intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập trắc nghiệm: Chương 2. Sóng cơ và sóng âm

Chia sẻ: Paradise9 Paradise9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

180
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 88: Chọn câu đúng khi nói về phân loại sóng: A sóng dọc là các phần tử dao động theo phương thẳng đứng. B sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc. C sóng ngang là các phần tử dao động vuông góc với mặt nằm ngang. D sóng truyền trên mặt chất lỏng là sóng dọc. Câu 89: Tốc độ truyền của sóng cơ trong môi trường phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A tần số của sóng. B bước sóng. D năng lượng của sóng. C bản chất của môi trường. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập trắc nghiệm: Chương 2. Sóng cơ và sóng âm

  1. Chương 2 : Sóng cơ và sóng âm Câu 88: Chọn câu đúng khi nói về phân loại sóng: A sóng dọc là các phần tử dao động theo phương thẳng đứng. B sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc. C sóng ngang là các phần tử dao động vuông góc với mặt nằm ngang. D sóng truyền trên mặt chất lỏng là sóng dọc. Câu 89: Tốc độ truyền của sóng cơ trong môi trường phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A tần số của sóng. B bước sóng. C bản chất của môi trường. D năng lượng của sóng. Câu 90: Bước sóng là A khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha. B khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động ngược pha. C quãng đường sóng truyền được trong một đơn vị thời gian. D khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng. Câu 91: Định nghĩa bước sóng A là quãng đường mà sóng truyền đi trong một tần số sóng B là quãng đường mà sóng truyền đi trong một chu kỳ sóng C là khoảng cách giữa hai nút sóng gần nhau nhất trong hiện tượng sóng dừng D là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng mà chúng dao động cùng pha Câu 92: Chọn phát biểu đúng. A Tần số sóng tại một điểm càng nhỏ khi quãng đường truyền đến điểm đó càng lớn. B Tần số sóng là tích số của bước sóng và chu kì dao động của sóng C Tần số sóng được xác định bởi tần số của nguồn phát sóng D Tần số sóng thay đổi khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác Câu 93: Sóng truyền trên mặt nước với tần số 2Hz và bước sóng  . Trong khoảng thời gian 2 s thì sóng truyền được quãng đường là A 8 B 2 C 6 D 4 Câu 94: Sóng truyền trên một sợi dây với tần số f, chu kì T, bước sóng , vận tốc v. Góc lệch pha giữa hai dao động của hai điểm M và N (MN = d) ở trên dây là:
  2. A   2  d B   2 df T v C   2  d D    d v  Câu 95: Một sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là A v = 400cm/s B v = 6,25m/s C v = 16m/s D v = 400m/s Câu 96: Trên mặt nước có một nguồn dao động điều ho à theo phương thẳng đứng với tần số f = 450 Hz. Khoảng cách giữa 6 gợn sóng tròn liên tiếp đo được là 1 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước có giá trị nào sau đây ? A 45 cm/s. B 22,5 cm/s. C 90 cm/s. D 180 cm/s. Câu 97: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 8sin[2(10t – 2x)] cm trong đó x tính bằng m, t tính bằng giây. Bước sóng là A  = 8mm B  = 1m C  = 0,1m D  = 50cm Câu 98: Cho một sóng ngang có phương trình truyền sóng là u = 4cos[(5t – 2x)] mm. Trong đó x tính bằng m và t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng là A 1,5m/s B 2,5m/s C 2m/s D 1m/s Câu 99: Trên sợi dây OA, đầu O dao động điều ho à có phương tr ình uo = 5cos5πt (cm). Tốc độ truyền sóng trên dây là 24cm/s.Bước sóng của sóng trên dây là A 0,24 cm. B 60 cm. C 9,6 cm. D 1,53 cm. Câu 100: Sóng truyền trên mặt nước với tần số f và bước sóng là . Trong khoảng thời gian 2s sóng truyền được quảng đường là 8. Giá trị của f là A 8 Hz. B 6 Hz. C 2 Hz D 4 Hz. Câu 101: Một sóng hình sin, tần số 110 Hz truyền trong không khí theo một phương với tốc độ 340 m/s. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha bằng A 1,5 m B 3,1 m C 1,1 m. D 3,4 m
  3. Câu 102: Đầu O của một sợi dây dài dao động với phương trình u = 4cos (5t) mm. Dao động truyền trên dây với tốc độ 25 cm/s, trên đoạn OM (OM = 30 cm) có số điểm dao động luôn ngược pha với O là A 2. B 5. C 4. D 3. Câu 103: Đầu O của một sợi dây dài dao động với phương trình u = 4cos (5t) mm. Dao động truyền trên dây với tốc độ 25 cm/s, tại M cách O là OM = 12,5 cm dao động với phương trình là A uM = 4cos (5t – /3) mm. B uM = 4cos (5t – /4) mm. C uM = 4cos (5t – /2) mm. D uM = 4cos (5t – 2/3) mm. 2 x Câu 104: Một sóng âm được mô tả bởi phương trình u = Acos( t - ). Vận tốc cực  đại của mỗi phần tử môi trường bằng 4 lần tốc độ truyền sóng khi A  = A/4. B  = A. C  = 4A. D  = A/2. Câu 105: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 5sin[(10t – 0,5x)] mm, trong đó x tính bằng m, t tính bằng giây. Vị trí phần tử M cách gốc tọa độ 3m ở thời điểm t = 2s là A u M = 5 mm B uM = 5 cm C uM = 0 mm D uM = 2,5 cm Câu 106: Sóng trên một sợi dây có tần số là 10 Hz và tốc độ truyền 1 m/s. Tại thời điểm t điểm M trên dây có li độ 4 cm thì điểm N trên dây cách M là 55 cm có li độ là A – 4cm B 2 cm C 4 cm D 0 cm Câu 107: Hai nguồn kết hợp nghĩa là hai nguồn dao động cùng phương có A cùng chu kì và cùng chiều truyền. B cùng biên độ và cùng chu kỳ C cùng tần số và độ lệch pha không đổi D cùng biên độ và cùng chiều truyền Câu 108: Có hai nguồn phát sóng đồng bộ tại điểm M sẽ có cực tiểu giao thoa nếu hiệu đường đi từ điểm đó đến hai nguồn bằng bao nhiêu ? A (2k+1) B (k+1/2) /2 C k D (k+1/2)  Câu 109: Điều kiện để có hiện tượng giao thoa sóng xảy ra là A Có sự tổng hợp giữa hai sóng cùng phương, cùng biên độ và cùng pha. B Có sự tổng hợp giữa hai sóng cùng phương, cùng tần số và cùng biên độ.
  4. C Có sự tổng hợp giữa hai sóng cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian. D Có sự tổng hợp giữa hai sóng cùng tần số, cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian. Câu 110: Chọn câu sai. Khi có hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước thì A vân cực tiểu của giao thoa là những đường hyperbol. B mọi điểm trên mặt nước hoặc đứng yên hoặc dao động có biên độ cực đại. C những điềm có biên độ cục tiều khi hiệu đường đi của hai sóng truyền tới là số nữa nguyên của bước sóng. D những điểm có biên độ cực đại khi hai sóng truyền tới nó cùng pha. Câu 111: Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa chỉ nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng A một số nguyên lần bước sóng. B một số chẵn lần bước sóng. C một số lẻ lần bước sóng. D một số nguyên lần nửa bước sóng. Câu 112: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau A cùng tần số, ngược pha. B cùng tần số, cùng pha. C cùng biên độ, cùng pha. D cùng chu kì, cùng biên độ và vuông pha. Câu 113: Chọn câu đúng. Trong quá trình giao thoa sóng. Gọi Δφ là độ lệch pha của hai sóng thành phần tại cùng một điểm M. Biên độ dao động tổng hợp tại M trong miền giao thoa đạt giá trị nhỏ nhất khi : A Δφ = (2n + 1)λ. B Δφ = 2nπ. C Δφ = 2 (n + ½ )π. D Δφ = (2n + 1)π/2. Câu 114: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu ? A bằng một phần tư bước sóng. B bằng một nửa bước sóng.
  5. C bằng hai lần bước sóng. D bằng một bước sóng. Câu 115: Trên mặt chất lỏng tại có hai nguồn kết hợp A, B dao động với chu kỳ 0,02s. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 15cm/s. Trạng thái dao động của M1 cách A, B lần lượt những khoảng d1 = 12cm; d2 = 14,4cm và của M2 cách A, B lần lượt những khoảng d'1 = 16,5cm; d'2 = 19,05cm là: A M1 và M2 đứng yên không dao động. B M1 đứng yên, không dao động và M2 dao động với biên độ cực đại. C M1 dao động với biên độ cực đại và M2 đứng yên không dao động. D M1 và M2 dao động với biên độ cực đại. Câu 116: Hiện tượng giao thoa trên mặt nước xảy ra khi A hai sóng dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau. B hai sóng chuyển động ngược chiều nhau gặp nhau. C hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha gặp nhau. D hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ gặp nhau. Câu 117: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước , hai nguồn kết hợp A , B dao động với tần số 20 Hz . Tại một điểm M cách nguồn A , B những khoảng d1 = 19 cm và d2 = 23 cm , sóng có biên độ cực đại . Khoảng giữa M và trung trực AB có 1 cực đại khác . Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước . A 52 cm/s B 40 cm/s C 60 cm/s D 26 cm/s Câu 118: Người ta thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước bởi hai nguồn kết hợp S1 và S2. Cho biết bước sóng bằng 0,5cm. Khoảng cách giữa điểm dao động với biên độ cực đại gần nhau nhất trên đoạn thẳng S1S2 bằng A 0,5cm. B 0,125cm. C 0,25cm. D 1cm. Câu 119: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 dao động cùng tần số 15Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Với điểm M có những khoảng d1, d2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực đại? A d1 = 20cm và d2 = 25cm B d1 = 25cm và d2 = 22cm C d1 = 25cm và d2 = 20cm D d1 = 25cm và d2 = 21cm Câu 120: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với tần số f = 10Hz tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s , coi biên độ
  6. sóng là không đổi. Tại điểm M (AM=10cm, BM = 4cm) và N (AN = 10cm, BN = 5,5cm) dao động với biên độ như thế nào ? A M cực đại ; N cực tiểu B M cực tiểu ; N cực đại C M cực đại : N cực đại D M cực tiểu; N cực tiểu Câu 121: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với uA = uB = 4cos(20t), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s, coi biên độ sóng là không đổi. Tại điểm M trên mặt nước (AM = 10cm, BM = 15 cm) dao động với biên độ A 4 cm. B 0. C 6 cm. D 8 cm. Câu 122: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với uA = uB = 4cos(20t), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s, coi biên độ sóng là không đổi. Tại điểm M cách trung điểm O của AB là 3,75 cm dao động với biên độ A 8 cm. B 4 cm. C 0. D 6 cm. Câu 123: Hai nguồn kết hợp, cùng pha cách nhau 18 cm, chu kỳ 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trong môi trường là 40 cm/s. Số điểm dao động cực đại trên đường nối giữa hai nguồn là : A 4 điểm. B 5 điểm. C 7 điểm. D 6 điểm. Câu 124: Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2 = 9,6cm. Tốc độ truyền sóng nước là 1,2m/s. Có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và bao nhiêu điểm đứng yên trên đoạn S1 và S2 ? A 14 điểm cực đại và 15 điểm đứng yên. B 15 điểm cực đại và 16 điểm đứng yên. C 17 điểm cực đại và 16 điểm đứng yên. D 8 điểm cực đại và 7 điểm đứng yên. Câu 125: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng dừng? A Nút sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại. B Bụng sóng là những điểm đứng yên không dao động. C Khi một sóng tới và sóng phản xạ của nó truyền theo cùng một phương, chúng giao thoa với nhau và tạo thành sóng dừng
  7. D Các bụng sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng. Câu 126: Tại điểm phản xạ, sóng phản xạ A bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản di động. B bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản cố định. C đổi dấu trong cả hai trường hợp vật cản di động và vật cản cố định. D không bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản cố định. Câu 127: Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp A bằng một phần tư bước sóng. B bằng hai lần bước sóng. C bằng một bước sóng. D bằng một nửa bước sóng. Câu 128: Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa một nút và một bụng sóng liên tiếp bằng A một bước sóng. B hai lần bước sóng. C một nửa bước sóng. D một phần tư bước sóng. Câu 129: Khi có sóng dừng trên sợi dây có một đầu cố định,một đầu tự do với th ì chiều dài của dây sẽ bằng: A số nguyên lần nửa bước sóng. B số nguyên lẻ của một bước sóng. C số nguyên của một phần tư bước sóng. D số nguyên lẻ của một phần tư bước sóng. Câu 130: Phát biểu nào sau đây đúng? A Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên. B Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động. C Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngứng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động. D Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ còn sóng tới bị triệt tiêu.
  8. Câu 131: Chọn câu đúng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ: A ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. B luôn ngược pha với sóng tới. C ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do. D cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. Câu 132: Chọn câu sai. Khi có sóng dừng trên một sợi dây thì A thời gian giữa hai lần liên tiếp mà dây duỗi thẳng là nữa chu kì B Khoảng cách giữa hai nút là số chẵn của phần tư bước sóng. C mọi điểm trên dây là nút hoặc là bụng. D hai điểm bụng liên tiếp dao động ngược pha với nhau. Câu 133: Một sợi dây đàn hai đầu cố định, có chiều dài 90 cm, trên dây có sóng d ừng gồm 9 nút sóng kể cả hai đầu. Bước sóng trên dây bằng A 22,5 cm B 10 cm C 11,25 cm D 20 cm Câu 134: Quan sát sóng dừng trên dây dài 2,4 m ta thấ y có 7 điểm đứng yên kể cả hai đầu dây, biết tần số sóng là 25 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là: B B.10 m/s C  17,1 m/s D  8,6 m/s A 20 m/s Câu 135: Một sợi đây đàn hồi dài 100cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số 50Hz, trên dây đếm được 3 nút sóng, không kể 2 nút A, B. Tốc độ truyền sóng trên dây là : A 20m/s B 30m/s C 15m/s D 25m/s Câu 136: Một dây đàn dài 40 cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600 Hz ta quan sát trên dây có sóng d ừng với hai bụng sóng. Tốc độ truyền sóng là A v = 240m/s B v = 79,8m/s C v = 480m/s. D v = 120 m/s Câu 137: Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2m đầu B tự do , đầu A được rung với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với vận tốc 24m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy A xem như một nút và trên dây có tất cả là 9 nút. Tần số dao động của dây là: A 85Hz. B 95Hz. C 90Hz. D 80Hz. Câu 138: Một dây đàn hồi dài 60cm, một đầu cố định và một đầu tự do, khi dây dao động với tần số 50Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Vận tốc sóng trên dây là A v = 40 cm/s. B v = 24 cm/s.
  9. C v = 24 m/s. D v = 40 m/s. Câu 139: Thực hiện sóng dừng trên dây AP với đầu P để tự do, đầu A cố định. Sóng truyền trên dây có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 36m/s. Chiều dài dây có thể là A 24cm . B 72cm. C 36cm. D 54cm Câu 140: Một dây đàn có chiều dài ℓ, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là Aℓ B ℓ/2. C ℓ/4. D 2ℓ. Câu 141: Sóng dừng trên dây có chiều dài L, một đầu cố định và một đầu tự do. Hỏi bước sóng dài nhất là bao nhiêu ? A 4L B L/4 C L/2 D 2L Câu 142: Một dây AB dài 60cm , hai đầu cố định.Trên dây rung có tần số 50Hz , tốc độ truyền sóng trên dây là 15m/s . Tìm số nút và số bụng sóng A 3 nút và 4 bụng B 5 nút và 4 bụng C 4 nút và 4 bụng D 4 nút và 3bụng Câu 143: Sợi dây nằm ngang hai đầu cố định, người ta tạo ra sóng dừng mà khoảng cách giữa hai nút cạnh nhau là 6 cm. Tại điểm M trên dây cách một đầu dây 18 cm và điểm N trên dây cách một đầu dây 15 cm. Chọn kết luận đúng. A M là nút và N là bụng. B M là bụng và N là nút. D M và N là hai bụng. C M và N là hai nút. Câu 144: Gọi Io là cường độ chuẩn và I là cường độ âm tại điểm M. Mức cường độ âm tại M được xác định bởi biểu thức I I A L(dB)  10 lg B L(dB)  lg I0 I0 I0 I0 C L(dB)  10lg D L(dB)  lg I I Câu 145: Âm sắc là một đặt trưng sinh lý của âm liên quan mật thiết đến A cường độ âm B đồ thị dao động âm C mức cường độ âm D tần số âm Câu 146: Phát biểu nào dưới đây về sóng âm là sai . A Sóng siêu âm và sóng hạ âm đều truyền được trong mọi chất rắn lỏng khí B Đồ thị dao động âm là đặc trưng vật lí của âm.
  10. C Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm và tần số âm D Độ cao của âm phụ thuộc vào biên độ âm Câu 147: Âm trầm là âm có A năng lượng âm nhỏ. B biên độ dao động nhỏ. C tần số dao động nhỏ. D tốc độ truyền âm nhỏ. Câu 148: Hai âm có cùng độ cao thì chúng có A cùng tần số. B cùng năng lượng. C cùng tần số và biên độ. D cùng biên độ. Câu 149: Chọn câu sai. A Âm sắc của một nhạc cụ được hình thành do sự tổng hợp các họa âm do nó phát ra. B Âm sắc đặc trưng cho tính trầm bổng của âm do các nhạc cụ phát ra. C Âm sắc giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. D Âm sắc liên quan mật thiết đến đồ thị dao động âm. Câu 150: Độ to của âm là một đặc tính sinh lý gắn liền với: A bước sóng và năng lượng âm. B mức cường độ âm C vận tốc âm. D vận tốc và bước sóng Câu 151: Cường độ âm là A năng lượng của sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời gian, được tính bằng Watt trên mét vuông (W/m2). B năng lượng của sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời gian, được tính bằng Joule trên mét vuông (J/m2). C năng lượng của sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian, được tính bằng Joule trên giây (J/s). D năng lượng của sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm, được tính bằng Joule trên mét vuông (J/m2). Câu 152: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học có A chu kì 2,0 s. B chu kì 2,0 ms. C tần số 10 Hz. D tần số 30 kHz Câu 153: Chỉ ra câu sai. Âm LA của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể có cùng
  11. A mức cường độ. B tần số. C cường độ. D đồ thị dao động. Câu 154: Một âm có mức cường độ âm là 20dB. Biết cường độ âm chuẩn là Io . Âm này có cường độ âm là I A I = 10Io. B I = 0,2I. C I = 20Io. D I = 100Io. Câu 155: Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2 . Một âm có mức cường độ âm 80 dB thì cường độ âm là: A 10-20 W/m2. B 10-4 W/m2 . C 3.10-5 W/m2. D 10-8 W/m2. Câu 156: Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng thêm A 30 dB. B 40 dB. C 20 dB. D 100 dB. Câu 157: Một nguồn âm N có công suất phát là 1 W. Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường và biết cường độ chuẩn là Io = 10-12 W/m2. Tại điểm A nằm cách nguồn âm N là NA = 5 m có mức cường độ âm là A 95 dB B 103 dB C 79 dB D 85 dB
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2