intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không khí là một hỗn hợp gồm các loại khí chủ yếu là N2, O2, CO2. ngòai ra còn có một số khí hiếm như néon, héli, métan, kripton,... Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 - 5p.100 thể tích không khí. Ở gần mặt đất, không khí còn có các phần tử rắn khác nữa (chẳng hạn như từ núi lửa hoặc từ kết quả họat động của con người). Các thành phần từ bào tử, phấn hoa của cây cối không liệt vào những chất nhiễm bẩn vì chúng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

  1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 1. KHÁI NIỆM CHUNG Không khí là một hỗn hợp gồm các loại khí chủ yếu là N2, O2, CO2. ngòai ra còn có một số khí hiếm nh ư néon, héli, métan, kripton,... Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, h ơi nước chiếm gần 1 - 5 p.100 th ể tích không khí. Ở gần mặt đất, không khí còn có các phần tử rắn khác nữa (chẳng hạn như từ núi lửa hoặc từ kết quả họat động của con người). Các thành phần từ bào tử, phấn hoa của cây cối không liệt vào những chất nhiễm bẩn vì chúng là thành ph ần của thiên nhiên, thường gặp trong không khí. Nhiễm bẩn không khí là kết quả của sự thải vào không khí những khí, h ơi, giọt và phần tử lạ hoặc của sự chứa đựng trong đó một lượng quá lớn các thành phần bình thường chẳng hạn CO2 và các phần tử rắn lơ lững do đốt các lọai nhiên liệu. Ô nhiễm không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bụi). Mặt khác sự tích lũ y hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng. Video 3.1
  2. Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở một nồng độ cao h ơn nồng độ bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân lọai, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào quan điểm chung cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả họat động của con ngư ời. 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở các n ước Tây Âu từ sau thế kỷ thứ 14, có tình trạng nhiễm bẩn không khí do sử dụng than đá làm nguồn năng lư ợng nhiệt. Nhiễm bẩn không khí từ lò đốt trong nh à ch ắc là hình thức gây nhiễm bẩn sớm nhất, mặc d ù kh ả năng gây tác động có hại bên trong nhà thường không đáng kể. Việc thay than bằng sản phẩm dầu khí ở nhiều nước trên thế giới đ ã làm giảm bớt ô nhiễm do khói than gây ra. Trước Cách mạng Công nghiệp - thế kỷ thứ 19, ô nhiễm không khí (ÔNKK) vẫn chưa phải là một vấn đề trầm trọng, vì các chất ÔNKK được dần dần ho à tan vào khí quyền và không tạo ra những khu vực có nồng độ ô nhiễm cao. Kể từ khi con người bắt đầu sử dụng cá loại nhiên liệu đốt (gỗ, than, và các ch ất khác) để chuyển nư ớc thành hơi nước quay các tuốc - bin, con người đã bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề ÔNKK. Chính việc tạo ra động cơ hơi n ước đã tạo điều kiện cho một số quốc gia trong thời đó trở nên giàu có và hùng cường, và cuộc Cách mạng Công nghiệp đ ã làm tăng mức sống của con người, trong khi đó lại gây ra những nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường. Con ngư ời luôn nỗ lực tìm kiếm sự giàu có mà không coi trọng tới những ảnh hưởng của sự phát triển đến xã h ội và môi trường. Chỉ tới khi những thảm họa ÔNKK xảy ra với nhiều trường hợp mắc bệnh và
  3. tử vong, lo ài người mới bắt đầu quan tâm đến hiện tượng ÔNKK. Vào tu ần cuối của tháng 10 năm 1948, một lượng chất gây ÔNKK với nồng độ rất cao (đư ợc gọi là khói mù - smog) bao phủ quanh khu vực Donora, Pennsylvania và các khu vực lân cận. Đám khói mù này bao bọc toàn bộ thị trấn Donora vào sáng ngày thứ tư 27 tháng 10, làm giảm tầm nhìn của người dân địa phương. Vào khoảng 2 giờ sáng ngày thứ bảy, trường hợp tử vong đầu tiên xảy ra. Các trường hợp tử vong khác vẫn tiếp tục được báo cáo lên và tới đêm ngày thứ bảy đ ã có 19 người chết. có thêm 1 người nữa bị ốm nặng và ch ết vào tuần sau đó. Theo thống kê của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (1995), chỉ trong năm ngày từ 25 đến ngày 31 tháng 10, thảm họa này đã khiến cho 20 người chết và hơn 7000 người phải nhập viện hoặc ốm. Nguyên nhân của thảm họa này được cho là do ô nhiễm của các khí SO2, CO và bụi kim loại từ khu công nghiệp gần đó (các nhà máy nhiệt điện, luyện quặng…), các chất ô nhiễm không khí này đ ã b ị giữ lại không đư ợc luu chuyển đi do thiếu gió trong thời tiết ấm. Tại London, tháng 12 năm 1952, 4 năm sau thảm họa khói mù Donora, một tham họa ÔNKK khác đã bao chặt th ành phố n ày trong vòng 5 ngày. Đám khói mù dày màu vàng rất đậm đặc bao trùm thành phố và người ta phải sử dụng khẩu trang khi đi lại, tầm nh ìn giảm xuống chỉ còn hơn 3,5 mét. Có khoảng hơn 4000 người tử vong trong thảm họa này và có tới thêm 700 ngư ời khác đã chết vào năm 1962. Nguyên nhân của thảm họa n ày được cho là do London đã b ị ô nhiễm một lư ợng SO2 và khói lên tới hàng nghìn gam/m3. Thành phố New York cũng phải trai qua một số thảm kịch ÔNKK. Lần ÔNKK trầm trọng nh ất xảy ra vào năm 1965, với 400 người bị chết. Những thảm họa ÔNKK
  4. này không những thành phố lớn. Những thành phố nhỏ, chẳng hạn như thung lũng Meuse của Bỉ, cũng đã trải qua một thảm kịch ÔNKK vào năm 1930, với 63 người ch ết và 6.000 người bị bệnh. Những con số thống kê về thảm họa ÔNKK xảy ra trong lịch sử được đề cập ở Bảng 3.1. Bảng 3.1. Các thảm họa ô nhiễm Không khí từ năm 1930 Thời gian Số tử vong Địa điểm Thung lũng Meuse 1930 63 1948 Donora, Pennsylvania 20 1950 Poza Rica, Mexico 22 1952 London 4.000 1953 New York 250 1956 London 1.000 1957 London 700 - 800
  5. 1962 London 700 1963 New York 200 - 400 1966 New York 168 Vào năm 1990, trên toàn thế giới đã có tới 100 triệu tấn các oxit lưu hu ỳnh (SOX), 68 triệu tấn oxit nitơ (NOX), 57 triệu tấn các chất hạt lơ lửng (SPM) và 177 triệu tấn cácbon monoxyt(CO) đ ược thải vào khí quyển. Trong số đó, các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) đ ã thải ra tới 40% SOX, 52% NOX, 71% CO và 23% SPM. 3. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Có hai lo ại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí: - Nguồn ô nhiễm thiên nhiên núi lửa, đất sa mạc, n ước biển bay h ơi, lũ lụt. - Nguồn ô nhiễm nhân tạo do các hoạt động của con người gây ra như các quá trình sản xuất công nghiệp, giao thông, sinh hoạt. 3.1. Nguồn ô nhiễm công nghiệp 3.1.1. Công nghiệp luyện kim Các ch ất ô nhiễm chính là bụi, SO2, CO, H2S, HCN, phenol, NH3 v.v… phát sinh từ các công đoạn sản xuất gang và thép. Để luyện ra đ ược 1 tấn thép, có khoảng 4 kg
  6. SO2 phát sinh. 3.1.2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nh ư xi măng, gạch ngói, bê tông… Chất ô nhiễm không khí chính là bụi, khí SO2, CO, NOx. Ở các nước đang phát triển trình độ sản xuất còn lạc hậu, thiết bị kiểm soát môi trư ờng hiệu quả thấp, đây là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể. Ví dụ, để sản xuất ra 540 tấn clinker từ 900 tấn vật liệu thô, có 4300 tấn khí thải được sinh ra trong đó có chứa 50 tấn bụi. 3.1.3. Công nghiệp nhiệt điện Tại các nh à máy nhiệt điện, để sản xuất ra điện cần phải đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, diesel. Do đó, chất ô nhiễm không khí chính là bụi than, khí SO2, CO. 3.1.4. Công nghiệp hóa chất và luyện kim mầu Khí thải của hai dạng công nghiệp này đ ặc trưng không ph ải qua khối lượng chất thải mà qua tính ch ất độc hại của các chất chứa trong đó. Đó là các hơi axit, VOCs, florua, xyanua v.v… 3.1.5. Các lò đốt chất thải Đây là một biện pháp xử lý chất thải đô thị càng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh các ưu điểm của chúng, cũng cần phải nói rằng đầy là những nguồn ô nhiễm không khí đáng kể bởi tro, các chất khí như SO2, NO2, CO, CHl, HF. Ngoài ra còn ph ải kể đến các kim loại và chất độc chứa trong khí thải như Cu, Zn, Cr, As, Cd,
  7. Hg, Pb, đioxin,… và ô nhiễm đáng kể về mùi. 3.2. Các nguồn ô nhiễm do giảo thông (Hình 3.1) Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn cũng là những nguồn ô nhiễm đáng kể. Ở Mỹ, hơn một nửa lượng CO h ơn 1/3 lượng cacbua h ydro và NOx phát sinh từ các nguồn giao thông. Ông xả từ các động cơ đốt xăng còn là những nguồn phát sinh chì quan trọng. Ngoài ra con phải kể đến nguồn bụi thứ cấp (bụi đất, đá) do các ph ương tiện giao thông vận tải gây ra. Tàu hoả, tàu thủy chạy bằng nhiên liệu đốt cũng thải ra các chất khí ô nhiễm. 3.3. Nguồn ô nhiễm do ngành công nghiệp xây dựng Ngành công nghiệp xây dựng là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính. Tại Mỹ, ngành này là nguồn phát thải gần 4% các loại bụi lơ lửng, và cũng tạo ra ô nhiễm tiếng ồn quan trọng. Mặc dù các ho ạt dộng xây dựng cũng tạo ra ô nhiễm đất, tuy nhiên, những hoạt động n ày ch ủ yếu gây nên các vấn đề ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn. Các hoạt động xây dựng tạo ra ô nhiễm không khí như: giải phỏng mặt bằng, ch ạy các đầu máy diesel, đốt, các chất độc hại… tất cả các công trường xây dựng đều gây ô nhiễm bụi ở mức cao và có thể chúng sẽ lan rộng trong thời gian dài. Bụi xây dựng thường là loại bụi PM10 - đ ây là lo ại bụi có đư ờng kính nhỏ hơn 10 micro mét, loại bụi này m ắt th ường không nh ìn th ấy được. Các nghiên cứu đã cho thấy bụi PM10 có thể thâm nhập sâu vào ph ổi va gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như các bệnh: hen, viên ph ế quản và ung thư. Một nguồn phát sinh PM10 trong xây dựng nữa là
  8. từ hoạt dộng của cơ diesel, các động cơ xăng. Các hoạt động sản sinh ra một dạng vật ch ất lơ lửng được gọi là: bụi diesel (disesel particulate matter - DPM), bụi n ày ch ứa bồ nóng, sunfat, silicat… tất cả những chất này kết hợp với những chất ô nhiễm khác trong khí quyển sẽ là những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài ra sử dụng diesel còn thải ra các chất như CO, cachua hydro, NOx, CO2. 3.4. Các nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người Lượng chất ô nhiễm do hoạt động của con người gây ra là rất nhỏ, nhưng rải rác các nơi, trực tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đó là các lò sư ởi, bếp đun sử dụng nhiên liệu đốt nh ư than, ga, khí tự nhiên. Nguồn : Sức khỏe môi trường (sách dùng cho đào tạo Cao học và CK1 YTCC) Trường Đại học Y tế công cộng Câu hỏi 3.1 + 3.2 4. MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE 4.1. Ôxit sulfur (SO 2) SO2 là m ột loại chất khí không màu, có vị hăng cay, có khả năng gây kích thích cơ quan hô h ấp, mắt và các màng nhầy. SO2 có thể đ ược tạo ra từ các nguồn từ tự nhiên như từ các vụ phun trào núi lửa hoặc từ các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch trong giao thông, công nghiệp. Theo các nghiên cứu thực nghiệm, ở nồng độ 0,03 ppm SO2 đã gây ảnh hưởng
  9. đến sự sinh trưởng của cây. Bắt đầu từ nồng độ 3 ppm, SO2 đã có khả năng gây kích thích. SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt, rồi qua đường tiêu hóa vào máu tuần ho àn. Khi tiếp xúc với niêm m ạc ẩm ướt, SO2 tạo ra axit. SO2 khi kết hợp với bụi tạo thành các h ạt axit lơ lửng, nếu kích thước nhỏ 2 - 3 m sẽ vào tới phế nang ho ặc đưa đ ến hệ thống bạch huyết. SO2 nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoni qua nư ớc tiểu và kiềm qua nước bọt. Độc tính chung của SO2 th ể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, gây bệnh cho hệ thống tạo huyết và tạo ra methemoglobine làm tăng cường quá trình ôxi hóa Fe +2 thành Fe+3. Qua một số nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), SO2 cũng sẽ làm thay đổi các giá trị chức năng sống của những người bình thường khi họ tiếp xúc với một lượng chất SO2 là 11440 µg/m3 trong vòng 10 phút. Những ngư ời mắc các bệnh đường hô hấp như hen rất nhạy cảm với SO2 4.2. Monoxit các bon (CO) Khác những chất ô nhiễm khác, CO có khả năng gây những ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe. CO có độc tính cao, tạo mối liên kết bền vững với hemoglobine trong máu, tạo ra cácboxyhemoglobine (COHb), làm giảm khả năng vận chuyển ôxi của máu tới các cơ quan và h ệ thống trong cơ thể. Chỉ một lượng CO nhỏ hít vào cơ thể cũng có thể gây ra lượng COHb đấng kể, 70% hemoglobine trong máu bị chuyển thành COHb có kh ả năng gây chết người. Ngoài ra, việc suy giảm lượng ôxi cấp cho bào thai do CO của các b à m ẹ hút thuốc lá có thể gây ra việc giảm trọng lượng của trẻ em mới sinh và tăng tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh. Nồng độ Tố i đa cho phép của CO trong không khí là 100 ppm
  10. 4.3. Dioxit các bon (CO2) CO2 gây khó thở và ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp. Với hàm lượng 5% CO2 có thể gây khó thở, nhức đầu, 10% CO2 gây nôn, ói, bất tỉnh 4.4. Ô xit ni tơ (NOx) Các khí NOx có nguồn gốc tự nhiên từ các hoạt động của núi lửa, vi khuẩn và từ các hoạt động của con người từ các hoạt động có sử dụng các nhiên liệu hóa thạch hoặc từ các hoạt động khác không dùng tới các nhiên liệu hóa thạch như từ ngành công nghiệp hóa chất, sử dụng chất nổ, lò luyện kim hoặc từ các ô nhiễm không khí trong nhà như hút thuốc lá hoặc các lò sưởi bằng dầu. Khí NO là khí không màu, cũng có một số ảnh h ưởng nhất định đến sức khỏe con người, nhưng không đáng kể so với ảnh hưởng của khí NO2. Với nồng độ thường có trong không khí, NO không gây kích thích và không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. Trong khí quyển và trong các thiết bị công nghiệp, NO phản ứng với ôxi tạo ra NO2, một ch ất khí có màu nâu, rất kích thích đối với cơ quan hô h ấp. Tiếp xúc với khí NO2 ở nồng độ khoảng 5ppm sau một vài phút có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy hô hấp, ở nồng độ 15 - 50 ppm sau một vài giờ sẽ nguy hiểm cho phổi, tim và gan, ở nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong sau một vài phút. Tiếp xúc lâu với nồng độ khí NO2 khoảng 0,06 ppm sẽ gây trầm trọng th êm các bệnh về phổi. Nh ững nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy mối liên quan giữa sức khỏe với NO2. Như những nghiên cứu tại 8 cộng đồng ở Thụy Sỹ, các tác giả nhận ra rằng thấy chức năng phổi của người lớn tại 8 cộng đồng n ày có liên quan tới sự ô nhiễm khí
  11. NO2. 4.5. Các hạt vật chất (particulate matter - PM) (bụi, soi khí, khói v.v.) Ảnh hưởng độ c h ại của các loại chất ô nhiễm này đ ối với con người và động vật phụ thuộc vào tính chất hóa học và lý học của chúng. Chúng có thể gây kích thích và các bệnh về đường hô hấp, mắt, bệnh ngoài da. Ở những mức độ nhất định, chúng có thể làm nặng thêm các bệnh hô hấp mạn tính, hen, giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ ung thư phổi. Các thử nghiệm cho thấy phần lớn hạt bụi có kích thước > 10 m bị giữ lại ở mũi và cổ họng. Các hạt có kích thư ớc 5 - 10 m b ị giữ lại ở khí quản và cuống phổi. Các hạt có khả năng tác hại đến phổi có kích th ước từ 0,5 - 5 m. Các nhà vệ sinh y học thường quan tâm chủ yếu đến dải bụi hô hấp, có kích thước < 3,5 m. Bụi có chứa hàm lượng SiO2 cao sẽ gây ra bệnh bụi phổi - silic, b ụi sợi bông gây ra bệnh bụi phổi - bông. Nh ững nghiên cứu dịch tễ học cũng đ ã cho thấy mối quan hệ giữa PM với sức khỏe con người. rất nhiều nghiên cứu đã thấy PM có mối quan hệ với tỷ lệ chết ở mức độ phởi nhiễm thấp như một nghiên cứu của Pope và các đồng nghiệp (1992) tại thung lũng Utah (1985 - 1989). Một nghiên cứu khác cũng nhận thấy mối quan hệ giữa PM10 với tỷ lệ chết ngày tại Birmingham (Schwartz, và các đồng nghiệp, 1993) Ngoài ra, trong bụi khí thải có thể chứa một số kim loại nặng, trong quá trình phát tán và lắng đọng sẽ gây ảnh h ưởng xấu cho động, thực vật và qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con n gười. 4. 6 . Chì (Pb)
  12. Từ hơn 2000 năm nay, người ta đ ã biết ch ì là một chất độc hại cho sức khỏe. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước và không khí. Các giới hạn cho phép về ch ì đều nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Mục tiêu đề ra là phải giữ được lư ợng ch ì trong máu của trẻ thấp hơn 30 g/dl. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy lượng chì 10 g/dl cũng có thể gây ra ở trẻ bé sự suy giảm trí tuệ. Lượng chì trong máu vượt quá 80 g/dl có th ể gây ra cho trẻ mê sảng, ngất, thậm chí tử vong. 4.7. Các chất ô nhiễm không khí nguy hại (Hazardous Air Pollutants - HAPs Song song với những chất gây ô nhiễm không khí trên, còn một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí ít thông dụng nhưng lại rất nguy hại, các chất hóa học được phát thải vào khí quyển từ rất nhiều ngành công nghiệp và sản xuất cũng như từ khí thải vào khí quyển từ rất nhiều ngành công nghiệp và sản xuất cũng như từ khí thải xe gắn máy. Mặc dù nguồn phát thải của các chất ô nhiễm này là cố định hơn nhiều so với những ch ất ô nhiễm trên tuy nhiên, rất nhiều trong sỗ những chất ô nhiễm n ày là những hóa ch ất độc hại, có khả năng gây ung thư vì vậy chúng cần phải được quan tâm một cách đặc biệt. Trên đây là những ảnh hưởng cơ bản của các chất ô nhiễm không khí chính đến sức khỏe con người. Mức độ ảnh h ưởng phụ thuộc vào liều lượng của các chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Liều lượng này được xác định như sau: Liều lượng (dose) =  (Nồng độ chất ô nhiễm ở vùng thở) x (thời gian) Để xác định được liều lượng nào được gọi là độc hại, người ta xây d ựng mối quan hệ liều lượng - đáp ứng (dose - reponse) đối với từng chất ô nhiễm
  13. Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí và sức khỏe, ngư ời ta thường chú trọng đến những tiếp xúc dài h ạn với những nồng độ thấp và gây ra nh ững ảnh hưởng mạn tính. Nh ững tiếp xúc ngắn với nồng độ cao và gây những ảnh h ưởng cấp tính chỉ có trong những sự cố công nghiệp hoặc sự cố ô nhiễm không khí khẩn cấp. 5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 5.1. Quan trắc môi trường không khi (Monitoring) Các hệ thống quan trắc mô i trường không khí thư ờng được bố trí ở các vị trí có khả n ăng xu ất hiện các chất ô nhiễm không khí như khu vực quanh các trung tâm công nghiệp, gần đường giao thông, khu đô th ị. Ngoài ra, các trạm quan trắc khí tượng cũng có khả năng theo dõi sự biến động của các chất trong khí quyển. Có hai h ình thức xác định mức độ ô nhiễm không khí là ngắn hạn (short term) và dài hạn (long term) Hình th ức quan trắc ngắn hạn thư ờng cho các giá trị tức thời hoặc xác định trong khoảng thời gian ngắn. Nó cho phép báo hiệu khi mức độ ô nhiễm đạt đến các giá trị nguy hiểm khiến những ngư ời dân trong vùng đó hoặc những công nhân tại khu vực ô nhiễm phải có biện pháp phòng tránh như không ra ngòai đường, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông động cơ, công nhân rút ngay kh ỏi vị trí nguy hiểm v.v… Hình thức quan trắc d ài h ạn thường thực hiện qua những mạng lưới quan trắc quốc gia hoặc địa phương trong một kho ảng thời gian dài. Nó cho phép ta xác đ ịnh được xu thế của mức độ ô nhiễm tăng, giảm hay ổn định và kiểm soát được sự ho ạt động của các chương trình kiểm soát ô nhiễm. 5.2. Kiểm soát hành chính
  14. Đây là các biện pháp thành tra có tính hành chính trên phạm vi quốc gia hoặc từng địa phương, do các cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường, các tổ chức thanh tra và kiểm soát bảo vệ môi trường thực hiện. Nó bắt buộc các doanh nghiệp đăng ký các nguồn ô nhiễm, các chất độc hại sử dụng và phát thải, phải tự áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, giảm chất thải phát sinh. Các cơ quan thanh tra có quyền thu thuế, xử phạt, th ậm chí đình sản xuất nếu các chất thải ô nhiễm phát sinh vượt quá giới hạn cho phép. Các phương tiện giao thông vận tải, các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp cũng được kiểm soát thường xuyên đ ể hạn chế những ảnh hưởng đến môi trư ờng không khí khu vực 5.3. Các biện pháp kỹ thuật Các biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí đều nhằm mục đích giảm sự phát sinh các chất ô nhiễm vào môi trường không khí. Sau đây là một số b iện pháp chính 5.3.1. Hoàn thiện công nghệ sản xuất Các công nghệ sản xuất phải liên tục đ ược hoàn thiện. Công nghệ hoàn thiện không những nâng cao năng suất lao động và ch ất lượng sản phẩm, mà còn giảm sự phát sinh chất ô nhiếm vào khí quyển và môi trường lao động. Việc này được thực hiện qua việc ho àn thiện thiết bị công nghệ và qui trình sản xuất hiện có (tổ chức lại sản xuất, thực hiện tốt chế độ b ão dưỡng, làm kín dây chuyền), và trong điều kiện cho phép, thay thế dần dần bằng các thiết bị mới hiện đại. ví dụ, thay phương pháp gia công vật liệu khô phát sinh nhiều bụi bằng phương pháp ướt, thay thế các lò nung
  15. clinker đứng bằng lò quay hiệu quả cao và lượng chất thải phát sinh thấp. 5.3.2. Thay thế các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm bằng các chất ít ô nhiễm hơn Biện pháp n ày cần phải cân nhắc đến mối quan hệ giá thành - lợi nhuận, sao cho sản phẩm đạt được có chất lượng tương tự với giá thành kh ả quan. Ví dụ: trong công nghiệp in, thay mực in trên cơ sở môi hữu cơ b ằng mực in dùng nước, thay thế một phần các nhiên liệu đốt hóa thạch bằng các sản phẩm phế thải, sử dụng xăng không chì… 5.3.3. Sử dụng thiết bị kiểm soát môi trường Thiết bị kiểm soát môi trường, hay thiết bị làm sạch không khí, được chia làm hai loại: thiết bị lọc bụi và thiết bị khử khí độc hại a. Thiết bị lọc bụi được phân loại theo nguyên lý hoạt động và chia làm 4 nhóm: *Thiết bị lọc bụi kiểu trọng lực hoạt động theo nguyên lý sử dụng lực trọng trường, các hạt bụi thô được lắng xuống và tác khỏi dòng không khí. Đây là d ạng thiết bị đơn giản nhưng hiệu quả thấp, không gian chiếm chỗ lớn. Chúng thường được sử dụng đ ể lọc bụi thô, lọc sơ cấp và xử lý lượng không khí lớn. *Thiết bị lọc bụi quán tính ho ạt động trên nguyên lý lợi dụng lực quán tính của các hạt bụi, tách khỏi dòng không khí khi dòng này thay đ ổi hướng đột ngột. Đó là các dạng xyclôn, các thiết bị có tấm chắn va đập. Nói chung đây là các thiết bị sử dụng khá phổ biến do tính ổn định, đ ơn giản và hiệu quả cao hơn thiết bị lọc bụi kiểu trọng lực.
  16. * Thiết bị lọc bụi kiểu phin lọc ho ạt động trên nguyên lý tiêp xúc. Bụi thô bị tách qua hiệu ứng màng lọc, va chạm và quán tính, Bụi mịn bị tách qua hiệu ứng khuyếch tán và ch ạm và hút tĩnh điện. Hiệu quả lọc cao và dao động tùy thuộc vào loại vải lọc và ch ế độ rung rũ vệ sinh vải. * Thiết bị lọc tĩnh điện hoạt động trên nguyên lý ion hóa bụi khói và tách chúng ra khỏi luồng không khí khi đi qua trường điện từ. Hiệu qủa của thiết bị lọc tính điện rất cao (98%), phụ thuộc vào tính chất không khí, độ bẩn và vận tốc không khí, các thông số điện của thiết bị. b. Thiết bị xử lý khí độc và mùi dựa trên 3 nguyên lý cơ bản là thiêu hủy, hấp thụ và hấp p hụ. - Phương pháp thiêu hủy có thể sử dụng nhiệt khi không khí có chứa chất độc hại nồng độ cao hoặc dùng phương pháp xúc tác sử dụng các hợp kim đặc biệt (bạch kim, ô xít đồng...) khi chất độc hại nồng độ thấp. Phương pháp thiêu hủy dùng chất xúc tác rẻ hơn 2 -3 lần so với phương pháp dùng lò nhiệt độ cao. - Phương pháp hấp thụ là phương pháp làm sạch không khí trên cơ sở hấp thụ khí độc hại bằng các phản ứng hóa học với các chất lỏng. Nước là chất lỏng hấp thụ phổ biến nhất. - Phương pháp hấp phụ trên cơ sở hấp phụ các chất khí độc hại hoặc mùi vào các ch ất hấp phụ rắn như than hoạt tính, Silicagel, geolit v.v... Đây là phương pháp khử mùi phổ biến nhất. 5.4. Biện pháp quy hoạch
  17. - Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố (nếu xây mới); và ph ải chuyển nó ra khỏi thành phố (nếu đã có từ trước). Do các nhà máy này trong quá trình sản xuất làm không khí bảo hòa hơi nước, và làm thay đ ổi tiểu khí hậu dẫn tới độ ẩm không khí cao, giảm giờ nắng trong ngày, số ngày mưa và số ngày sương mù tăng, và do sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu (than đá, dầu mazut) đã làm tăng mức độ nhiễm bẩn của không khí th ành phố. - Ch ỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của nhân đân, nhưng cần thay thế những máy cũ bằng máy mới, thay đổi qui trình công nghệ với các kỹ thuật hiện đại , nhờ đó giảm chu vi vùng bảo bệ vệ sinh. Bên cạnh đó, cần phải qui định những biện pháp nghiêm ngặt kiểm tra trước hết đối với các xí nghiệp công nghiệp mới, đồng thời áp dụng cho cả các xí nghiệp cũ. - Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiên các vấn đề về an to àn giao thông(trong thành phố phải có những b ãi đỗ xe công cộng, xây dựng các cầu vượt, tạo ra nhiều đường một chiều, phải xây dựng cầu vượt hoặc đường ngầm cho khách bộ hành qua lại ở các ngã tư.... (Hình 3.2 ) -Sau cùng là tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố (gồm cả diện tích cây xanhvà diện diện tích mặt nước), lục hóa các vùng bảo vệ, các quảng trường; thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố với các rừng, công viên, tăng diện tích cây xanh cho mỗi đẩu người lên trên 50 m2. (Hình 3.3 ) Câu hỏi 3.3 đến 3.6
  18. 6. CÁC ĐIỀU LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ. Các điều luật về kiểm soát ô nhiễm không khí thường được soạn thảo theo 4 quan điểm như sau :  Các tiêu chuẩn về chất thải phát sinh  Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí  Đóng thu ế cho các chất thải phát sinh  Mối quan hệ giá thành - lợi nhuận Tuy được trình bày độc lập nhưng các quan điểm này thường đ ược áp dụng kết hợp lẫn nhau. Hai quan điểm đầu tiên thường được áp dụng phổ biến ở các n ước công nghiệp phát triển như Mỹ, châu Âu. Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí cũng dựa trên hai quan điểm đầu tiên, nhưng có cân nh ắc đến tình hình sản xuất công nghiệp hiện tại cũng như mối quan hệ giá thành - lợi nhuận trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí. Vào năm 1970, Quốc hội Mỹ đã chỉ đạo cho Cục bảo vệ Môi trường phát triển một danh sách các chất ô nhiễm không khí do công nghiệp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người và thiết lập những tiêu chu ẩn phát thải cho các chất n ày. Vào năm 1990, sau hai mươi năm kể từ ngày được Quốc hội ủy thác, danh sách của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ mới chỉ có 8 chất ô nhiễm không khí độc hại đó là chất: amiăng, thủy ngân, berili, benzen, vinyl chloride, asen, nuclit phóng xạ và khí lò than - các tiêu
  19. chuẩn phát thải thì cũng mới chỉ được ban bố cho bảy chất đầu tiên (tiêu chu ẩn cho khí lò than cuối cùng cũng được ban hành vào năm 1993). 6.1. Các tiêu chuẩn về chất thải phát sinh. Các tiêu chu ẩn n ày đưa ra đối với từng loại chất ô nhiễm, ở các nước công nghiệp phát triển còn được xác định cụ thể đối với mỗi loại nguồn ô nhiễm khác nhau. Đó là những trị số mà các chất thải độc hại do nguồn đó sinh ra không có khả năng gây ra các tác động có hại đối với ngư ời, động vật và thực vật khi mà nồng độ của nó trong không khí đạt tới giới hạn n ày. (Hình 3.4) Để giảm bớt các chất độc hại, người ta thường dùng các phương pháp công nghệ hiện đại, các thiết bị kiểm soát môi trường không kh í hiệu quả cao và các biện pháp kỹ thuật khác. Ở các nước phát triển, n ơi mà n ền công nghiệp đã đạt đến trình độ "công nghệ sạch và sản phẩm sạch", loại tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về chất thải phát sinh còn cứng nhắc, khi ứng dụng không có sự phân biệt trong việc nguồn ô nhiễm nằm ở khu dân cư đông đúc hay ở vùng rừng núi xa xôi, thưa dân cư. Sau đây là tiêu chuẩn cho phép về các chất thải ô nhiễm không khí của Việt Nam (TCVN 5939 - 1995 và 5940 - 1995) (xem b ảng 7.1 và 7.2) lấy TCVN 5939 - 2005 và 5940 - 2005. 6.2. Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí : Các tiêu chuẩn về chất lư ợng không khí được đưa ra nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của con người. Đây là các trị số cực đại cho phép, đo d ạc tức thời hoặc xác định trong một khoảng thời gian nào đó (8 giờ hoặc 24 giờ). Bên cạnh các tiêu chuẩn cho 6
  20. ch ất ô nhiễm chính của môi trường không khí, ngư ời ta còn xây d ựng các tiêu chuẩn cho các ch ất khí phát sinh trong quá trình sản xuất công n ghiệp tại khu vực làm việc. Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí ở Việt Nam đã được đ ưa ra trong điều kiện và khả năng khoa học kỹ thuật công nghiệp của nước ta, trên cơ sở các tiêu chu ẩn của thế giới và các kết quả nghiên cứu vệ sinh y học cho ngư ời Việt Nam. Đối với môi trường lao độn g có những tiêu chuẩn riêng. Ở Mỹ và nhiều nư ớc trên thế giới thường sử dụng các giá trị giới hạn ngưỡng (TLV), các giá trị giới hạn trung bình theo thời gian (TLV - TWA), các giá trị giới hạn với các tiếp xúc ngắn (TLV - STEL) và những ngưỡng cực đại không bao giờ được vượt qua (TLV - C). Các giá trị này được cho bằng đơn vị mg/m3. Đối với chất khí có thể cho bằng đơn vị một phần triệu ((g/m3). Đối với chất khí có thể cho bằng đơn vị một phần triệu (ppm) hoặc một phần tỉ (ppb). Ở đ iều kiện tiêu chuẩn (760 mmHg và 220C) C *M ppm  C mg 3 /m 24 , (Trong đó M là trọng lượng phân tử khí) Ở Việt Nam, đối với môi trường lao động, sử dụng tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế 3733.2002/QĐ-BTY. 6.3. Quan điểm đóng thuế cho chấ t thải ô nhiễm : Các điều luật dựa trên việc đóng thuế cho chất thải ô nhiễm cho phép đánh thuế từng loại nguồn phát sinh các chất ô nhiễm chính, tùy theo lượng chất thải sinh ra. Khác với hai loại tiêu chuẩn trên xác lập nhằm bảo vệ con người, động vật và thực vật;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0