intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN KỲ THI LIÊN THÔNG NĂM 2011

Chia sẻ: Muay Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

996
lượt xem
321
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN I. Khái niệm kế toán 1. Định nghĩa về kế toán 2. Các lĩnh vực kế toán 3. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán II. Đối tượng của kế toán 1. Khái niệm về đối tượng của kế toán. 2. Đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị. III. Các phương pháp kế toán IV. Yêu cầu đối với kế toán V. Các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản 1. Các khái niệm kế toán 2. Các nguyên tắc kế toán CHƯƠNG II. BẢNG CÂN...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN KỲ THI LIÊN THÔNG NĂM 2011

  1. ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN A. LÝ THUYẾT CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN I. Khái niệm kế toán 1. Định nghĩa về kế toán 2. Các lĩnh vực kế toán 3. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán II. Đối tượng của kế toán 1. Khái niệm về đối tượng của kế toán. 2. Đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị. III. Các phương pháp kế toán IV. Yêu cầu đối với kế toán V. Các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản 1. Các khái niệm kế toán 2. Các nguyên tắc kế toán CHƯƠNG II. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KQHĐKD I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Tác dụng 4. Kết cấu của Bảng cân đối kế toán 5. Nội dung của một số khoản mục trên Bảng cân đối kế toán 6. Sự biến động của các khoản mục trên BCĐKT trong quá trình hoạt động của đơn vị kế toán (Tính cân đối của BCĐKT) II. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Tác dụng 4. Kết cấu 5. Nội dung một số khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CHƯƠNG III: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP I. TÀI KHOẢN 1. Khái niệm 2. Kết cấu, nội dung tài khoản 3. Các nguyên tắc ghi chép vào tài khoản 3.1. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản tài sản 3.2. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản nguồn vốn 3.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản doanh thu 3.4. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản chi phí 3.5. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. 3.6. . Một số nguyên tắc ghi chép đặc biệt + Nhóm các tài khoản điều chỉnh giảm tài sản + Nhóm các tài khoản điều chỉnh tăng giảm nguồn vốn + Nhóm các tài khoản lưỡng tính 1
  2. + Nhóm tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng. II. KẾ TOÁN KÉP (GHI SỔ KÉP) 1. Khái niệm 2. Nguyên tắc ghi sổ kép 3. Định khoản 3.1. Khái niệm 3.2. Cách lập định khoản 3.3. Các loại định khoản III. QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN IV. KIỂM TRA SỐ LIỆU GHI CHÉP PHẢN ÁNH TRÊN TÀI KHOẢN V. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 4. Nội dung 5. Phân loại: 2.1. Căn cứ theo nội dung 2.2. Căn cứ theo mối quan hệ với các báo cáo tài chính VI. KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN CHI TIẾT 1. Khái niệm 2. Đặc điểm của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết 3. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết 4. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết CHƯƠNG IV: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 1. Nguyên giá 2. Hao mòn TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng 3. Giá trị còn lại: II. HÀNG TỒN KHO (phương pháp kê khai thường xuyên): 1. Giá trị nhập kho 2. Giá trị xuất kho - Phương pháp tính theo giá đích danh; - Phương pháp bình quân gia quyền; - Phương pháp nhập trước, xuất trước; - Phương pháp nhập sau, xuất trước. 3. Giá trị tồn kho CHƯƠNG V: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU I. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH CUNG CẤP (NVL, CCDC, SP-HH, TSCĐ) 1. Tài khoản sử dụng 2. Phương pháp hạch toán II. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2. Tài khoản sử dụng 3. Phương pháp hạch toán III. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 1. Tài khoản sử dụng 2. Phương pháp hạch toán 2
  3. CHƯƠNG VI. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN I. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế, pháp lý của chứng từ kế toán 1.1. Khái niệm: 1.2. Ý nghĩa kinh tế, pháp lý của chứng từ kế toán 2. Phân loại chứng từ 2.1 Phân loại theo vật mang tin: 2.2 Phân loại theo nội dung kinh tế: 2.2.1 Phân loại theo tính chất pháp lý: 2.3 Phân loại theo công dụng: 3. Những yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán 4. Lập chứng từ kế toán 5. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán II. SỔ KẾ TOÁN 1. Khái niệm và ý nghĩa sổ kế toán 2. Các loại sổ kế toán 3. Quy tắc ghi và sửa chữa sai sót trên sổ kế toán 3.1. Phương pháp ghi sổ kế toán 3.2. Phương pháp sửa chữa sai sót trong sổ kế toán 3
  4. CÁC SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHỦ YẾU 4
  5. 5
  6. 6
  7. 7
  8. 8
  9. 9
  10. 10
  11. 11
  12. B. BÀI TẬP Bài 1: Số dư đầu tháng của các tài khoản tại một công ty được tổng hợp lại như sau: (ĐVT: triệu đồng) Tài khoản Số dư đầu tháng 111 – Tiền mặt 100 112 – Tiền gửi ngân hàng 300 60 (Dư Nợ) 131 – Phải thu khách hàng Chi tiết: 80 (Dư Nợ) Phải thu khách hàng A 20 (Dư Có) Phải thu khách hàng B 156 – Hàng hóa 100 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 10 211 – Tài sản cố định hữu hình A 214 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình 100 311 – Vay ngắn hạn 80 331 – Phải trả người bán 100 (Dư có) Chi tiết: 80 (Dư có) Phải trả người bán E 20 (Dư có) Phải trả người bán D 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà 30 (Dư có) nước 411 – Nguồn vốn kinh doanh 500 421 – Lợi nhuận chưa phân phối 50 (Dư có) Yêu cầu: Tính A và lập bảng cân đối kế toán đầu tháng. Bài 2 Số dư đầu tháng của các tài khoản tại một doanh nghiệp được tổng hợp lại như sau: (ĐVT: triệu đồng) Tài khoản Số dư đầu tháng 111 – Tiền mặt 200 112 – Tiền gửi ngân hàng 500 131 – Phải thu khách hàng 80 211 – Tài sản cố định hữu hình X 214 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình 70 311 – Vay ngắn hạn 120 331 – Phải trả người bán 100 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà 30 nước 411 – Nguồn vốn kinh doanh 1.000 421 – Lợi nhuận chưa phân phối 50 (Dư nợ) Yêu cầu: Tính X và lập bảng cân đối kế toán đầu tháng. Bài 3: Tại một DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong tháng 1/N có các tài liệu tập hợp được như sau: A.Số dư đầu tháng của các tài khoản (đơn vị 1.000đ): 12
  13. * TK 111: 2.000 * TK 152: 10.000 ( số lượng 2.000 kg) * TK 334: 1.600 * TK 338: 400 * TK 154: 2.000 (Sp A: 1.200; sp B: 800) * TK 211: a? o TSCĐ phục vụ ở PX: 40 %; o TSCĐ Phục vụ hoạt động bán hàng: 35 %; o TSCĐ dùng quản lý DN: 25 % * TK 331: 2.000 * TK 214: 4.000 * TK 411: 106.000 Cuối tháng 1, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại các bộ phận theo tỷ lệ khấu hao 2%/tháng. Yêu cầu: − Tính a ? − Định khoản nghiệp vụ trích khấu hao cuối tháng. Bài 4: Yêu cầu: Tính giá trị ghi sổ của các tài sản mua ngoài trong các trường hợp sau: 1. Doanh nghiệp dùng tiền mặt mua một lô vật liệu chính, trị giá mua chưa thuế 70 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 5%, doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán là 1 triệu đồng. Chi phí vận chuyển vật liệu chính về doanh nghiệp là 2 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán. Biết rằng doanh nghiệp kê khai nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. 2. Doanh nghiệp dùng tiền mặt mua một tài sản cố định hữu hình, trị giá 50 triệu, thuế GTGT 5 triệu, doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán là 0,5 triệu do thanh toán sớm. Chi phí vận chuyển tài sản cố định về doanh nghiệp là 1 triệu, thuế suất thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán. Biết rằng doanh nghiệp kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 3. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tiến hành mua một lô nguyên vật liệu nhập kho với số lượng 40.000 kg. Giá hoá đơn của số nguyên vật liệu này nhận từ người bán có cả thuế GTGT 10% là 330.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt theo giá hoá đơn có cả thuế GTGT 5% là 7.350.000 đồng. Số lượng nguyên vật liệu nhập kho theo Phiếu nhập là 39.850 kg. Hao hụt định mức trong quá trình thu mua của loại nguyên vật liệu này là 1%. 4. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, tiến hành nhập khẩu một lô nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất chịu thuế GTGT. Giá trị lô nguyên vật liệu nhập khẩu tính theo giá CIF là 350.000.000 đồng. Thuế suất thuế nhập khẩu phải nộp là 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp là 10%. Chi phí vận chuyển lô nguyên vật liệu về kho công ty theo giá hoá đơn có cả thuế GTGT 5% là 6.300.000 đồng. 5. Doanh nghiệp mua nhập kho 1.500 kg nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán. Đơn giá mua theo hợp đồng là 50.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Hàng không đạt yêu cầu nên doanh nghiệp được giảm giá 2.000đ/kg. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nhập kho là 1.650.000đ, trong đó thuế GTGT 150.000đ, doanh nghiệp đã thanh toán hết bằng tiền mặt. DN nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ. 13
  14. Bài 5: Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kê khai thường xuyên. Tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu chính được tổng hợp lại như sau: Tồn đầu tháng 3/200x: 5.000 kg, đơn giá: 20.000đ/kg Nhập ngày 05/03: 1.000 kg, đơn giá 22.000 đ/kg Xuất ngày 10/03: 4.000 kg Nhập ngày 15/03: 1.200 kg, đơn giá 22.500 đ/kg Xuất ngày 25/03: 1.000 kg Yêu cầu: Tính giá trị xuất kho trong kỳ, tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp − Nhập trước – Xuất trước (FIFO) − Nhập sau – Xuất trước (LIFO) − Bình quân gia quyền liên hoàn − Bình quân gia quyền cuối kỳ − Thực tế đích danh. Biết rằng: o Ngày 10/03: Xuất 3.500 kg tồn đầu kỳ và 500 kg nhập ngày 05/03 o Ngày 25/03: Xuất 1.000 kg toàn bộ là nhập ngày 15/03. Bài 6: Tại một công ty kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tình hình về nhập xuất nguyên vật liệu trong tháng 3/N như sau: - Tồn kho 01/03 + Nguyên vật liệu chính: 2.000 kg, tổng trị giá thực tế 3.200.000đ + Vật liệu phụ: 2.400 kg, tổng trị giá thực tế 3.360.000đ - Nhập vào trong kỳ: + Ngày 05/03 Nhập kho 1.500 kg vật liệu chính và 2.000 kg vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế GTGT là: 1800 đ/kg vật liệu chính và 1.500đ/kg vật liệu phụ. Thuế GTGT tính theo thuế suất là 5%.DN dùng TGNH thanh toán đầy đủ các khoản tiền này. Cước vận chuyển ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT là 700.000đ, thuế suất GTGT là 5%, phân bổ tỷ lệ với trọng lượng vật liệu mua vào. DN đã chi tiền mặt để trả chi phí vận chuyển nói trên. + Ngày 10/03 Nhập kho 600kg vật liệu chính và 1.400kg vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế GTGT: 1.700đ/kg vật liệu chính và 1.600đ/kg vật liệu phụ. Thuế GTGT là 5%. DN chưa trả tiền cho người bán. Chi phí phí bốc dỡ chi trả bằng tiền tạm ứng là 130.000đ trong đó phân bổ cho vật liệu chính là 60.000đ, vật liệu phụ là 70.000đ. - Xuất trong kỳ: + Ngày 07/03 Xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm: Vật liệu chính: 2.500kg Vật liệu phụ: 2.600kg + Ngày 15/03Xuất Vật liệu chính: 700 kg dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Vật liệu phụ: 1.700kg, trong đó dùng để sản xuất sản phẩm 1.000kg, phục vụ và quản lý phân xưởng 300kg, hoạt động bán hàng 150kg, quản lý doanh nghiệp 250kg. Yêu cầu: Tính giá trị vật tư xuất theo các phương pháp: - Nhập trước- Xuất trước. - Nhập sau – xuất trước. - Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (liên hoàn). - Bình quân gia quyền cố định (cuối tháng). 14
  15. - Thực tế đích danh: biết rằng: + Ngày 07/03 Xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm: Vật liệu chính: 2.500kg. Trong đó: 1.200 kg tồn đầu kỳ; 1.300 kg nhập ngày 05/03 Vật liệu phụ: 2.600kg. Trong đó: 1.200kg tồn đầu kỳ; 1.400kg nhập ngày 05/03 + Ngày 15/03: Xuất Vật liệu chính: 700 kg dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, toàn bộ số vật liệu chính này là hàng tồn đầu kỳ. Vật liệu phụ: 1.700kg, gồm 1.200 kg vật liệu phụ tồn đầu kỳ, 500 kg vật liệu nhậpngày 10/03. Số vật liệu này được sử dụng để sản xuất sản phẩm 1.000kg, để phục vụ và quản lý phân xưởng 300kg, để hoạt động bán hàng 150kg, và để quản lý doanh nghiệp 250kg. Bài 7: Tại một DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 1/200x tổng phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung lần lượt như sau (đơn vị tính 1.000đ): 621 622 627 … ….. ……. 100.000 25.000 20.000 Yêu cầu: Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Biết rằng: a. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 1.000.000đ b. Cuối kỳ: Hoàn thành nhập kho 900 sp, còn 100 sp dở dang Bài 8: Tại một DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 1/200x doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp lại như sau: (ĐVT: 1.000đ) TỔNG PHÁT SINH TK SDĐK SDCK NỢ CÓ 511 500.000 515 5.000 521 1.000 711 10.000 632 450.000 635 500 641 7.000 642 3.000 811 600 621 25.000 622 11.900 627 9.100 15
  16. Yêu cầu: * Tính giá thành sản phẩm nhập kho. Biết rằng CPSXDD ĐK: 200.000đ, CPSXDDCK: 500.000 đ * Định khoản nghiệp vụ: o Kết chuyển tổng hợp chi phí, nhập kho thành phẩm. Vẽ sơ đồ. o Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Vẽ sơ đồ. o Kết chuyển lời (lỗ) sang TK 421. o Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bài 9 Vào cuối kỳ kế toán, số liệu của các tài khoản tại một công ty được tổng hợp lại như sau : (Đơn vị tính: triệu đồng) Tổng số phát sinh Tài khoản Nợ Có 511 5 500 521 (Chiết khấu thương mại) 10 531 (Hàng bán bị trả lại) 5 632 400 2 641 20 1 642 30 Yêu cầu: o Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. o Kết chuyển lời (lỗ) sang TK 421. o Vẽ sơ đồ xác định kết quả kinh doaanh. o Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bài 10: Nêu lại nội dung kinh tế có thể xảy ra của các định khoản sau. Biết rằng, doanh nghiệp kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1. Nợ TK 151 5.000.000 Nợ TK 133 500.000 Có TK 331 5.500.000 2. Nợ TK 622 20.000.000 Có TK 335 20.000.000 3. Nợ TK 621 7.000.000 Nợ TK 133 700.000 Có TK 111 7.700.000 4. Nợ TK 632 60.000.000 Có TK 156 60.000.000 5. Nợ TK 331 50.000.000 Có TK 111 49.500.000 Có TK 515 500.000 6. Nợ TK 622 10.000.000 Có TK 335 10.000.000 16
  17. 7. Nợ TK 142 7.000.000 Có TK 153 7.000.000 8. Nợ TK 3331 25.000.000 Có TK 133 25.000.000 Bài 11: Các nghiệp vụ sau được định khoản đúng hay sai. Nếu sai, anh (chị) hãy sử dụng các phương pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung để sửa sai. Biết rằng, doanh nghiệp kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1. Doanh nghiệp chuyển khỏan ứng trước cho người bán 2.100.000, kế toán định khoản: Nợ TK 141 2.100.000 Có TK 112 2.100.000 2. Doanh nghiệp được người bán chấp nhận giảm giá số hàng hóa mua tháng trước, giá giảm chưa thuế là 1.000.000đ, thuế GTGT 10%, giá trị được giảm doanh nghiệp trừ vào số tiền còn nợ người bán, kế toán định khoản: Nợ TK 331 1.100.000 Có TK 532 1.000.000 Có TK 3331 100.000 3. Doanh nghiệp chi tiền mặt thanh toán cước vận chuyển tài sản cố định mua ngoài về doanh nghiệp. Giá hoá đơn vận chuyển chưa có thuế GTGT là 4.000.000đ, thuế GTGT 400.000đ. Kế toán định khoản Nợ TK 641 4.400.000 Có TK 111 4.400.000 4. Doanh nghiệp chuyển khoản tiền gửi ngân hàng ứng trước tiền cho người bán 20.000.000 đ, kế toán ghi: Nợ TK 331 40.000.000 Có TK 112 40.000.000 5. Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000.000đ, kế toán ghi: Nợ TK 3331 10.000.000 Có TK 111 10.000.000 6. Doanh nghiệp xuất kho công cụ, dụng cụ dùng tại bộ phận phân xưởng trị giá 500.000đ, kế toán ghi: Nợ TK 621 500.000 Có TK 153 500.000 7. Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng tiền mặt 50.000.000đ, kế toán ghi: Nợ TK 133 50.000.000 Có TK 112 50.000.000 8. Doanh nghiệp xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm 30.000.000đ, kế toán ghi: Nợ TK 621 50.000.000 Có TK 152 50.000.000 9. Doanh nghiệp chi lương cho người lao động bằng chuyển khoản tiền gửi ngân hàng 60.000.000đ, kế toán ghi: Nợ TK 3334 60.000.000 Có TK 112 60.000.000 17
  18. Bài 12: Doanh nghiệp Thương mại ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Mua 60.000 sản phẩm A theo trị giá mua 21.000đ/1SPA , hàng đã nhập kho và đã trả cho người bán bằng tiền gởi ngân hàng 960 triệu, còn lại là nợ người bán. 2. Mua 90.000 sản phẩm B theo trị giá mua 11.000đ/1SPB , trả bằng tiền gởi ngân hàng 789 triệu, còn lại là trả bằng tiền mặt. 3. Xuất bán 65.000 sản phẩm A theo trị giá bán 30.000đ/1SPA, đã thu bằng tiền gởi ngân hàng 1.500 triệu, tiền mặt 400 triệu còn lại bao nhiêu là người mua nợ. 4. Xuất bán 100.000 sản phẩm B theo trị giá bán 14.000đ/1SPB, đã thu bằng tiền gởi ngân hàng 1.240 triệu, còn lại là thu bằng tiền mặt. 5. Trả nợ người bán ở nghiệp vụ 1 bằng tiền mặt. 6. Mua một số chứng khoán ngắn hạn theo giá mua 100 triệu, hoa hồng môi giới là 1 triệu, đã thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng. 7. Bán tài sản cố định HH có nguyên giá 400 triệu, khấu hao lũy kế 350 triệu. Trị giá bán 30 triệu, đã thu bằng tiền mặt. 8. Bán chứng khoán ngắn hạn đã mua ở nghiệp vụ 6 thu bằng tiền gởi ngân hàng có trị giá bán 120 triệu. 9. Tiền lương phải trả tháng này : + Nhân viên bộ phận bán hàng: 160 triệu + Nhân viên bộ phận QLDN: 60 triệu 10. Các khoản trích theo tiền lương tính theo qui định hiện hành. 11. Nợ tạm ứng chi không hết trừ vào lương tháng này 10 triệu. 12. Phân bổ công cụ, dụng cụ tháng này (phân bổ 10 tháng): + Bộ phận bán hàng: 17 triệu + Bộ phận QLDN: 3 triệu 13. Khấu hao tài sản cố định phân bổ: + Bộ phận bán hàng: 85 triệu + Bộ phận QLDN: 65 triệu 14. Chi quảng cáo theo trị giá mua dịch vụ 40 triệu bằng tiền tạm ứng 15. Chi phí điện, nước ... phải trả theo trị giá mua 70 triệu, phân bổ: + Bộ phận bán hàng: 50 triệu + Bộ phận QLDN: 20 triệu 16. Chi phí bằng tiền khác (tiền mặt) phân bổ: + Bộ phận bán hàng: 13 triệu + Bộ phận QLDN: 30,7 triệu 17. Ngân hàng báo Có lãi tiền gởi ngân hàng tháng này 16 triệu. 18. Ngân hàng báo Nợ lãi vay vốn tháng này 30 triệu. 19. Thanh toán lương tháng này cho công nhân viên bằng tiền mặt. 20. Cuối kì, kế toán xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng, thuế suất thuế TNDN là 25% Tài liệu bổ sung: • Thuế suất thuế GTGT đầu vào và đầu ra là 10% • SDĐK hàng hóa tồn kho: + Sản phẩm A: 70.000 SP trị giá 1.470 triệu + Sản phẩm B: 80.000 SP trị giá 880 triệu • Chi phí bán hàng và chi phí QLDN kết chuyển hết vào kết quả kinh doanh trong kì (không phân bổ cho hàng tồn kho cuối kì). 18
  19. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 13: Tại một DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 1/200x có các tài liệu tập hợp được như sau: 1. Nhập kho vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua chưa thuế 150.000.000đ, thuế GTGT là 15.000.000đ. Chi phí vận chuyển bốc đỡ được trả bằng tiền mặt là 800.000đ. 2. Xuất 6.000 kg nguyên vật liệu, đơn giá xuất kho 8.000đ/kg dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm A. 3. Tiền lương phải trả: + Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 5.000.000đ + Phục vụ ở PX: 1.000.000đ + Hoạt động bán hàng: 1.500.000đ + Quản lý DN: 2.000.000đ 4. Doanh nghiệp trích BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ qui định. 5. Khấu hao TSCĐ 2.000.000đ, phân bổ vào chi phí sản xuất chung 1.000.000đ, chi phí bán hàng 500.000đ, chi phí quản lý doanh nghiệp 500.000đ. 6. Nhập kho 1.000 sản phẩm A đã sản xuất hoàn thành trong tháng. Biết rằng chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 400.000đ, chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 340.000đ. 7. Xuất kho 800 Sp A tiêu thụ trực tiếp. Giá bán chưa có thuế GTGT 7.000đ/sp , thuế GTGT là 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền. Yêu cầu: 1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. 2. Xác định kết quả kinh doanh cuối tháng. Biết rằng thuế suất thuế TNDN là 25%. Bài 14 Tại một doanh nghiệp sản xuất, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Chi tiền mặt thanh toán lương cho người lao động 10.000.000 đ. 2. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất chung 4.000.000đ, chi phí bán hàng 1.000.000đ, chi phí quản lý doanh nghiệp 1.500.000đ. 3. Tính lương phải trả cho Công nhân trực tiếp sản xuất 14.000.000đ Nhân viên phục vụ, quản lý phân xưởng 2.000.000đ Nhân viên bán hàng 2.500.000đ Nhân viên quản lý doanh nghiệp 3.500.000đ 4. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ qui định. 5. Xuất kho 6.000 kg nguyên vật liệu, đơn giá xuất kho 12.000đ/kg, trong đó dùng cho: Sản xuất sản phẩm 5.000 kg Phân xưởng, không trực tiếp sản xuất 500 kg Bộ phận bán hàng 300 kg Bộ phận quản lý doanh nghiệp 200 kg 6. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành. Biết rằng: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 1.315.000đ. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 955.000đ 7. Xuất kho 900 sản phẩm tiêu thụ trực tiếp, giá xuất kho 89.400đ/sản phẩm, giá bán chưa thuế 115.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%, người mua chưa thanh toán. 19
  20. 8. Khấu trừ thuế GTGT biết rằng SDĐK TK 133, 3331 bằng 0 9. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng thuế suất thuế TNDN 25%. 10. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng nộp thuế TNDN, thuế GTGT phải nộp kỳ này. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ 2. Phản ảnh lên tài khoản chữ T các tài khoản 621, 622, 627 và 154 Bài 15 Tại một doanh nghiệp thương mại, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 05/200x, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua hàng hóa nhập kho chưa thanh toán cho người bán, giá mua chưa thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT 10%. 2. Xuất công cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng 1 triệu đồng. 3. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí bán hàng 0,5 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 1 triệu đồng. 4. Tính lương phải trả cho: Nhân viên bán hàng 3 triệu đồng Nhân viên quản lý doanh nghiệp 2 triệu đồng 5. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ qui định. 6. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng thanh toán nợ người bán 40 triệu đồng. 7. Xuất kho hàng hóa tiêu thụ trực tiếp, giá xuất kho 80 triệu đồng, giá bán chưa thuế 90 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, người mua thanh toán một nửa bẳng tiền mặt, nửa còn lại chưa thanh toán. 8. Chi tiền mặt thanh toán hết lương còn phải trả cho người lao động. Biết rằng, số dư có đầu kỳ của TK 334 là 1,5 triệu đồng. 9. Kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng thuế suất thuế TNDN 25%. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 16 Tại một doanh nghiệp sản xuất, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phưong pháp bình quân gia quyền liên hoàn, có bảng cân đối kế toán ngày 30/04/200x như sau: ĐVT: đồng TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 270.000.000 A. NỢ PHẨI TRẢ 120.000.000 3. Tiền mặt 20.000.000 1. Phải trả cho người bán 100.000.000 4. Tiền gửi ngân hàng 100.000.000 2. Phải trả công nhân viên 10.000.000 5. Phải thu khách hàng 25.000.000 3. Thuế phải nộp Nhà nước 10.000.000 6. Nguyên liệu, vật liệu 120.000.000 7. Công cụ, dụng cụ 3.000.000 8. CPSXKD dở dang 2.000.000 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 330.000.000 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 480.000.000 1. TSCĐ hữu hình 400.000.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 470.000.000 2. HM TSCĐ HH (70.000.000) 2. LN chưa phân phối 10.000.000 Tổng cộng 600.000.000 Tổng cộng 600.000.000 Chi tiết: Tài khoản 152 : 10.000 kg – Đơn giá: 12.000 đ/kg 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0