intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô nhiễm không khí

Chia sẻ: Vo Van Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

1.010
lượt xem
253
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô nhiễm không khí

  1. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công  nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu  đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ  sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công  nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường  không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng  lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.   Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ  sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí  thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Công  nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá, phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên  hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ ở  thành phố Hồ Chí Minh, không kể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong  tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200  xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Trong các năm  gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội thành có phần giảm bớt do  các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng  nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Ví dụ như ở Hà Nội đã đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng 10  cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện ngoại thành với tổng diện tích đất quy hoạch 2.573ha để  khuyến khích các xí nghiệp cũ ở trong nội thành di dời ra các cụm công nghiệp đó. Đặc biệt,  thành phố Hà Nội có chế độ thưởng tiến độ di chuyển sớm trong giai đoạn từ 2003 ­ 2004,  mức thưởng từ 10 triệu đến 500 triệu đồng/đơn vị sản xuất. Cho đến nay Hà Nội đã di chuyển  được 10 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng ra ngoại thành như: Công ty Cổ phần Dệt 10/10,  Công ty Thuỷ tinh Hà Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê,... Hiện nay có 6 công ty đang di chuyển  là Công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máy Đống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt  kim Thăng Long. Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chính sách thưởng 500 triệu đồng (mức  cao nhất) cho những doanh nghiệp di dời trong năm 2002, mức thưởng này chỉ còn 50% đối  với các doanh nghiệp di dời vào năm 2003 và chỉ còn 40% nếu di dời vào năm 2004. Tỉnh  Bắc Ninh và một số tỉnh khác cũng đã đầu tư kỹ thuật hạ tầng xây dựng một số cụm công  nghiệp nhỏ để tập trung các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề ở đô thị và làng  nghề vào các cụm công nghiệp này,... Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp cũ, như các  khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai ­ Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành  phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái  Nguyên,... và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc  biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy  nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất  phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2,  NO2, CO, HF và một số hoá chất khác. Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một số bài báo đã  đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết mòn" đối với làng tái chế nilông 
  2. Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) ­ tái  chế chì, hay là "những làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều  làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm  môi trường không khí. Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào 82 khu công  nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành "Đánh giá tác động môi trường", nếu dự  án thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã được trình bày trong báo cáo đánh  giá tác động môi trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đốt than, chưa xử lý triệt  để các khí thải độc hại (SO2, NO2, CO), nên đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung  quanh.   Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta  tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng 80 ­ 90% dân đô thị đi lại  bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ôtô con.  Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường  không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,  Đà Nẵng. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông  vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, năm 1990 có 34.222 xe ôtô, năm 1995  có 60.231 xe, năm 2000 có 130.746 xe tham gia giao thông. Như vậy sau 10 năm số lượng  ôtô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần. Về xe máy ở Hà Nội năm 1996 mới có khoảng 600.000 xe  máy, năm 2001 gần 1 triệu, năm 2002 tăng tới hơn 1,3 triệu xe máy, bình quân khoảng 1 xe  máy/2 người dân. Ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 mới có khoảng 1,2 triệu xe máy, năm  2001 gần 2 triệu xe, năm 2002 gần 2,5 triệu xe máy. Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị  nước ta mỗi năm tăng khoảng 15 ­ 18%, số lượng xe ôtô mỗi năm tăng khoảng 8 ­ 10%. Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không  những làm tăng nhanh nguồn thải gây ô nhiễm  không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở  nhiều đô thị lớn. Ở Hà Nội có khoảng 40 điểm  thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở thành phố Hồ  Chí Minh là 80 điểm. Khi tắc nghẽn giao thông, mức  độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 ­ 5 lần so  với lúc bình thường. Ở Việt Nam , khoảng 75% số  lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu xăng, 25% số lượng  ôtô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng. Ô nhiễm khí CO và hơi xăng dầu (HC)  thường xảy ra ở các nút giao thông lớn, như là ngã tư Cầu Giấy, ngã tư Kim Liên (Hà Nội), ngã  tư Điện Biện Phủ ­ Đinh Tiên Hoàng, vòng xoay Hàng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh), ngã tư  Cầu Đất ­ Nguyễn Đức Cảnh (thành phố Hải Phòng),... Trước năm 2001 ở các nút giao thông  này còn bị ô nhiễm chì (Pb).   Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng
  3. Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và diễn ra ở  khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công  trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất  trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi  trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 ­ 20  lần.   Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun  nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự  nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể,  đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng  trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị  đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả. Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm 2003, ở các đô thị  lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đặc biệt là ở các thành phố và  thị xã của các tỉnh phía Nam, một số gia đình có mức sống cao chuyển từ đun nấu bằng than,  dầu sang đun nấu bằng bếp gas ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất  nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể,  rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong với số lượng  lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ  nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than.   Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm bụi: Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức  báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp  cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong  các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải  Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao  thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu  đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì  nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 ­ 20 lần. Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung bình cao hơn tiêu  chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên,  thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn  hơn trong mùa mưa. Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố  miền Trung và Tây Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ,  Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh, Đồng Hới,  Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở các thành  phố, thị xã Nam Bộ.
  4. Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung còn thấp hơn trị số tiêu  chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà  Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi  trường không khí bị ô nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 ­  1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 ­ 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam (1,31mg/m3), thị  xã Hà Đông (0,9 ­ 1,5mg/m3),... Trên Hình V.5 giới thiệu diễn biến nồng độ bụi trong không khí từ năm 1995 đến hết năm  2002 ở các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp.    Khung V.3. NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH VƯỢT QUA Ý ĐỊNH ĐÓNG CỬA VÌ Ô  NHIỄM MÔI TRƯỜNG Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình có công suất 100MW, được xây dựng vào những năm 1960,  đặt sát vách núi Cánh Diều, nằm ở đầu hướng gió chính thổi vào thị xã. Công nghệ sản xuất  lạc hậu, toàn bộ nhà máy và ống khói cao 80m nằm trong bóng "khí động" của núi Cánh  Diều. Xử lý bụi bằng xiclon với hiệu suất rất thấp, khoảng 50%. Vì vậy, trước năm 1996, nhà  máy đã gây ra ô nhiễm bụi và khí SO2 rất trầm trọng đối với thị xã Ninh Bình và các làng, xã  phụ cận. Ở khu vực xung quanh cuối hướng gió, cách nhà máy khoảng 600 ­ 1.000m, nồng độ  bụi trong không khí gấp 15­30 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí SO2 vượt tiêu chuẩn cho  phép từ 1,3 ­ 3,6 lần. Thống kê trung bình tỷ lệ số người bị các bệnh về đường hô hấp ở khu  vực bị ô nhiễm này cao hơn ở xã Trường Yên (nơi không bị ô nhiễm) từ 2 ­ 3 lần. Nhân dân  xung quanh đã nhiều lần kêu cứu về ô nhiễm bụi và khí SO2, nhà máy phải giảm công suất  xuống còn 10% và có ý định đóng cửa nhà máy. Để khắc phục ô nhiễm môi trường, năm 1997  nhà máy đã xây dựng ống khói mới, cao 130m, vượt trên bóng "khí động" của núi Cánh Diều,  thay lọc bụi xiclon bằng lọc bụi tĩnh điện với hiệu suất 99%, cải tạo lò, làm kín dây chuyền 
  5. công nghệ, cải tạo nhà máy, nên nhà máy đã phục hồi được công suất 100% mà vẫn đảm  bảo môi trường không khí bên trong nhà máy cũng như toàn bộ thị xã Ninh Bình được cải  thiện rõ rệt và đạt tiêu chuẩn môi trường. Trước đây, với công nghệ đốt than bằng vòi đốt cũ, đã gây ô nhiễm môi trường và đã xảy ra  tai nạn chết người do sập xỉ lò. Năm 2001, nhà máy đã cải tiến vòi đốt than theo kiểu UD, giải  quyết cơ bản hiện tượng đóng xỉ trong lò, kéo dài chu trình vận hành lò, giảm chi phí vận  hành, giảm nồng độ khí NO2 trong khí thải từ 1.000mg/m3 xuống còn 650mg/m3, đồng thời  không xảy ra tai nạn lao động trong 3 năm qua. Tuy kinh phí đầu tư cải tạo môi trường nhà máy điện là rất lớn, khoảng 170 tỷ đồng, nhưng  hiệu quả mang lại còn lớn hơn nhiều, không những giải quyết xong nạn ô nhiễm môi trường  trầm trọng, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế ­ xã hội rất lớn: nhà máy không phải đóng cửa  hay di dời đi nơi khác; phục hồi sản xuất 100%; trước đây sản xuất 1KW điện phải mất 0,88kg  than tiêu chuẩn, nay chỉ mất 0,61kg than; không phải mất tiền trợ cấp độc hại cho cán bộ  công nhân viên của nhà máy và thị xã, thiệt hại vì ốm đau, bệnh tật và nghỉ việc của nhân  dân do ô nhiễm gây ra nay còn không đáng kể; vệ sinh môi trường toàn thị xã được cải thiện,  thu hút khách du lịch đến Ninh Bình và tạo điều kiện trong tương lai gần sẽ mở rộng công suất  nhà máy. Nguồn: Theo tài liệu của Phạm Ngọc Đăng   Xét Hình V.5 ta thấy, tuy công nghiệp và đô thị trong thời gian qua phát triển nhanh, nhưng ô  nhiễm bụi trong không khí ở các khu dân cư gần một số khu công nghiệp cũ trong các năm  gần đây (từ năm 1995 đến nay) có chiều hướng giảm dần, có thể đây là kết quả của việc kiểm  soát các nguồn thải công nghiệp ngày càng tốt hơn. Riêng ở gần Cụm Công nghiệp Tân Bình  (thành phố Hồ Chí Minh) và Khu Công nghiệp Biên Hoà I thì có chiều hướng tăng lên. Ngược  lại ô nhiễm bụi ở khu dân cư thông thường trong đô thị ngày càng tăng hơn, có thể là do hoạt  động giao thông và xây dựng trong đô thị ngày càng gia tăng. Ô nhiễm khí SO2: Nói chung, nồng độ khí SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta còn thấp hơn  trị số tiêu chuẩn cho phép. Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên  Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Long An có nồng độ khí SO2 lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị  số tiêu chuẩn cho phép tới 2 lần, ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ  Long, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho,... nồng độ khí SO2 trung bình ngày  đều dưới 0,1 mg/m3, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần.
  6. Hình V.6 thể hiện sự diễn biến nồng độ khí SO2 ở gần các khu công nghiệp cũ của một số  thành phố lớn từ năm 1995 đến nay. Xem Hình V.6 có thể thấy nồng độ khí SO2  trong không  khí ở Khu công nghiệp Biên Hoà I, năm 1995, rất lớn (SO2  = 1,02mg/m3), gấp gần 3,7 lần trị  số tiêu chuẩn cho phép, các năm gần đây giảm đi rất nhiều, ở các thành phố, khu công  nghiệp khác, nồng độ khí SO2 từ 1995 đến nay thay đổi không đáng kể, hoặc có xu hướng  giảm đi đôi chút, tuy rằng hoạt động công nghiệp ngày càng tăng, điều này có thể là kết quả  tích cực của công tác quản lý và bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp trong thời gian qua  ở nước ta. Tại Khu Công nghiệp Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), nồng độ khí SO2 năm  2002 lớn hơn năm 2001 nhưng nhỏ hơn năm 2000. Ngược lại, nồng độ các chất khí ô nhiễm ở  các khu dân cư thông thường trong nội thành (như phố Lý Quốc Sư, Hà Nội, Hình V.5, Hình  V.6) cũng như ở ngoại thành có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, riêng số liệu đo lường nồng  độ khí SO2 năm 2000 ở phố Lý Quốc Sư (Hà Nội) tăng vọt lên rất lớn, nguyên nhân là do  trong năm 2000 số hộ gia đình tập thể ở cạnh phố tăng lên, nhà cửa mở rộng cơi nới thêm,  khu phố không thông thoáng như năm 1999 về trước, mặt khác ở gần điểm đo có một số nhà  mở thêm hàng phở, đun nấu bằng than và nhiều gia đình trong khu tập thể này cũng đun bếp  bằng than tổ ong.   Khung V.4. Ô NHIỄM KHÍ SO2, NO2 VÀ CO Nồng độ trung bình 1 giờ, cũng như trung bình ngày của khí SO2, NO2 và CO trong không khí  ở gần hầu hết các đô thị Việt Nam đều nhỏ hơn hoặc xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép, tức là  chưa bị ô nhiễm khí SO2, NO2 và CO. Tuy vậy ở các nút giao thông chính và ở gần một số khu  công nghiệp, một số xí nghiệp nung gạch ngói, nồng độ các khí này đã xấp xỉ bằng hoặc lớn  hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, có chỗ tới 2 ­ 4 lần. Thí dụ như nồng độ khí SO2 ở gần khu lò  gạch thôn 6, thôn 7 xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, lớn hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần; ở các  khu sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Hà Nam (Công ty Ba Nhất, Xi măng 77, Xí nghiệp  Gạch ngói Bình Lục, xã Mộc Bắc): lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 ­ 4 lần; ở gần các Nhà  máy Xi măng Sài Sơn, Gạch Vân Đình (Hà Tây): lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 ­ 1,5 lần;  ở Khu Công nghiệp Thái Nguyên và Khu Công nghiệp Sông Công: lớn hơn tiêu chuẩn cho  phép khoảng 1,2 lần; ở thị trấn Đông Triều (Quảng Ninh), nồng độ khí SO2 xấp xỉ trị số tiêu  chuẩn cho phép. Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam 2003  
  7. Ô nhiễm các khí CO, NO2: Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nồng độ khí  CO trung bình ngày dao động từ 2 ­ 5 mg/m3, nồng độ khí NO2 trung bình ngày dao động từ  0,04 ­ 0,09mg/m3, chúng đều nhỏ hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, tức là ở các đô thị và khu  công nghiệp Việt Nam, nói chung chưa có hiện tượng ô nhiễm khí CO và khí NO2. Tuy vậy, ở  một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí CO và khí NO2 đã vượt trị số tiêu chuẩn  cho phép, như ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng ­ Điện Biên Phủ (thành phố Hồ Chí Minh) trị số trung  bình ngày của năm 2001: 0,19, gấp 1,9 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, nồng độ CO năm  2001: 15,48 gấp 3,1 lần trị số tiêu chuẩn cho phép; tương tự, năm 2002 nồng độ khí NO2 =  0,191mg/m3 và khí CO = 12,67mg/m3.   Quan trắc ô nhiễm không khí tự động liên tục Chất lượng không khí thường thay đổi nhanh theo thời gian. Để theo dõi thường xuyên và kịp  thời phát hiện rủi ro ô nhiễm môi trường không khí ở các thành phố lớn, Nhà nước đã đầu tư 4  trạm quan trắc không khí tự động cố định tại Hà Nội, 1 trạm tự động cố định tại Hải phòng và  2 trạm quan trắc không khí tự động di động (1 ở Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh). Năm  2002 và đầu năm 2003, ngành khí tượng thủy văn đã lắp đặt và đưa vào vận hành 6 trạm  quan trắc môi trường không khí tự động tại Láng (Hà Nội), Phù Liễn (Hải Phòng), Cúc Phương  (Ninh Bình), Đà Nẵng, Pleiku (Gia Lai), Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh). Tại thành phố Hồ  Chí Minh, với sự giúp đỡ của  Đan Mạch, cũng đã lắp đặt 4 trạm quan trắc không khí tự động  cố định. Chưa tổng kết được kết quả quan trắc của tất cả các trạm tự động này, nhưng theo số liệu  quan trắc của trạm không khí tự động đặt tại Đại học Xây dựng Hà Nội thì chất lượng không  khí như sau: trị số trung bình năm của nồng độ (mg/m3) trong 2001 của các chất ô nhiễm là  khí SO2 = 0,0083 ­ 0,016; năm 2002 từ 0,038 ­ 0,063mg/m3 (tiêu chuẩn quốc tế là 0,05); bụi  hô hấp PM10 năm 2001 là 0,122 ­ 0,126; năm 2002 là 0,090 ­ 0,173mg/m3 (tiêu chuẩn quốc  tế là 0,05). Như vậy, nồng độ khí SO2 năm 2002 đã xấp xỉ trị số của tiêu chuẩn quốc tế, nồng  độ bụi PM10 trung bình năm cao hơn tiêu chuẩn quốc tế từ 2,5 đến 3,5 lần. Ô nhiễm khí  SO2 và bụi PM10 năm 2002 cao hơn năm 2001. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu (2003) nối mạng thông tin các trạm quan trắc  tự động môi trường không khí và thiết lập một số bảng thông tin điện tử trên đường phố để  thông tin tình trạng chất lượng môi trường không khí thành phố cho cộng đồng dân cư biết  hàng ngày. Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị: Thực hiện chỉ thị 24/2000/CT­TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã sử dụng xăng  không pha chì từ ngày 1­7­2001. Số liệu quan trắc ô nhiễm giao thông cho thấy nồng độ chì  trong không khí Hà Nội trung bình năm 2002 giảm đi khoảng 40 ­ 45% so với cùng thời kỳ  năm trước; tương tự, ở thành phố Hồ Chí Minh nồng độ chì giảm đi khoảng 50%. Mưa axít (lắng đọng axít): Ô nhiễm khí SO2 và NO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra mưa axít. Như phần  trên đã trình bày, môi trường không khí ở nước ta, về tổng thể, chưa bị ô nhiễm khí SO2, NO2,  sự ô nhiễm khí SO2, NO2 mới có tính cục bộ, do đó có thể suy ra rằng bản thân các nguồn ô  nhiễm khí SO2 và NO2 của nước ta chưa thể gây ra hiện tượng mưa axít. Nhưng ô nhiễm 
  8. không khí có thể xuyên qua biên giới giữa các nước, ô nhiễm SO2, NO2 của nước này có thể  gây ra mưa axít ở nước khác.   Khung V.5. VỀ MƯA AXÍT Kết quả phân tích về số mẫu nước mưa thu được và tỷ lệ (%) số mẫu có pH 
  9.   Ô nhiễm tiếng ồn đô thị: Cùng với sự phát triển đô thị là sự tăng trưởng giao thông vận tải trong đô thị. Giao thông vận  tải là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Kết quả quan trắc từ năm 1995 đến năm 2002 về mức ồn tương đương trung bình ở bên cạnh  đường giao thông trong giờ ban ngày (từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều) của các đường phố  chính ở 13 thành phố, thị xã cho thấy phần lớn mức ồn ở cạnh các đường giao thông là từ 70  đến 80dBA, về ban đêm mức ồn giao thông nhỏ hơn 70dBA. Mức ồn ở cạnh các đường phố năm 2002 so với năm 2001 thay đổi không đáng kể, mức ồn  giao thông cao nhất là 82 ­ 85 dBA và xảy ra ở ngã tư Điện Biên Phủ ­ Đinh Tiên Hoàng  (thành phố Hồ Chí Minh). Các đường phố có mức ồn khoảng 80dBA là Quốc lộ 5 tại Sài Đồng  (Hà Nội), đường Nguyễn Trãi (Vinh), cạnh Nhà máy Ôxy Đồng Nai (Biên Hoà II), ngã tư Phú  Lợi thị xã Thủ Dầu Một, cổng Bệnh viện Quân đoàn 4 (Bình Dương). Đa số các đường phố  còn lại có mức ồn từ 65 đến 75dBA.   Khung V.6. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ĐÔ THỊ Kết quả quan trắc cho thấy tuy lưu lượng dòng xe năm 2002 nhiều hơn 2 lần so với năm 1995,  nhưng mức ồn chỉ tăng thêm 0,6dBA (77,4 ­ 75,8). Nguyên nhân có thể do đường đã được cải  tạo, mặt đường tốt hơn, thông thoáng hơn và tỷ lệ xe mới tăng, xe cũ giảm. Theo số liệu đếm  xe trên đường giao thông, thì tỷ lệ số xe máy chiếm trong dòng xe cơ giới ở Việt Nam rất lớn.  Tỷ lệ xe máy trên các đường giao thông nội thị trung bình chiếm khoảng 85 ­ 90%, tỷ lệ xe  máy trên các đường vành đai đô thị hay trên các đường quốc lộ chiếm khoảng 80 ­ 85%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2