Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
NỒNG ĐỘ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN<br />
BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH<br />
Lê Mộng Toàn *, Hồ Thượng Dũng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu. Đánh giá vai trò NT-proBNP trong dự đoán tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành<br />
cản quang.<br />
Phương pháp nghiên cứu. Tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. Đối tượng. Nghiên cứu bao gồm 128<br />
bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh mạch vành được chụp mạch vành cản quang. Đánh giá giá trị dự<br />
đoán của NT-proBNP tương ứng với mức độ tổn thương mạch vành qua chụp mạch vành cản quang.<br />
Kết quả. Trong mô hình hồi quy đa biến, nồng độ NT-proBNP ≥ 100 pg/ml dự đoán tổn thương mạch vành<br />
qua chụp mạch, độc lập với các yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn chức năng thất trái (odds raio 3,5, 95% CI<br />
1,4-8,7, p= 0,007). Tuy nhiên, với độ nhạy 48%, độ đặc hiệu 78%, giá trị tiên đoán dương 72%, giá trị tiên đoán<br />
âm 56%, diện tích dưới đường cong AUC 0,65, 95% CI: 0,6-0,7, p= 0,007, vai trò dự đoán tổn thương mạch<br />
vành qua chụp mạch của NT-proBNP chỉ ở mức khiêm tốn.<br />
Kết luận. NT-proBNP tương quan với mức độ tổn thương mạch qua chụp mạch vành cản quang, độc lập<br />
với rối loạn chức năng thất trái. Tuy nhiên, vai trò dự đoán tổn thương mạch vành qua chụp mạch của NTproBNP chỉ ở mức khiêm tốn.<br />
Từ khóa. NT-proBNP, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
N-TERMINAL PRO BRAIN NATRIURETIC PEPTIDE (NT-PROBNP) CONCENTRATION<br />
IN PATIENTS WITH STABLE CORONARY ARTERY DISEASE<br />
Le Mong Toan, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 162 - 169<br />
<br />
Objectives. To assess the role of NT-proBNP in detecting coronary atherosclerose lesions, as assessed by<br />
coronary angiography.<br />
Methods. Cross-sectional descriptive, analysis, prospective study. Patients. We examined 128 patients<br />
referred for diagnostic angiography because of symtoms or signs of coronary artery disease. The diagnostic value<br />
of NT-proBNP in detecting clinically significant coronary artery disease was assessed.<br />
Results. In a multiple logistic regression model, NT-proBNP above the upper limit (100 pg/ml) predicted<br />
clinically coronary artery disease at angiography independently of traditional cardiovascular risk factor and<br />
invasive measurements of left ventricular function (odds ratio 3.5, 95% CI 1.4-8.7, p= 0.007). The ability of NTproBNP in detecting clinically sigificant coronary artery disease at angiography was modest (sensitivity 48%,<br />
specificity 78%, positive likehook ratio 72%, negative likehook ratio 56%, and area under the ROC curve 0.65,<br />
95% CI: 0.6-0.7, p= 0.007).<br />
Conclusions. NT-proBNP is associated with clinically significant coronary artery disease at angiography,<br />
independently of left ventricular dysfunction. However, NT-proBNP is not a useful screening test for diagnosing<br />
significant angiographic lesions in patients with stable coronary artery disease.<br />
* Bệnh Viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre<br />
<br />
** Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Tác giả liên lạc : TS.Hồ Thượng Dũng<br />
<br />
Email: dunghothuong@yahoo.com<br />
<br />
162<br />
<br />
ĐT: 0908136361<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words. NT-proBNP, stable coronary artery disease.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, bệnh<br />
động mạch vành mạn tính là một vấn đề y tế<br />
lớn, ảnh hưởng đến hơn 13 triệu người ở Hoa<br />
Kỳ. Mặc dù đã giảm tỷ lệ tử vong nhưng bệnh<br />
tim thiếu máu cục bộ vẫn là nguyên nhân hàng<br />
đầu gây tử vong ở người lớn, tổng cộng mỗi<br />
năm có hơn 480000 ca tử vong ở Hoa Kỳ và 1,95<br />
triệu ca tử vong ở Châu Âu(15). Chẩn đoán và<br />
điều trị can thiệp sớm có thể cải thiện tiên lượng<br />
ở những người có nguy cơ. Natriuretic peptide<br />
type B (BNP) và pro-hormone BNP (NTproBNP) cung cấp thông tin tiên lượng trong<br />
nhiều bệnh tim, bao gồm cả suy tim(4) và hội<br />
chứng mạch vành cấp(3). Mục tiêu của nghiên<br />
cứu chúng tôi nhằm khảo sát nồng độ NTproBNP ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ<br />
mạn tính, tìm hiểu mối liên quan giữa NTproBNP và mức độ tổn thương động mạch<br />
vành, nghiên cứu xem liệu có thể dùng chất chỉ<br />
điểm này như là một xét nghiệm để chẩn đóan<br />
bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay không.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Có 128 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu<br />
của chúng tôi. Những bệnh nhân này được chẩn<br />
đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và<br />
được chụp mạch vành tại Khoa mạch cấp cứu và<br />
can thiệp BV Thống Nhất, khoa Thông tim Viện<br />
Tim TPHCM từ 11/2009 đến 7/2010.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Những bệnh nhân có hội chứng mạch vành<br />
cấp, suy tim, suy thận nặng (Clcre tính toán <<br />
30ml/p), phân suất tống máu thất trái < 55%, xơ<br />
gan mất bù, rung nhĩ, viêm cơ tim, chèn ép tim,<br />
bệnh van tim, tiền sử nhồi máu cơ tim trong<br />
vòng 6 tháng được loại ra khỏi nghiên cứu.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
σ2 (Z 1-α + Z 1-β )2<br />
Cỡ mẫu: n = -------------------------(μ0 - μa)2<br />
Trị số tham khảo NT-proBNP: 189 ± 19,5<br />
pg/mL(14).<br />
Muốn có 95% khả năng, ở mức ý nghĩa 5%,<br />
để chứng minh được NT-proBNP trung bình<br />
thật là 195 pg/mL, với độ lệch chuẩn là 19,5. Ta<br />
có α=0,05; β=0,95; μ0=183; μa=195. Từ đó, ta có<br />
n=120.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Chọn mẫu liên tục: Tất cả bệnh nhân được<br />
chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính<br />
và được chụp mạch vành cản quang.<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh sử, tiền căn,<br />
thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cơ<br />
bản: X quang tim phổi thẳng, điện tâm đồ, công<br />
thức máu, Creatinin, Glucose, Cholesterol toàn<br />
phần, HDL-c, LDL-c, Triglycerid, ALT, AST.<br />
Siêu âm Doppler tim: lưu ý phân suất tống máu,<br />
rối lọan vận động thành tim.<br />
<br />
* Xét nghiệm máu NT-proBNP<br />
Mẫu máu ngoại vi để đo NT-proBNP huyết<br />
tương được lấy từ máu tĩnh mạch vào buổi sáng<br />
ngày chụp mạch vành sau khi nằm nghỉ 30<br />
phút. Mẫu máu được thu thập trong ống có chất<br />
kháng đông EDTA, quay ly tâm lấy huyết<br />
tương. Bệnh phẩm được xét nghiệm ngay hoặc<br />
được lưu trữ ở nhiệt độ -200C và được xét<br />
nghiệm trong vòng tối đa là 3 ngày. Nồng độ<br />
NT- proBNP được định lượng bằng kỹ thuật<br />
miễn dịch điện hóa phát quang, phương pháp<br />
kẹp giữa (sandwich) trên máy và hóa chất đồng<br />
bộ của Roche Diagnosis, được thực hiện trên hệ<br />
thống Modular E170 tại khoa hóa sinh Bệnh viện<br />
Thống Nhất. Kỹ thuật đã được chuẩn hóa và<br />
<br />
163<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
kiểm tra chất lượng tại khoa hóa sinh Bệnh viện<br />
Thống Nhất.<br />
<br />
* Chụp mạch vành cản quang<br />
Tất cả các bệnh nhân được chụp mạch vành<br />
cản quang. Các hình ảnh chụp mạch vành được<br />
đánh giá bởi các bác sỹ thông tim không biết kết<br />
quả NT-proBNP. Chúng tôi chia thành 3 nhóm<br />
bệnh nhân: Nhóm 1 gồm những bệnh nhân<br />
không hẹp hoặc hẹp nhẹ mạch vành < 50%,<br />
nhóm 2 bao gồm những bệnh nhân hẹp trung<br />
<br />
bình từ 50%-70% hoặc hẹp thân chung 30-50%,<br />
nhóm 3 bao gồm những bệnh nhân hẹp nặng ≥<br />
70% hoặc hẹp thân chung ≥ 50%. Gọi là hẹp ý<br />
nghĩa khi hẹp nặng ≥ 70% hoặc hẹp thân chung<br />
≥ 50% (nhóm 3). Hẹp thân chung tương đương<br />
hẹp 2 nhánh, hẹp thân chung kèm hẹp động<br />
mạch vành phải tương đương hẹp 3 nhánh.<br />
Chúng tôi cũng ước lượng độ tổn thương mạch<br />
vành bằng cách sử dụng thang điểm Gensini(5):<br />
<br />
Hình 1: Thang điểm Gensini (5) LM: thân chung trái, LAD: động mạch xuống trước trái, Dx: nhánh diagonal, LCx:<br />
động mạch mũ, OM: nhánh marginal, RCA: động mạch vành phải, PD: động mạch xuống sau, PL: động mạch sau bên; p:<br />
đoạn gần, m: đoạn giữa, d: đoạn xa<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các giá trị NT-proBNP đo được trình bày<br />
dưới dạng trung vị và tứ phân vị. Sự khác biệt<br />
nồng độ NT-proBNP giữa 2 nhóm sẽ được phân<br />
tích bằng phép kiểm t-test. Sự khác biệt nồng độ<br />
NT-proBNP giữa nhiều nhóm sẽ được phân tích<br />
bằng phép kiểm ANOVA. Nếu phân phối<br />
không chuẩn sẽ chuyển sang logarithm. Mối<br />
tương quan giữa NT-proBNP với các tham số sẽ<br />
được mô tả bằng tương quan Spearman. Dự<br />
đoán hiệu lực của NT-proBNP cho bệnh tim<br />
thiếu máu cục bộ bằng phân tích hồi quy đa biến<br />
logistic. Vẽ đường cong ROC, từ đó chọn điểm<br />
cắt tối ưu chẩn đoán có hẹp động mạch vành.<br />
Tất cả các quy trình thống kê được thực hiện<br />
bằng cách sử dụng phần mềm SPSS for<br />
Windows 16.0. Giá trị p nhỏ hơn 0,05 được coi là<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
164<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc tính mẫu nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu.<br />
ĐẶC TÍNH<br />
Số BN (n)<br />
Tuổi trung<br />
bình (năm)<br />
Nam (n)<br />
Hút thuốc<br />
Tăng huyết áp<br />
Đái tháo<br />
đường<br />
Rối loạn Lipid<br />
mu<br />
Gia đình BMV<br />
Can thiệp<br />
mạch vnh<br />
BMI<br />
Clearance<br />
Creatinin<br />
(ml/p)<br />
eGFR<br />
(ml/p/1.73m2)<br />
<br />
KHÔNG<br />
HẸP/HẸP<br />
NHẸ<br />
41<br />
<br />
HẸP<br />
TRUNG<br />
BÌNH<br />
18<br />
<br />
HẸP NẶNG<br />
<br />
p<br />
<br />
69<br />
<br />
63,3 ± 8,8 64,4 ± 8,9 64,3 ± 11,5<br />
23 (56,1%) 13 (72,2%) 48 (69,6%)<br />
7 (17,1%) 2 (11,1%) 18 (26,1%)<br />
34 (82,9%) 15 (83,3%) 60 (87%)<br />
<br />
0,86<br />
0,29<br />
0,29<br />
0,83<br />
<br />
7 (17,1%)<br />
<br />
5 (27,8%)<br />
<br />
25 (36,2%) 0,1<br />
<br />
32 (78%)<br />
6 (14,6%)<br />
<br />
14 (77,8%) 47 (68,1%) 0,46<br />
3 (16,7%)<br />
6 (8,7%) 0,5<br />
<br />
3 (7,3%)<br />
24,3 ± 3,6<br />
<br />
2 (11,1%)<br />
22,5 ± 2,5<br />
<br />
5 (7,2%) 0,85<br />
23,5 ± 3,0 0,11<br />
<br />
64,2 (46,984,1)<br />
62,3 (54,988,5)<br />
<br />
56,2 (5365,7)<br />
58 (55,973,3)<br />
<br />
56,5 (47,876,1)<br />
0,33<br />
61,8 (46,474,1)<br />
0,27<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐẶC TÍNH<br />
<br />
KHÔNG<br />
HẸP/HẸP<br />
NHẸ<br />
68,5 ± 6,5<br />
13 (31,7%)<br />
<br />
HẸP<br />
TRUNG HẸP NẶNG p<br />
BÌNH<br />
66 ± 6,9<br />
67,7 ± 7,9 0,5<br />
5 (27,8%) 33 (47,8%) 0,37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tăng rõ rệt trong nhóm hẹp nặng so với 2 nhóm<br />
còn lại (p = 0,02).<br />
<br />
LVEF (%)<br />
E/A < 1<br />
RL vận động<br />
vùng<br />
5 (12,2%) 2 (14,3%) 13 (17,8%) 0,71<br />
HATT<br />
(mmHg)<br />
124 ± 12,8 128 ± 17,9 127 ± 17 0,55<br />
HATt (mmHg) 75,9 ± 7,7 75,3 ± 14,8 76,1 ± 9,3 0,95<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy chi tiết đặc tính mẫu nghiên<br />
cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
về tuổi, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo<br />
đường, rối loạn Lipid máu, tiền sử gia đình có<br />
bệnh mạch vành, phân suất tống máu tâm thu<br />
thất trái, độ lọc cầu thận giữa các nhóm bệnh<br />
nhân, là những nguyên nhân có thể làm tăng<br />
NT-proBNP.<br />
<br />
Mối tương quan giữa NT-proBNP và mức<br />
độ hẹp động mạch vành<br />
Nồng độ NT-proBNP huyết tương tương<br />
ứng mức độ hẹp mạch vành được mô tả ở hình<br />
1. Nồng độ NT-proBNP tương ứng với các mức<br />
độ không hẹp/hẹp nhẹ, hẹp trung bình, hẹp<br />
nặng lần lượt là 50,6 pg/ml (23,8-101,7); 40,6<br />
pg/ml (24,3-85,7); 91,6 pg/ml (41,3-205,8). Các<br />
chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm<br />
với p = 0,01. Trong đó, nồng độ NT-proBNP<br />
<br />
Hình 2. Nồng độ NT-proBNP huyết tương ở 3 nhóm<br />
bệnh nhân qua kết quả chụp mạch vành<br />
<br />
Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP<br />
huyết tương và số nhánh mạch vành hẹp<br />
Chúng tôi nhận thấy chỉ có nhóm bệnh nhân<br />
hẹp nặng 3 nhánh là có nồng độ NT-proBNP<br />
huyết tương tăng cao rõ rệt có ý nghĩa thống kê<br />
với các nhóm còn lại, trong khi nhóm hẹp nặng 1<br />
nhánh, 2 nhánh lại không khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với nhóm bệnh nhân không hẹp/hẹp<br />
nhẹ và hẹp trung bình. (Bảng 2)<br />
<br />
Bảng 2: Nồng độ NT-proBNP huyết tương tương ứng với mức độ tổn thương mạch vành.<br />
Bệnh mạch vành<br />
<br />
Không hẹp//Hẹp không ý nghĩa<br />
Hẹp nặng 1 nhánh<br />
Hẹp nặng 2 nhánh<br />
Hẹp nặng 3 nhánh<br />
<br />
Ln NT-proBNP<br />
Trung bình ± độ lệch<br />
chuẩn<br />
1,7 ± 0,5<br />
1,8 ± 0,6<br />
1,8 ± 0,7<br />
2,3 ± 0,5<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy mối tương quan giữa nồng<br />
độ NT-proBNP và các tham số: tương quan<br />
thuận với điểm Gensini (r= 0,323, p < 0,001), tuổi<br />
(r= 0,221, p= 0,012) và tương quan nghịch với<br />
Clearance Creatinin (r=-0,337, p