intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nước - Dưỡng chất đặc biệt

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước là một “chất dinh dưỡng” trọng yếu đồng thời cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên các tổ chức cơ quan trong cơ thể con người. Trong tình trạng không thể ăn được, các chất đường, đạm và mỡ dự trữ trong cơ thể được đem ra sử dụng để cung cấp năng lượng nhằm duy trì sự sống. Khi đường và mỡ cạn kiệt, đạm tiêu hao mất một nửa con người có thể vẫn sống. Nhưng khi không được uống, lượng nước trong cơ thể tiêu hao đến 20% thì sự sống không thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nước - Dưỡng chất đặc biệt

  1. Nước - Dưỡng chất đặc biệt Nước là một “chất dinh dưỡng” trọng yếu đồng thời cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên các tổ chức cơ quan trong cơ thể con người. Trong tình trạng không thể ăn được, các chất đường, đạm và mỡ dự trữ trong cơ thể được đem ra sử dụng để cung cấp năng lượng nhằm duy trì sự sống. Khi đường và mỡ cạn kiệt, đạm tiêu hao mất một nửa con người có thể vẫn sống. Nhưng khi không được uống, lượng nước trong cơ thể tiêu hao đến 20% thì sự sống không thể tồn tại. Con người chỉ có thể sống sót trong vài ngày nếu không được bổ sung nước. Thời gian sống lâu nhất khi không có nước là 17 ngày, nhưng 2 hoặc 3 ngày là giới hạn phổ biến nhất. Y học hiện đại cho rằng việc cung cấp nước một cách hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất thông qua vai trò của nước là dung môi, là chất phản ứng hóa học của nhiều phản ứng sinh hóa, có tác dụng điều tiết thân nhiệt và duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Từ xa xưa, nước thường, đặc biệt là nước suối khoáng, hoặc nước đem sắc với một số vị thuốc còn được cổ nhân sử dụng làm dung dịch để tắm rửa, tắm ngâm toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
  2. cho con người. Đây là một trong những phương pháp chữa bên ngoài rất độc đáo của y học cổ truyền (ngoại trị) được gọi là Thủy trị liệu pháp (dùng nước thường) hoặc Dược dục liệu pháp (dùng nước sắc với dược liệu). Có bao nhiêu loại nước? Trong lịch sử của y học cổ truyền phương Đông, nước thường được phân làm nhiều loại khác nhau. Ví như, trong sách Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân chia nước ra thành 2 loại lớn là thiên thủy và địa thủy. Đồng thời ông còn nói rõ tính chất của 43 loại nước khác nhau như nước mưa, sương mù, tuyết, băng, mưa đá, nước biển, nước sông, nước suối... Ông còn cho rằng, con người ở các vùng đất khác nhau, uống các loại nước có tính chất không giống nhau thì sự mạnh yếu của nhân thể, thọ yểu của sinh mạng cũng có nhiều khác biệt. Điều này cho thấy trong việc dùng nước cổ nhân cũng đã lựa chọn một cách rất thận trọng. Theo quan niệm của người xưa thế nào là nước tốt? Trong điều kiện khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, chưa có nước máy để dùng như hiện nay, người xưa đã từng chọn nước theo mùa và theo nguồn nước. Trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân đã đề cập đến vấn đề này, ông đã phân tích sự thay đổi về khí vị và tính chất lợi hại của 24 loại nước tương ứng với 24 điểm thời tiết trong 1 năm theo âm lịch để lưu ý con người trong khi dùng nước. Không chỉ có thế, cổ nhân còn rất coi trọng việc lựa chọn nguồn nước. Nhìn chung mà nói, thời xưa người ta rất thích dùng nước giếng và nước suối. Ví như, trong sách Thực vật bản thảo, Lý Đông Viên, y gia trứ danh đời Kim Nguyên (Trung Quốc) đã ghi lại hàng trăm nơi có nguồn nước suối, hồ và chỉ rõ tác dụng dưỡng sinh chữa bệnh của chúng. Trong đó có những nguồn nước nổi tiếng như suối Dũng Tuyền trên núi Linh Long
  3. ở huyện Vũ Châu, tỉnh Hà Nam có tác dụng “dưỡng râu tóc, nhuận nhan sắc”; suối Cam Toan ở Tử Dương, huyện Vu Đô, Giang Tây có tác dụng làm đen tóc... Vì sao cổ nhân lại trọng nước giếng và nước suối đến vậy? Kỳ thực, điều này hàm chứa một ý nghĩa khoa học rất thú vị. Khoa học hiện đại phân chia nước thành 2 loại: nước mềm và nước cứng. Độ cứng của nước được biểu thị thông qua tổng hàm lượng các ion kim loại như Ca và Mg có trong thành phần của nó. Thông thường, nước dưới lòng đất như nước giếng, nước từ khe suối chảy ra có độ cứng cao hơn nước trên mặt đất như nước sông, nước hồ. Các nhà khoa học nhận thấy hàm lượng các ion kim loại trong nước có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người. Chúng ta đều biết, tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch là cao nhất trên thế giới, mà sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong nước và thực phẩm có quan hệ mật thiết đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh độ cứng của nước càng thấp thì tỷ lệ tử vong do căn bệnh này càng cao. Bởi thế, kinh nghiệm sử dụng nước giếng, nước suối, đặc biệt là nước suối khoáng của cổ nhân là hoàn toàn có lý. Ngày nay, ở các thành phố người ta thường dùng nước máy, thứ nước đã được xử lý tiêu độc nên tương đối bảo đảm an toàn vệ sinh. Nhưng, nhiều chuyên gia đã xác định nước máy đã qua xử lý tiêu độc bằng khí clo có thể phân ly ra nhiều chất có hại cho cơ thể con người. Giữa nồng độ các chất này và nhiệt độ của nước có mối liên quan rất mật thiết, nếu nhiệt độ đạt đến 100oC thì nồng độ giảm xuống, tiếp tục đun sôi trong 3 phút thì hàm lượng các chất này mới hạ thấp đến mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế. Bởi vậy, khi đun nước để uống, người ta khuyên nên để nước sôi tối thiểu từ 3-5 phút, như vậy không những đạt
  4. được mục đích triệt khuẩn cao nhất mà còn loại bỏ được các chất có hại cho cơ thể. Một điều cần lưu ý nữa là, trước khi mở vòi lấy nước nấu ăn nếu như nước trong ống đã đình lưu một số giờ nhất định thì nên mở vòi để thải lượng nước này đi trong 30 giây. Bởi vì khi nước không chảy thì lượng chì sẽ tập trung nhiều trong thành phần nước ở sát vòi nước dễ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, nếu có điều kiện có thể lọc nước qua máy lọc để loại bỏ triệt để các tạp chất thì càng tốt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2