 3. Kêt bai : ́ ̀ Nói tóm lại, bài thơ nói chung và đoạn trích nói riêng chính là lời tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đã chà đạp lên con người, biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp. Trạng thái tình cảm của người chinh phụ trong khúc ngâm qua sự thấu hiểu của tác giả và dịch giả một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa, mặt khác đã cất lên tiếng nói ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. Cả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm đã thành công trong việc khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đồng thời tác phẩm cũng đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 927 | 57
-
Bài giảng Muốn làm thằng Cuội - Ngữ văn 8
26 p | 461 | 22
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 209 | 10
-
Phân tích đoạn thơ sau: "Xuân đang tới... tiễn biệt" trong bài Vội vàng
3 p | 72 | 9
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 368 | 9
-
Bình giảng cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng con dâu qua đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân: "Tràng nhắc mẹ: ... con cái chúng mày về sau!"
3 p | 68 | 8
-
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
2 p | 180 | 6
-
Giáo án bài 1: Mẹ tôi - Ngữ văn 7 - GV.Trần Thành
7 p | 281 | 5
-
Cảm nhận tiếng lòng của một con người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
5 p | 55 | 4
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 192 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn