Nông nghiệp thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu - Một số gợi ý cho Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết "Nông nghiệp thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu - Một số gợi ý cho Việt Nam" nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh để góp phần vào quá trình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nông nghiệp thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu - Một số gợi ý cho Việt Nam
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG THÔNG MINH VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TS. Cấn Thị Thu Hương Học viện Ngân hàng / Email: huongctt@hvnh.edu.vn Tóm tắt: Nông nghiệp thông minh với khí hậu (climare smart agriculture - CSA) là một cách tiếp cận mới để thúc đẩy sự chuyển đổi trong phát triển nông nghiệp trước bối cảnh của biến đổi khí hậu (BĐKH). Mặc dù, khái niệm và các nội dung liên quan đã được đề cập và phát triển trên phạm vi thế giới từ năm 2013 nhưng ở Việt Nam thì khái niệm này vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, từ các cơ quan nghiên cứu đến các nhà quản lý địa phương. Điều này khiến cho ngay cả các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương cũng như các nhà quản trị địa phương gặp khó khăn trong việc đưa ra các định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH. Phần lớn hộ nông dân sản xuất nhỏ ở Việt Nam phụ thuộc vào nông nghiệp đang phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến BĐKH và sự suy thoái đất. Việc thúc đẩy đầu tư vào các hoạt động CSA là một phương thức quan trọng có khả năng làm giảm đáng kể tác động tiêu cực của các rủi ro đối với sinh kế của nông hộ nhỏ và cải thiện năng suất trang trại. Tác động nghiêm trọng của BĐKH đã được nhìn nhận rõ ràng, từ đó, cấp thiết cần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh để góp phần vào quá trình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: biến đổi khí hậu, nông nghiệp thông minh, sản xuất nông nghiệp 1. Tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp Cùng với tình trạng của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức của BĐKH với sự gia tăng của nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan. Nhiều nghiên cứu, đánh giá của quốc tế đã chỉ ra, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH. Theo Báo cáo Chỉ số Rủi ro khí hậu toàn cầu (CRI) 2020 do Germanwatch công bố, trong giai đoạn 1999-2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 trong số các quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất của BĐKH. Với tổng số 226 vụ do thiên tai gây ra trong 20 năm qua, trung bình mỗi năm, Việt Nam có 285 người thiệt mạng và chịu thiệt hại khoảng 2 tỷ USD. Tác động của BĐKH, với các hiện tượng cực đoan, như: nhiệt độ tăng, hạn hán, nước biển dâng... làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm nguồn cung nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, gia tăng tiêu thụ năng lượng, chi phí sản xuất trong nhiều ngành công 200 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP nghiệp. BĐKH cũng có tác động tiêu cực tới hạ tầng kỹ thuật, như: hệ thống đê biển, hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao; các công trình cấp nước; cơ sở hạ tầng đô thị.. . Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của rủi ro thiên tai và BĐKH, khi cho thấy thiệt hại do thiên tai đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây (Bảng). Riêng trong năm 2017, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai đã lên tới 60.027 tỷ đồng, với 389 người chết và mất tích, 668 người bị thương, 8.309 căn nhà bị sập, cuốn trôi, 588.845 căn nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, 243.517 ha lúa và 130.678 ha hoa màu bị thiệt hại... Bảng: Thiệt hại do thiên tai trong những năm gần đây (2011-2021) Sơ bộ 2011 2012 2013 2014 2015 2016(*) 2017 2018 2019 2020 2021 Thiệt hại về người (Người) - Số người chết và mất tích 257 269 313 145 157 264 389 218 133 357 108 Thiệt hại về người (Người) - Số người bị thương 267 440 1.150 165 199 431 668 157 183 912 95 Thiệt hại về nhà ở (Nhà) - Số nhà bị sập đổ, cuốn trôi 1.152 2.776 6.518 1.936 1.088 5.431 8.309 1.967 1.319 3.702 306 Thiệt hại về nhà ở (Nhà) - Số nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái 391.806 112.184 694.619 51.342 30.953 364.997 588.845 119.157 36.321 310.171 8.953 Thiệt hại về nông nghiệp (Ha) - Diện tích lúa bị thiệt hại 241.165 181.516 114.844 128.085 56.894 527.743 234.517 203.580 79.714 129.261 129.039 Thiệt hại về nông nghiệp (Ha) - Diện tích hoa màu bị thiệt hại 89.341 115.408 155.708 43.809 26.753 150.459 130.678 56.748 21.017 50.506 44.833 Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra (Tỷ đồng) 10.125 13.374 29.601 2.542 5.362 39.726 60.027 15.766 6.863 39.962 5.244 Nguồn: Tổng cục Thống kê Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác ứng phó với BĐKH thông qua việc ban hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008 và Chiến lược quốc gia về BĐKH năm 2011 cùng với nhiều hành động khác. Tuy nhiên, khoảng cách giữa chính sách và thực thi trong lĩnh vực này còn tương đối lớn. 2. Nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH 2.1. Ba trụ cột chính của nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH Thế giới cần đạt tới một ngưỡng “cân bằng lớn” để đảm bảo lương thực bền vững cho 9 tỷ người vào năm 2050. Ba nhu cầu lớn cần đạt được cùng một lúc đó là: đáp ứng nhu cầu lương thực, hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm tác động tới môi trường. Economy and Forecast Review 201
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP CSSA được Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) xác định là một cách tiếp cận để chuyển đổi và định hướng lại các hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) trong thực tế mới của BĐKH (FAO, 2013; Lipper và cộng sự, 2019). Định nghĩa thông dụng nhất được đưa ra bởi FAO (2013), xác định “Nông nghiệp thông minh với khí hậu là phương cách sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất một cách bền vững, tăng cường khả năng chống chịu (thích ứng), giảm nhẹ hoặc loại bỏ khí nhà kính (KNK) bất cứ khi nào có thể, qua đó tăng khả năng đạt được mục tiêu quốc gia về ANLT và các mục tiêu phát triển bền vững”. Theo đó, CSA bao gồm 3 trụ cột chính: - Tăng năng suất: Sản xuất nhiều hơn và chất lượng tốt hơn để cải thiện ANLT và nâng cao thu nhập một cách bền vững từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản mà không tác động xấu tới môi trường. - Thích ứng: Giảm các rủi ro cho nông dân trong ngắn hạn, trong khi vẫn nâng cao khả năng chống chịu thông qua xây dựng năng lực thích ứng với các tác động dài hạn của BĐKH. Duy trì các dịch vụ hệ sinh thái lành mạnh góp phần vào duy trì năng suất và khả năng thích ứng với BĐKH. - Giảm nhẹ: Giảm, tránh/thay thế hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính (KNK) bất cứ khi nào có thể thông qua việc giảm lượng khí thải trên mỗi đơn vị sản lượng; ngăn chặn phá rừng, quản lý đất, cây trồng hiệu quả nhằm tối đa hóa khả năng dự trữ và hấp thụ CO2 trong khí quyển. Như vậy, 3 mục tiêu cụ thể mà các hoạt động CSA phải hướng đến là: (i) Đảm bảo ANLT và dinh dưỡng; (ii) Thích ứng, bao gồm khả năng chống chịu và phục hồi trước các thay đổi của điều kiện khí hậu; (iii) Giảm lượng phát thải KNK cũng như tăng khả năng hấp thụ các-bon. Nhưng do tính phức tạp của việc triển khai CSA, trong thực tế, để đạt được 3 mục tiêu cùng lúc là rất khó. Trong các bối cảnh khác nhau, mức độ ưu tiên giữa các mục tiêu cũng khác nhau. Giảm nhẹ cũng là một mục tiêu quan trọng, nhưng không phải là tiêu chí bắt buộc; chỉ cần các hoạt động CSA đó không phát thải thêm KNK, không gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho khí hậu và môi trường sống là đạt được mục tiêu. Việc đạt được cả 3 mục tiêu này không phải là không thể vì giảm nhẹ và thích ứng là bổ sung cho nhau chứ không phải là các giải pháp thay thế loại trừ lẫn nhau và đôi khi có thể củng cố lẫn nhau. 2.2. Các nguyên tắc phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH FAO (2013) chỉ ra 2 nguyên tắc chính để phát triển CSA đó là: (1) Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên trong các hệ thống nông nghiệp; (2) Tăng cường khả năng phục hồi của các hệ thống nông nghiệp và khả năng phục hồi của những người phụ thuộc vào chúng. - Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên trong các hệ thống nông nghiệp tức là sử dụng các tài nguyên đất, nước, năng lượng và nguyên liệu đầu vào ít hơn để sản xuất nhiều lương thực bền vững hơn. - Tăng cường khả năng phục hồi của các hệ thống nông nghiệp: Khả năng phục hồi có thể được mô tả là năng lực của các hệ thống, cộng đồng, hộ gia đình hoặc cá nhân để ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc đối phó với rủi ro và phục hồi sau các cú sốc. 202 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Điều cần thiết cho khả năng phục hồi là năng lực thích ứng. Khả năng thích ứng bao gồm 2 khía cạnh: phục hồi sau cú sốc và phản ứng với những thay đổi để đảm bảo tính “dẻo” của hệ thống. Để tăng khả năng phục hồi, một hệ thống sản xuất nông nghiệp cần phải tăng khả năng phục hồi bằng cách giảm mức độ rủi ro, giảm độ nhạy cảm và tăng khả năng thích ứng với mọi loại rủi ro. Đồng thời, phải là giảm sự lan truyền các cú sốc giữa các loại rủi ro, giữa các quy mô và giữa các lĩnh vực và tổ chức. Việc xây dựng khả năng phục hồi cần phải đi đôi với việc lường trước sự không chắc chắn trong phạm vi hệ thống, hoặc trên các quy mô. Theo nghĩa đó, giám sát rủi ro không chỉ làm giảm tính dễ bị tổn thương mà còn tăng khả năng phục hồi vì nó cho phép dự đoán rủi ro và những thay đổi của chúng. Như vậy, tăng cường tính hiệu quả và linh hoạt hơn của cả hệ thống, ở mọi cấp độ từ trang trại đến hệ thống thực phẩm sẽ là cơ sở tạo ra khả năng chống chịu tốt hơn với những thay đổi và cú sốc liên quan đến BĐKH. Bởi vì, hiệu quả mà không có khả năng phục hồi sẽ không hữu ích về lâu dài, bởi các cú sốc sẽ xảy ra thường xuyên hơn do BĐKH. Ngược lại, có khả năng chống chịu, nhưng không hiệu quả hoặc không cho phép tăng sản lượng, sẽ đặt ra các vấn để đối với việc đảm bảo ANLT trong dài hạn và hỗ trợ sinh kế. Để đạt được 2 mục tiêu này, có thể có sự đánh đổi, nhưng cũng cần phải có sự kết hợp. 2.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp thông minh với BĐKH Khác với phát triển nông nghiệp truyền thống, CSA lồng ghép BĐKH một cách hệ thống vào các quy hoạch, phát triển của các hệ thống nông nghiệp bền vững (Lipper và cộng sự, 2019). Qua đó, việc triển khai các giải pháp CSA có thể đem lại các đồng lợi ích cho cả 3 trụ cột ANTL, thích ứng và giảm phát thải KNK. Đặt trong mối quan hệ với nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, sự phát triển của CSA có mối liên hệ rất gần gũi. Các hệ thống lương thực dựa vào tài nguyên (đất, nước, đa dạng sinh học và nhiên liệu hóa thạch) đang trở nên mong manh và khan hiếm hơn bao giờ hết; trong khi đó, sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm đã gây ra tác động đáng kể đến môi trường. Phát triển CSA là cần thiết cho một nền kinh tế xanh, không thể có nền kinh tế xanh nếu không có nông nghiệp xanh. Trong khi, CSA được dẫn dắt bởi 2 nguyên tắc chính là sử dụng hiệu quả tài nguyên và tăng khả năng phục hồi; thì các nguyên tắc này cũng là chìa khóa cho nền kinh tế xanh. Phát triển CSA góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể của phát triển bền vững. CSA tích hợp cả ba khía cạnh của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) để cùng giải quyết các thách thức về ANLT và khí hậu ở cả cấp độ địa phương và toàn cầu. Nền kinh tế xanh và CSA cùng hướng tới mục tiêu chung là lồng ghép 3 trụ cột của phát triển bền vững. Cả hai đều làm cho phát triển bền vững trở nên hữu hình bằng cách tập trung vào các vấn đề có thể giải quyết và phải được giải quyết ngay tại cộng đồng địa phương nhưng mang lại kết quả lâu dài trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, điểm mới của CSA là cần có sự lồng ghép hài hòa và đồng bộ giữa các thể chế, chính sách nông nghiệp với thể chể, chính sách khí hậu, tài Economy and Forecast Review 203
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP chính để giải quyết nhiều thách thức mà nông nghiệp và hệ thống lương thực đang phải đối mặt ở hiện tại và trong tương lai. Một điểm mới khác và cũng là mục tiêu hướng đến là tránh các chính sách mâu thuẫn và xung đột bằng cách xem xét nội bộ khả năng kết hợp và sự đánh đổi giữa các trụ cột để theo đuổi nhiều mục tiêu. 3. Thực trạng phát triển CSA tại Việt Nam Ở Việt Nam, định hướng phát triển một nền nông nghiệp phát thải thấp, thích ứng với BĐKH và tăng trưởng bền vững đã được thể hiện trong nhiều chiến lược, kế hoạch, quy hoạch của ngành nông nghiệp. Cụ thể, thúc đẩy phát triển và nhân rộng các mô hình, giải pháp, thực hành, công nghệ CSA đã nêu ra trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011- 2020 và 2021-2030, Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH trong nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Chương trình lồng ghép nông nghiệp vào Kế hoạch hành động quốc gia thích ứng với BĐKH và các chiến lược phát triển trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, phát triển nông thôn. CSA được xác định là một trong số những biện pháp ứng phó mang tính tất yếu, ưu tiên trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam, bởi CSA đem lại các đồng lợi ích rất cao về ứng phó BĐKH, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách. Tuy vậy, việc thực hiện CSA cũng đang đứng trước một số khó khăn, thách thức như sau: Thứ nhất, những bất cập về môi trường thể chế và chính sách cho CSA Môi trường thể chế: Quá trình xây dựng chính sách về BĐKH ở Việt Nam thường có sự tham gia của nhiều bên. Theo quy trình xây dựng chính sách thông thường, Trung ương Đảng có trách nhiệm hoạch định khung chính sách về ứng phó với BĐKH cho Việt Nam. Thông qua các nghị quyết có liên quan, Quốc hội đề ra các quan điểm và định hướng tổng thể, làm cơ sở cho những chính sách khí hậu cụ thể như các chương trình, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia. Mặc dù Trung ương Đảng là cơ quan đứng đầu hệ thống chính trị, nhưng Chính Phủ và các Bộ mới là cơ quan có thẩm quyền đại diện cho quốc gia ký kết các hiệp định quốc tế và cam kết liên quan đến các vấn đề về BĐKH. Tiếp đó, liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách về BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chỉ đạo quá trình hoạch định chính sách, trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chính về chính sách trong ngành nông nghiệp. Các cơ quan này cùng tham gia soạn thảo chính sách, phối hợp và trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt. Trong chừng mực nhất định, các cơ quan này cũng tham gia vào việc phân bổ các nguồn lực tài chính để thực thi chính sách. Ủy ban Quốc gia về BĐKH (NCCC) được thành lập vào năm 2012 và do Thủ tướng chủ trì. Nhiệm vụ của NCCC là điều hành, giám sát việc xây dựng chính sách về BĐKH và tăng trưởng xanh và việc thực hiện các chương trình liên quan. NCCC cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hợp tác quốc tế đối với các chương trình liên quan đến BĐKH. 204 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Chính quyền cấp tỉnh có vai trò xây dựng kế hoạch phát triển của địa phương, chỉ đạo thực hiện các chính sách của trung ương, tham gia vào quá trình xây dựng và phân bổ ngân sách dự án. UBND tỉnh chịu trách nhiệm ban hành các kế hoạch hành động, chương trình và dự án nhằm triển khai các chính sách quốc gia. UBND tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh điều phối việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp của Ban chỉ đạo cấp tỉnh chưa hiệu quả. Sở tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm về quá trình triển khai chính sách về BĐKH. Trong khi đó, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo việc thực thi chính sách nông nghiệp, trong đó có chính sách liên quan đến BĐKH, gây ra sự trùng lặp giữa các đơn vị. Chính sách cho CSA: Chính sách quốc gia đầu tiên về BĐKH là Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (CTMTQG-UPVBĐKH). Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phải lồng ghép các hoạt động thích ứng BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (SEDP), giảm rủi ro thiên tai, quản lý vùng ven biển và sử dụng năng lượng hiệu quả. Trọng tâm của Chương trình này nghiêng về mục tiêu thích ứng thay vì giảm nhẹ. Sau CTMTQG-UPVBĐKH là Chiến lược Biến đổi khí hậu quốc gia và Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đã được cụ thể hóa thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH và Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho giai đoạn đến năm 2020. Nỗ lực gần đây nhất trong việc đẩy mạnh cam kết của Việt Nam về ứng phó với BĐKH là việc ban hành Quyết định số 2053/QĐ- TTg về phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Paris về BĐKH. Trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, các chính sách chính bao gồm Chương trình hành động quốc gia về Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng cho giai đoạn 2011-2020, phê duyệt kế hoạch hành động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về ứng phó với BĐKH giai đoạn năm 2016 đến năm 2020 với tầm nhìn 2050 và phê duyệt Kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020; Kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Vấn đề giảm phát thải trong sử dụng năng lượng đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn. Một trong những nỗ lực đầu tiên của Việt Nam về tiết kiệm năng lượng là Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014) đã nhấn mạnh việc thiết lập và phát triển thị trường tín chỉ các-bon cũng như hệ thống đền bù phát thải quốc tế. Năng lượng tái tạo cũng đang dần được coi là giải pháp hiệu quả trong việc giảm nhẹ tác động BĐKH (Chiến lược Phát triển Năng lượng tái tạo ban hành vào năm 2015 và Kế hoạch Phát triển năng lượng được sửa đổi vào năm 2016). Điều này cũng nhất quán với cách tiếp cận tăng trưởng xanh và ít phát thải đã được đề cập trong Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh. Các chính sách này nhấn mạnh đến việc tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo, đồng thời cũng tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Việc phát triển Economy and Forecast Review 205
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP năng lượng tái tạo đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, khi mà phát triển năng lượng phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch. Có thể nhận thấy, hiện tại vẫn một số thiếu sót và mâu thuẫn giữa các văn bản chính sách. Đây được coi là rào cản đáng kể cho việc triển khai chính sách. Trong khi Chiến lược quốc gia về BĐKH tập trung vào mục tiêu thích ứng và có lồng ghép mục tiêu giảm nhẹ, Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh lại tập chủ yếu trung vào mục tiêu giảm nhẹ tác động BĐKH. Hầu hết các hoạt động trong Kế hoạch Hành động về Tăng trưởng Xanh đặt trọng tâm vào tăng trưởng xanh và ít phát thải, mà bỏ qua các hoạt động liên quan tới thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ đã được xác định ở cấp quốc gia, nhưng định hướng phát triển CSA chưa được nêu cụ thể trong chiến lược của ngành nông nghiệp. Trong khi đó, áp dụng cách tiếp cận cảnh quan trong quy hoạch phát triển CSA sẽ đảm bảo sự nhất quán trong phát triển ngành nông nghiệp trên toàn khu vực. Thứ hai, nguồn tài chính cho các hoạt động CSA Huy động nguồn tài chính cho hoạt động ứng phó với BĐKH là một trong những hạn chế cơ bản ở Việt Nam. Báo cáo rà soát đầu tư và chi tiêu công cho BĐKH công bố tại Chia sẻ kết quả rà soát đầu tư và chi tiêu công cho BĐKH tại Việt Nam tổ chức vào ngày 11/3/2022 ghi nhận, hơn 70% ngân sách cho BĐKH của các bộ và hơn 90% ngân sách khí hậu ở các tỉnh là dành cho chi tiêu thích ứng với BĐKH, phù hợp với các ưu tiên chính sách của Chính phủ về chi tiêu công trong giai đoạn 2016-2020. Việc đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ từ các nguồn tài chính quốc tế, cùng với những hỗ trợ về chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực. Do đó, để giải quyết những thiếu sót về tài chính, Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi hỗ trợ tài chính từ cộng đồng quốc tế và khu vực tư nhân. Ngoài ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ chính cho BĐKH ở Việt Nam là các nhà tài trợ quốc tế song phương và đa phương. giới (World Bank) hiện đang nắm giữ danh mục đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, đã từng bước lồng ghép BĐKH vào chính sách cho vay với sự tập trung chủ yếu vào các hoạt động giảm nhẹ và một phần nhỏ hơn vào các biện pháp thích ứng. Mặc dù vậy, các hoạt động CSA đòi hỏi nguồn tài chính lớn, lâu dài, trong khi nguồn tài trợ cơ bản trong nước là từ ngân sách nhà nước. Do BĐKH tác động tới nhiều lĩnh vực khác nhau như năng lượng, giao thông, công nghiệp và nông nghiệp nên rất khó phân loại các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ trong các lĩnh vực này thành các dòng ngân sách riêng biệt trong ngân sách nhà nước. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động thích ứng BĐKH vẫn còn hạn chế ở Việt Nam. Phát triển PPP cũng có thể được xem xét nhằm giải quyết những hạn chế về tài chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thích ứng và giảm nhẹ. Tuy nhiên, những hoạt động thực tế cho thấy trọng tâm phát triển PPP mới chỉ dừng ở các lĩnh vực điện, nước và giao thông, mà chưa quan tâm nhiều tới lĩnh vực nông nghiệp. 206 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 4. Một số gợi ý cho Việt Nam Nhằm thúc đẩy CSA để góp phần vào quá trình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, theo tác giả, cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, để đạt được các mục tiêu lớn hơn về giảm thiểu và thích ứng, một trong những yêu cầu cấp cấp thiết là cần loại bỏ các rào cản liên quan đến chính sách đất đai (ví dụ các chính sách về tích tụ ruộng đất, thay đổi sử dụng đất) và liên quan đến các yếu tố đầu vào (như cơ chế định giá nước). Việc thiết lập các cơ chế quản lý dựa trên nguyên tắc thị trường như mua bán phát thải có thể là động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện chính sách về BĐKH ở Việt Nam. Bên cạnh yếu tố chính sách, sự tham gia của khu vực tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nhân rộng CSA do tiềm năng của khu vực này vẫn chưa được khai thác. Hai là, tranh thủ các nguồn lực quốc tế đối với tài chính khí hậu để hỗ trợ đầu tư tài chính ban đầu cho các nỗ lực chuyển đổi sang áp dụng các giải pháp CSA của hộ nông dân. Tiếp tục huy động vốn tín dụng từ các quỹ tài chính, ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng ADB, WB để gia tăng vốn đầu tư cho hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển cách kênh đầu tư xanh thúc đẩy việc áp dụng các mô hình đem lại nhiều đồng lợi ích như là CSA. Ba là, phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tài chính xây dựng và triển khai các gói bảo hiểm rủi ro nông nghiệp để giảm thiểu các rủi ro sản xuất (thời tiết, khí hậu, sâu bệnh) và rủi ro thị trường (giá); qua đó các nông hộ có thể yên tâm áp dụng, chuyển đổi sang các mô hình CSA và mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động sản xuất giảm nhẹ tác động của BĐKH. Bốn là, ưu đãi/giảm hoặc miễn thuế sử dụng đất đối với các dự án phát triển, nhân rộng mô hình CSA đem lại các hiệu quả cao; ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm cho nông dân. Năm là, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuất phát triển nông nghiệp; lựa chọn các doanh nghiệp chủ lực làm nòng cốt để hình thành các chuỗi giá trị nông sản; qua đó, mở rộng nguồn lực đầu tư cho nông dân chuyển đổi sang các mô hình nông nghiệp bền vững như CSA. Hình thành và phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp có thể giúp các nông hộ nhỏ tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính tốt hơn; sử dụng các liên kết trong chuỗi giá trị để cung cấp nguồn tài chính cần thiết và giải quyết vấn đề rủi ro cho những tác nhân trong chuỗi giá trị và những tổ chức tài chính. 5. Kết luận Việt Nam đã có nhiều thành công về mặt chính sách để thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế và hiện vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề này. Các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ đã được xác định ở cấp quốc gia, nhưng định hướng phát triển CSA chưa được nêu cụ thể trong chiến lược của ngành nông nghiệp. Bên cạnh yếu tố chính sách, sự tham gia của khu vực tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nhân rộng CSA do tiềm năng của khu Economy and Forecast Review 207
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP vực này vẫn chưa được khai thác. Ngoài ra, tăng cường đầu tư vào công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp cũng sẽ nâng cao năng lực thể chế về đo lường, báo cáo và thẩm định. Nhìn chung, thực tế đã chứng minh rằng để thành công trong việc triển khai và nhân rộng CSA trên quy mô lớn cần có sự tham gia và phối hợp hoạt động của nhiều bên liên quan trên cơ sở khung khổ thể chế chính sách của Chính phủ.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022). Báo cáo rà soát đầu tư và chi tiêu công cho BĐKH, công bố tại Hội thảo Chia sẻ kết quả rà soát đầu tư và chi tiêu công cho BĐKH tại Việt Nam, ngày 11/3/2022 2. FAO (2013). Climate smart agriculture Sourcebook, Food and Agriculture Organization (FAO), Rome, Italym, retrieved from www.fao.org/publications 3. Germanwatch (2020). Global Climate Risk Index 2020: Who Suffers Most from Extreme Weather Events? Weather-Related Loss Events in 2018 and 1999 to 2018. 4. GIZ (2013). Status of climate finance in Viet Nam, Country assessment report 5. Lipper, Zilberman (2019). A Short History of the Evolution of the Climate Smart Agriculture Approach and Its Links to Climate Change and Sustainable Agriculture Debates, Natural Resource Management and Policy, Vol 52. Springer 6. Nguyen H. (2014). Crop diversification, economic performance and household’s behaviours: Evidence from Viet Nam, MPRA Paper no. 59168 7. Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường, Vũ Thị Hoài Thu (2013). Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam, truy cập từ https://moitruong.com.vn/ moi-truong-sos/bien-doi-khi-hau/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-kinh-te- viet-nam-7424.htm 8. Tổng cục Thống kê (2012-2022). Niên giám Thống kê các năm, từ năm 2011 đến năm 2021 9. VCCI và Quỹ Châu Á (2017). Sách trắng rủi ro thiên tai - Biến đổi khí hậu và Hành động của Doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Thế giới 10. World Bank (WB) (2016). Viet Nam development report 2016. Transforming Vietnamese agriculture: Gaining more for less, World Bank. Washington, DC, retrieved from https:// openknowledge.worldbank.org/ handle/10986/24375 208 Kinh tế và Dự báo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu ở Việt Nam
10 p | 138 | 15
-
Thích ứng với biến đổi khí hậu: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác một số cây màu
64 p | 38 | 11
-
Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) ở Việt Nam
28 p | 99 | 10
-
Phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 71 | 10
-
Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
28 p | 70 | 9
-
Xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất phèn mặn
2 p | 76 | 8
-
Phát triển các mô hình sinh kế nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu
15 p | 125 | 8
-
Một số loại rau ăn lá thích ứng với biến đổi khí hậu - Sổ tay Hướng dẫn kỹ thuật canh tác: Phần 1
54 p | 18 | 7
-
Phát triển chuỗi giá trị dừa Bến Tre trong bối cảnh biến đổi khí hậu
13 p | 64 | 6
-
Đánh giá các phương án giảm chi phí giao thông và cải thiện việc tiếp cận thị trường cho các chủ trang trại nhỏ tại Đông Nam Á
3 p | 91 | 6
-
Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Thực tiễn từ dự án “Smart Farming” được thực hiện bởi trường Đại học Trà Vinh
9 p | 68 | 5
-
Nông nghiệp 4.0 với kinh tế hộ - Những vấn đề cần tháo gỡ
3 p | 50 | 4
-
Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La: Cơ hội và thách thức
11 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu khả năng chấp nhận hệ thống tưới tự động trong canh tác lúa thông minh ở Đồng bằng Sông Cửu Long
8 p | 27 | 2
-
Nghiên cứu các biện pháp canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu qui mô cấp xã ở Bến Tre
5 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn